Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm chính thức được công nhận lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự. Với việc bổ sung này, BLHS 2015 đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây, tạo cơ sở pháp lý trong hợp tác  quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.. Trong phạm vi bài viết, xin phép được phân tích vài vấn đề cơ bản của chế định pháp lý quan trọng này

Như thế nào là Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là khái niệm mới được quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân Sự 2015

Pháp nhân thương mại bao gồm 02 đặc tính:

– Là pháp nhân

Theo điều 74 BLDS năm 2015, quy định về pháp nhân như sau:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Từ quy định này, có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công đoàn

– Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (hoạt động sinh lợi) và lợi nhuận được chia cho các thành viên

Các tổ chức pháp nhân nhưng không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên cũng không phải là “ pháp nhân thương mại” và do vậy, không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự

Điều 76 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Phạm vi và nguyên tắc áp dụng

  • Phạm vi

Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

– Pháp nhân thương mại Việt Nam:

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6.1 BLHS 2015)

– Pháp nhân thương mại nước ngoài

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (trong trường hợp hành vi phạm tội (i) xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, (ii) xâm hại lợi ích của Việt Nam, hoặc (iii) theo quy định của điều ước quốc tế của Việt Nam) (Điều 6.2 BLHS 2015)

  • Xác định pháp nhân thương mại Việt Nam và pháp nhân thương mại nước ngoài

– Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập (Điều 80 và Điều 676 BLDS 2015)

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân thương mại Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập tại nước ngoài là pháp nhân thương mại nước ngoài.

– Tuy nhiên nếu pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập khong có khái niệm “pháp nhân thương mại” vậy làm như thế nào để xác định “ pháp nhân thương mại nước ngoài”

– Ngoài ra quy định chưa rõ ràng ở chỗ, chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự hay không?

  • Nguyên tắc áp dụng:

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân (Điều 75.2 BLHS 2015)

Điều này có nghĩa là: thứ nhất, trong mọi trường hợp, người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với pháp nhân trừ trường hợp thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thứ hai, đối với người hoặc những người đứng đầu pháp nhân thì tùy trường hợp cụ thể để xử lý. Nếu những người này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho rằng, trong số họ có người không biết hoặc phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh với pháp nhân

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại trừ trách nhiệm hành chính của pháp nhân thương mại (Điều 62.3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự

– Pháp nhân thương mại thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa “có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại” (Điều 445.3 của BLTTHS 2015)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

Pháp nhân thương mại đáp ứng đủ 4 điều kiện sau sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 75.1 BLHS 2015)

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, người thực hiện hành vi phạm tội phải nhân danh pháp nhân. Trường hợp thực hiện hành vi mang danh nghĩa cá nhân thì không thể đặt vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân ngay cả khi  họ là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.Theo quy định pháp luật hiện hành, người thực hiện hành vi pháp nhân có thể là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân, người được pháp nhân ủy quyền

  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Đây là căn cứ quan trọng để xác định một pháp nhân có bị truy cứu TNHS hay không. Nói cách khác, căn cứ này phản ánh dấu hiệu lỗi của pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, Ban lãnh đạo pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS khi người đứng đầu pháp nhân hoặc Ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức rõ hành vi mà người đại diện thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận cho người đại diện thực hiện hành vi đó

 

  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân là việc người đại diện thực hiện hành vi nhằm mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong trường hợp lợi ích cá nhân của pháp nhân không phải là duy nhất.Ví dụ như: giảm chi phí nộp thuế cho pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân

 

  • Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 BLHS 2015)

Cũng giống như hành vi phạm tội của cá nhân đơn lẻ là muốn truy cứu TNHS một người nào thì hành vi đó phải còn thời hiệu truy cứu TNHS

Việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân được thông qua việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS của cá nhân nhưng trong phạm vi 31 tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về thư tín dụng

Điều 2 UCP 500 định nghĩa: “ Các thuật ngữ ‘Tín dụng chứng từ’ và ‘Tín dụng dự phòng’ – sau đây gọi là Thư tín dụng – là bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc được miêu tả như thế nào, theo đó, ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động đúng yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) hoặc nhân danh cho chính bản thân mình.

  1. Thanh toán cho hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát.
  2. Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó
  • Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thưu tín dụng với điều kiện phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng

    Với khái niệm như vậy, thư tín dụng được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo thói quen và thông lệ của từng nước: Letter of Credit; Credit; Documentary Credit… Tương tự như vậy, Việt Nam thư tín dụng còn được gọi là tín dụng thư, tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C… Tuy nhiên, dù được gọi là như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ

*Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

   Trong phuuwong thức thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau: người mua, người bán và ngân hàng

  • Người mua: Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở thư tín dụng và thường phải ký quỹ từ 20 đến 25% số tiền của thư tín dụng tại ngân hàng mở thư tín dụng. Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thưu tín dụng cho ngân hàng nếu xét về ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng mở thư tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mình trong khi kiểm tra chứng từ
  • Người bán: Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mau đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải hiểm tra thư tín dụng xem có đúng nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện gì không rõ rang, không có lợi ích cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhân thì mới có hiệu lực thanh toán. Sau khi giao hàng, người bán phải lập đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng
  • Ngân hàng :

+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thưu tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thưu tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán  tiền cho người bán và nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua. Ngân hàng mở thư tín dụng được người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125 dến 0,5% số tiền của thư tín dụng. Ngân hàng mở thư tín dụng thường là ngân hàng nhà nước người mua, nhưng cũng có thể là ngân hàng ở nước người bán hoặc ngân hàng nước thứ ba

+ Ngân hàng thông báo- là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào mà chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán

+ Ngân hàng xác nhận- là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Sở dĩ có việc này là bở người bán cũng chưa haofn tòa tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. Ngân hàng xác nhận cam kết trách nhiệm thanh toán không thể hủy bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy đinh. Giống như ngân hàng thanh toán, một ngân hàng chấp nhận vai trò làm ngân hàng xác nhận sẽ chịu nhiều rủi ro là có thể không phát hiện ra sai sót trong các chứng từ.

+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng, với thỏa thuận trong thư tín dụng được ủy quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Nếu thư tín dụng thuộc loại “tự do chuyển nhượng” thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng được chỉ định thanh toán. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận

+ Ngân hàng thanh toán có thể à ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng ủy thác trả tiền cho người bán. Nếu trả tiền tại nước người bán thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp các các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Rủi ro chính của ngân hàng thanh toán là việc thanh toán đổi chứng từ mà chứng từ có thể có những sai khác so với quy định trong thư tín dụng, khi đó ngân hàng khó có thể thu hồi tiền từ ngân hàng mở. Tuy nhiên, một ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán có thể từ chối thanh toán cho người xuất khẩu nếu ngân hàng mở không đủ tiền để thanh toán hối phiếu (điều này xảy ra khi ngân hàng thanh toán không xác nhận trách nhiệm trong thư tín dụng)

+ Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ả mua hối phiếu có kỳ hạn chua đến hạn trả tiền cho người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại này thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán chongười xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận. Việc ngân hàng xác nhận thanh toán cho người xuất khẩu là không thể truy đòi, nghĩa là ngay cả khi không được ngân hàng mở thanh toán thì ngân hàng này sẽ xác nhận cũng không thể đòi lại tiền của người xuất khẩu

*Các loại thư tín dụng

     Theo Ủy ban kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC, thư tín dụng được phân biệt theo hai dạng: Theo loại hình và theo phương thức sử dụng

  Theo loại hình: có thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là một thư tín dụng mà ngân hàng và người mua lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ không cần báo cho người bán biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia thì việc sửa đổi chỉ có hiệu lực khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước  khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người bán. Như vậy, thư tín dụng có thể hủy ngang chỉ đảm bảo rất ít, nếu nói là có, cho người xuất khẩu, và người xuất khẩu thường khoog chấp nhận loại này. Điều 6 UCP 500 quy định rằng thư tín dụng sẽ được coi là không thể hủy ngang trừ khi được ghi rõ là có thể hủy ngang (ngược với UCP 400). Do đó, loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Nó chỉ có tính chất như một lời hứa hẹn chứ không phải là một sự cam kết trả tiền
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irevocable L/C) là loại thư tín dụng,mà ngân hàng khi đã mở thư tín dụng thì phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn tư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan. Điều căn bản này cho phép người xuất khẩu thu gom hàng và gửi đi với sự đảm bảo rằng sẽ được thanh toán nếu xuất trình các chứng từ quy định. Thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho người bán nên nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Khi sử dụng loại thư tín này cũng không cần phải ghi rõ nó là loại hủy ngang hay không hủy ngang, bởi UCP 500 quy định rằng nếu không ghi gì thì thư tín dụng đó được coi là không hủy ngang.

 Theo phương thức sử dụng:

  • Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp : là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị đối với những người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực tại ngân hàng phát hành. Loại thư tín dụng này không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ nào của ngân hàng phát hành với bất cứ ai ngoài người hưởng lợi từ thư tín dụng. Thư tín dụng không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu. Việc chiết khấu là công việc nội bộ của ngân hàng chuyển chứng từ và người hưởng lợi. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng lợi, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khác hàng nếu chứng từ hoàn oàn hợp lệ
  • Thư tín dụng với điều khoản đỏ. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi các điều khoản của nó được in hoặc đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây, người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thưu tín dung được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty lớn và có đủ vốn, phía xuất khẩu có nguồn hàng hóa nhưng thiếu vốn. Với thư tín dụng có điều khoản đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng trước một số tiền nhất định (từ 30 đến 50% trị giá thư tín dụng) khi nhận được các chứng từ mà các bên đã thỏa thuận. Rõ ràng, các thư tín dụng đỏ chỉ được sử dụng khi người nhập khẩu tin tưởng vào người xuất khẩu. Trong khi rất nhiều trường hợp, người mở thư tín dụng chỉ ứng trước cho người hưởng lợi nếu ngân hàng của người hưởng lợi bảo lãnh. Như vậy, người hưởng lợi phải thương lượng với ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản). Nói chung, điều này đảm bảo người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng trong nước hoặc một ngân hàng được tin cậy hơn ngân hàng mở. Đối với loại thư tín dụng này, quyền lợi của người bán được đảm bảo nên cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là vì người bán cũng không tin tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng nên họ yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng phải được một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng đó. Người bán có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng nặng như trách nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng, vì vậy, có khi ngân hàng xác nhận buộc ngân hàng mở thư tín dụng phải đặt tiền trước và phải trả thủ tục phí rất cao.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irevocable Without Recourse L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp về chưng từ. Đối với loại thư  tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”. Loại thư tín dụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  • Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Irevocable Transferable L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hoặc đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp. Người hưởng lợi trung gian chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền lợi của mình cho người hưởng lợi cung cấp (gọi là “người hưởng lợi thứ 3” trong UCP). Người trung gian có thể không muốn tiết lộ thông tin về người cung cấp cuối cùng và có thể giữ không cho người nhập khẩu biết rằng việc gửi hóa đơn của người cung cấp cuối cùng. Các biến hình của thư tín dụng có thể chuyển nhượng có thể cực kỳ phức tạp, do đó người nhập khẩu cần phải thận trọng. Cụ thể là người nhập khẩu có thể phải cấp nhận rủi ro là không biết gì về nguồn gốc của người cung cấp cuối cùng, do đó người nhập khẩu rất khó được đảm bảo về uy tín và độ tin cậy của người này

Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi rõ “có thể chuyển nhượng”. Thư tín dụng chuyển nhượng được chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu

  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lưc như cũ và được tiếp tục được sử dụng trong một thời gian nhất định. Ví dụ, tổng giá trị hợp đồng giao hàng trong một năm 40.000 $, mỗi quý giao 10.000 $ hàng thì không cần phải mở thư tín dụng với giá trị 40.000 $ mà chỉ mở thư tín dụng với trị giá 10.000 $ với điều kiện tuần hoàn. Loại thư tín dụng này được dùng trong việc mua bán những mặt hàng số lượng lớn nhưng giao thường xyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng giáp lung (Back to Back L/C) là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo. Ví dụ : Việt Nam và Nhật Bản buôn bán hàng hóa với nhau nhưng ngân hàng hai nước chưa có quan hệ nghiệp vụ qua lại với nhau, vậy hai bên phải tìm một ngân hàng ở nước thứ ba mà hai bên cùng có quan hệ để mở thư tín dụng cho nhau : Ngân hàng Nhật Bản mở thư tín dụng cho một thương nhân Trung Quốc làm trung gian. Thương nhân này dùng thư tín dụng đó để đến ngân hàng C.B. là một ngân hàng TRung Quốc để mở thư tín dụng cho Việt Nam. Hai thư tín dụng này có nội dung cơ bản giống nhau, trừ những nội dung để đảm bảo quyền lợi cho người trung gian
  • Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C) là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng. Như vậy thư tín dụng dự phòng khác với các thư tín dụng khác kể trên ở chỗ chức năng chính của thư tín dụng dự phòng là một biện pháp đảm bảo chứ không phải là thanh toán. Theo như một thư tín dụng dự phòng điển hình, người hưởng lợi sẽ đòi thanh toán trong trường hợp bạn hàng không thể thực hiện hoặc hoàn thành một số trách nhiệm nào đó. Việc sử dụng thư tín dụng dự phòng được phát triển rộng rãi ở Mỹ, nơi luật ngân hàng cấm các ngân hàng trực tiếp bảo đảm. Thư tín dụng dự phòng được hình thành để vượt qua các cản trở về luật pháp. Mặc dù thư tín dụng dự phòng được dẫn chiếu cụ thể đến UCP 500 nhưng phần lớn các điều khoản của văn bản này không có bất kỳ liên quan trực tiếp đến việc mở hoặc sử dụng loại tín dụng này
  • Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trinhg hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần
Những trường hợp không được quyền khởi kiện

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án được thông qua ngày 14/4/2017.

Theo đó, người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

+ Người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp.

+ Người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Thu hồi sổ hồng đã cấp, Sở Tài nguyên đang ‘đùa’ với cư dân?

Việc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ra quyết định thu hồi sổ hồng đã cấp cho các hộ dân tại một số dự án như Xa La, CT6 Kiến Hưng, và CT5 Tân Triều đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng cư dân. Quyết định này xuất phát từ lý do các dự án đã có những sai phạm về quy hoạch như chuyển đổi công năng hoặc xây vượt tầng so với phê duyệt ban đầu, và cơ quan chức năng cho rằng đã xảy ra sai sót trong quá trình cấp sổ.

Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định rằng, mặc dù các sai phạm xuất phát từ chủ đầu tư, nhưng cơ quan chức năng cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đã cấp sổ hồng cho những căn hộ nằm trong phần xây dựng vượt tầng hoặc sai mục đích. Việc cấp sổ hồng cho cư dân chính là lý do khiến họ tin tưởng và yên tâm bỏ tiền mua nhà. Nếu ngay từ đầu Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm tra và thẩm định, những hậu quả nghiêm trọng như hiện tại đã có thể tránh được.

Trong bối cảnh này, Luật sư Tuấn Anh đề xuất hai phương án bảo vệ quyền lợi cư dân. Phương án thứ nhất là hoàn trả tiền cho người dân, nghĩa là chủ đầu tư trả lại toàn bộ số tiền mà người dân đã bỏ ra để mua căn hộ. Phương án thứ hai là chủ đầu tư cung cấp cho cư dân một căn hộ tương đương về giá trị, tại cùng dự án hoặc tại dự án khác nếu người mua chấp nhận.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Không xác định được người đại diện pháp luật của hợp tác xã, tranh chấp dân sự giải quyết như thế nào?

Khi tranh chấp dân sự mà một bên là hợp tác xã nhưng thực tế đương sự không xác định được tình hình hoạt động của hợp tác xã, không tìm được người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thì xử lý như sau :

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thể tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định tình hình hoạt động và người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã tham gia tố tụng, tùy từng trường hợp xử lý như sau:

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản; hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2003 và khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì căn cứ vào quyết định thành lập hợp tác xã, điều lệ hoạt động của hợp tác xã (nếu có) để xác định người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Nếu người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã chết thì những xã viên còn sống (theo Luật hợp tác xã năm 2003) hoặc những thành viên hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã năm 2012) còn sống có quyền bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng. Trường hợp không thể bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án yêu cầu thành viên hợp tác xã còn sống tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã đã bị chia, tách: Theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách và là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới sẽ tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã bị hợp nhất, sáp nhập với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi hợp nhất, sáp nhập sẽ tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải ra quyết định giải thể hợp tác xã đó. Tòa án yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết theo thẩm quyền và căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định giải thể mà việc xử lý tài sản chung và vốn (Luật hợp tác xã năm 2012 gọi là tài sản không chia) của hợp tác xã được giải quyết theo Điều 36 Luật hợp tác xã năm 2003, khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã năm 2012, Điều 21 Nghị định số193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã năm 2012. Theo đó, khi giải thể hợp tác xã, một phần tài sản chung không chia được giao cho chính quyền địa phương quản lý thì người đại diện cho chính quyền địa phương (nơi quản lý tài sản của hợp tác xã) sẽ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã và tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.

Vụ giá đỗ ngâm hóa chất: dễ dàng mua bán và sử dụng “nước kẹo” 6-Benzylaminopurine

Vụ việc giá đỗ ngâm “nước kẹo” 6-Benzylaminopurine (BAP) gây xôn xao dư luận thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc dễ dàng mua bán và sử dụng sai mục đích hóa chất này. Dù không thuộc danh mục cấm, nhưng BAP lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường khi được dùng trong sản xuất thực phẩm. Chia sẻ với phóng viên, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, đã có những nhận định về việc sử dụng hóa chất không được phép trong sản xuất thực phẩm vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 40 đến 50 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015, với mức phạt từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm và đồng thời đề xuất thêm các giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng này.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 25 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 25, Bộ luật dân sự 2015 như sau 

Điều 25 : Quyền nhân thân 

1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 156 Bộ luật dân sự 2015

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng

Câu hỏi : 

Vợ chồng tôi muốn chia tài sản chung để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng của mỗi người. Xin cho biết văn bản chia tài sản chung phải có nội dung gì? có nhất thiết phải công chứng hay không?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Việc chia sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình, theo đó, khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.

Về thủ tục thực hiện việc chia sản chung, Nghị định của Chính phủ số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết hướng dẫn  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể như sau:

– Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản), trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia, nếu có; thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung…

– Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải công chứng.

Đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản được hay không?

Thời gian qua, nhiều ý kiến thắc mắc “Giấy tờ có giá” là gì?. Các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, xe ô tô…) có phải là yêu cầu trả lại “Giấy tờ có giá” không?. Nếu yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa có thụ lý?.

Tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Theo  quy định trên thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy CNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký xe máy, mô tô, ô tô….không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiễm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tóa án không thụ lý giải quyết.

Cơ quan chức năng sẽ giải quyết theo thẩm quyền

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều người đã nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá và đã có đơn đề nghị Tòa giải quyết. Trường hợp này, TANDTC hướng dẫn như sau: Nếu người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà Tòa án chưa thụ lý vụ án thì Tòa trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

Trong văn bản trả lại đơn, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu đã thụ lý vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

 

Bình luận khoa học về tội đầu cơ đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 196 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội đầu cơ xuất hiện phổ biến trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp mà ở đó việc lưu thông phân phối thuộc quyền của Nhà nước, nên hành vi phạm tội bị xử lý về tội đầu cơ quy định trong BLHS năm 1985 là rất rộng.

Đến nay, ở Việt Nam đã hình hình nền kinh tế thị trường, nên hành vi đầu cơ khó xảy ra. Song nhằm đảm bảo việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết của Nhà nước trong những trường hợp cụ thể nhất định, đồng thời nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, do đó quy định tội đầu cơ trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 với tinh thần xử lý hình sự có giới hạn với những điều kiện cụ thể hiện nay vẫn là cần thiết.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi đầu cơ xâm phạm đến quan hệ lưu thông hàng hóa, sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ chế thị trường nhưng định hướng XHCN và xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng.

Đối tượng là những loại hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Ví dụ: lúa, gạo, muối, xăng dầu, xi măng, thép xây dựng,…

Đây là điểm khác biệt thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với quy định về tội đầu cơ trong BLHS năm 1999. Đối tượng của tội đầu cơ trong Điều 160 BLHS năm 1999 chỉ đơn thuần là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, tinh thần chung Nhà nước đã thu hẹp khả năng xử lý tội đầu cơ so với quy định trong BLHS năm 1999, đối tượng hàng hóa của tội đầu cơ theo Điều 196 BLHS năm 2015 chỉ còn các mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước cần bình ổn giá hay Nhà nước định giá.

2. Mặt khách quan của tội phạm

  • Dấu hiệu bắt buộc về hoàn cảnh phạm tội: Đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa. Ví dụ do lũ lụt, chiến tranh,… dẫn đến khan hiếm lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu khác như xăng, dầu,… Tình hình này có thể được các cơ quan có thẩm quyền tuyên bố xác định vùng thiên tai, vùng có chiến sự, hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cụ thể.
  • Hoặc lợi dụng các hoàn cảnh nêu trên, một hoặc một số người do nắm độc quyền kinh doanh một số loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đã cố ý tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách giữ hàng hóa không bán ra thị trường, hay một số tư thương tung tin thất thiệt,… nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo để trục lợi.
  • Người phạm tội đã lợi dụng tình hình khan hiếm nêu trên hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.

“Mua vét” hàng hóa được hiểu là hành vi mua với số lượng lớn hàng hóa, có thể mua một lần hoặc nhiều lần với số lượng hàng hóa nào đó vượt quá nhiều lần nhu cầu tiêu dùng của gia đình, nhu cầu dự trữ của nghề nghiệp trong điều kiện hàng hóa khan hiếm,… đồng thời việc mua vét này có căn cứ chứng minh nhằm bán lại để thu lợi bất chính.

Trong quy định về tội đầu cơ tại Điều 160 BLHS năm 1999, việc mua vét hàng hóa phải đi kèm với dấu hiệu số lượng hàng hóa lớn và gây hậu quả nghiêm trọng mới bị coi là phạm tội. Trong đó: Căn cứ xác định số lượng lớn còn tùy vào sự đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng; hậu quả nghiêm trọng có thể là gây rối loạn thị trường trong một khu vực nhất định, giá cả tăng đột biến gây nên sự khó khăn cho đời sống nhân dân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, quy định về dấu hiệu định tội trong tội đầu cơ tại Điều 196 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa dấu hiệu hàng hóa có số lượng lớn qua việc quy định giá trị hàng hóa đồng hóa đồng thời không quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc. Theo đó, hành vi khách quan nêu trên chỉ bị coi là tội phạm nếu:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tôi là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.

Mục đích mua vét, tích trữ hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Việc có bán được hàng hóa với giá cao để thu lợi bất chính hay không, không là dấu hiệu bắt buộc. Thực tế có thể người đầu cơ bán lỗ, bán giá thấp hơn lúc “mua vét”, điều này không làm ảnh hưởng đến việc xác định tội danh.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung 3: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Trừ điểm giấy phép lái xe: Công bằng và nhân văn

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, một nội dung đang thu hút sự chú ý là quy định về việc trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX). Theo đề xuất này, thay vì tước hoặc đục lỗ GPLX như trước, cơ quan chức năng sẽ trừ điểm trực tiếp trên GPLX của người vi phạm. Quy định này được nhiều đại biểu Quốc hội và người dân ủng hộ vì được cho là công bằng và nhân văn hơn, giúp người lái xe nâng cao ý thức khi tham gia giao thông mà không gây ảnh hưởng nặng nề đến công việc và cuộc sống của họ.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng việc trừ điểm GPLX không chỉ là một biện pháp xử lý hành chính, mà còn nhằm mục đích quan trọng hơn là định hướng hành vi của người lái xe. “Khi đã vi phạm và bị trừ điểm, tài xế buộc phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn tiếp tục mất điểm,” ông nhấn mạnh. Ông cũng đề xuất rằng để thực hiện hiệu quả quy định này, cần đảm bảo sự đồng bộ và liên thông với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh công dân.

Mời bạn đọc thêm tại đây 

Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo

       Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta quy định: người nào có một trong các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

    Luật tố cáo, lần đầu tiên được quốc hội thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2012 đã dành hẳn 01 chương (Chương V: từ Điều 34 đến Điều 40) để quy định về bảo vệ người tố cáo. Trong đó, Điều 34 của Luật quy định việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Cũng theo quy định của Điều này, đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt…; thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo. Triển khai chế định này của Luật, ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành ngày 20/11/2012) quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm, các nội dung rất cụ thể như sau:

Thứ nhất, về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo:

     Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.

Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

Thứ hai, về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:

   Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

Thứ ba, về bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo:

     Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ) thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.

Thứ tư, về bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo:

Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sản của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.

Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ.

Thứ năm, về bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo:

      Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:

– Yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai;

– Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;

– Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.

Thứ sáu, về bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức:

     Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thẩm quyền quản lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định tại Khoản 4 Điều 37 của Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:

– Thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;

– Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Thứ bảy, về bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức:

      Người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bảo vệ, người có thẩm quyền bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp thấy yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất trong thời gian 03 ngày làm việc, người có thẩm quyền bảo vệ phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ sau đây:

– Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí công tác, việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

– Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật