Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Những điểm mới cần lưu ý về thủ tục đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 10/10/2018

Ngày 23/08/2018 Chính phù ban hành nghị định 108/2018/NĐ-CP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2015/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Theo Nghị định này có những điểm mới về thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần phải lưu ý như sau:

1.Không bắt buộc đóng dấu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ngoaì ra đối với văn bản ủy quyền cá nhân cho cá nhân thực hiện thủ tục không bắt buộc phải công chứng, chứng thực

2.Được phép thực hiện nhiều thủ tục cùng 1 hồ sơ

Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đăng ký thay đi người đại diện theo pháp luật.

Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

3. Có thể nộp hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký để nộp hồ sơ, nhận kết quả qua đường bưu điện

4. Địa điểm kinh doanh có thể đăng ký ngoài trụ sở chính hoặc trụ sở của chi nhánh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

5. Thông báo mẫu dấu qua mạng không cần nộp bản giấy tại phòng đăng ký kinh doanh

“Trường hợp thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện các lần trước đó không còn hiệu lực.

Trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh”

6. Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệpCổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Và còn một số điểm mới liên quan đến thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành các nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 112 Bộ luật dân sự 2015

Điều 112. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng

Ngày 08/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng, nghị đinh có hiệu lực ngày 25/06/2017, cụ thể có các loại giấy tờ sau :

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất đlàm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

Điều 130 Bộ luật dân sự 2015

Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Cơ quan thực hiện : Cục đo lường chất lượng  

Trình tự thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiêp hoặc qua đường bưu điện đến cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

– Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;

– Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.

– Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Thời gian thực hiện : Trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ 

Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất 2018

Mẫu số 07-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   

                                                                               ………..,ngày….. tháng …… năm………

 

ĐƠN YÊU CẦU

 TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

  Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ………………………………………

Họ tên người yêu cầu:

1)(2)…………………………………địa chỉ (3)……………………………

Là: (4)……………………………trong vụ việc(5)…………………………

………………………………………………………………………………

2)…………………………………địa chỉ…………………………………..

Là…………………………………trong vụ việc…………………………..

……………………………………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)

……………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………..

                                                                                                                           NGƯỜI YÊU CẦU (7)

 

 

 

 Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ việc.

(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.

(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây: Mẫu số 07 Đơn yêu cầu tòa án ra quyết định định giá tài sản

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Trừ điểm giấy phép lái xe: Công bằng và nhân văn

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, một nội dung đang thu hút sự chú ý là quy định về việc trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX). Theo đề xuất này, thay vì tước hoặc đục lỗ GPLX như trước, cơ quan chức năng sẽ trừ điểm trực tiếp trên GPLX của người vi phạm. Quy định này được nhiều đại biểu Quốc hội và người dân ủng hộ vì được cho là công bằng và nhân văn hơn, giúp người lái xe nâng cao ý thức khi tham gia giao thông mà không gây ảnh hưởng nặng nề đến công việc và cuộc sống của họ.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng việc trừ điểm GPLX không chỉ là một biện pháp xử lý hành chính, mà còn nhằm mục đích quan trọng hơn là định hướng hành vi của người lái xe. “Khi đã vi phạm và bị trừ điểm, tài xế buộc phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn tiếp tục mất điểm,” ông nhấn mạnh. Ông cũng đề xuất rằng để thực hiện hiệu quả quy định này, cần đảm bảo sự đồng bộ và liên thông với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh công dân.

Mời bạn đọc thêm tại đây 

Cách tính lương hưu cho người có mức hưởng dưới 2 triệu đồng/tháng

Theo Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng thì đối tượng là người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng được điều chỉnh như sau:

– Đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức lương hưu sau điều chỉnh = Mức lương hưu trước điều chỉnh + 0,25 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng: Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau Điều chỉnh = Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước Điều chỉnh + 0,15 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trên 1,85 triệu đồng/tháng: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH còn hướng dẫn cách tính lương hưu tăng thêm đối với:

– Người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/5/2016.

– Giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

 

Điều 89 Bộ luật dân sự 2015

Điều 89. Sáp nhập pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều kiện dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước

Vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký Quyết định 1731/QĐ-KTNN về việc ban hành Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

Theo đó, người dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:

– Đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước;

– Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi ngạch Kiểm toán viên;

– Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm toán viên nhà nước sẽ đảm nhiệm;

– Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch Kiểm toán viên nhà nước dự kiến thi;

– Được thủ trưởng đơn vị đang quản lý trực tiếp cử tham dự kỳ thi;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

Quyết định 1731/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 13/10/2016.

Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng

Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam. Khái niệm “Trật tự công” (public policy) hay (public order) là một thuật ngữ pháp lý có nội hàm hết sức trừu tượng, phức tạp. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia xuất phát từ những lợi ích, đường lối phát triển khác nhau trong việc bảo vệ những giá trị nền tảng của mình nên khái niệm “Trật tự công’’ cũng mang màu sắc quốc gia. Trong tư pháp quốc tế, vấn đề bảo lưu trật tự công được sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia”

Thực tế tòa án ở các nước phương tây thường sử dụng “bảo lưu trật tự công cộng” như là một công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị với mục đích hạn chế, thậm chí đôi khi là gạt bỏ, là phủ nhận việc cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, trước hết là luật pháp của các nước khác nhau về chế độ kinh tế – xã hội.

          Ở các nước khác nhau thì nó được áp dụng khác nhau, theo điều 30 bộ luật dân sự Đức quy định : “Việc áp dụng luật nước ngoài sẽ phải hủy bỏ nếu như việc áp dụng đó chống lại đạo lý hoặc là các tiêu chí của pháp luật Đức”

Ở Anh – Mỹ quan điểm thống trị trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý về trật tự công cộng là tòa án không buộc phải thực thi (áp dụng) và công nhận luật hoăc hạn chế nước ngoài mà luật nước ngoài đó được quy phạm xung đột luật của Anh hoặc Mỹ đãn chiến tới, nếu như việc buộc phải thực thi hoặc công nhận đó không phù hợp với “trật tự công cộng” ở các nước này.

Còn ở Việt Nam, quy định về “Bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể ở điều 664, 665 BLDS năm 2015. Ngoài ra vấn đề này còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Ví dụ như điều 122 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản trên thì trật tự công cộng  được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của chúng ta. Việc thực hiện nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng để loại bỏ một số quy định của pháp luật của nước ngoài không thể áp dụng không có nghĩa là luật nước ngoài đối kháng, mâu thuẫn với thể chế chính trị – pháp luật của nhà nước mình mà chỉ là nếu áp dụng thì gây ra hậu quả xấu, không lành mạnh có tác động tiêu cực đối với các nguyên tắc các nền tảng cơ bản, đạo đức, truyền thống và lối sống của nước mình. Các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta phải cẩn trọng trong việc vận dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng, thực tiến cho thấy rất ít trường hợp phải vận dụng và trường hợp bắt buộc bao giờ cũng dựa trên những cơ sở  pháp lý đúng đắn và khách quan, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thủ tục xin trả lại con dấu

Đối với những doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015 thì việc sử dụng và quản lý con dấu do công an tỉnh, thành phố tiến hành thực hiện khắc dấu và quản lý, sau ngày trên thì luật doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp được tự mình khắc con dấu và chỉ cần làm thông báo mẫu dấu gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó họ sẽ đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của quốc gia.

I. MBLAW sẽ tiến hành tư vấn và soạn thảo những giấy tờ cần thiết cho khách hàng để đảm bảo cho việc trả lại con dấu nhanh chóng và tiện lợi.

II.Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Công văn xin trả lại con dấu ( MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo cho khách hàng)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu đã được cấp 
  • Con dấu đã được cấp 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản cũ và mới trong trường hợp đổi tên công ty, đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện ( bản sao chứng thực hoặc bản sao đối chiếu bản chính)
  • Giấy giới thiệu cho người tiến hành làm thủ tục

III. Sau khi nộp hồ sơ ở trên cho cơ quan công an thì sẽ nhận được giấy biên nhận hoặc biên bản về việc trả lại mẫu con dấu của công ty đã được cấp 

Điều 22- Bộ luật dân sự 2015 : Mất năng lực hành vi dân sự

Chi tết điều 22, Bộ luật dân sự 2015 

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật