Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Quyết định phê duyệt đề án và chương trình mục tiêu mang ý nghĩa kinh tế của Thủ tướng chính phủ.

Trong tuần qua (từ ngày 05 – 10/9/2016), đã có nhiều quyết định phê duyệt đề án và chương trình mục tiêu mang ý nghĩa kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

asean

  1. Kết nối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với ASEAN

Theo Quyết định 1734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số định hướng nhằm thực hiện mục tiêu hướng tới năm 2020 đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN bao gồm:

– Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 2.000 – 2.500 km, trên tổng số khoảng 6.400 km đường cao tốc cần đầu tư theo quy hoạch.

– Đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, nâng tốc độ chạy tàu đạt 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.

– Tập trung phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II; phấn đấu đến năm 2030, đưa tổng công suất của nguồn điện hạt nhân lên khoảng 10.700 MW.

– Xây dựng 02 đến 03 khu công nghệ thông tin tập trung tại mỗi thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

– Nhà nước tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ tài chính, thuế, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án.

Quyết định 1734/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 06/9/2016.

  1. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản

Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” có hiệu lực từ ngày 05/9/2016.

Theo đó, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản; nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

– 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng;

– Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%;

– Khoảng 35 – 40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng;

– Khoảng 50 – 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng;

– Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.

  1. Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới

Ngày 05/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1730/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Theo đó:

– Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, số xã còn lại đảm bảo đạt 05 tiêu chí trở lên; Mỗi tỉnh có ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

– Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và thưởng công trình phúc lợi trị giá 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng).

– Doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua được Thủ tướng tặng Bằng khen hoặc đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng theo quy định.

Quyết định 1730/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

  1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% – 1,5%/năm

Đây là một trong các mục tiêu được đặt ra tại Quyết định 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Cũng theo đó, Chương trình còn đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020 như sau:

– Từ 60% – 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% – 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

– Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% – 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% – 25%/năm.

Quyết định 1722/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 02/9/2016.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 57 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 57, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 57: Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 

1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Quản lý tài chính Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Từ ngày 01/11/2016, Thông tư 134/2016/TT-BTC về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ có hiệu lực.

banno

ảnh minh họa (internet)

Theo đó, DATC có thể thực hiện đầu tư vốn ra ngoài công ty dưới các hình thức sau:

– Góp vốn không thông qua hoạt động mua bán nợ để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;

– Sử dụng tài sản và nợ đã mua để góp vốn, chuyển nợ thành vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;

– Mua công trái, trái phiếu, các công cụ nợ khác, mua lại trái phiếu, hối phiếu do DATC phát hành; đầu tư tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để hưởng lãi.

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Thông tư 134/2016/TT-BTC thay thế Quyết định 2857/QĐ-BTC ngày 09/11/2012.

 

Mẫu đơn đề nghị vắng mặt xem xét, thẩm định tại chỗ cho Luật sư trong vụ án hành chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ VẮNG MẶT

 

                                              Kính gửi:       TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

 

Chúng tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh và Luật sư Nguyễn Thanh Tùng – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện là ông Vũ Văn Cương trong vụ án hành chính “khiếu kiện quyết định hành chính” tại xóm 4, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ngày 14/08/2018, chúng tôi nhận được giấy báo của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam về việc triệu tập buổi xem xét, thẩm định tại chỗ đối với diện tích đất thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Trung Đông tại xóm 4, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào hồi 8 giờ 00 ngày 20 tháng 08 năm 2018 nhằm giải quyết vụ án. Tuy nhiên vào ngày 20 tháng 08 năm 2018 chúng tôi bận công tác nên không thể có mặt tại buổi xem xét, thẩm định tại chỗ.

Vậy, tôi làm đơn này đề nghị vắng mặt và đồng thời đề nghị quý tòa tiếp tục tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ theo đúng trình tự pháp luật.

Trân trọng!

                                                                                                                             Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2018

                                                                                                                                          NGƯỜI LÀM ĐƠN

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Vấn đề pháp lý về PCCC ở chung cư

Chào Luật sư!

Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn – Vinaconex 3 phản ánh tòa nhà này chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC. Hiện nay, đã có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống.

  1. Theo Luật sư, việc tòa nhà chưa được nghiệm thu hệ thống PCCC nhưng chủ đầu tư Vinaconex 3 đã để cho cư dân vào ở. CĐT đã vi phạm quy định gì?
  2. Trách nhiệm của CĐT, trong trường hợp chung cư có cháy nổ ra sao?
  3. Để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm thuộc về những đơn vị nào?

zone-9

Ảnh minh họa

Trả lời:

Trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua xảy ra một loạt vụ cháy nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân không nhỏ trong các vụ việc trên xuất phát từ sự yếu kém trong công tác PCCC ngay tại các cơ sở đó. Khi xảy ra các vụ việc đáng thì mới lộ ra một loạt sai phạm về vấn đề này.

Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn- Vinaconex 3 phản ánh việc chung cư chưa được nghiệm thu PCCC nhưng vẫn đưa vào sử dụng và gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân đang sinh sống tại đây cũng như khu lân cận.

Theo phản ánh này thì chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và các nghị định, thông tư liên quan.

Cụ thể, điểm h, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY quy định:

“Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này”.

Tại điểm 9, phụ lục II quy định chung cư là một trong các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ.

Cũng theo Điều 17 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định:

“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

–        Điều 8 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định

“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt”

=>     Như vậy, theo những quy định trên thì chủ đầu tư bắt buộc phải tổ chức nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Trong trường hợp, chưa nghiệm thu về pccc mà chủ đầu tư vẫn cố tình đưa công trình vào sử dụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Khoản 6, Khoản 7, Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. b) Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.”

 

Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì chủ đầu tư có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 12 năm tù giam.

Cụ thể:

Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

  1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám  năm.
  3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Để xảy ra vụ việc trên, đầu tiên trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý về pccc của cấp cơ sở. Không lý do gì mà một tòa chung cư ở ngay giữa Thủ Đô Hà Nội đã đưa vào sử dụng và có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống mà lại thiếu các thủ tục nghiệm thu PCCC – một trong những thủ tục cần thiết nhất trước khi đưa vào sử dụng.

Đây là vấn đề  không chỉ riêng trong lĩnh vực pccc mà đây còn là vấn đề chung trong công tác quản lý ở nước ta hiện nay. Sự quản lý lỏng lẻo, hời hợt chính là một phần nguyên nhân trong các vụ tai thương tâm vừa qua.

 

 

Xây dựng chế định thu hồi tài sản tham nhũng

 

Đề xuất sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng sẽ hướng tới xem xét việc xây dựng một chế định riêng về thu hồi tài sản tham nhũng. Thông tin này được Thanh tra Chính phủ nêu khi trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13.

thamnhung

Kiến nghị áp hình phạt cao nhất

Liên tục nhiều kỳ họp của Quốc hội, cử tri trên cả nước đã bày tỏ bức xúc với quốc nạn tham nhũng, đồng thời đề nghị phải có biện pháp mạnh, khả thi trong thu hồi tài sản.

Tại kỳ họp 11, cử tri 16 địa phương gồm Tiền Giang, TP.HCM, Bến Tre, Long An, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Long, Cà Mau, Ninh Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Trị, Lạng Sơn, Bình Thuận, Bình Định, Trà Vinh có chung kiến nghị về phòng chống tham nhũng.

Đó là, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mạnh và nghiêm hơn nữa để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng hiện nay, nhất là chú trọng đến việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Cử tri cho rằng, đối với những đối tượng tham nhũng với số tiền lớn, gây nguy hại cho xã hội thì cần phải áp dụng hình phạt cao nhất để đảm bảo tính răn đe, hạn chế việc tham nhũng.

Vì thời gian qua, nhiều vụ việc tham nhũng lớn, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến phát triển đất nước đã được phanh phui. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tại các vụ việc này còn rất thấp.

Trả lời kiến nghị này, Thanh tra Chính phủ khẳng định trong những năm gần đây, việc thu hồi tài sản tham nhũng đã có tiến triển, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Đây là vấn đề mà Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt khi giải quyết vấn nạn tham nhũng.

Thanh tra Chính phủ cũng đã trình Chính phủ đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và tham mưu đưa nội dung này vào dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Và dự luật này sẽ xem xét xây dựng một chế định riêng về thu hồi tài sản tham nhũng.

Theo dự kiến, dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc ngày 20/10 tới đây.

Nhưng nội dung này đã được rút khỏi chương trình kỳ họp với giải thích, để sau khi tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, sẽ có cơ sở đầy đủ, toàn diện cho việc sửa đổi .

Đứng tên vợ, con cũng thu hồi?

Cũng hiến kế chống tham nhũng, cử tri Đà Nẵng kiến nghị luật nên quy định theo hướng: khi phát hiện người có hành vi tham nhũng, sẽ tiến hành tịch thu toàn bộ tài sản do tham nhũng mà có, kể cả tài sản đăng ký sở hữu đứng tên vợ, con của người tham nhũng nhưng có nguồn gốc từ việc tham nhũng hoặc không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó.

Thanh tra Chính phủ hồi âm, tuy đã có căn cứ pháp lý để tịch thu tài sản tham nhũng cho dù tài sản đó đứng tên vợ, con của đối tượng tham nhũng hay đứng tên người khác, nhưng pháp luật hiện chưa có quy định về việc tịch thu tài sản mà người có tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó.

Do đó, Chính phủ ghi nhận ý kiến này và nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật Phòng chống tham nhũng. Trong đó mở rộng diện tài sản, thu nhập phải kê khai, hình thức công khai bản kê khai, quy định việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản, thu nhập một cách chủ động…

Cơ quan trả lời cử tri cũng cho biết sẽ quy định các biện pháp kiểm soát thu nhập, gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập trên cơ sở kết nối với cơ sở dữ liệu về thuế và kiểm soát giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện việc giải trình về nguồn gốc thu nhập đối với những giao dịch, khoản chi tiêu có giá trị lớn hoặc có dấu hiệu bất thường.

Đồng thời tiếp tục bổ sung chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực, không chứng minh được nguồn gốc tài sản kê khai.

Theo VnEconomy

Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và cách giải quyết

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty. Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác. Tôi muốn hỏi luật sư tư vấn giúp công ty tôi trong bối cảnh này?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau, công ty bạn có thể tham khảo cách giải quyết:

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này , tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phait trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

Nếu nội dung yêu cầu của công ty không thay đổi và các thông tin mà công ty cung cấp là xác thực và chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình. Qúy công ty có thể tham khảo ý kiến trên của chúng tôi để đưa ra quyết định cho mình, nếu còn thắc mắc về vấn đề gì công ty có thể trao đổi với chúng tôi.

Điều 121 Bộ luật dân sự 2015

Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.

Thiếu tá, Đại úy quân đội có thể được bố trí căn hộ đến 70m2

Đây là quy định tại Thông tư 68/2017/TT-BQP về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được ban hành ngày 01/4/2017. Cụ thể:

Cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương có thể được bố trí cho thuê:

– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị có diện tích sử dụng từ 60m2 đến 70m2; hoặc

– Căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn có diện tích sử dụng từ 55m2 đến 65m2.

Điều kiện để các cán bộ này được thuê nhà ở công vụ gồm:

– Có nhu cầu thuê;

– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà của mình tại nơi công tác nhưng diện tích bình quân trong HGĐ dưới 15m2sàn/người;

– Không thuộc diện phải ở doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thông tư 68/2017/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2017 và thay thế Thông tư 03/2010/TT-BQP .

Hợp đồng thuê nhà ở công vụ đã ký trước ngày 16/5/2017 thì thực hiện đến hết thời hạn của Hợp đồng.

Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất

Tôi có căn nhà và diện tích đất ở được cấp GCN quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất . Tuy nhiên,  do không cẩn thận tôi đã làm mất Giấy chứng nhận mà không tìm thấy. Tôi muốn hỏi thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như thế nào? Cám ơn luật sư

camsodo

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Luật Minh Bạch. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính có quy định các loại giấy tờ phải nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận củaỦy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Về thời gian thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất

Theo quy định tại Điểm q Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 quy định về  thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau:

“Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

  1. q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 30 ngày…”

Như vậy, thời gian thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đã mất sẽ là không quá 30 ngày.

Trân trọng!

Quy định về đặc xá năm 2016

Tôi có người thân sinh năm 1939(76 tuổi), phạm tội hiếp dâm trẻ em và bị bắt vào ngày 25/08/2011, bị tuyên án 12 năm tù. Tính đến nay người thân của tôi đã thụ án được 5 năm 03 tháng tù, còn lại 6 năm 9 tù nữa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của người thân tôi có được xét đặc xá theo điều 3, điều 4 của Quyết định đặc xá năm 2016 mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký không vậy?

 

 

logo-mblaw

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ  Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về đặc xá năm 2016.

Theo đó, quyết định này thực hiện đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/2016).

Thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Đối tượng đặc xá bao gồm:

Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Theo thông tin câu hỏi mà bạn cung cấp thì người thân bạn phạm tội hiếp dâm trẻ em là người bị kết án phạt tù có thời hạn thuộc các tội đặc xá theo quy định này.

Về điều kiện đặc xá: (Theo Điều 3 của Quyết định này)

Trong trường hợp này, người thân của bạn đã chấp hành hình phạt tù được 5 năm 9 tháng trên tổng số 12 năm hình phạt tù.

Như vậy là đã chấp hành quá 1/3 thời gian hình phạt tù. Và người thân của bạn năm nay 76 tuổi thuộc trường hợp “là người từ 70 tuổi trở lên” .

Trong trường hợp người thân của bạn:

  • Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù liên tục được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác, trừ những phạm nhân không bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
  • Không thuộc các trường hợp không đề nghị đặc xá theo Điều 4 Quyết định này (Vì câu hỏi bạn không nói rõ cụ thể nên bạn lưu ý là trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ không được đề nghị đặc xá)

Thì sẽ được đặc xá theo Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước.

 

Trân trọng!

 

 

Điều 109 Bộ luật dân sự 2015

Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật