Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

Ngày 30/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1885/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

vbmoi

Theo đó, việc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe được thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, hành lang vận tải đường bộ chính;

– Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…);

– Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe;

– Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ;

– Hạn chế đặt Trạm kiểm tra trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, đô thị để chống ùn tắc giao thông;

– Rà soát, điều chỉnh vị trí một số Trạm kiểm tra cố định để kết hợp với Trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của Trạm.

Quyết định 1885/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/9/2016 và thay thế Quyết định 1502/QĐ-TTg .

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Cơ quan thực hiện: Công an cấp huyện

Yêu cầu : chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)

Bước 3: Trả kết quả:

+ Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải tách sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu

b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 

QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CHỈ THỊ CÁCH LY TOÀN XÃ HỘI TRONG VÒNG 15 NGÀY VÀ QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DỊCH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Tính đến buổi chiều ngày 31/03/2020, số người dương tính với dịch bệnh Covid tại Việt Nam đã lên đến con số trên 200 người. Có thể thấy số người nhiễm bệnh vẫn tăng theo theo từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vì vậy, ngay trong ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid 19. Qua đó, chỉ đạo hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/04/2020.

Đây là Chỉ thị thứ 07 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 kể từ ngày 28/01/2020. Các chỉ thị trước đó đã được ban hành bao gồm:

– Ngày 28/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 31/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 25/02/2020, Chỉ thị 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19;

– Ngày 04/03/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn của sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19;

– Ngày 11/03/2020, Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới;

– Ngày 27/03/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid 19;

Theo quy định, những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo nhiệm vụ của Chính phủ đã được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước”.

Việc liên tục ban hành những chỉ đạo sát sao, khẩn trương của Chính phủ và các Bộ ban ngành cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm của họ trong việc đẩy lùi dịch bệnh truyền nhiễm Covid 19 lớn đến mức nào.

Cũng căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A như Covid 19, chỉ cần có ít nhất một trường hợp người bệnh được chẩn đoán xác định dương tính là đã đủ điều kiện để Bộ Y tế công bố dịch. Trong trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người thì Bộ Y tế sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch.

Theo thông tin mới nhất, trưa ngày 01/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 525/TTr-BYT ngày 31/03/2020.

Tại điều 01 của Quyết định này nêu rõ tên gọi của dịch bệnh, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh; tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

Việc đưa ra quyết định công bố dịch cũng là hành động cụ thể hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng mới ban hành ngay ngày 31/03/2020, có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 01/04/2020 về chỉ đạo cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh tới đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Ngoài ra, hành động trên cũng cho thấy sự khẩn trương, nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, nhằm đưa nền kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vốn có, giúp người dân quay trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Theo như phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid 19 thì ông đề nghị các Bộ ban ngành cũng như người dân phải kỷ luật, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid 19 ở Việt Nam.

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, thì khả năng cao trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh giống như Mỹ, Italy, Thái Lan, Indonesia và các nước chịu ảnh hưởng nặng nề khác.

Nếu trường hợp này xảy ra, có thể Chính phủ và các Bộ ban ngành sẽ có thể đưa ra các biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh. Điều này sẽ vô tình khiến cuộc sống của người dân có thể chịu ảnh hưởng và chịu nhiều bất tiện hơn.

Trong giai đoạn cao điểm tòa quốc chống dịch này, các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm quy định về phòng, chống dịch, không thực hiện đúng chỉ đạo gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về xử phạt vi phạm hành chính

Với cơ sở kinh doanh:

– Vẫn tiến hành hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ kinh doanh. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

– Tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay: Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp ngân sách nhà nước phần thu lợi bất chính. Căn cứ pháp lý: Điểu 17 Nghị định 109/2013.

Với cá nhân:

– Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng. Không đeo khẩu trang dù là quên, vô ý hay vì bất kỳ lý do nào khác thì pháp luật bắt buộc phải biết và chấp hành giống như khi tham gia giao thông vậy. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi không khai báo, khai báo gian dối bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi trốn khỏi khu cách ly: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 2.000.000 đồng – 10.000.000 đồng, đồng thời bị cưỡng chế bắt quay trở lại khu cách ly. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013.

– Hành vi cố ý tập trung nơi đông người: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 6, Điều 11 Nghị định 176/2013.

Xử lý hình sự

Đối với những hành vi nếu gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và thiệt hại lớn về tài sản có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Một số hành vi thường gặp có thể bị xử lý hình sự như:

– Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ (Như bar, kara, mát xa, thẩm mỹ,…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Trốn cách ly, không khai báo, khai báo không đầy đủ, khai báo gian đối với người đã được xác định là nhiễm bệnh thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Người chưa nhiễm Covid 19 nhưng sống trong khu vực cách ly, phong tỏa mà trốn khỏi khu cách ly, không tuẩn thủ quy định cách ly, không khai báo y tế, khai báo gian dối hoặc không đầy đủ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Đăng thông tin không chính thống, sai sự thật về dịch bệnh Covid gây hoang mang dư luận thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại điều 288. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

– Lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành để cùng chung tay đẩy lùi Covid 19, cùng đoàn kết đưa Việt Nam tới chiến thắng như Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng.

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ :

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

– Điều lệ công ty chuyển đổi; Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu ngành nghề pháp luật yêu cầu);

– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác (nếu ngành nghề pháp luật yêu cầu);

– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng, cho một phần quyền sở hữu của công ty (trong trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác);

– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp (trong trường hợp Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác);

– Bản sao quyết định thành lập, hoặc giấy tờ tương đương, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên là tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, phải có thêm bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
– Đối với thành viên là cá nhân người nước ngoài phải có thêm bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

 

Thủ tục đơn phương ly hôn

Thủ tục đơn phương ly hôn

     Trong trường hợp vợ chồng không thể chung sống với nhau được nữa do mâu thuẫn gia đình, bất đồng quan điểm mà muốn đơn phương ly hôn nhưng đối phương (Vợ/chồng) không đồng ý kí vào đơn thì xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 51: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.” . Do đó, nếu đối phương ( vợ hoặc chồng) không đồng ý kí vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.

  1. Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án

– Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nhưng trong trường hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (Quy định tại điểm a, khoản 1, điều 40, BLTTDS 1015)

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 52, BLDS 2005 nơi cư trú của cá nhân được hiểu là nơi người đó thường xuyên sinh sống  trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân đó thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.

Điều 70, 71 BLTTDS năm 2015 quy định quyền của nguyên đơn cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó nguyên đơn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về nơi cư trú cuối cùng của vợ/chồng cho tòa án nơi mình nộp đơn.

– Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, theo quy định tại Điều 170 BLTTDS, tòa án có nghĩa vụ “cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự”

– Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bị đơn vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn

2.Hồ sơ, trình tự ly hôn

2.1.Hồ sơ (Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện)

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm ……

2.2.Trình tự ly hôn

Bước 1: Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn

Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

3.Vấn đề nuôi con sau ly hôn

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con .Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

4.Vấn đề phân chia tài sản ly hôn

Để phân chia tài sản khi ly hôn phải xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Theo đó Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:

 + Tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

 + Tài sản riêng của vợ, chồng:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng

Sau khi xác định được tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng thì việc phân chia tày sản khi ly hôn sẽ theo những nguyên tắc quy định tại Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

 

 

 

 

 

 

Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Cơ quan thực hiện : Phòng kinh tế và hạ tầng (quận, huyện)

Yêu cầu :

– Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định.

– Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên.

– Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

– Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cách thức thực hiện : 

– Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ xem xét:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận, thu phí, viết giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu hướng dẫn để bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.

– Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết để cấp phép và chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do).

Trường hợp qua kiểm tra nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

– Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, Thương nhân xin cấp phép liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nộp lệ phí và nhận kết quả. 

Thành phần hồ sơ :

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

– Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

 Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

– Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá.

– Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm).

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá. 

Số lượng : 02 bộ 

Thời gian thực hiện : 15 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ

Những rủi ro khi người dân góp vốn mua nhà dự án
  • Để không bị mắc kẹt với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, người có nhu cầu mua căn hộ có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng làm hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Hợp đồng này thể hiện, khi nào chủ đầu tư xây nhà xong thì ngân hàng sẽ trả hết tiền 1 lần cho chủ đầu tư. Với hợp đồng bảo lãnh này, người mua nhà không cần phải trả tiền theo từng đợt cho chủ đầu tư, mà mang tiền đó gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, người mua nhà sẽ phải trả cho ngân hàng một khoảng phí lãi suất tượng trưng cho cái bảo lãnh ngân hàng đã ký. Điều này giúp người mua nhà không phải mất tiền nếu dự án rơi vào tranh chấp, cũng không phải sốt ruột nếu dự án chậm tiến độ, vì trong khoảng thời gian dự án kéo dài thì số tiền mua nhà vẫn phát sinh lãi từ ngân hàng. mua bán tài sản hình thành trong tương lai, tài sản chưa hiện hữu ở thời điểm xác lập hợp đồng thì khách hàng luôn là người bị động, có nhiều nguy cơ gánh chịu rủi ro vào bất cứ thời điểm nào. Các hình thức rủi ro, mức độ, hậu quả, thời điểm gặp rủi ro của người góp vốn mua nhà dự án khá đa dạng, cụ thể.
    Thứ nhất: Khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp cho CĐT trong trường hợp CĐT lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Khi CĐT không sử dụng nguồn tiền này vào triển khai dự án mà sửdụng vào mục đích khác, bị thất thoát mất khả năng thu hồi thì khách hàng cũng mất cơ hội được hoàn lại khoản tiền đã góp.
    Thứ hai: Khách hàng có thể không bao giờ nhận được bàn giao nhà khi CĐT dự án có thật vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản lý dự án dẫn đến hậu quả bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thu hồi dự án. Trường hợp dự án bị thu hồi được giao lại cho CĐT khác mà CĐT cũ còn nguồn tiền bàn giao lại cho CĐT mới thì khách hàng còn cơ hội được nhận nhà. Nếu CĐT cũ không còn nguồn tiền thì khách hàng muốn được nhận nhà lại phải đóng góp tài chính cho CĐT mới, và rủi ro là mất khoản tiền đầu tư ban đầu.
    Thứ ba: Khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, do CĐT có thật sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án. Tuy không bị chiếm đoạt tiền góp vốn nhưng rủi ro, thiệt hại của khách hàng nằm ở chỗ tiền vốn đầu tư không hiệu quả, luôn bị động, chỉ biết chờ đợi ngày được
Điều 26 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 26, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 26 : Quyền có họ, tên 

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có)Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn phân chia tài sản chung như thế nào?

Câu hỏi : Tôi và anh D chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn đã được 6 năm nay. Anh D chết do tai nạ giao thông năm 2017 và không để lại di chúc. Vậy tài sản chung của tôi và anh D được giải quyết như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau: 

Theo điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau : 

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Ngoài ra, theo điều 7, nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết môt số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng theo luât định được áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản  nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của Điều 50 luật hôn nhân và gia đình bao gồm : 

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Trong trường hợp trên anh D chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc nên tài sản của anh D và chị sẽ được giải quyết  theo quy định của pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên, Do anh D chết không thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan để giải quyết vấn đề tài sản chung. Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Điều 90 Bộ luật dân sự 2015

Điều 90. Chia pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Từ 1.1.2018 thay đổi cách tính tỷ lệ lương hưu

Kể từ ngày 1/1/2018 trở đi thì cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu có thay đổi so với nghỉ hưu trước năm 2018 nhưng chỉ tác động trực tiếp đến một số nhóm đối tượng mà không ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng hưởng lương hưu từ năm 2018 trở đi. Cụ thể:

– Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi Luật BHXH 2014 quy định cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu như sau: Đủ 15 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2% tối đa không quá 75%.

Như vậy, để đạt tỷ lệ 75% lương hưu thì lao động nữ phải có đủ 30 năm đóng BHXH (nghỉ hưu trước năm 2018 thì lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH được hưởng tỷ lệ 75%), những lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi mà chưa đủ 30 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu không đạt mức 75%.

– Lao động nam nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:

Năm 2018 quy định đủ 16 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 31 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Năm 2019 quy định đủ 17 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 32 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Năm 2020 quy định đủ 18 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 33 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Năm 2021 quy định đủ 19 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 34 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Từ năm 2022 trở đi quy định đủ 20 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 35 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Theo đó, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải có đủ 31 năm đóng BHXH thì mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Như vậy lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 mà có thời gian đóng BHXH chưa đủ 31 năm thì không đạt tỷ lệ 75%. Tương tự đối với các trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2019; 2020; 2021 và 2022 trở đi.

Ngoài ra, Luật BHXH 2014 quy định: Từ ngày 1/1/2008 trở đi tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Vì tiền lương đóng BHXH cao hơn nên lương hưu sẽ cao hơn.

Có thể nói một số quy định mới về chế độ hưu trí theo Luật BHXH 2014 có tác động đến một số đối tượng như phân tích ở trên người lao động cần đối chiếu với trường hợp của mình để xem xét, quyết định. Trường hợp nếu nghỉ hưu mà chưa đủ tuổi đời theo quy định thì còn phải giảm trừ  tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi (mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 2%).

Lương hưu phụ thuộc nhiều yếu tố: Tỷ lệ hưởng; tiền lương đóng BHXH bình quân; thời điểm hưởng lương hưu; thời gian hưởng lương hưu nên không phải ai nghỉ hưu trước năm 2018 đều có lợi hơn người nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi.

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái.

Câu hỏi: Em trai tôi sắp tới lập gia đình và các cụ ở quê muốn sang tên cho em trai tôi mảnh đất và ngôi nhà liền kề của các cụ. Nhà đất này đã đứng tên sổ đỏ của bố tôi. Như vậy, tôi muốn hỏi luật sư về thủ tục tặng cho con đất và phí và các lệ phí liên quan?  Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh Hoài-Thanh Xuân-Hà Nội.

tang cho dat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Trường hợp này của gia đình anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều kiện để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai (tặng cho, chuyển đổi, mua bán)

-Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-Đất không có tranh chấp;

-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

-Đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

Theo điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

  1. d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, bố mẹ anh muốn sang tên sổ đỏ cho em trai anh thì phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau đó có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho em trai anh tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Nghĩa vụ thuế, phí phải nộp:

Quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP về thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”là thu nhập được miễn thuế.

Trong trường hợp này bố mẹ anh tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho em trai anh thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 10 Điều 4 Nghị định45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Như vậy, nếu em trai bạn thuộc trường hợp được bố mẹ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Trân trọng!

 

Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất

Câu hỏi: Gia đình tôi có thửa đất ở quê muốn bán và đã có người hỏi mua. Nhưng bên mua yêu cầu gia đình tôi phải hướng dẫn và làm các thủ tục sang tên chuyển nhượng đất cho họ. Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh An- Đông Anh,Hà Nội.

images1479442_Quyen_su_dung_dat

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất được quy định và hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;

– Hộ khẩu thường trú của người mua;

– Trích lục thửa đất;

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;

– Chứng từ nộp tiền thuế đất.

  1. Các khoản thuế phải nộp:

– Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;

– Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;

  1. Trình tự, thủ tục:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật