Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động (NLĐ).

banner3

Theo đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần tuân thủ các quy định về quản lý sức khỏe NLĐ như sau:

– Thực hiện việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ kể từ thời điểm họ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

– Phải bố trí việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của NLĐ và:

+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp làm công việc tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc các yếu tố có hại này;

+ Hạn chế bố trí NLĐ mắc bệnh mạn tính làm các công việc có yếu tố có hại đến bệnh đang mắc;

+ Nếu phải bố trí NLĐ bị bệnh mạn tính làm công việc có yếu tố hại đến bệnh đang mắc thì NSDLĐ phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đến sức khỏe cho NLĐ biết và chỉ được bố trí sau khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

Ngày 30/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1885/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

vbmoi

Theo đó, việc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe được thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, hành lang vận tải đường bộ chính;

– Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…);

– Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe;

– Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ;

– Hạn chế đặt Trạm kiểm tra trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, đô thị để chống ùn tắc giao thông;

– Rà soát, điều chỉnh vị trí một số Trạm kiểm tra cố định để kết hợp với Trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của Trạm.

Quyết định 1885/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/9/2016 và thay thế Quyết định 1502/QĐ-TTg .

Đúng hay sai với việc giải quyết của UBND các cấp đối với người bị thu hồi đất phục vụ cho lợi ích công cộng

Tình huống:

Tôi (Nguyễn Văn A)  là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất diện tích 250 m2. Năm 2005, thửa đất này được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện khu đất này có một ngôi nhà ở và khu tường rào bao xung quanh. Năm 2008, do nhu cầu mở rộng, nâng cấp dưỡng giao thông liên xã, UBND xã Hải Bình( huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) yêu cầu tôi tự tháo dỡ tường bao và cây cối trên phần diện tích đất nhỏ ra phía ngoài đường(Phần đất này nằm trong khuôn viên đất của gia đình tôi). Tôi không đồng ý với lí do đây là phần đất của gia đình tôi, không phải là đất lấn chiếm. Sau đó UBND huyện Tĩnh gia có công văn chỉ đạo UBND xã Hải Bình tổ chức cưỡng chế, dỡ bỏ công trình, cây cối trên phần đất của gia đình tôi được sử dụng để làm đường giao thông liên xã. Gia đình tôi không đồng thuận và gửi rất nhiều đơn khiếu nại tới UBND huyện Tỉnh Gia, UBND xã Hải Bình nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.Tôi muốn hỏi việc làm của UBND huyện Tỉnh Gia và UBND xã Hải Bình với gia đình tôi là đúng hay sai?

Trả lời tư vấn:

Việc làm của UBND huyện Tỉnh Gia và UBND xã Hải Bình với gia đình ông  là không đúng theo quy định của pháp luật.

  • Thứ nhất, về thẩm quyền thu hồi đất.

Theo quy định tại khoản 2,3 điều 44 Luật Đất Đai 2003:”2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này không được ủy quyền”.

Theo đó, thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp trên không được phép ủy quyền cho UBND cấp dưới. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất phải thực hiện đứng thẩm quyền của mình. Do đó, thẩm quyền thu hồi đất ở đây là UBND huyện Tĩnh Gia.

  • Thứ hai, về điều kiện cưỡng chế thu hồi đất.

Trong vụ việc trên, UBND xã Hải Bình( huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) yêu cầu ông  tự tháo dỡ tường bao và cây cối trên phần diện tích đất nhỏ ra phía ngoài đường(Phần đất này nằm trong khuôn viên đất của gia đình ông). Ông A không đồng ý với lí do đây là phần đất của gia đình ông, không phải là đất lấn chiếm. Sau đó, UBND huyện Tĩnh Gia có công văn chỉ đạo UBND xã Hải Bình cưỡng chế gia đình ông . Như vậy thì đã bỏ qua một số bước mà đi thẳng vào vấn đề cưỡng chế thu hồi đất. Theo điều 32 nghị định 69/2009/NĐ- CP quy định về điều kiện cưỡng chế thu hồi đất:”

  1. Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 38 Nghị định này;
  3. b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định này mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
  4. c) Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;
  5. d) Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;

đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.

  1. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật”.

 Theo quy định của điều luật thì đã qua 30 ngày kể từ thời điểm phải bàn giao đất mà ông  không bàn giao cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau đó, UBND và UB Mặt Trận Tổ Quốc xã Hải Bình đã thuyết phục nhưng ông  vẫn không giao nộp thì khi đó UBND huyện Tỉnh Gia mới được có quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Và quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành phải thông báo quyết định đến gia đình ông . Nếu ông  từ chối thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND xã Hải Bình công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấp xã Hải Bình nơi có thu hồi đất. Sau 15 ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà ông  không bàn giao đất hì lúc này UBND huyện Tỉnh Gia mới được chỉ đạo UBND xã Hải Bình tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của ông A.

  • Thứ ba, về việc giải quyết khiếu nại của ông.

 Theo điều 34 và 36 Luật khiếu nại, tố cáo thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lí đẻ giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lí để giải quyết thì phải nêu lí do. Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lí giải quyết;đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lí để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần đầu là khôn quá 45 ngày, kể ừ ngày thụ lí để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lí để giải quyết.

Do đó, việc làm của UBND huyện Tỉnh Gia và UBND xã Hải Bình đối với gia đình ông  là sai mà cần thực hiện các thủ tục tại điều 32 nghị định 69/2009 thì mới được ra quyết định như trên.

Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác

Kể từ 01/06/2014 Thông tư 15 chính thức có hiệu lực thay thế Thông tư 12 và không đề cập đến thời hạn sang tên đổi chủ xe qua nhiều chủ mà chỉ quy định về thủ tục như sau:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

Đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) và Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

c) Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 BLDS năm 2005, theo đó hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

-Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 136 được áp dụng đối với yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì hợp đồng là một loại phổ biến của giao dịch dân sự. Xuất phát từ đó, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của BLDS năm 2005 là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế, có nghĩa là yêu cầu Toà án vào bất kỳ thời điểm nào cũng được.

-BLDS năm 2005 không quy định phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như quy định của BLDS năm 1995, mà quy định đó là một trong các nội dung của hợp đồng, nếu các bên có thoả thuận và tùy từng loại hợp đồng (khoản 7 Điều 402).Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng về việc bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận. Về quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS quy định: các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.  Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý là: khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại

-Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý là: Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

 

 

Cá nhân được tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 24/2016/TT-BXD sửa đổi các Thông tư liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng.

chung-chi-hanh-nghe-thiet-ke-xay-dung

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, cá nhân sẽ căn cứ quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề của mình làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng trong các trường hợp sau:

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề ghi thời hạn hiệu lực mà còn hiệu lực và được cấp trước ngày 01/9/2016 không thực hiện chuyển đổi chứng chỉ theo Thông tư 17/2016/TT-BXD .

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề (không ghi thời hạn hiệu lực) cấp trước ngày 01/9/2016 được sử dụng đến 30/6/2018 mà không thực hiện chuyển đổi.

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng từ sau ngày 01/3/2016 được tiếp tục hành nghề đến hết ngày 31/12/2016 và tự xác định hạng nếu không thực hiện chuyển đổi.

Ngoài ra, những quy định về sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Thông tư 17/2016/TT-BXD sẽ được dời ngày áp dụng đến ngày 01/12/2016.

Thông tư 24/2016/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Hình phạt hành vi xâm hại tình dục trẻ em và thực tiễn đã đủ răn đe

Những ngày qua, liên tiếp nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện gây xôn xao dư luận, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con em mình và nghi ngại pháp luật chưa đủ nghiêm khắc đối với loại tội phạm này nên nó còn phổ biến.

Người có hành vi xâm hại tình dục có thể thực hiện bằng nhiều dạng hành động khác nhau như là việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn…

Lạm dụng tình dục ở trẻ em còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em…

Hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam quy định hình phạt đối với tội danh xâm phạm tình dục trẻ em rất nghiêm khắc.

Điều 112 BLHS 1999 về Tội hiếp dâm trẻ em xử phạt kẻ hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi với khung hình phạt thấp nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù. Trong mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, bộ luật hình sự còn quy định nhiều tội liên quan đến hành vi này như tội cưỡng dâm trẻ em; Tội giao cấu với trẻ em; Tội dâm ô đối với trẻ em…

Bộ luật Hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành) còn bổ sung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Theo đó, hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm cũng là phạm tội.

Điểm khó khăn nhất trong việc xử lý một vụ án xâm hại tình dục trẻ em là thu giữ chứng cứ.

Thông thường, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện muộn hoặc nạn nhân làm đơn tố cáo muộn. Lý do có thể là do nạn nhân che dấu sự việc vì tâm lý nạn nhân thường xấu hổ, sợ sệt khi xảy ra vụ việc hoặc bị hung thủ đe dọa; cũng có thể do trình độ hiểu biết pháp luật của nạn nhân hoặc người nhà hạn chế nên không trình báo công an mà tự đi phản ứng với nghi phạm…

Đến khi nạn nhân tố cáo, cơ quan điều tra xác minh thì những chứng cứ “vật chất” trên cơ thể mà hung thủ để lại như tinh dịch, dấu vân tay, nước bọt, vết sướt… khó thu giữ hoặc không thu giữ được. Thậm chí có trường hợp nạn nhận hoặc người nhà tự xóa các chứng cứ trên khi tắm rửa, tẩy sạch các dấu vết khi bị xâm hại.

Trong khi để xử lý hành vi này thì cần phải có chứng cứ xác thực để chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ dựa vào lời khai  thì rõ ràng khó có thể chứng minh vì nguyên tắc tố tụng là “trọng chứng hơn trọng cung”.

 

Bạn bè tụ tập xem bóng đá, cá cược tỷ số với nhau có bị coi là đánh bạc?

1. Thời gian gần đây môn thể thao vua trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều giải đấu hấp dẫn mà nhất là khi đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam đang đạt thành tích cao tại đại hội thể thao ASIAD khiến người hâm mộ không khỏi hưng phấn. Ngồi uống cà phê vài ngày trước giải đấu bóng đá ASIAD diễn ra, tôi thấy các bạn kháo nhau có nghị định nào đó của chính phủ đã có hiệu lực từ tháng 3/2017 cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Thông tin này có chính xác không, tôi cần làm gì để tham gia cá cược mà không bị quy kết tội đánh bạc?

Đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự môn bóng đá nam tại ASIAD năm 2018

Trả lời

Đúng là như vậy. Nghị định cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế mà bạn đang nhắc đến chính xác là Nghị định số 06/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 24/01/2017 và có hiệu lực vào ngày 31/3/2017 quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Theo đó nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện và không được khuyến khích phát triển rộng rãi, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ đối với hình thức đặt cược bóng đá quốc tế, doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đảm bảo số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng và nhiều điều kiện ngặt nghèo khác về công nghệ, địa điểm kinh doanh, phương án kinh doanh,… Thêm nữa với những doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này cũng chỉ được cấp phép dưới dạng thí điểm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, thời gian thí điểm là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Sau thời gian thí điểm, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá để quyết định việc tiếp tục cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế hoặc có thể chấm dứt không cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Như vậy, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể kinh doanh mà chỉ những doanh nghiệp trúng thầu, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định pháp luật thì mới được phép kinh doanh.

Ngoài ra để tham gia loại hình cá cược hợp pháp thì người chơi cũng phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Từ đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không phải là nhân viên hoặc người nhà của nhân viên công ty kinh doanh đặc cược, thành viên hội đồng giám sát cuộc đua;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Như vậy, để tham gia cá cược một cách hợp pháp thì bạn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh loại hình dịch vụ này. Mọi hành vi cá cược được thua bằng tiền, hiện vật giữa các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đều bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và nếu bị phát hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc cá cược bóng đá giữa các cá nhân với nhau dưới hình thức được thua bằng tiền, hiện vật là trái phép

2. Cá độ bóng đá qua mạng ở Việt Nam có được xem là hình thức đánh bạc không thưa luật sư? Khung hình phạt của tội này ra sao?

Trả lời

Hiện nay cá độ qua mạng đang dần phát triển bùng nổ và thay thế cho cá độ truyền thống, do sự tiện lợi mà nó đem lại cho người chơi. Vậy cá độ bóng đá qua mạng theo quy định của pháp luật là hợp pháp hay không? Có bị xử lý hành chính hay truy tố hình sự hay không vẫn luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc.

Đầu tiên xin khẳng định rằng: hành vi cá độ (cá cược/đặt cược) bóng đá trên mạng, tổ chức cá độ bóng đá trên mạng là hành vi đánh bạc hoàn toàn không hợp pháp theo quy định pháp luật, gọi theo cách khác thì đây là hành vi đánh bạc trái phép. Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng quy định trong giấy phép. Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc “trái phép” còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (trong casino).

Còn việc xử lý hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào quy mô, mức độ thu lợi từ cá độ bóng đá mang lại mà có chế tài xử phạt vi phạm tương xứng.

Tại Điều 321 BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó mức phạt có thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm tùy theo tính chất, số tiền, mức độ vi phạm.

Ngoài ra, việc đánh bạc, cá độ, cá cược qua mạng còn là yếu tố tăng nặng cho tội này, có thể hiểu rằng với cùng mức độ, số tiền nhưng việc sử dụng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng hơn việc đánh bạc truyền thống.

Đối với những trường hợp đánh bạc nhỏ lẻ, không thuộc trường hợp được quy định tại điều 321 BLHS 2015 thì vẫn sẽ bị xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó các mức phạt tiền có thể từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuy vào từng hành vi đánh bạc trái phép đó xâm phạm trật tự công cộng đến đâu. Ví dụ như đối với hành vi mua số lô, số đề thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 500.000 đồng, còn hoạt động tổ chức cá cược bóng đá thì có thể bị xử phạt tiền lên tới 20.000.000 đồng.

3. Mùa World Cup đang diễn ra sôi động, một nhóm bạn muốn về nhà tôi để tụ tập. Nếu chỉ độ nhau làm bữa nhậu, chầu cà phê thì không sao nhưng tôi ngại nhất đến chuyện họ dùng tiền nong để cá cược. Xin luật sư tư vấn nếu họ dùng tiền tham gia cá cược tại nhà tôi, tôi có bị xử lý gì về hành vi tổ chức hay chứa chấp đánh bạc không. Nếu có, tôi sẽ bị xử lý hình sự hay phạt hành chính?

Trả lời

Với mục đích tăng tính hấp dẫn khi theo dõi các trận bóng tại World Cup 2014, một số người xem bóng đá cá cược với nhau về kết quả của trận đấu. Với nhiều người, việc cá cược này thực sự chỉ để cho vui.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người máu mê cờ bạc đã cá cược, cá độ để kiếm lợi. Và rồi sau mỗi trận bóng đá, thua cá cược phải chung độ, nhiều người bị lâm vào tình cảnh nợ nần, mất nhà cửa, xe cộ. Nạn trộm cướp gia tăng đáng kể trong mùa World Cup. Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ các biện pháp xử lý hành vi cá độ bóng đá.

Việc dùng tiền nong để cá cược giữa các cá nhân với nhau chính là hành vi đánh bạc trái phép, và việc bạn biết họ thực hiện những hành vi đó mà vẫn để xảy ra dù chỉ là nể nang chứ không vì mục đích phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn những điều kiện về tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015 bao gồm:

– Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc; hoặc 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

– Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm cho đến 10 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Còn nếu việc tổ chức đánh bạc không thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn cũng vẫn phải chịu xử lý hành chính phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Chống bạo lực gia đình.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Cơ quan thực hiện : Sở xây dựng

Trình tự thực hiện : Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố

Yêu  cầu: 

– Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

– Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

– Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định:

+ Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế;

+ Đối với nhà ở dưới 7 tầng và không thuộc trường hợp trên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện;

+ Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có công trình liền kề.

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu (đính kèm);

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Thời gian thực hiện : 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Người lao động sắp được tăng lương

Đây là nội dung mà dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được công bố vào ngày 21/4/2017. Theo đó tại Điều 73 của dự thảo này quy định 2 phương án có thể áp dụng đối với người lao động khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm.

Quy định về việc tiền làm thêm giờ, ban đêm hiện có hiệu lực tại điều 97 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Phương án thứ nhất theo dự thảo với quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012. Phương án thứ nhất có tăng lương cho người lao động khi làm thêm giờ vào ban đêm từ ít nhất 20% lên 50%.

“Điều 73. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Phương án 1:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả tiền lương làm thêm giờ tính theo tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 30% tiền lương của giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 50% tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.”

Còn tại phương án thứ hai theo dự thảo Bộ luật Lao động thì việc tăng lương được tính theo giờ. Cụ thể:

“Phương án 2:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả tiền lương làm thêm giờ tính theo tiền lương giờ làm việc bình thường như sau:

a) Vào ngày thường: ít nhất bằng 150% cho giờ làm thêm đầu tiên, 200% cho các giờ làm thêm tiếp theo.

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất bằng 200% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 300% cho các giờ làm thêm tiếp theo;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 400% cho các giờ làm thêm tiếp theo.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 50% tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.”

Công ty Luật Minh Bạch

Những rủi ro khi người dân góp vốn mua nhà dự án
  • Để không bị mắc kẹt với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, người có nhu cầu mua căn hộ có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng làm hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Hợp đồng này thể hiện, khi nào chủ đầu tư xây nhà xong thì ngân hàng sẽ trả hết tiền 1 lần cho chủ đầu tư. Với hợp đồng bảo lãnh này, người mua nhà không cần phải trả tiền theo từng đợt cho chủ đầu tư, mà mang tiền đó gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, người mua nhà sẽ phải trả cho ngân hàng một khoảng phí lãi suất tượng trưng cho cái bảo lãnh ngân hàng đã ký. Điều này giúp người mua nhà không phải mất tiền nếu dự án rơi vào tranh chấp, cũng không phải sốt ruột nếu dự án chậm tiến độ, vì trong khoảng thời gian dự án kéo dài thì số tiền mua nhà vẫn phát sinh lãi từ ngân hàng. mua bán tài sản hình thành trong tương lai, tài sản chưa hiện hữu ở thời điểm xác lập hợp đồng thì khách hàng luôn là người bị động, có nhiều nguy cơ gánh chịu rủi ro vào bất cứ thời điểm nào. Các hình thức rủi ro, mức độ, hậu quả, thời điểm gặp rủi ro của người góp vốn mua nhà dự án khá đa dạng, cụ thể.
    Thứ nhất: Khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp cho CĐT trong trường hợp CĐT lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Khi CĐT không sử dụng nguồn tiền này vào triển khai dự án mà sửdụng vào mục đích khác, bị thất thoát mất khả năng thu hồi thì khách hàng cũng mất cơ hội được hoàn lại khoản tiền đã góp.
    Thứ hai: Khách hàng có thể không bao giờ nhận được bàn giao nhà khi CĐT dự án có thật vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản lý dự án dẫn đến hậu quả bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thu hồi dự án. Trường hợp dự án bị thu hồi được giao lại cho CĐT khác mà CĐT cũ còn nguồn tiền bàn giao lại cho CĐT mới thì khách hàng còn cơ hội được nhận nhà. Nếu CĐT cũ không còn nguồn tiền thì khách hàng muốn được nhận nhà lại phải đóng góp tài chính cho CĐT mới, và rủi ro là mất khoản tiền đầu tư ban đầu.
    Thứ ba: Khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, do CĐT có thật sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án. Tuy không bị chiếm đoạt tiền góp vốn nhưng rủi ro, thiệt hại của khách hàng nằm ở chỗ tiền vốn đầu tư không hiệu quả, luôn bị động, chỉ biết chờ đợi ngày được
Điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn

Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

tien-1

Ảnh minh họa

Về điều kiện và chế độ được hưởng lương

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 quy định điều kiện và chế độ được hưởng: Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

 

Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn

Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 3 về xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc: Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố, tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của từng huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật