Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Trợ cấp cho người khuyết tật khi mang thai và nuôi con dưới 36 tháng?

Câu hỏi :  Tôi muốn hỏi hiện giờ tôi cũng là người khuyết tật vẫn được hưởng trợ cấp xã hội nhưng tôi đang nuôi con nhỏ gần 1 tuổi vậy tôi còn được hưởng trợ cấp xã hội nữa không? Tôi xin cảm ơn. Và nếu được tôi phải làm thủ tục gì nữa? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng MBLAW và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc cho bạn luật sư chúng tôi trả lời bạn như sau: 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Luật người khuyết tật như sau :

“2. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy chị đang được hưởng trợ cấp xã hội mà nuôi con gần 1 tuổi chị không nêu rõ là chị có thuộc trường hợp người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng hay không? Nếu thuộc trường hợp này thì chị sẽ được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng. Còn nếu không thuộc 2 trường hợp là khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì chị vẫn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và không được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng. 

Mặt khác theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật thì Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng đồng thời trợ cấp xã hội hằng tháng và được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng.

Như vậy nếu thuộc trường hợp khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chị sẽ có thêm hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Và chị cần thực hiện các công việc sau để được hưởng theo quy định của pháp luật :

a) Trình tự thực hiện:

– Đối với đối tượng thực hiện TTHC: Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy định, gửi UBND cấp xã.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ:

+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.

(Bản sao: Bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 32 ngày (trường hợp có khiếu nại, tố cáo: 42 ngày).

Mọi ý kiến thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp

Trân trọng cảm ơn!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Ngân hàng Nhà nước “kiểm soát” hoạt động của tổ chức tín dụng như thế nào?

Kiểm soát đặc biệt là gì?

tcnh

Theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước 2010, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Thông tư 07/2013 cho biết “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.”

Kiểm soát đặc biệt xảy ra trong trường hợp nào?

Một tổ chức tín dụng khi không đáp ứng được khả năng hoạt động cụ thể khi mà tổ chức tín dụng đó:

– Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

– Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

– Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

– Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Như vậy có năm trường hợp mà tổ chức tín dụng có thể bị đặt dưới tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và khi một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt, sẽ có một đội ngũ được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát được gọi là Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm những cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng và cán bộ của tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đó, sẽ có các điều kiện yêu cầu đối với các cá nhân là Trưởng ban kiểm soát đặc biệt và cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt. về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát đặc biệt này sẽ giám sát, xem xét về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng,..

Các hình thức kiểm soát đặc biệt

Có hai hình thức kiểm soát đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đối với một tổ chức tín dụng, căn cứ tùy theo  thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật mà tổ chức tín dụng đó mà Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định biện pháp Giám sát đặc biệt là “mức kiểm soát thấp” hoặc Kiểm soát toàn diện là “mức kiểm soát cao”. Theo đó:

– Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

– Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

Về thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng này không có một mốc cố định sẵn mà tùy vào mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới các cơ quan tổ chức có liên quan.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt này có thể được gia hạn trong vòng 30 ngày trước khi hết thời hạn chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

Chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

giao-dich-vien-600x4001

Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

– Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

– Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;

– Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ có yêu cầu mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Hậu kiểm soát đặc biệt, hồi sinh hay biến mất?

ngan-hang

Trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, đã không ít trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào diện này. Nhiều ngân hàng đã trở lại sau giai đoạn khó. Điền hình là trường hợp của Eximbank, ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, đã có thời điểm ôm khối nợ xấu cả nghìn tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ do liên quan đến một vụ án kinh tế.

Năm 1997, Eximbank thực sự rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi đó NHNN đã phải đưa Vietcombank vào quản lý. Mặc dù trong thực tế, Nhà nước không bỏ một đồng nào vào Eximbank nhưng ngân hàng này đã hồi sinh, nhiều năm sau đó tăng trưởng vượt bậc.

Những cái tên khác cũng đã từng kinh qua một thời gian khó nhưng đã hồi sinh và “sống khỏe” như VPBank (2002), Maritime Bank (2001), thậm chí cả ngân hàng lớn như VietinBank (đầu năm 2001, Incombank, tên cũ của VietinBank đã rơi vào tình trạng phá sản về mặt kỹ thuật).

Dù vậy, trong quá trình tái cơ cấu cũng có những cái tên đã biến mất sau khi bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt” mà không thể khắc phục được hậu quả như Ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á Thái Bình Dương.

Công ty Luật Minh Bạch

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Kính gửi quý Luật sư công ty Luật Minh Bạch

Hiện nay tôi là Giám đốc của một tổ chức Phi chính phủ tại Hà Nội (Local NGO), Tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp… và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ?, các yêu cầu về thủ tục pháp lý?…

Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

Trân trọng!

Theo quy định của pháp luật thì việc vay mượn tiền, tài sản giữa cá nhân với cá nhân phải có giấy tờ gì?

#Thưa Luật sư, việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân, đặc biệt là những người thân thích, ruột thịt trong gia đình là việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất phức tạp nếu có vấn đề gì đó xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật thì việc vay mượn tiền, tài sản giữa cá nhân với cá nhân thì phải có những giấy tờ gì?

Quan hệ vay mượn giữa cá nhân với cá nhân (Ảnh minh họa)

Quan hệ vay mượn là một giao dịch dân sự dựa trên thỏa thuận của các bên, trong đó bên cho vay giao tài sản của mình, có thể là tiền, bất động sản, xe cộ cho bên vay. Các bên trong quan hệ này các bên sẽ xác lập một khoảng thời gian cho vay mượn nhất định, khi hết thời hạn, bên vay sẽ phải trao trả lại tài sản đúng số lượng, chủng loại tài sản đã vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Việc cho vay giữa cá nhân với cá nhân, đặc biệt là những người trong gia đình, người thân, người quen cũng giống như việc cho vay giữa ngân hàng với cá nhân, tổ chức, về bản chất đều là quan hệ vay mượn, có vay có trả. Điểm khác biệt lớn nhất là cá nhân với cá nhân đặt tình cảm vào quan hệ vay mượn này còn ngân hàng thì không. Chính vì đặt cảm xúc, sự tin tưởng vào quan hệ vay mượn giữa cá nhân với nhau, các bên bỏ qua những quy trình, thủ tục, giấy tờ cần thiết giống như cách mà ngân hàng vẫn làm khiến cho việc tranh chấp sau khi vay trở nên phức tạp, khó giải quyết.

Theo quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự, Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, thậm chí là hành vi cụ thể, chỉ những giao dịch liên quan đến đất đai, về xe cộ thì mới cần phải thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định. Như vậy, việc vay mượn tài sản là tiền thì có thể thực hiện không cần giấy tờ mà các bên chỉ cần thể hiện hành vi, lời nói thì cũng được công nhận.

Tuy nhiên việc cho vay bằng lời nói, hành vi tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Tòa án chỉ đồng ý thụ lý, giải quyết và đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý trên xem xét, đánh giá chứng cứ. Theo đó, nếu chỉ giao kết bằng lời nói mà đối phương không thừa nhận, thì cũng rất khó để phân định đúng sai khi đưa ra pháp luật.

Vì vậy, dể loại trừ những rủi ro có thể xảy ra tranh chấp khi các bên tiến hành xác lập loại giao dịch dân sự này, thì hơn cả các bên vẫn cần giao kết bằng văn bản. Điều đầu tiên, trước khi xác lập hợp đồng, giấy cho vay, các bên cần xác định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của chủ thể để xác định tính phù hợp với giao dịch dân sự để đảm bảo hợp đồng, giấy cho vay có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, đề nghị cung cấp căn cước công dân, sổ hộ khẩu bản sao chứng thực. Đây là giấy tờ để xác định đối tượng về chủ thể trong giao dịch này và thẩm quyền giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp. Tài liệu này cũng là giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ khởi kiện hay tố giác khi bên cho vay tiến hành những phương án giải quyết tranh chấp này. Vì vậy, khi tiến hành cho vay, cả bên vay lẫn bên cho vay đều cần thiết phải yêu cầu loại giấy tờ này.

Thứ ba, giấy tờ vay mượn, hợp đồng vay mượn. Mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc giao dịch cho vay phải được lập thành văn bản mà có thể giao kết bằng miệng, tuy nhiên, việc xác lập hợp đồng vay mượn bằng văn bản là cần thiết, chắc chắn và rõ ràng hơn rất nhiều, nếu cẩn thận hơn, có thể xác lập hợp đồng cho vay, giấy vay mượn tại văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã để chứng thực chữ ký của các bên.

Thứ tư, những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có) để xác minh tài sản vay mượn là hợp pháp, chính chủ, tránh xảy ra tranh chấp đối với bên thứ ba.

Thứ năm, biên bản giao nhận tài sản, để làm căn cứ chứng minh việc vay mượn này đã được thực hiện.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn

Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

tien-1

Ảnh minh họa

Về điều kiện và chế độ được hưởng lương

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 quy định điều kiện và chế độ được hưởng: Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

 

Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn

Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 3 về xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc: Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố, tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của từng huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

‘Vụ học sinh trường Gateway chết do bị bỏ quên trên ô tô có dấu hiệu tội hình sự’

Vụ việc học sinh trường Gateway bị bỏ quên trên xe ô tô và dẫn đến tử vong đã làm dấy lên nhiều tranh luận về trách nhiệm pháp lý của những cá nhân liên quan. Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định đây là một vụ việc có dấu hiệu hình sự rõ ràng vì hành vi vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng – tức là cái chết của cháu bé. Trong trường hợp này, người chịu trách nhiệm có thể bao gồm tài xế lái xe và người phụ trách giám sát học sinh trên xe, nếu họ có mặt.

Ngoài trách nhiệm hình sự, vụ việc còn có thể bị xử lý dân sự. Gia đình học sinh đã giao phó con mình cho trường Gateway, nên nhà trường có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho học sinh. Do đó, nhà trường có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân. Theo Luật sư Tuấn Anh, các bên có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường; nếu không đạt được thỏa thuận, gia đình nạn nhân có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án can thiệp, căn cứ vào quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 6 năm, nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nếu có tranh chấp tài sản, thì việc phân chia tài sản như thế nào ?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho công ty chúng tôi. Luật sư xin tư vấn như sau:

Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ sống chung với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Dựa vào quy định trên thì theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó, có nghĩa hai vợ chồng bạn độc lập về tài sản

Để biết được được tài sản đó thuộc về ai thì nguyên tắc xác định tài sản chung như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Chú ý: Nếu trong thời gian sống chung, hai bạn cùng nhau kinh doanh hay cùng làm ra tài sản chung, tài sản đó về nguyên tắc sẽ được chia đôi, trên thực tế tà sản đó được chia theo công sức của hai vợ chồng, nếu bạn bỏ công sức lớn hơn trong việc làm ra tài sản thì bạn sẽ được chia nhiều hơn

Điều 74 Bộ luật dân sự 2015

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Mẫu đơn đề nghị vắng mặt xem xét, thẩm định tại chỗ cho Luật sư trong vụ án hành chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ VẮNG MẶT

 

                                              Kính gửi:       TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

 

Chúng tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh và Luật sư Nguyễn Thanh Tùng – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện là ông Vũ Văn Cương trong vụ án hành chính “khiếu kiện quyết định hành chính” tại xóm 4, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ngày 14/08/2018, chúng tôi nhận được giấy báo của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam về việc triệu tập buổi xem xét, thẩm định tại chỗ đối với diện tích đất thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Trung Đông tại xóm 4, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào hồi 8 giờ 00 ngày 20 tháng 08 năm 2018 nhằm giải quyết vụ án. Tuy nhiên vào ngày 20 tháng 08 năm 2018 chúng tôi bận công tác nên không thể có mặt tại buổi xem xét, thẩm định tại chỗ.

Vậy, tôi làm đơn này đề nghị vắng mặt và đồng thời đề nghị quý tòa tiếp tục tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ theo đúng trình tự pháp luật.

Trân trọng!

                                                                                                                             Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2018

                                                                                                                                          NGƯỜI LÀM ĐƠN

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh

TÊN DOANH NGHIỆP

—————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

 

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

 Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)

 

  1. Tên doanh nghiệp(viết bằng chữ in hoa):…………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đầu tư số………………do……………….cấp ngày………..tháng………năm………..

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)……………………………………………………………………………………………

Điện thoại:…………….Fax:…………Email: ………………Website (nếu có):………………..

 

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Họ và tên:……………………………………Nam/Nữ:…………………………Quốc tịch:…………………….

Chức danh:……………………………………………………………………………………………………………….

 

     Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá

và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá với nội dung sau:

 

  1. Hoạt động mua bán hàng hoá:……………………………………………………………
  2. Hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá:……………………………….

III. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất (số 1) (nếu không lập cơ sở bán lẻ thì ghi: không lập cơ sở bán lẻ)

  1. Tên cơ sở bán lẻ:………………………………………………………………………..
  2. Địa chỉ:(ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)……….
  3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:

Họ và tên……………………………………………Nam/Nữ…………………………….Quốc tịch….

Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu số…………….do…………..cấp ngày……tháng……..năm……….

Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú/tạm trú…………………………………………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………

  1. Quy mô của cơ sở bán lẻ:

– Diện tích đất: ……………………………………………………………………………….

– Tổng diện tích sàn xây dựng:………………………………………………………….

– Diện tích kinh doanh mua bán hàng hoá:………………………………………….

  1. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ: …………………………………………………….

Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh này.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh./.

      ……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả

Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thông tư 32/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.

mangthaiho

Ảnh minh họa

Theo đó, trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả sẽ phát sinh trong các trường hợp sau:

– Giai đoạn chuẩn bị mang thai;

– Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Kỹ thuật thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi;

– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;

– Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh;

– Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong trường hợp người mang thai hộ có biến chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản.

 

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Sau khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.

– Bước 2: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình tại Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan thì Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

– Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

– Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

23

2.Hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ của người nhận con nuôi

– Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.05 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); (trường hợp  cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với  trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

– Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

– Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Người dân nên làm gì khi chủ đầu tư không làm sổ hồng

Thời gian gần đây, cư dân nhiều chung cư đã đồng loạt treo băng rôn phản đối việc chủ đầu tư không chịu làm sổ hồng cho người dân theo đúng cam kết trong hợp đồng. Việc “treo” sổ hồng này đã khiến không ít hộ gia đình gặp khó khăn khi mà quyền lợi của cư dân chịu nhiều ảnh hường. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như chủ đầu tư đã thực hiện cầm cố dự án tại ngân hàng hoặc các dự án chưa đủ điều kiện cấp sổ. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đôc công ty Luật Minh Bạch, người dân có thể khởi kiện nhằm nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như nên có những sự tham vấn pháp luật trước trước nhằm tránh thiệt hại về diện tích nhà ở, giá trị công trình và rủi ro pháp lý khác về thủ tục giấy tờ.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

callme
Mẫu giấy giới thiệu

Sau đây MBLAW cung cấp mẫu tham khảo giấy giới thiệu như sau :  Tên doanh nghiệp  ———————————– Số: ………/GT

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật