Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Những trường hợp không được quyền khởi kiện

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án được thông qua ngày 14/4/2017.

Theo đó, người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

+ Người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp.

+ Người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 59 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 59, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 59 : Quản lý tài sản của người được giám hộ 

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mốc giới hạn ngăn cách các bất động sản

Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điệu kiện sản xuất mỹ phẩm

Cơ quan thực hiện : Sở y tế 

Cách thức thực hiện : Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện 

Điều kiện thực hiện : 

Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
+ Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
+ Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
+ Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
+ Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.

Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

Thành phần hồ sơ : 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
  • Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
  • Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng mặt hàng.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Thời gian thực hiện : 

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo khắc phục và đề nghị kiểm tra lại đối với trường hợp không đạt phải kiểm tra lại.

 

Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu liên tục

Điều 182. Chiếm hữu liên tục

1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Cuối năm, đuổi NLĐ để không thưởng Tết sẽ ở tù đến 01 năm

Dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp dùng các chiêu trò khác nhau (gây áp lực cho người lao động, bắt tăng ca quá mức…) để đuổi việc người lao động nhằm không phải trả tiền thưởng Tết Âm lịch Đinh Dậu 2017. Vậy doanh nghiệp có bị xử lý gì không?

i) Người sử dụng lao động chỉ được phép sa thải (đuổi việc) người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2012; như vậy, ngoài các trường hợp này thì người sử dụng lao động không được đuổi việc người lao động.

ii) Trong trường hợp người sử dụng lao động đuổi việc người lao động trái pháp luật thì họ phải có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản chi phí cho người lao động theo Điều 42 của Bộ luật Lao động 2012.

(iii) Ở mức độ vi phạm nhẹ thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

(iv) Trường hợp đuổi người lao động một cách trái pháp luật ở mức độ nặng, thì có bị xử lý hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự 1999 (hình phạt có thể lên đến 01 năm tù giam).

Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Điều 50 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 50, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 50: Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Giải đáp pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế

Về vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế mà bạn đọc thắc mắc và đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Bạch, sau đây Luật Minh Bạch sẽ tổng hợp và trả lời những câu hỏi mà độc giả đã gửi về cho Luật Minh Bạch.

_________________________________________________

Câu hỏi thứ nhất: Chú tôi trước đây sinh sống ở LB Nga nhưng đã mất do tai nạn lao động. Hiện ông có tổng tài sản là 5 tỷ đồng. Ông có một người vợ hợp pháp và hai con gái. Ngoài ra ông còn có một người con riêng. Người con riêng này của ông không có khả năng lao động. Chú tôi mất đột xuất không để lại di chúc vậy thì số tài sản của chú tôi sẽ được phân chia như thế nào?

 

Với câu hỏi trên, Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc nếu tài sản ở đâu thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Vì vậy nếu tài sản ở LB Nga thì phải căn cứ pháp luật LB Nga để chia di sản thừa kế. Còn nếu di sản trên ở Viêt Nam thì xử lý như sau:

Trường hợp ông chú của bạn chết mà không để lại di chúc thì trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015).

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được hưởng thừa kế phần di sả bằng nhau (Điều 651 BLDS 2015). Trong trường hợp trên chỉ đề cập đến người vợ hợp pháp, 02 người con gái và 01 người con riêng thì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Một vấn đề đặt ra nữa là người con riêng bị mất khả năng lao động thì liệu người con riêng của ông chú không có khả năng lao động thì có được quyền hưởng di sản không? Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản cả theo di chúc lẫn theo pháp luật.

Như vậy, không phụ thuộc vào khả năng lao động, những người thừa kế theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

 

Câu hỏi thứ hai:Tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện đang sinh sống ở Canada. Tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai? Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết là đúng hay sai? Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như là những người bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi, hành hạ người đề lại di sản,… thì không được hưởng thừa kế là không chính xác. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế có thể vì nhiều lý do có thể là có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác hay có những hành vi không xứng đáng với bổn phận. Khi này, pháp luật sẽ có những quy định tước đi quyền hưởng di sản của những trường hợp này.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí giữa các bên trong quan hệ thừa kế, tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nằm trong diện không được hưởng di sản vẫn có quyền được hưởng di sản chỉ với điều kiện nếu như người để lại di sản đồng ý để lại di sản cho những người đó (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).

Thứ hai, quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản chết (có thể hiểu đẩy đù là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý) là đúng, thời điểm người để lại di sản chết (về mặt sinh học) hoặc bị tòa án tuyên là đã chết (chết về mặt pháp lý) gọi là thời điểm mở thừa kế. Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mặc dù thời điểm còn sống, các bên trong quan hệ thừa kế có thể phát sinh di chúc tuy nhiên, văn bản này chỉ có hiệu lực đối với các bên khi người để lại di chúc hoặc di sản chết. Vì vậy, chỉ khi người để lại di sản chết, quan hệ thừa kế mới hình thành.

Thứ ba, tôi hiểu ý bạn hỏi về yếu tố lỗi của các hành vi được quy định trong trường hợp của người không được hưởng quyền thừa kế. Đúng như vậy, các trường hợp không được hưởng thừa kế phải có lỗi cố ý khi thực hiện các hành vi như ngược đãi, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác hay lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc,… và chỉ những người có khả năng nhận thức, kiểm soát thì mới coi hành vi đó là cố ý. Vì vậy, yếu tố lỗi sẽ được đặt ra đối với những người có thể kiểm soát, nhận thức hành vi của mình.

 

Câu hỏi thứ ba: Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 3 người con (tôi là con trai và sau tôi là hai em gái). Trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản gồm đất ở và nhà. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Khi tôi ở nước ngoài thì mẹ tôi cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Khi vắng mặt tôi mà thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, phần di sản của bố bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn khi không để lại di chúc cần phải được phân chia theo quy định phân chia thừa kế pháp luật, khi này phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành bốn phần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Trong trường hợp của bạn cần phải xem xét những người thuộc hàng thừa kế bao gồm những người còn sống tại thời điểm bố bạn mất, như thế ngoài mẹ, hai người em gái và bạn thì ông bà bạn còn sống hay không? Bố bạn có con nuôi, con riêng hay không để vì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là như nhau.

Tiếp đó, khi mẹ và 2 người chị em gái bán phần tài sản chung có phần của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch đó không hợp pháp bạn cũng có phần sở hữu trong khối di sản mà bố bạn để lại cho bạn, vì vậy việc mua bán đó là không hợp pháp và có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đã được bên thứ ba ngay tình đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không thể đòi lại tài sản từ họ mà phải đòi những người có lỗi trong giao dịch này đó là mẹ và chị em gái bạn.

Điều 163 BLDS 2015 cũng nêu rõ rằng không ai có thể bị hạn chế quyền, tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 cũng quy định chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm về tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật.

 

Câu hỏi thứ tư: Ba tôi đã mất nhưng không để lại di chúc, còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đăng kí kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài. Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Việc cha của bạn mất mà không có di chúc thì phần di sản để lại sẽ phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ phải căn cứ theo một trong những yếu tố cơ bản là về hàng thừa kế, là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này để có quyền được hưởng như nhau phần di sản mà bố bạn để lại.

Vì vậy, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống thì mẹ kế của bạn không có toàn quyền với di sản mà cha bạn để lại.

Đối với di sản của bố mạng ví dụ như chiếc xe, việc sang tên xe bố của bạn đã mất thì khi phân chia di sản sẽ không phải là bạn tiến hành sang tên hoặc mẹ kế của bạn tiến hành sang tên. Mà việc đầu tiên là phần di sản này phải được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi thực việc việc phân chia thừa kế xong mới xác định được quyền sở hữu tài sản mà cụ thể là cái xe này thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó mới có quyền sang tên.

Về cách thức phân chia di sản thì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xác định thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2015 và Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành nghề khác (nếu có).

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nêu trên không bao gồm:

– Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH.

– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. Theo đó, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

Cơ quan thực hiện : Phòng tư pháp cấp huyện

Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng tư pháp cấp huyện

Thành phần hồ sơ :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian thực hiện : Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Lệ phí : 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật