Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Những điểm cần lưu ý khi rà soát sổ BHXH

BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn 4027/BHXH-ST hướng dẫn rà soát và bàn giao sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.

Theo đó, cơ quan bảo hiểm khi thực hiện rà soát sổ BHXH cần lưu ý một số điểm như sau:

– Khi điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH thì hồ sơ phải bao gồm: giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh; chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; lý lịch đảng viên (nếu là đảng viên).

– Nếu 01 người có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau hoặc 01 số sổ được cấp cho nhiều người thì tiến hành thu hồi sổ BHXH, hoàn chỉnh lại dữ liệu và tiến hành cấp lại sổ mới theo quy định.

– Nếu 01 người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì ghi quá trình đóng theo thời gian tham gia bảo hiểm trước và hoàn trả lại số tiền BHXH, BHTN đã đóng trùng, không bao gồm lãi.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng

Ngày 08/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng, nghị đinh có hiệu lực ngày 25/06/2017, cụ thể có các loại giấy tờ sau :

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất đlàm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

Sốt mua bán tiền seri đặc biệt: Góc nhìn pháp lý từ chuyên gia

Gần đây, dịch vụ bán tiền có số seri đặc biệt, như ngày sinh hay các chuỗi số đẹp, đang nở rộ trên các chợ mạng với giá cao gấp nhiều lần so với mệnh giá thực. Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi liệu việc mua bán những tờ tiền “seri đẹp” này có vi phạm pháp luật hay không. Mặc dù xuất phát từ nhu cầu sưu tầm của người mua, người bán vẫn phải tuân thủ quy định pháp luật về tiền tệ và kinh doanh. Luật sư Trần Tuấn Anh đã có những chia sẻ nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về những quy định liên quan và các rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động kinh doanh này.

Tìm hiểu thêm tại đây 

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Yêu cầu:

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Về nhân lực

Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

b) Về địa điểm

– Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định.

– Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

c) Về kho thuốc bảo vệ thực vật

Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố:

– Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ.

+ Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

+ Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

– Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Cơ quan thực hiện:Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Thời gian thực hiện: 

– 14 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– 84 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Điều kiện hưởng thuế NK ưu đãi đặc biệt hàng hóa từ Nhật Bản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019.

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Theo đó, quy định điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất VJEPA) nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành theo Nghị định này;

– Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam;

– Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công thương quy định;

– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Ngoài ra, hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Nghị định này;

– Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ.

 

Nghị định 125/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và thay thế Thông tư 25/2015/TT-BTC .

Án phạt nào chờ đợi hai nghi phạm sát hại, cướp tài sản nữ sinh Học viện Ngân hàng?

Hiến pháp 2013 quy định : “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật ”. Thế nhưng, khi nhìn vào vụ việc nữ sinh Học viện Ngân hàng bị sát hại và cướp tài sản tại huyện Thường Tín, ta có thể thấy mạng sống của một người dễ dàng bị tước đoạt chỉ bới lòng tham của người khác. Đối với những hành vi man rợ của những kẻ phạm tội bao gồm đẩy và dìm chết nạn nhân, cướp tài sản , trộm cắp tài sản và tàng trữ chất ma túy,  Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đã có những nhìn nhận về vụ việc dưới góc độ pháp lý.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Bồi thường thiệt hại cho đối tượng do sự cố môi trường biển

Ngày 29/09/2016, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 1880/QĐ-TTg năm 2016 định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

13_qfjy_kgux

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

  • Khai thác hải sản
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Sản xuất muối
  • Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển
  • Dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Dịch vụ thương mại, ven biển
  • Thu mua, tạm trữ ven biển

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Một buổi sáng, 2 bệnh nhân chết tại bệnh viện Trí Đức: Ai phải chịu trách nhiệm?

Sở Y tế TP Hà Nội vừa có báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện đa khoa Trí Đức (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến 2 bệnh nhân tử vong sáng 25/12.

116948514686432599652288070231308648026210njpg1435983419

2 bệnh nhân được xác định là Quách Thị Mai P. (37 tuổi, quận Ba Đình) và Hoàng Văn T. (34 tuổi, quận Hoàng Mai).

2 bệnh nhân do 2 kíp mổ khác nhau thực hiện, mỗi kíp 5 người gồm 1 bác sĩ mổ, 1 bác sĩ gây mê, 1 kĩ thuật viên gây mê, 2 dụng cụ viên.

Sở y tế đã tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Trí Đức và 10 cán bộ nói trên để phục vụ công tác điều tra.

Liên quan đến vụ việc nêu trên, cần xem xét trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này, không hiểu rõ nguyên nhân gây ra cái chết cho 2 bệnh nhân trên là do biến chứng y khoa hoặc do do tắc trách, yếu kém chuyên môn. Vấn đề trong các vụ tai biến y tế hiện nay là những người trực tiếp có liên quan để xảy ra sự việc đều xác định thuộc về nguyên nhân khách quan, tức là do tắc trách và yếu kém về năng lực chứ rất ít trường hợp có kết luận là vi phạm quy định về khám chữa bệnh.Nếu có chỉ là dấu hiệu liên quan đến vi phạm quy định đó

Về nguyên tắc xử lý, sẽ phải tiến hành thành lập một hội đồng chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân xảy ra sự việc chứ không chỉ dựa vào báo cáo hay tường trình từ một bên. Bản lề của sự việc này là xem xét việc có hành vi vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định chuyên môn kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với người có liên quan để xảy ra sự cố nêu trên.

Nếu không kết luận được bác sĩ đã vi phạm các quy định về khám chữa bệnh mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về thăm khám, phẫu thuật,  cấp cứu thì chỉ có thể xử lý kỷ luật đối với 2 e kíp này  và yêu cầu bệnh viện phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất mà gia đình phải chịu đựng. Căn cứ vào Điều 618 Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì cơ sở này phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; sau khi đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự, theo đó thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc bồi thường được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, theo đó người nhà nạn nhân có thể được bồi thường cho những thiệt hại về vật chất và tinh thần từ việc người thân bị chết.

Phải xem xét các dấu hiệu hình sự.

Việc thường xuyên kết luận do tắc trách, yếu kém chuyên môn đã khiến nỗi sợ của bệnh nhân với ngành Y tế tăng cao trong thời gian gần đây, một phần bởi pháp luật có quy định nhưng gần như không được áp dụng trên thực tế. Căn cứ theo quy định của Điều 242 Bộ luật hình sự 1999 về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác  thì người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Theo Khoản 2, Điều 315, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sắp có hiệu lực mới đây thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm nếu gây ra hậu quả làm chết 02 người, ngoài ra theo khoản 5 điều này người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp này thiệt hại là tính mạng con người. Dựa vào điều này có thể kết luận, nếu xác định bác sĩ trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho nạn nhân đã vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh như sai sót trong chẩn đoán, thực hiện sai quy trình cấp cứu…và giám định pháp y cho thấy rõ điều này thì đủ yếu tố để cấu thành tội phạm với bác sĩ đã thực hiện hành vi vi phạm về tội danh vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh theo điều 242 Bộ luật hình sự 1999, mức cao nhất của khung hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, ngoài ra việc bồi thường thiệt hại vẫn được xác định theo đúng quy định hiện hành của pháp luật dân sự.

Tuy nhiên trong trường hợp này chưa thể kết luận được là các y bác sỹ của  bệnh viện Đa khoa Trí Đức vi phạm quy định về khám chữa bệnh theo điều 242 Bộ Luật hình sự năm 1999, mà chỉ xem là có dấu hiệu vi phạm quy định trên, muốn xác định rõ  hành vi có vi phạm quy định trên hay không còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra để đưa ra các mặt cấu thành tội phạm, mặt khách quan, chủ quan… để xác định đúng trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong trường hợp gây ra thiệt hại trên

Điều 227 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến

Điều 227. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến

1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.

2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lí an toàn dược phẩm và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 194 BLHS năm 2015 cũng không phải là hàng giả nói chung như Điều 192 mà là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cùng với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được tách ra từ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) nhưng có sự sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, định khung cũng như hình phạt mặc dù hành vi có cùng tính chất và nhiều điểm giống nhau cơ bản khác nhưng đối tượng hàng hóa giả thuốc hai nhóm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội không giống nhau.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định với hai loại hành vi: Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ thì sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Việc sản xuất hàng giả với mục đích bán ra thị trường kiếm lời bất chính.

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để nhằm bán kiếm lời bất chính,… buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một thành phần, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả còn được hiểu với nội dung cụ thể là:” Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm một tội.

Điểm khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 192 và Điều 194 BLHS năm 2015 là đối tượng hàng hóa giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Do đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều luật này có mức độ cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không lớn và được đánh giá là tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 4 Điều 8 BLHS).

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì mục đích kiếm lợi bất chính.

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa,…

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Khung 2: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến dưới 9.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều kiện cấp giấy chứng nhận giáo dục nghề nghiệp sơ cấp

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nghị định này có hiệu lực vào ngày 14/10/2016

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau:

– Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp, diện tích phòng học bảo đảm bình quân ít nhất là 04 m²/chỗ học;

– Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo từng nghề đăng ký và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH;

– Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và nghiệp vụ sư phạm, có giáo viên cơ hữu cho nghề đào tạo;

– Bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên tối đa là 25 học sinh/giáo viên hoặc 15 học sinh/giáo viên đối với nghề yêu cầu về năng khiếu;

– Đối với cơ sở tư thục hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thì còn phải có đủ nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động.

Nguyên tắc phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm biển và hải đảo

Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định về tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo được ban hành ngày 29/9/2016. Thông tư này có hiệu lực vào ngày 15/11/2016

Theo đó, nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo quy định như sau:

– Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.

– Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm phải căn cứ vào:

+ Thông tin, số liệu đo đạc quan trắc môi trường; và

+ Sử dụng công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển, hải đảo.

– Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường phải:

+ Căn cứ vào kết quả tính toán và xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô; và

+ Được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật.

Bài viết cùng chủ đề

cac-loai-ma-so-ma-vach
Đăng ký mã barcode

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật