Câu hỏi : Tôi và anh D chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn đã được 6 năm nay. Anh D chết do tai nạ giao thông năm 2017 và không để lại di chúc. Vậy tài sản chung của tôi và anh D được giải quyết như thế nào?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau:
Theo điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau :
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Ngoài ra, theo điều 7, nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết môt số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng theo luât định được áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của Điều 50 luật hôn nhân và gia đình bao gồm :
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Trong trường hợp trên anh D chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc nên tài sản của anh D và chị sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên, Do anh D chết không thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan để giải quyết vấn đề tài sản chung. Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”