Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Nợ thẻ tín dụng Eximbank 8,8 tỷ: 2 bên thống nhất gì sau buổi làm việc đầu tiên?

 Ông P.H.A. (Quảng Ninh) vay 8,5 triệu đồng qua thẻ tín dụng Eximbank, nhưng sau 11 năm, số nợ tăng lên 8,8 tỷ đồng do lãi phát sinh. Sau buổi làm việc đầu tiên ngày 19/3, đại diện của ông A. và Eximbank đã thảo luận thẳng thắn và đồng ý hợp tác để giải quyết vụ việc. Ông A. khẳng định mình không nhận thẻ tín dụng và nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo từ nhân viên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Eximbank làm rõ vụ việc và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nhận định vụ việc, Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch phân tích, theo khoản 1 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp nhân viên của tổ chức phát hành thẻ (ở đây là Ngân hàng) được giao nhiệm vụ mà có lỗi là hành vi không giao thẻ tín dụng cho khách, tự ý chiếm hữu thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm dân sự do nhân viên của mình gây ra.

Đọc thêm tại đây 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Sai thẩm quyền ban hành: Văn bản của Bộ Xây dựng không có hiệu lực?

 

 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng ký văn bản 333 đính chính Nghị định 35/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Cụ thể, do sơ suất kỹ thuật, văn bản đính chính từ “Bãi bỏ khoản 2 điều 5, khoản 2 điều 9” thành “bãi bỏ khoản 2 điều 9”. Trong lĩnh vực pháp luật, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về thẩm quyền của từng cơ quan. Chia sẻ với  Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) chia sẻ, văn bản 333 của Bộ Xây dựng dùng để đính chính Nghị định 35/2023 là không đúng quy định pháp luật, do Bộ không có thẩm quyền sửa đổi hay bổ sung Nghị định do Chính phủ ban hành. Việc này có thể dẫn đến việc văn bản không có hiệu lực pháp lý, và Bộ Tư pháp có quyền can thiệp để rà soát và xử lý.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

 

Hành vi nào của người lao động bị xử phạt hành chính khi tham gia đình công

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng thông thường.

  Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động. Ngừng việc nói ở đây là sự đơn phương ngừng hẳn công việc đang làm bình thường theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động.

–    Đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ chức trong đình công thể hiện ở chỗ: việc quyết định đình công, thủ tục chuẩn bị đình công, tiến hành đình công, giải quyết đình công đều do đại diện của tập thể lao động và công đoàn tiến hành. Ngoài tổ chức công đoàn, không ai có quyền đứng ra tổ chức đình công.

–    Việc đình công chỉ tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp.

Giới hạn phạm vi đình công trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp xuất phát từ phạm vi và nội dung của tranh chấp lao động tập thể. Nếu trong vụ tranh chấp mà một bên là tập thể lao động

của cả doanh nghiệp thì có thể tất cả người lao động trong doanh nghiệp ngừng việc để đình công.

Nếu là tranh chấp giữa tập thể lao động thuộc bộ phận của doanh nghiệp thì đình công chỉ được tiến hành trong phạm vi bộ phận đó.

Sự tham gia hưởng ứng của những người khác không có liên quan đến tranh chấp lao động tập thể, không thuộc tập thể lao động có tranh chấp thì đều là bất hợp pháp.

Khi tham gia đình công, người lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính, nếu có những hành vi sau và mức phạt cụ thể :

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động có hành vi sau đây:

– Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình công quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác đình công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
  2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 94 Bộ luật dân sự 2015

Điều 94. Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Chi phí giải thể pháp nhân;

b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Liệu có lỗ hổng nào từ quy trình ủy thác nhập khẩu thuốc vào Việt Nam dẫn đến tình trạng nhập khẩu thuốc kém chất lượng

Trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi một loại kháng sinh nhập khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco. Đáng lưu ý, đây không phải lần đầu mà công ty Sahaco vi phạm vấn đề này, trước đó Dược phẩm Sohaco cũng nhiều lần bị Cục Quản lý Dược Bộ y tế cấm lưu hành, thu hồi và xử phạt vì nhập khẩu thuốc kém chất lượng. Từ vụ việc này, ta phải đặt ra câu hỏi liệu quy trình nhập khẩu ủy thác hay công tác quản lý, cấp phép có lỗ hổng nào cho các doanh nghiệp “khai thác và tận dụng”  lỗ hổng đó nhập khẩu thuốc, dược phẩm kém chất lượng về Việt Nam. Để khi “sự đã rồi” thì các cơ quan chức năng lại phải tự đi tìm cách gỡ rối, giải quyết và hậu quả thì hoàn toàn do người tiêu dùng gánh chịu.

Về quy trình ủy thác nhập khẩu ở Việt Nam được quy định cụ thể tại chương 4 của Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Theo đó, Điều 17 Nghị định này quy định :

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.”

Mà dược phẩm là hàng hóa xuất nhập khẩu phải có giấy phép.

Công ty Sohaco khi nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu dược phẩm từ nước ngoài về Việt Nam phải được cấp phép.

Về Điều kiện tham gia nhập khẩu, xuất khẩu và ủy quyền nhập khẩu thuốc, dược liệu :

Quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2010 của Bộ y tế:

Thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ.

Thương nhân được phép ủy thác nhập khẩu thuốc theo đúng phạm vi hoạt động quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ.

 Ngoài ra, còn một loại các yêu cầu và điều kiện khác như hạn sử dụng thuốc, chất lượng về bao bì…..Trong đó có điều kiện về phiếu kiểm nghiệm:

“ Khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải xuất trình Hải quan cửa khẩu bản chính phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho từng lô thuốc nhập khẩu của nhà sản xuất trừ dược liệu và các thuốc quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 17 và 18 của Thông tư này.

Hải quan cửa khẩu lưu bản sao phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu.”

=> Như vậy, theo quy định thì quy trình để viên thuốc đi từ nước ngoài vào đến tay người tiêu dùng ở Việt Nam là rất nghiêm ngặt và khắt khe. Tuy nhiên, vẫn xảy ra những vụ việc thuốc kém chất lượng được lưu thông, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng thì một phần trách nhiệm lớn từ các cơ quan quản lý và cấp phép.

 *Trách nhiệm:

Về  trách nhiệm của các doanh nghiệp khi nhập khẩu, ủy quyền nhập khẩu thuốc, dược phẩm kém chất lượng thì trong thông Tư 47/2010 mới chỉ quy định chung chung:

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2010 của Bộ y tế quy định:

Thương nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của thuốc nhập khẩu theo quy định của Luật Dược, Luật Thương mại và các quy định khác về quản lý chất lượng thuốc hiện hành”

Chính vì vậy, chưa có một cơ chế và một chế tài đủ sức răn đe, khiến cho các doanh nghiệp “ nhờn luật” vẫn ngang nhiên làm trái, coi thường tính mạng, sức khỏe của người dân.

Việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện, giấy tờ gì?

     Từ ngày nhà nước mở rộng chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số ít lo sợ về thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam phức tạp nên còn e dè trong việc quyết định có nên mua nhà ở Việt Nam hay không?

20150917110910-2

Theo Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều) là đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.

Điều kiện chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam là đủ. Một điểm mới nữa là Việt kiều được sở hữu nhà ở với số lượng không hạn chế.

Theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì Việt kiều muốn mua nhà phải có giấy tờ thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài, thì giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam bao gồm:

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.

San lấp, dựng công trình trái phép trên đất công, đất nông nghiệp tại Hà Nội

Vấn nạn san lấp và dựng công trình trái phép trên đất công, đất nông nghiệp đang trở thành vấn đề nóng trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ. Trước sự gia tăng nhu cầu nhà ở và mặt bằng sản xuất, nhiều trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp và lấn chiếm đất công để xây dựng nhà xưởng, nhà ở xuất hiện phổ biến, ngay tại Thủ đô Hà Nội. Những hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Đất đai mà còn gây ra nhiều hệ lụy, như làm suy giảm hiệu quả sử dụng đất, thất thoát tài nguyên, gây áp lực lên công tác quản lý đô thị và phá vỡ quy hoạch phát triển bền vững.

Mặc dù các hành vi lấn chiếm đất đai thường bị xử lý hành chính hoặc hình sự, sự thiếu quyết liệt và chậm trễ trong quản lý của chính quyền địa phương đã khiến tình trạng này tiếp diễn. Trao đổi với Kênh Truyền hình Quốc hội, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch  đã có những phân tích sâu sắc về các khía cạnh pháp lý liên quan đến các vi phạm này, đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý của các cấp chính quyền.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

 

36 biển số siêu đẹp đấu giá công khai trong 2 phiên tới

Ngày 20-9, bà Lâm Thị Mai Anh, Giám đốc Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA), cho biết công ty sẽ bảo mật thông tin liên quan đến các phiên đấu giá và hiện đang chuẩn bị cho cuộc đấu giá tiếp theo. Chị LA, cư dân Hà Nội, bày tỏ sự tiếc nuối vì không mua được biển số trong phiên đấu giá trước do giá bị đẩy lên quá cao. Chị nghi ngờ khả năng tài chính của những người đấu giá khác và hy vọng vào phiên đấu giá tiếp theo sẽ có giá hợp lý hơn.

Ngày 15-9, ông NTĐ đã thắng thầu biển số ô tô 99A-666.66 với giá 4,23 tỷ đồng và dự định gắn biển số này vào xe Mercedes GLS 400. Ông Đ cho biết lý do chi số tiền lớn là vì biển số có ý nghĩa đặc biệt và thuộc đầu số đẹp.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, người trúng đấu giá biển số xe có quyền sở hữu và chuyển nhượng biển số kèm theo xe, nhưng không thể chuyển nhượng biển số riêng lẻ. Việc chuyển nhượng phải tuân theo quy định mới của Bộ Công an và không phải nộp thuế giá trị gia tăng hay thu nhập cá nhân.

Xem thêm tại đây 

Đề xuất mới của Bộ Công an về ‘cấm tiếp xúc’, ngăn chặn bạo lực gia đình

Bộ Công an Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định công tác giám sát việc thực hiện quyết định “cấm tiếp xúc” theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. Theo dự thảo, việc giám sát này nhằm bảo vệ các nạn nhân, ngăn chặn hiệu quả hành vi bạo lực gia đình, đồng thời góp phần xây dựng một môi trường gia đình an toàn, lành mạnh.

Dự thảo thông tư đề xuất nhiều cải tiến đáng chú ý, chẳng hạn như quy định thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã (hoặc 3 ngày đối với quyết định từ Tòa án nhân dân) để công an địa phương phân công người giám sát. Việc phân công này dựa trên hoàn cảnh của cả người bị giám sát và người giám sát, đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng quá tải cho người giám sát.

Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định rằng đây là một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật, giúp bảo vệ tốt hơn cho nạn nhân bạo lực gia đình, đặc biệt là với việc giám sát chặt chẽ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan. Những quy định mới cũng giúp tăng tính răn đe của lệnh cấm tiếp xúc và góp phần xây dựng hành lang pháp lý vững vàng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Mời bạn đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Cảnh sát giao thông được dừng xe trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại điều 12, Thông tư 01/2016/TT-BCA thì  Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

 

Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  • – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • – Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu mới nhất 2018

Theo điều 4 tại quyết định 595/QĐ-BHXH thì công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc :

1.1 Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)….

Và rất nhiều đối tượng khác nữa, như vậy Người lao động tham gia làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân cũng thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.

Theo côn văn số 464/BHXH-KHTC ngày 14/03/2016 của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thì có 12 thủ tục giao dịch hồ sơ điện tử bao gồm :

  1. Đăng ký tham gia đối với đơn vị tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến
  2. Báo tăng lao động
  3. Báo tăng lao động, truy thu BHXH đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài
  4. Báo giảm lao động
  5. Thay đổi điều kiện đóng, mức đóng, căn cứ đóng
  6. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất
  7. Cấp lại thẻ  BHYT do bị mất, rách, hỏng ( Không thay đổi thông tin trên thẻ)
  8. Cấp thẻ BHYT hằng năm
  9. Cấp thẻ BHYT cho đối tượng là học sinh, sinh viên
  10. Cấp thẻ BHYT cho người chỉ tham gia BHYT do xã/phường hoặc Phòng LĐ&TB xã hội quản lý
  11. Cấp sổ BHXH do mất, hỏng (Không thay đổi thông tin trên sổ)
  12. Rà soát cấp mã số BHXH

Đối với các nghiệp vụ còn lại, đề nghị gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho các doanh nghiệp mới thực hiện MBLAW hướng dẫn quý doanh nghiệp như sau :

Bước 1 : Cần chuẩn bị chữ ký số của doanh nghiệp ( Hiện nay đăng ký giao dịch qua mạng) và mua phần mềm kê khai bảo hiểm (IVAN) của các nhà cung cấp như VNPT, VIETTEL, NEWCA,….Sau khi mua phần mềm kê khai thì đơn vị sẽ được cấp mã số bảo hiểm của đơn vị và mật khẩu để truy cập (máy tính có cài đặt phần mềm ivan này, do bên cung cấp ivan sẽ cài đặt cho doanh nghiệp) và thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm.

Bước 2 : Ở phần đăng ký  giao dịch có tất cả các nghiệp vụ, đơn vị nhấp vào nghiệp vụ đơn vị tham gia lần đầu và kê khai. ở trong nghiệp vụ này doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu

Bước 3 : Văn bản đính kèm bao gồm :

+ Hợp đồng lao động với tất cả mọi người tham gia BHXH trừ giám đốc/người đại diện pháp luật

+ Quyết định tuyển dụng

Tất cả là file word sau đó đính kèm vào mục đính kèm ( Nhớ ghi rõ số hiệu văn bản, trích lục văn bản)

Bước 4 : Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp cắm chữ ký số vào và ký để nộp hồ sơ . Thông báo tiếp nhận và giải quyết sẽ được gửi vào email đã đăng ký của công ty

Trên đây là toàn bọ quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu, MBLAW chuyên cung cấp dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp trong cả nước, để được trợ giúp, hoặc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi. Rất hân hạnh được hợp tác với quý doanh nghiệp

Trân trọng!

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà