Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Người nộp thuế và căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường

1.Người nộp thuế.

   Theo Điều 5 của Luật thuế bảo vệ môi trường có quy định:

       Thứ nhất, người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.Theo quy định của điều 3 thì hang hóa thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: xăng, trừ etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn. Than đá, bao gồm:Than nâu; than an-tra-xít (antraxit); than mỡ; than đá khác, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC),  túi ni lông thuộc diện chịu thuế, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng,thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

  Thứ hai, Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

  • Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
  • Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

2.Căn cứ tính thuế.

   Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối

 Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.

+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế = {(Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho ) x (Tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp)}

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch; Đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp.

+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,…) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 106 Bộ luật dân sự 2015

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Điều 36 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 36, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 36 : Quyền xác định lại giới tính 

1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Thủ tục xin trả lại con dấu

Đối với những doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015 thì việc sử dụng và quản lý con dấu do công an tỉnh, thành phố tiến hành thực hiện khắc dấu và quản lý, sau ngày trên thì luật doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp được tự mình khắc con dấu và chỉ cần làm thông báo mẫu dấu gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó họ sẽ đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của quốc gia.

I. MBLAW sẽ tiến hành tư vấn và soạn thảo những giấy tờ cần thiết cho khách hàng để đảm bảo cho việc trả lại con dấu nhanh chóng và tiện lợi.

II.Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Công văn xin trả lại con dấu ( MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo cho khách hàng)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu đã được cấp 
  • Con dấu đã được cấp 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản cũ và mới trong trường hợp đổi tên công ty, đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện ( bản sao chứng thực hoặc bản sao đối chiếu bản chính)
  • Giấy giới thiệu cho người tiến hành làm thủ tục

III. Sau khi nộp hồ sơ ở trên cho cơ quan công an thì sẽ nhận được giấy biên nhận hoặc biên bản về việc trả lại mẫu con dấu của công ty đã được cấp 

Đấu giá đất: Lợi – hại song hành

Hiện nay, tình trạng giá bất động sản tại Hà Nội đang có dấu hiệu tăng phi mã, vượt xa tầm với của nhiều người dân. Tình trạng này xuất phát từ các cuộc đấu giá đất gần đây, nơi giá đất bị đẩy lên quá cao do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư mạnh mẽ, cộng với sự tham gia của các nhóm đầu cơ. Điều này không chỉ gây lo ngại về khả năng chi trả cho người dân mà còn tiềm ẩn rủi ro vỡ “bong bóng” bất động sản.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Minh Bạch, cảnh báo rằng việc đẩy giá bất động sản lên quá cao sẽ làm giấc mơ sở hữu nhà ở của người dân ngày càng xa vời. Ông nhấn mạnh tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào việc giá tiếp tục tăng, dẫn đến các quyết định đầu tư mạo hiểm. Theo Luật sư Tuấn Anh, đây là một bài học lớn khi nhiều nhà đầu tư đã bị “chôn vốn” trong các khu đất bỏ hoang, thay vì dòng tiền được đầu tư vào những hoạt động kinh tế khác. Quan điểm của Luật sư  lo ngại rằng sự lạm phát giá trị bất động sản có thể tạo ra nguy cơ lớn cho nền kinh tế nếu “bong bóng” này vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư và người dân.

Tìm hiểu thêm tại đây. 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Như thế nào trẻ em bị coi là xâm hại tình dục

Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017

Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

–  Trẻ em bị hiếp dâm;

–  Trẻ em bị cưỡng dâm;

–  Trẻ em bị giao cấu;

–  Trẻ em bị dâm ô;

–  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này,  quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

  • Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
  • Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
  • Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
  • Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định, có thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án.

1.Điều kiện áp dụng biện pháp

          Thứ nhất, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành quyết định được người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Khác với các biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.

          Thứ hai, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 78, LTHADS 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014)  thì biện pháp cưỡng chế này được áp dụng trong trường hợp : Do các đương sự thỏa thuận; bản án, quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

          Thứ ba, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. Để đảm bảo cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm : Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ nhận được từ tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó

2. Thủ tục áp dụng

          Trong trường hợp chấp hành viên đã xác định rõ người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ thì chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 78 LTHADS thì:

“Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này”

Sau khi khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho cơ quant hi hành án dân sự biết. Sauk hi xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

3. Mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

          Theo quy định tại Khoản 3, điều 78 LTHADS năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014) thì mức cao nhất mà chấp hành viên được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người được họ nuôi dưỡng.

          Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án dân sự và người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng , nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và cách giải quyết

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty. Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác. Tôi muốn hỏi luật sư tư vấn giúp công ty tôi trong bối cảnh này?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau, công ty bạn có thể tham khảo cách giải quyết:

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này , tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phait trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

Nếu nội dung yêu cầu của công ty không thay đổi và các thông tin mà công ty cung cấp là xác thực và chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình. Qúy công ty có thể tham khảo ý kiến trên của chúng tôi để đưa ra quyết định cho mình, nếu còn thắc mắc về vấn đề gì công ty có thể trao đổi với chúng tôi.

Từ vụ án “Hấp diêm” bị cắt đứt lưỡi – Tội hiếp dâm dưới góc độ pháp lý?

Gần đây vấn đề hiếp dâm đang là một vấn nạn được nhiều người quan tâm bởi gần đây có nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em, hay còn gọi là “ấu dâm” gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước mà phải kể đến như là vụ Minh Béo hay bé gái bị hiếp dâm sát hại ở Nhật.

Mới đây nhất, ngày 18.4 lại xảy ra một vụ hiếp dâm và vào ngày 19.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, hộ khẩu tại Đồng Nai, hiện thuê trọ tại đường Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị Quang giở trò đồi bại là chị Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, ở Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, cuối tháng 3, chị Minh (25 tuổi, ở Hà Nội, đã đổi tên) đăng tìm việc làm trên mạng. Ngày 17/4, cô gái nhận được tin nhắn của Quang, hẹn đến quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân) để phỏng vấn.

Bi 9X can gan dut luoi, 'yeu rau xanh' van co lam nhuc nan nhan hinh anh 1
Chu Thế Quang. Ảnh: H.L.

Tại đây, Quang giới thiệu là chủ thầu xây dựng, đang tìm kế toán cho công ty. Sau khi nhận hồ sơ, Quang hẹn cô gái ngày hôm sau đến thử việc.

Sáng 18/4, anh ta nhắn tin địa chỉ nhà trọ trên đường Trần Bình (quận Cầu Giấy), nói đó là trụ sở công ty để chị Minh đến.

Gặp cô gái, Quang dẫn lên phòng trên tầng 3 rồi khóa cửa, dùng vũ lực ép nạn nhân “quan hệ”. Làm việc với cảnh sát, Quang khai cô gái chống cự nên anh ta dùng dao uy hiếp.

Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” 38 tuổi vẫn cố thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Quang đe dọa, ép cô gái đi xin việc không được báo cảnh sát. Khi nạn nhân ra về, hung thủ đến bệnh viện khâu lại lưỡi.

Chiều cùng ngày, bị hại đến Công an quận Cầu Giấy tố cáo sự việc. Vài giờ sau khi gây án, Quang bị cảnh sát bắt giữ khi hắn chuẩn bị trốn về quê.

Theo như thông tin thì tên Quang khi hiếp dâm chị Quỳnh Anh đã bị chị cắn đứt lưỡi tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục hành vi của mình??

infonet__hiep_dam_1Trong bài viết này Luật Minh Bạch sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết hơn: Quy định trong luật về tội hiếp dâm như thế nào? có lẽ chưa đủ nặng để có thể răn đe được tội phạm hiếp dâm hay chăng?

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tại điều 33 và 34, cá nhân là công dân của Nhà nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt nam đều được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như danh dự:

“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác đều sẽ bị trừng trị, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như quyền phòng vệ chính đáng và có thể thực hiện nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Tại Bộ luật Hình sự 1999 Điều 111 quy định cụ thể về tội hiếp dâm, theo quy định tại luật này thì tội hiếp dâm là hành vi ùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Về hành vi hiếp dâm này, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khác nhau, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (có thể gọi là một hành vi ấu dâm), cưỡng dâm, giao cấu hay dâm ô,… và đều có sự quy định khác nhau tùy theo hành vi, cách thức và mức độ nghiêm trọng khi phạm tội.

Sau đây Luật Minh Bạch sẽ tóm tắt qua quy định xử phạt đối với mỗi hành vi hiếp dâm:

  • Tội hiếp dâm: Hình phạt đối với tội này là tù giam với thời gian từ hai năm tới bảy năm. Đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội hiếp dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đối với những hành vi phạt tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội cưỡng dâm: là hành vi sử dụng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nămTrường hợp phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm.
  • Tội cưỡng dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  • Tội giao cấu với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Tội dâm ô với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

bo-anh-cuoi-dep-nhu-co-tich-cua-cap-doi-ai-cung-thich-trang-lou-tung-son_20151110113718203

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH:

Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chính vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương cho những kẻ biến thái, những kẻ “mất dạy”, thiếu nhận thức và thiếu nhân tính.

Mặc dù quy định trong Bộ luật Hình sự đã quy định mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình những vẫn còn xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm, Luật Minh Bạch cho rằng cần phải tăng mức xử phạt tối thiểu cao hơn nữa để mang tính răn đe, khiến những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội chùn bước, ví dụ như chỉ cần thực hiện hành vi hiếp dâm chưa cần xét đến các tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt 50 năm tù.

Và cuối cùng, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, mọi công dân cần phải nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng vệ để bảo vệ chính đáng nhất quyền và lợi ích của mình (nhất là các cô gái đang trong lứa tuổi vào xuân nói riêng và phụ nữ nói chung).

Công ty Luật Minh Bạch

Đính chính về việc quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn

Ngày 15/09/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4930/QĐ-BYT để đính chính Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Theo đó:

vbmoi

– Tại Điểm a Khoản 2 Điều 7, nội dung “Sau khi khắc phục lỗi về chất lượng” đính chính thành “Sau khi khắc phục lỗi về ghi nhãn”.

– Đính chính tại Phụ lục 05 Biên bản Tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như sau:

+ Thêm nội dung “Số lượng” vào sau nội dung “Số lô”;

+ Phần chú thích 5 của Biên bản: Nội dung “5 … của Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” đính chính thành “5 … của Hội đồng tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm”.

Quyết định 4930/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2016.

 

Nghị định số 68/2009/NĐ-CP Sửa Đổi, Bổ Sung Khoản 7 Điều 4 Nghị Định Số 37/2006/Nđ-Cp Ngày 04 Tháng 4 Năm 2006 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Luật Thương Mại Về Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: 68/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 7 ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại như sau:

“7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Người trúng số 92 tỷ có phải nộp thuế ?

Xoay quanh sự việc nổi cộm trong ngày hôm nay về người dân ở Trà Vinh trúng thưởng giải Jackpot 92 tỷ. Như vậy với số tiền lớn như thế thì người này có phải nộp thuế hay không? Và mức thuế nộp sẽ quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

so-so-vietlott_219447

Ảnh minh họa

Trúng số có phải nộp thuế?

Theo quy định tại Điểm a, khoản 6, Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

“thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ trúng thưởng xổ số.”

Có thể thấy thu nhập từ trúng thưởng xổ số được coi là một loại thu nhập cá nhân và phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế.

Cũng tại Luật này, quy định tại Điều 15 về thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng:

“. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.

. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.”

Như vậy với số tiền xấp xỉ 92 tỷ đồng mà người đó trúng thưởng thì hoàn toàn phải nộp thuế thu nhập cá nhân với phần vượt quá 10 triệu đồng.

Về mức thuế suất:

Theo thông tư 111/2013/TT-BTC  hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thì quà tặng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với mức thuế suất là 10%.

Cụ thể trong trường hợp này, người trúng số 92 tỷ sẽ phải nộp một khoản thuế theo công thức:

(92 tỷ – 10 triệu) x10% = xấp xỉ 9,2 tỷ đồng

Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

“Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theo quy định tại Điều 15 Luật thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Trường hợp tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino không xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân trúng thưởng để khấu trừ thuế thì thực hiện nộp thuế thay cho người trúng thưởng theo mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân.

Căn cứ quy định của pháp luật quản lý thuế, Bộ Tài chính quy định mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân quy định tại Điều này.”

Như vậy tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.

 

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y

Câu hỏi: 

Một bạn ở Vĩnh Phúc có hỏi: Tôi có bằng đại học ngành chăn nuôi (thú y), vợ tôi tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nông nghiệp. Vợ  chồng tôi đang băn khoăn về việc thành lập doanh nghiệp với một số lĩnh vực hoạt động như Buôn bán thuốc thú y; Dịch vụ thú y cho tổ chức và cá nhân; Cung cấp vacxin cho chăn nuôi với số vốn 800 triệu đồng. Vậy mong luật sư tư vấn giúp vợ chồng tôi nên chọn loại hình doanh nghiệp nào? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch chúng tôi và gửi câu hỏi vầ cho chương trình, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Các ngành mà vợ chồng bạn dự định thành lập công ty để hoạt động trên các lĩnh vực đó yêu cầu chứng chỉ hành nghề, như ngành buôn bán thuốc thú y thì người đứng chứng chỉ hành nghề là cá nhân quản lý, trực tiếp bán thuốc thú y. Bạn có bằng đại học ngành chăn nuôi (thú ý) đủ điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực này.

Những ngành nghề bạn định kinh doanh cũng không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định chính vì vậy không có quy định về vốn tối thiểu và tối đa. Mỗi loại hình công ty đều có ưu điểm và hạn chế riêng, trong trường hợp này bạn nên chọ loại hình công ty TNHH 1 thành viên do bạn làm chủ sở hữu và có thể có thành viên góp vốn là vợ của bạn hoặc người khác. Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân. Với loại hình công ty này thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình mà chỉ hạn chế trong số vốn góp vào công ty. Số lượng thành viên công ty không nhiều nên dễ quản lý, đều là người quen biết, tin cậy.

Còn nếu bạn thành lập Doanh nghiệp tư nhân, nó có ưu điểm là do chỉ có một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động hoàn toàn trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một sự đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp rồi. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ.Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp tư nhân, thu hút hợp tác kinh doanh. Nhưng chịu ruit ro rất lớn do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Với số vốn 800 triệu đồng thì bạn nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên, khả năng rủi ro thấp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình mà không phải là toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật