Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng wifi

Ngày 16/10/2017, Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 541/CATTT-TĐQLGS cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị sử dụng mạng Wifi. 

Theo đó, đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin mà trước đây được cho là an toàn. Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video…được truyền qua mạng không dây.

Lỗ hổng này tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wifi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công. Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp.

Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng Wifi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng lỗ hổng để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục ATTT khuyến nghị các quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị và người dùng thực hiện:

Đối với người dùng:

– Lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, vì vậy cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wifi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới.

– Luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.

– Tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát sóng không dây sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao, do đây vẫn là giao thức mã hóa an toàn nhất hiện nay ngăn chặn được các hình thức tấn công giải mã khác.

Đối với cơ quan, tổ chức:

– Cảnh báo tới người dùng trong tổ chức và thực hiện các biện pháp như nêu trên đối với người dùng;

– Chủ động theo dõi các thông tin từ các cơ quan chức năng và các tổ chức về an toàn thông tin để kịp thời cập nhật các bản vá cho các thiết bị mạng của mình, đồng thời đôn đốc các cán bộ đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chủ động thường xuyên theo dõi và cập nhật các thiết bị đầu cuối khi có bản cập nhật mới.

– Liên hệ ngay với các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết.

Khi triển khai các nội dung nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Quý đơn vị có thể liên hệ với Cục ATTT, số điện thoại: 04.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Mẫu bản kiến nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngọc Lặc, ngày 21 tháng 08 năm 2018

 

BẢN KIẾN NGHỊ

Của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

 

                                             Kính gửi:  TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

 

Tên tôi là: NGUYỄN THANH BÌNH                               Sinh năm: 1960

CMND số: 171216968 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 04 tháng 09 năm 2006

Địa chỉ: Số nhà 776 phố Lê Lai, thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại liên hệ: ……………………

Ngày 13 tháng 08 năm 2018, tôi có nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án số 74/2018/TLST-HC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Nội dung thông báo cho tôi về việc ông Nguyễn Mạnh Thường đã khởi kiện vụ án hành chính về việc yêu cầu hủy GCN quyền sử dụng đất số BU349122 do UBND huyện Ngọc Lặc cấp ngày 25 tháng 03 năm 2014 mang tên Nguyễn Thanh Bình. Như vậy, trong vụ án này tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường.

Vậy sau đây tôi xin trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện để quý Toà án có căn cứ giải quyết vụ án một cách toàn diện, trung thực, khách quan và đúng pháp luật. Cụ thể như sau:

  1. Thông báo thụ lý vụ án số: 74/2018/TLST-HC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc “Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số BU349122 mang tên tôi theo yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Mạnh Thường. Theo đó, tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tuy nhiên danh sách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Thông báo thụ lý vụ án trên không có tên tôi. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa bổ sung, xác định tư cách tham gia tố tụng của tôi trong vụ án này là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  2. Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 73 và khoản 7, khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tôi có quyền “Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;” và có quyền “Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập”. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho phép tôi được ghi chép, sao chụp tài liệu do các đương sự khác xuất trình để xây dựng bản trình bày ý kiến được toàn diện, đầy đủ và khách quan.

Trên đây là những ý kiến của tôi về vụ án này. Kính mong quý Toà án xem xét và giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi.

Trân trọng cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Nguyễn Thanh Bình

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 121 Bộ luật dân sự 2015

Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.

Trường hợp nào không được ly hôn?

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51 có thể là vợ, chồng hoặc thâm chí cả người thân thích cũng đều có quyền này.

Tuy nhiên không phải tất cả những trường hợp cứ có mong muốn ly hôn là có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc ly hôn theo yêu cầu của một bên chỉ được Tòa án giải quyết nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo đó, vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

– Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/ sinh con/ đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu li hôn.

 

Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam

Câu  Hỏi:

Tôi là người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đan Mạch, xin được quý báo giải đáp về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại, Khoản 1,  điều 6, nghị định 134 /2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật

b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.00000 đồng Việt Nam;

Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

 

Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu

Căn cứ Điều 21 Mục 1 Chương III Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ đơn vị tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN lần đầu, gồm:

– Thành phần hồ sơ:

Đối với người lao động: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn cần có giấy tờ chứng minh.

Đối với đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS); bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

– Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư nếu được triển khai có thể là một sai lầm không thể khắc phục

“Đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư, hay nói cách khác là “bán” dữ liệu dân cư nếu được triển khai trên thực tế, theo tôi sẽ là một sai lầm không thể khắc phục được” – Luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật hợp danh Minh Bạch.

Mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi, có 2 thứ quyền gắn bó suốt cuộc đời, đó là “quyền nhân thân” và “quyền tài sản”.

Trong đó, quyền nhân thân tức là những gì gắn bó với chính con người họ, chỉ duy nhất họ mới có quyền thực hiện hoặc thay đổi thông qua bộ máy quản lý hành chính nhà nước, ví như quyền đối với họ tên, giới tính, quyền kết hôn, ly hôn, nuôi con…

Quyền này nằm trong giới hạn “quyền con người” mà pháp luật đã trao cho mỗi cá nhân và là bất khả xâm phạm. Mọi hành vi sử dụng, khai thác không được sự đồng ý của cá nhân, công dân đều là hành vi xâm phạm quyền nhân thân và bị pháp luật nghiêm cấm.

Điều 21 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” và “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 cũng đã dành riêng một mục 2, với 15 Điều luật riêng biệt để quy định về quyền này của công dân.

Ở đó khẳng định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác” (khoản 1, Điều 25) và “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác” (khoản 1, 2 Điều 38).

Như vậy, có thể khẳng định, trong trường hợp cá nhân không đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng, công khai thông tin liên quan đến “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân” thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được quyền thực hiện. Hành vi sử dụng, công khai thông tin cá nhân của người khác trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng cần nói thêm rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) hay một số các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ có thể “khai thác” thông tin cá nhân của công dân để phục vụ mục đích quản lý hoặc xử lý vi phạm pháp luật của công dân theo đúng phạm vi quy định tại Điều 8 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, cũng như Luật Căn cước Công dân năm 2014.

Việc được “khai thác” trong phạm vi thẩm quyền không đồng nghĩa với đề xuất của  UBND TP. Hà Nội được đem các thông tin này đi “bán” (dưới cái tên là “thu giá dịch vụ”) cho các tổ chức kinh tế như đề xuất của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Thông tin cá nhân, bí mật đời tư cá nhân thuộc về từng người. Quyền cho hay không do từng cá nhân quyết định, làm gì có giá nào đưa ra để “thu giá” hay “thu phí”, lại càng không phải là hàng hóa để có thể đem “bán”!

Qua đề xuất trên, có cảm giác rằng ở Việt Nam chúng ta chưa coi trọng và dành sự tôn trọng đúng mức đối với dữ liệu cá nhân của mỗi công dân.

Trong thời đại số hiện nay, chỉ cần lộ ra bất kỳ một thông tin cá nhân nào thì đều có thể là cơ sở để các đối tượng xấu lợi dụng, xâm nhập, đánh cắp và sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Trong trường hợp dữ liệu công dân bị đánh cắp hoặc sử dụng vào mục đích trái pháp luật thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.

Tôi cũng như nhiều người khác đã nhiều lần đặt câu hỏi: Tại sao sau khi đăng ký doanh nghiệp, hàng loạt đơn vị gọi điện đến “Giám đốc” trong giấy đăng ký kinh doanh để mời chào, kết nối làm ăn hay thu thuế, phí? Tại sao khi vừa xuống sân bay, đã có ngay tin nhắn của một hãng taxi gửi đến để quảng bá dịch vụ? Tại sao sau khi đến một đơn vị của ngành tài nguyên môi trường làm việc, ngay sau đó đã nhận được hàng loạt tin nhắn mời chào mua bán bất động sản? Người gọi điện nắm rõ họ tên, thu nhập cũng như nghề nghiệp của tôi. Họ đã làm cách nào?

Chúng ta có thể nhìn vào những sự việc còn chưa hết tính thời sự để có kinh nghiệm cho mình trong lĩnh vực bảo mật thông tin cá nhân của công dân, ví dụ: gần như toàn bộ thông tin cá nhân của người dân Malaysia đã bị đánh cắp cuối năm 2017, hay sự việc nhà sáng lập ứng dụng mạng xã hội Facebook bị điều trần liên tục tại Châu Âu và Mỹ liên quan đến việc để lộ thông tin cá nhân người sử dụng.

Vì thế, đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư, hay nói cách khác là “bán” dữ liệu dân cư, nếu được triển khai trên thực tế, theo tôi sẽ là một sai lầm không thể khắc phục được.

Luật sư Trần Tuấn Anh

____________________________________________________________________________________________

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Chụp ảnh gái mại dâm đăng lên mạng phạm tội gì?

Trong thời gian gần đây liên quan đến vụ việc một gái bán dâm bị bắt quả tang đã khai nhận có thuê nam sinh năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội dùng smartphone chụp ảnh khỏa thân gái bán dâm rồi đăng lên mạng “câu khách”. Xin hỏi luật sư hành vi của nam sinh này có vi phạm pháp luật? Và chế tài xử lý về tội phạm này như thế nào?

moigioimaidam

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi  dùng smartphone chụp ảnh gái bán dâm đăng lên mạng để “câu khách” của nam sinh đã phạm vào “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 của BLHS 1999 sửa đổi 2009.

“Điều 255. Tội môi giới mại dâm

. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  1. a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  2. b) Có tổ chức;
  3. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Đối với nhiều người;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  1. a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  2. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”

Cụ thể “ môi giới mại dâm ” là hành vi làm trung gian, tổ chức móc nối, dụ dỗ, dẫn dắt để cho người mại dâm và người khác quan hệ tình dục với nhau.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗi, móc nối, dẫn dắt người mại dâm và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận.

Theo đó, hành vi này đã thỏa mãn 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm.

Về “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định thì khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Đánh ghen như thế nào thì bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

“Vừa qua tôi phát hiện chồng tôi cặp bồ với người khác, tôi và chị gái tổ chức theo dõi, khi phát hiện cô gái này đi cùng chồng tôi, tôi và chị gái lập tức xông tới lột quần áo cô ta cho bỏ tức, nhưng chị em tôi không hề gây thương tích cho cô này thì hành vi này có bị xử phạt gì hay không?

buc-xuc-nguoi-phu-nu-bi-danh-ghen-lot-do-giua-duong

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (ảnh minh họa)

Trả lời câu hỏi:

Dù không hề gây thương tích cho cô gái này nhưng hành vi lột quần áo trên là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác.

Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực tới đây thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ…

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Theo điều 134, BLHS năm 2015 tới đây sắp có hiệu lực thì có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

 

Công văn về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

________________

Số: xxx/LMB-CV

Về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________

 

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……………..

 

Kính gửi:

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                     

Tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là người tham gia bào chữa cho bị cáo X trong vụ án cố ý gây thương tích đã được Tòa án nhân dân huyện X đưa ra xét xử sơ thẩm vào hồi X giờ X phút ngày X tháng X năm 2019.

Kính trình quý cơ quan về nội dung vụ án cụ thể như sau:

Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019, bị cáo A sau khi đi dự đám ma có đi lên nhà mới xây của anh C, sinh năm 1983, trú tại thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y để đậy máy do bị cáo A làm mộc cho C. Lúc này tại nhà C có ông Nguyễn Văn B, anh C và D sinh năm 1986 đều là người cùng thôn, bị cáo A ngồi cạnh ông B cùng uống nước nói chuyện, một lát sau thì có thêm bác Nguyễn Văn Bảy hàng xóm của C. Tại thời điểm này cả ông B và bị cáo A đều đã uống nhiều rượu.

Khoảng 12 giờ 30 phút, lúc đang nói chuyện, trêu đùa, bị cáo A nói ông B dạo này gầy thế, ông B không nói gì mà dùng tay trái bẻ ngón tay của bị cáo A kéo vặn tay ra sau làm bị cáo A ngã ra sàn, rồi tiếp tục dùng cùi trỏ đánh vào cổ bị cáo A. Bị đánh bất ngờ, bị cáo A theo phản xạ tự nhiên vung tay đánh trả nhưng không trúng, thấy vậy D chạy lại ôm lấy bị cáo A đẩy ra xa, trong lúc đó bị cáo A tiếp tục dùng chân không đá với trúng vào vùng cằm ông B. Sau đó được mọi người có mặt tại đó can ngăn nên hai bên không đánh nhau nữa, bị cáo A thì được bác Bảy đưa về, ông B được D đưa về.

Đến khoảng 5 giờ 30 phút ngày hôm sau 12/06/2019, E sinh năm 1982 ở cùng thôn đến nhà ông B thì phát hiện thấy ông B cởi trần nằm bất tỉnh, nhưng vẫn còn sống, trên giường miệng nôn ra nhiều máu nên đã gọi người đến cùng đưa đi Trung tâm y tế huyện X cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z cấp cứu.

Tại Trung tâm y tế huyện X, ông B được chẩn đoán “chấn thương sọ não kín – Tụ máu nội sọ/Tăng huyết áp”, kết quả chụp CT sọ não cho thấy có “tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái” (Bút lục 54, 56).

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z, ông B đã được chỉ định mổ cấp cứu “lấy máu tụ dưới màng  cứng, giải tỏa não + hồi sức” (bút lục 76).

Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 13/06/2019, gia đình ông B xin ra viện và sau đó ông B đã tử vong trên đường từ bệnh viện trở về nhà.

Đến 14 giờ 00 ngày 28/11/2019, Tòa án nhân dân huyện X đã quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành Bản án số X/2019/HS-ST qua đó tuyên bị cáo X phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là “Làm chết người” theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình Sự 2015 với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Nguyễn Văn B trong khi không có căn cứ thuyết phục, còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và đặc biệt là không xác định % tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với tội phạm cố ý gây thương tích.

Quan điểm của phía luật sư bào chữa cho bị cáo về vấn đề này như sau:

Tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định:

            “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  1. a) Làm chết người;”

Để có thể phạm tội cố ý gây thương tích theo cấu thành tăng nặng tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự nêu trên, trước hết hành vi của bị cáo A phải thỏa mãn cấu thành cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Điều này đồng nghĩa với việc bị cáo A phải có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho bị hại Nguyễn Văn B mà tỷ lệ tổn thương cơ thể đạt từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp liệt kê từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích (phải có % tỷ lệ tổn thương cơ thể).

Sau đó, từ tỷ lệ tổn thương cơ thể đã gây ra cho bị hại B mới cấu thành tội cố ý gây thương tích là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả bị hại B chết.

Tuy nhiên, tại các Quyết định trưng cầu giám định trong hồ sơ vụ án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện X chưa yêu cầu giám định nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”

Từ đó dẫn đến các Bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Z và Viện pháp y quốc gia cũng như Bản cáo trạng không thể hiện được nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”. Từ đó, đề nghị Tòa trả lại hồ sơ để làm rõ các nội dung sau:

  1. Giám định đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với vết thương vùng môi, cằm trực tiếp gây ra do cú đá mà bị cáo đã thực hiện. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể xác định được như trên với hậu quả chết người đã xảy ra?

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã bác bỏ quan điểm của Luật sư và nhận định tại bản án số X/2019/HS-ST ngày 28/11/2019: “Về trách nhiệm hình sự: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa hôm nay phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người tham gia tố tụng khác, phù hợp kết luận giám định và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở khẳng định, Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019 tại nhà C ở thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y. Do đã uống rượu không làm chủ được bản thân, Nguyễn Văn B đã có hành vi bẻ ngón tay cái của X và đánh cùi trỏ vào vùng cổ A thì bị A dùng chân đá một phát trúng vào vùng cằm vào mồm tạo ra một lực tác động lớn có chiều từ trước ra sau, từ dưới lên trên, tác động qua xương hàm, xương nền sọ, tới não làm tổ chức não va đạp vào xương vòm sọ gây dập tổ chức não vùng thái dương – chẩm trái, đồng thời gây chảy máu màng mềm vùng thái dương – đỉnh trái, chảy máu nội sọ từ từ tạo thành khối máu tụ lớn chèn ép vào não gây hôn mê, đến ngày 13/06/2019 thì Nguyễn Văn B tử  vong. Hành vi của bị cáo X đã đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào tội Cố ý gây thương tích quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Viện kiểm sát nhân dân huyện X truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không có căn cứ.” Qua đó, quyết định tuyên bị cáo A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại Nguyễn Văn B.

Vì vậy, tôi kính đề nghị Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc của tôi về việc “Khi tiến hành xét xử trong các vụ án về tội phạm cố ý gây thương tích có bắt buộc phải làm rõ % tỷ lệ tổn thương cơ thể hay không?” để làm căn cứ bào chữa cũng như căn cứ để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh xảy ra án oan sai.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý cơ quan.

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

 

 

 

 

  

 

 

 

 

  

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Tuy nhiên, vì là quy định đặc biệt nên khi áp dụng vào thực tiễn không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.

 

1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó

2. Các trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

maxresdefault

Tại điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có liệt kê cụ thể các trường hợp:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

– Tội hiếp dâm

– Tội cưỡng dâm

– Tội làm nhục người khác

– Tội vu khống

– Tội xâm phạm quyền tác giả

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Cụ thể thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

– Cơ quan điều tra

Các cơ quan điều tra này năm trong các cơ quan nhà nước như cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát.

– Viện kiểm sát

– Tòa án

– Các đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quân, cơ quan kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

4. Thời hạn khởi tố vụ án hình sự

aa

Thời hạn khởi tố vụ án hình sự là 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra để xét xem có khởi tố vụ án hay không. Trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì có thể kéo dài thời hạn ra quyết định khởi tố hay không hơn, nhưng không được quá 60 ngày. Việc người phạm tội khắc phục hậu quả  và thời hạn để khắc phục hậu quả là kết quả của bản án, Tòa án sẽ quyết định mức thiệt hại, thời hạn để bị cáo thực hiện khắc phuc hậu quả trong bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Khi chưa có bản án, bị cáo hoặc gia đình bị cáo có thể thực hiện khắc phục hậu quả, Đây có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ khi đưa vụ án ra xét xử trước Tòa.

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 196 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế quyền định đoạt

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy ở nước ta cho thấy tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, khó lường; thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt như tẩm các chất ma túy vào tem giấy, bóng bay (ma túy tem, bóng cười…) gây hậu quả rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải xử lý kịp thời, nghiêm minh. Do đó, để bảo đảm chủ động, linh hoạt trong đấu tranh với tội phạm về ma túy, thì cần phải có quy định mang tính dự báo làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm khi phát hiện vật thể hoặc loại cây mới có chứa chất ma túy mà không phải sửa đổi, bổ sung BLHS

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật