Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Quy trình nhận hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo đó, quy trình nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
– Nhận hồ sơ tại điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu;
– Đại diện tổ chức, cá nhân có hồ sơ cần chuyển phát cùng với nhân viên bưu chính (NVBC) kiểm đếm, đối chiếu với danh mục tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền công bố công khai;
– Nếu tài liệu còn thiếu so với danh mục được công bố công khai thì NVBC có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung đầy đủ;
– NVBC và đại diện tổ chức, cá nhân lập và cùng ký vào phiếu  hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phát hành;
– NVBC trực tiếp đóng gói và niêm phong hồ sơ có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân để chuyển phát;
– NVBC thực hiện thu phí, lệ phí (nếu có) và cấp biên lai theo quy định.
Quyết định 45/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 16/12/2016.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bỏ quy định “5 năm mới được bán nhà ở xã hội”, chuyên gia nói gì?

Bộ Xây dựng gần đây đã đưa ra dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để lấy ý kiến công chúng, trong đó đề xuất bỏ quy định về việc chỉ sau 5 năm mới được bán nhà ở xã hội. Hiện tại, người mua nhà ở xã hội bị cấm mua bán, chuyển nhượng trong 5 năm đầu tiên để đảm bảo rằng loại nhà này phục vụ đúng đối tượng thu nhập thấp. Tuy nhiên, nhiều giao dịch bất hợp pháp vẫn diễn ra, dẫn đến rủi ro pháp lý cho cả người mua và bán.

Luật sư Trần Tuấn Anh chỉ ra rằng việc này có thể gây rủi ro pháp lý cho cả hai bên, bao gồm việc người mua có thể mất tiền và người bán có thể bị thu hồi nhà ở xã hội. Theo Luật sư, quy định này không còn phù hợp vì có những trường hợp người mua sau 1-2 năm muốn bán lại nhà do thay đổi tình hình kinh tế hoặc công việc nhưng không được phép.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Hướng dẫn giải quyết chế độ hưu trí đối với cán bộ nghỉ hưu

Vừa qua, BHXH Việt Nam có Công văn số 3492/BHXH-CSXH hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc giải quyết chế độ hưu trí cho cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP.

Theo đó, ngày 13/6/2016, Bộ LĐ-TB&XH có Công văn số 2131/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn về thời điểm hưởng lương hưu đối với cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định số26/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội.

Công văn của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ: Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 của Nghị định 26/2015/NĐ-CP, đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng BHXH từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng BHXH 20 năm, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.

Đối với cán bộ thuộc diện nêu trên đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, thì việc đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ và do ngân sách nhà nước đảm bảo. Do vậy, thời điểm hưởng lương hưu của các cán bộ này là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ hưu do cơ quan quản lý cán bộ lập

Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ việc chiếm hữu

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Mẫu giấy giới thiệu

Sau đây MBLAW cung cấp mẫu tham khảo giấy giới thiệu như sau : 

Tên doanh nghiệp 

———————————–

Số: ………/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi:……………………………………………………………………………………

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:…………………………………………………………………

Ông, bà:……………………………………………………………………………………………..

CMND:……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Được cử đến:………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị: ……………………………………………………………………………hết sức giúp đỡ.

Ông, bà:……………………………………………………………………….hoàn thành nhiệm vụ

Có giá trị hết ngày………………

 

Ngày ……….tháng………năm 2016

                             Thủ trưởng cơ quan

 

Bỏ thói quen mua bán xe không sang tên đổi chủ

Từ ngày 15/8/2023, quy định mới về việc cấp và thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực, trong đó biển số xe sẽ gắn liền với người sở hữu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phương tiện. Điều này buộc người dân phải thay đổi thói quen mua bán xe mà không sang tên đổi chủ. Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định, việc không thực hiện thủ tục sang tên có thể dẫn đến rủi ro pháp lý cho người chủ cũ, khi xe vi phạm pháp luật. Ngoài ra, quy định mới cũng giúp ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến việc sử dụng xe không chính chủ, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất thông tin và quản lý vi phạm.

đọc thêm bài viết tại đây 

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Câu hỏi :

Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nhiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường. Chúng tôi muốn hỏi hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Và những biện pháp nào phù hợp để hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo Điều 5 về xác định hành vi xâm phạm của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì hành vi được xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Vậy để hiểu rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải đi tìm hiểu những căn cứ sau đây:

Thứ nhất: “đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ đó là chỉ dẫn địa lý”. Theo như đề bài ra thì nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Khi mà nước mắm Phan Thiết được bảo hộ thì mọi người tiêu dùng hiểu là sản phẩm gia công, chế biến từ Phan Thiết, mang đâm hương vị của vùng đất nơi đó mà bất cứ sản phẩm nào khác không tạo nên tính chất đặc biệt của sản phẩm nước mắm như ở Phan Thiết.

Thứ hai: “có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét”

Theo quy định tại điểm b, Khỏan 3, Điều 12 nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ thì :

“b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;”

Theo đề bài, nước mắm Phan Thiết đã được chủ sở hữu đăng ký là chỉ dẫn địa lý và đã được cấp giấy chứng nhận, là hàng tiêu thụ quen thuộc với mọi người tiêu dùng, họ mặc định là nước mắm đó được sản xuất tại Phan Thiết trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có chất lượng sản phẩm đặc biệt mà chỉ có ở đó mới có được.Đến ngày 23/10/2010, hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng đây là nước mắm có xuất xứ từ Phan Thiết, có hương vị nguồn gốc từ vùng đó.Vậy doanh nghiệp X đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nước mắm Phan Thiết; tương tự ở đây được hiểu là khi nước mắm của doanh nghiệp X này tung ra thị trường thì mọi người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật có xuất xứ từ Phan Thiết và đâu là hàng giả.Như vậy, phần lớn người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với nguồn gốc xuất xứ của nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với nước mắm của doanh nghiệp X tại Nghệ An, mặc dù hình dáng, cách bố trí nhãn hiệu có khác nhau nhưng vẫn gây nhầm lẫn cho mọi người.

Thứ 3 là : “Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ”. Doanh nghiệp X tại Nghệ An không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó mà là hiệp hội nước mắm Phan Thiết, và cũng không phải chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

Theo đề thì doanh nghiệp X tại Nghệ an thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng trai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” doanh nghiệp X không pải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Thay vào đó thì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó là Hiệp hội nước mắm Phan Thiết (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007). Như vậy doanh nghiệp X tại Nghệ An sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của hiệp hội là bất hợp pháp và trái với những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư là : “Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp X xay ra trên lãnh thổ Việt Nam

Từ những căn cứ nêu trên thì hành vi của doanh nghiệp X xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 129:

“Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Doanh nghiệp X cũng có mua nước mắm đóng thù tại Phan Thiết nhưng cũng mua ở nơi khác về pha chế và đóng chai để tung ra thị trường, sử dụng dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Phan Thiết.

Các biện pháp phù hợp để Hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Tùy thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm mà doanh nghiệp X  vi phạm để tiến hành xử lý theo biện pháp khác nhau. Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như :biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự….Để hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì hiệp hội có thể áp dụng một số biện pháp sau:

*) Thứ nhất là biện pháp tự bảo vệ

Nếu thực hiện theo biện pháp này thì Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X, hoặc có thể yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm của mình rồi xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.Hoặc có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X theo quy định của pháp luật có liên quan.Biện pháp này có ưu điểm là tôn trọng sự định đoạt của các bên, các bên có thể chủ động trong quá trình giải quyết tranh chấp; không phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp; biện pháp này bảo mật được thông tin liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài những ưu điểm trên biện pháp này có nhược điểm là hoàn toàn phụ thuộc vào bên vi phạm, và không có biện pháp cưỡng chế bắt buộc nên hiệu quả không theo ý muốn của các bên tranh chấp, nhất là đối với bên bị xâm phạm.

*) Thứ hai, biện pháp hành chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ  về các hành vi vi phạm bị xử lý hành chính của doanh nghiệp X là:

“d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

Theo đề bài thì doanh nghiệp X đã sản xuất nước mắm nhưng lấy nhãn hiệu là chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phan Thiết đã được đăng ký bảo hộ.Ưu điểm của biện pháp này là thủ tục đơn giản; tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chủ sở hữu bị xâm phạm khi thực hiện yêu cầu; quan trọng hơn cả biện pháp này là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X; và tiếp đó là bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích kinh tế của nhà nước. Nhưng bên cạnh những ưu điểm của biện pháp này thì vẫn còn hạn chế đó là không bảo mật được thông tin; quan trọng là biện pháp này không được bồi thường (nếu muốn được bồi thường thì phải khởi kiện dân sự); biện pháp này chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe trong quy mô nhỏ; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe dễ dẫn đến tái phạm nhiều lần của người thực hiện hành vi xâm phạm. Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp hành chính này nhờ đến thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

*) Thứ ba là biện pháp hình sự

Đối với biện pháp hình sự thì theo quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định : “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”

Để hiểu rõ vấn đề này thì trong bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về các tội danh trong đó có Điều 171 về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: “Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

“ Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.”

Như vậy dựa vào hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X tại Nghệ An thì đây là hành vi cố ý xâm phạm quuyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2007 thì bị phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

     Nếu hành vi của doanh nghiệp X đã bị hiệp hộ nước mắm Phan Thiết phát hiện yêu cầu dừng lại nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này thì sẽ bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

      Với biện pháp này thì nó có ưu điểm là xử lý triệt để các hành vi xâm phạm; có tác dụng giáo dục, răn đe hành vi xâm phạm một cách hiệu quả nhất, không có tình trạng tái phạm lại hành vi phạm tội. Nhưng biện pháp này cũng có nhược điểm là trình tự thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, chi phí. Mặt khác nếu áp dụng biện pháp này thì sự tham gia của chủ thể quyền bị hạn chế, vì có sự có mặt của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng…

      Tóm lại Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp hình sự đối với doanh nghiêp X tại Nghệ An để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

*) Thứ tư là biện pháp dân sự

      Áp dụng biện pháp dân sự trong trường hợp có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi có hành vi xâm phạm gây ra.

      Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 luật sở hữu trí tuệ về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quy định như sau: “Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật”.

    Các biện pháp dân sự được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, phải xin lỗi cải chính công khai…Đối với hành vi mà doanh nghiệp X thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường khi mà bị phát hiện thì Hiệp hộ nước mắm Phan Thiết sẽ yêu cầu doanh nghiệp X phải chấm dứt việc sản xuất buôn bán của mình, bồi thường thiệt hại mà hành vi của doanh nghiệp này gây ra, phải xin lỗi và làm sang tỏ sự việc nếu có sự hiểu nhầm xảy ra và gây hậu quả như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm…

     Với biện pháp này thì nó có những ưu điểm như biện pháp thể hiện bản chất quan hệ dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ; là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, đòi được bồi thường từ hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X; đặc biệt là biện pháp này có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ vi phạm. Nhưng biện pháp này cũng có những hạn chế như tốn nhiều thời gian, chi phí cho chủ thể yêu cầu thực hiện biện pháp; kèm theo trình tự, thủ tục phức tạp, đặc biệt hơn của biện pháp này nghĩa vụ chứng minh của đối tượng bị xâm phạm, rất khó khăn trong quá trình tìm chứng cứ, chứng minh hành vi xâm phạm của chủ thể có hành vi xâm phạm đó.

    Đây được coi là biện pháp xử lý mềm mỏng hơn biện pháp hình sự, trên cơ sở quy định của pháp luật thì biện pháp dân sự thiên về bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần của chủ sở hữu với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết nổi tiếng.

      Toàn bộ ở trên là bốn biện pháp gợi ý cho Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng để bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi một biện pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, phụ thuộc vào hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X và suy nghĩ của Hiệp hội để lựa chọn biện pháp phù hợp cho cả hai bên chủ thể, nếu thiệt hại không nhiều hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Hiệp hội thì có thể áp dụng biện pháp tự bảo vệ : yêu cầu doanh nghiệp X xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại hoặc áo dụng biện pháp hành chính, đây là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn doanh nghiệp X chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của mình. Còn nếu có ảnh hưởng nghiêm trọng mà trong trường hợp Hiệp hội đã phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp X dừng hành vi xâm phạm lại nhưng vẫn không có hiệu quả thì Hiệp hội có thể áp dụng biện pháp hình sự phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ, hoặc áp dụng biện pháp dân sự có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

 

 

NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP, NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG MỨC LÃI SUẤT 4,8%/NĂM KHI VAY MUA NHÀ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID !!!

Ngày 13/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2020 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm.

Tại Điều 16 của Nghị định 100/2015 quy định đối tượng được hưởng chính sách vay ưu đãi này bao gồm:

  1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  2. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  3. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; và
  5. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Những cá nhân thuộc các đối tượng trên có đủ điều kiện có thể được vay vốn tối đa lên tới 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà hoặc 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở chỉ với mức lãi suất 4,8%/năm.

Thông tư của bộ giáo dục về việc khen thưởng học sinh cấp bậc tiểu học

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó:

vbmoi

– Việc khen thưởng cuối năm dựa trên kết quả đánh giá học sinh trong năm học (không dựa vào bình bầu như các năm trước) và sẽ tổ chức khen thưởng cho:

+ Học sinh có kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt; các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

+ Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất.

– Kết quả đánh giá học sinh là sự kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhưng đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Ngoài ra, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 06/11/2016) đề cập một số nội dung mới khác như:

– Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

– Giáo viên được chấm điểm để đánh giá định kì học sinh.

Đánh ghen như thế nào thì bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

“Vừa qua tôi phát hiện chồng tôi cặp bồ với người khác, tôi và chị gái tổ chức theo dõi, khi phát hiện cô gái này đi cùng chồng tôi, tôi và chị gái lập tức xông tới lột quần áo cô ta cho bỏ tức, nhưng chị em tôi không hề gây thương tích cho cô này thì hành vi này có bị xử phạt gì hay không?

buc-xuc-nguoi-phu-nu-bi-danh-ghen-lot-do-giua-duong

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (ảnh minh họa)

Trả lời câu hỏi:

Dù không hề gây thương tích cho cô gái này nhưng hành vi lột quần áo trên là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác.

Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực tới đây thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ…

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Theo điều 134, BLHS năm 2015 tới đây sắp có hiệu lực thì có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

 

Đưa clip, hình ảnh gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Thông qua vụ việc một clip quay cảnh 9 thiếu niên bị bắt gặp trong nhà nghỉ phát tán trên các trang mạng vừa qua, xin luật sư giải đáp một số câu hỏi dưới đây:

Việc quay clip, dùng lời mạt sát các thiếu niên rồi tung lên mạng như vậy có vi phạm pháp luật? Nếu vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào?

Người gửi câu hỏi: D.V.K – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

aaaaaaaaaa

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng bất kỳ hình ảnh nào của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp cá nhân đó dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, trong trường hợp người quay clip nêu trên rồi tung lên mạng mà chưa được sự cho phép của các cá nhân hoặc người giám hộ hợp pháp của các cá nhân (đối với trường hợp các em chưa đủ 15 tuổi) là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền của các em đối với hình ảnh cá nhân của mình.

Để xử lý đối với hành vi vi phạm này, các cơ quan chức năng cần phải triệu tập người quay clip đến làm việc để làm rõ động cơ, mục đích của việc quay clip và phát tán lên mạng. Trong trường hợp xác định việc quay clip nhằm mục đích làm nhục người khác, xâm phạm danh dự, uy tín của người khác hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính trái phép mà gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể có dấu hiệu của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc tội đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng máy tính theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, các cá nhân bị xâm phạm về hình ảnh, có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi đối với hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của mình theo trình tự Tố tụng dân sự.

Trong clip, người quay còn dùng những lời lẽ không đúng mực để quát tháo, xúc phạm các em cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật bảo vệ và buộc mọi người phải tôn trọng.

Trong trường hợp này, hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”;

Luật tố tụng dân sự 2015

Điều 45 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 45, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 45: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật