Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Sử dụng bằng giả, chứng chỉ giả thì bị xử lý thế nào?

Anh trai em khi đi xin việc có yêu cầu chứng chỉ tiếng anh, anh ấy đã liên hệ và mua được của một đối tượng chuyên nhận làm “chứng chỉ xịn”. Khi nộp hồ sơ thì bị cơ quan phát hiện, em muốn hỏi luật sư liệu anh trai em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Em xin chân thành cám ơn!

 

images1024507_Hai_m_u_ch_ng_ch__th_t__tr_n__v__gi___du_i___2_

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật Giáo dục: “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp”.

Như vậy, với tất cả các trường hợp không qua học tập, đào tạo, thi cử mà có chứng chỉ thì chứng chỉ đó được xác định là chứng chỉ giả. Người có hành vi sử dụng bằng giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Về xử phạt hành chính: Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 quy định

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

Theo quy định này thì người mua, sử dụng chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu chứng chỉ giả đã mua.

– Về xử lý hình sự:

Việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả”. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 267 Bộ luật Hình sự.

Trong trường hợp việc mua chứng chỉ giả đủ yếu tố cấu thành tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), cụ thể:

“1.  Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm;

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.”

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 87 Bộ luật dân sự 2015

Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Khái niệm tàu bay
  1. Khái niệm tàu bay

*) Theo quy định của các nước trên thế giới

– Luật HKDD 1997 Cộng hòa Liên Bang Nga điều 32: “Tầu bay là thiết bị bay được nâng giữ trong khí quyển nhờ vào sự tương tác với không khí, phản lại mặt đất hoặc mặt nước”

– Bộ luật Hàng không và Thương mại Pháp 1956: “Tầu bay là tất cả các thiết bị có khả năng bay lên không trung và di chuyển được trong chân không”

– Có nước không định nghĩa về tầu bay, ví dụ luật HKDD Trung Quốc, điều 5 quy định : “ Tầu bay dân dụng là tầu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát”

*) Theo quy định của Việt Nam

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng  3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tại điều 2 có giải thích như sau:

“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu”

Theo khoản 1, điều 13, Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

“Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.”

So với khái niệm tàu bay mà các nước trên thế giới định nghĩa thì cũng không khác xa so với Việt Nam,các nước đều cho rằng tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt của trái đất, nhưng riêng Trung Quốc lại không quy định cụ thể về tàu bay như thế nào mà chỉ đưa ra tàu bay dân dụng là loại  tàu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát.

So với khái niệm quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 1991, quy định tại khoản 1 điều 8 thì luật chỉ nói tàu bay gồm máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Đến luật 2006 quy định rõ hơn tàu bay là thiết bị “được” nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, chứ không phải là “có thể” như luật 1991 quy định nữa. Và cũng có trường hợp ngoại lệ đặt ra ở luật mới là trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất thì không được coi là tàu bay, còn luật 1991 nói chung chung không đề cập đến vấn đề trên mà chỉ nói là thiết bị bay tương tự khác, “thiết bị bay tương tự khác” ở đây là gì khiến cho người đọc khó hiểu và không phân biệt được thiết bị bay tương tự là những thiết bị như thế nào? Tiêu chuẩn nào để đánh giá nó được coi là tàu bay.

Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:

  • Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
  • Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.
Bổ sung đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Ngày 01/9/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 7433/BNN-TCTS về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

scmtb

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển bao gồm:

– Chủ tàu cá và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung từ 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở và người lao động thường xuyên tại cơ sở đã nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi từ ngày 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở chế biến thuỷ sản có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc hộ khẩu thường trú tại vùng bị thiệt hại và người lao động làm thuê trong các cơ sở này.

– Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thuỷ sản có kho lạnh, kho cấp đông tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố, còn lưu kho các sản phẩm được thu mua trước ngày 30/8/2016 và người lao động trong các cơ sở này.

Công văn 7433/BNN-TCTS bổ sung Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

 

Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với Hoạt động bán lẻ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sẽ thực hiện theo nội dung được quy định tại Nghị định này, cụ thể Liên quan đến việc Xin cấp Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Luật Minh Bạch xin giới thiệu đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và những lưu ý khi thực hiện thủ tục:

I. Trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cụ thể là những hoạt động sau, thì phải xin cấp Giấy phép kinh doanh:

“ a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ø  Căn cứ vào Điều 9 Nghị định này các khoản a, b, c được nêu trên : Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài  thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa lưu ý cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

·        Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí => Tổ chức kinh tế nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn  hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không phải xin Giấy phép kinh doanh

·        Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

·         Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ để bán lẻ tại các cơ sở đó.

II. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

“b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

III. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh:

B1: Nộp hồ sơ xin Cấp Giấy phép kinh doanh lên Sở Công Thương

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Lưu ý: Giải trình theo các tiêu chí:

–         Quốc tịch của Nhà đầu tư có đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không?;

–         Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường hàng hóa;

–         Giải trình về kinh nghiệm hoạt động của nhà đầu tư

–         Đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội, sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, tác động của dự án tới môi trường

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

Lưu ý: Trình bày tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phương án lưu giữ kho và bảo quản hàng hóa, nhu cầu sử dụng lao động phục vụ cụ thể mục đích phân phối , phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh phân phối từ giới thiệu sản phẩm đến giao hàng

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

Lưu ý: Giải trình vốn sử dụng cho mục đích phân phối, xuất khẩu: Tổng vốn, nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thì phải kèm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

Lưu ý: Giải trình số liệu căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

B2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ: Đa số hồ sơ chuyển về Phòng Thương Mại, Phòng Kinh tế đối ngoại

Cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động:  Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động:

–         Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn

–         Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–         Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

–         Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

–         Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

–         Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

–         Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

B3: Sở Công Thương trả kết quả

Thời hạn xử lý: 10-15 ngày

Thời hạn xử lý (trong trường hợp xin ý kiến Bộ): 25-30 ngày

 

Trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong việc gây tai nạn cho bên thứ ba

Câu hỏi:

Vụ việc chiếc xe tải BKS 29Y- 1740 do Nguyễn Minh Tuấn (SN 1979, ở Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) điều khiển,,chở theo một tức chứa chất lỏng được xác định là axit trên đường bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông đã làm văng dung dịch axit ra ngoài, gây bỏng cho hàng chục người đang tham gia giao thông ngày 9/6 tại ngã tư Trâu Quỳ- quốc lộ 5 thuộc địa phận huyện  thêm một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo những nguy cơ tai nạn bất ngờ mà mọi người có thể gặp phải do sự vô ý, thiếu trách nhiệm của những người khác. Thưa luật sư, với hành vi đó thì người lái xe có thể bị truy cứu theo những tội danh gì ? anh ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị xử lý hành chính về lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới?

Người gửi câu hỏi: Bác Y – Gia Lâm Hà Nội.

rủi ro mua xe

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trong trường hợp này, người điều kiển xe tải đã biết mình đang trở trên xe loại dung dịch nguy hiểm là axit, có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác và theo quy định của pháp luật thì ô tô tải là một nguồn nguy hiểm cao độ, có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với nhiều người. Và trên thực tế thì axit trên xe đã bị dò rỉ, đã có người bị bỏng do sự dò rỉ này và đã cảnh báo đối với lái xe, cùng với đó là lực lượng CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe để ngăn chặn hành vi tiếp tục gây thiệt hại. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện đã bất chấp mọi lời cảnh báo và hiệu lệnh của CSGT để điều khiển “nguồn nguy hiểm cao độ” chở theo những thùng chứa dung dịch axit rất nguy hiểm, chạy trên một đoạn đường tới 10 km và hậu quả là đã xâm phạm đến sức khỏe của hàng chục người.

Điều này thể hiện người điều khiển phương tiện giao thông “đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. Vậy, theo quan điểm của tôi thì trong trường hợp này người lái xe đã có lỗi cố ý gián tiếp đối với hành vi và hậu quả xảy ra.

Như vậy, nếu căn cứ vào yếu tố lỗi này, xem xét trong mối quan hệ với hậu quả mà hành vi này gây ra, trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được hành vi trên thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì rất có thể người điều khiển chiếc xe tải trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong số các tội như: Tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trong trường hợp hành vi trên thỏa mãn các dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Thậm chí trong trường hợp hậu quả của hành vi trên dẫn đến chết người thì người điều khiển phương tiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Với quan điểm của tôi thì vụ việc trên sẽ không chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như các hành vi vi phạm giao thông khác bởi mức độ vi phạm, yếu tố lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông và hậu quả đã xảy ra.

Trân trọng!

Tách giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

Kính gửi Công ty Luật Minh Bạch

Công ty của em là Công ty 100% vốn Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty có 1 chi nhánh tại Hà Nội. Bên em đang muốn tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành giấy phép kinh doanh, trên cơ sở đó thực hiện thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh theo địa chỉ trụ sở chính tại HCM (tên, địa chỉ, ngành nghề và thông tin cá nhân nhà đầu tư).

Xin quý công ty tư vấn cho em về thủ tục tách giấy chứng nhận đăng ký  và thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh

Em xin trân thành cảm ơn.

Hướng dẫn viết đơn xin ly hôn mới nhất 2020

Tư vấn luật và Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:

1.   Phần nội dung đơn ly hôn:

Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn …. Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

2.   Phần con chung:

Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung “tên, ngày tháng năm sinh”, nguyện vọng và để nghị nuôi con. Nếu chưa có con chung ghi “chưa có”.

3.   Phần tài sản chung:

Nếu thỏa thuận được, các bên ghi là “Tài sản chung, riêng các bên tự nguyên thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án phân chia”.

Nếu không thể thỏa thuận: Ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia … và

Nếu không có tài sản chung ghi không có.

4.   Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Tham khảo mẫu đơn dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN ……………………………………………………..

Tôi tên: Nguyễn Văn A                                   năm sinh: 1980

CMND/Hộ chiếu số: 082298xxx  ngày cấp: 20/12/2010 và nơi cấp: Công an tỉnh Hà Giang

Hiện cư trú/Hộ khẩu thường trú: Số xx, đường xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B           năm sinh: 1981

CMND/Hộ chiếu số: 0132456xx ngày cấp: 20/12/2010 và nơi cấp: Công an tỉnh Cà Mau

Hiện cư trú/Hộ khẩu thường trú: Số xx, đường xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx 

1. Nội dung xin ly hôn:

Ngày….tháng….năm…Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phúc đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi. Ngày…tháng…năm… Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.

Chúng tôi có hai con chung:

  1. Cháu: Nguyễn Văn Đ                      Sinh năm: 2010

Số CMTND: …………. Ngày cấp:…/…/20… Nơi cấp: Công an tỉnh:…

Hiện là học sinh lớp xx, Trường xx, xã xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

  1. Cháu: Nguyễn Thị E                        Sinh năm: 2011

Hiện là học sinh lớp xx, Trường xx, xã xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với Mẹ, hàng tháng Tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:…..VNĐ (bằng chữ………….đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.

2. Về tài sản chung: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. (Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi: “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia”)

Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.

                                                                             ……………… Ngày ……….. tháng……….. năm……..

                                                                             Người làm đơn

 

                                                                              (Ký tên, Ghi rõ họ và tên)

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

6 hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 tới đây, An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Điều 8 của luật này thì các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm : 

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

=>Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Quản lý tài chính Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Từ ngày 01/11/2016, Thông tư 134/2016/TT-BTC về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ có hiệu lực.

banno

ảnh minh họa (internet)

Theo đó, DATC có thể thực hiện đầu tư vốn ra ngoài công ty dưới các hình thức sau:

– Góp vốn không thông qua hoạt động mua bán nợ để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;

– Sử dụng tài sản và nợ đã mua để góp vốn, chuyển nợ thành vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;

– Mua công trái, trái phiếu, các công cụ nợ khác, mua lại trái phiếu, hối phiếu do DATC phát hành; đầu tư tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để hưởng lãi.

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Thông tư 134/2016/TT-BTC thay thế Quyết định 2857/QĐ-BTC ngày 09/11/2012.

 

Từ vụ án “Hấp diêm” bị cắt đứt lưỡi – Tội hiếp dâm dưới góc độ pháp lý?

Gần đây vấn đề hiếp dâm đang là một vấn nạn được nhiều người quan tâm bởi gần đây có nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em, hay còn gọi là “ấu dâm” gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước mà phải kể đến như là vụ Minh Béo hay bé gái bị hiếp dâm sát hại ở Nhật.

Mới đây nhất, ngày 18.4 lại xảy ra một vụ hiếp dâm và vào ngày 19.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, hộ khẩu tại Đồng Nai, hiện thuê trọ tại đường Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị Quang giở trò đồi bại là chị Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, ở Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, cuối tháng 3, chị Minh (25 tuổi, ở Hà Nội, đã đổi tên) đăng tìm việc làm trên mạng. Ngày 17/4, cô gái nhận được tin nhắn của Quang, hẹn đến quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân) để phỏng vấn.

Bi 9X can gan dut luoi, 'yeu rau xanh' van co lam nhuc nan nhan hinh anh 1
Chu Thế Quang. Ảnh: H.L.

Tại đây, Quang giới thiệu là chủ thầu xây dựng, đang tìm kế toán cho công ty. Sau khi nhận hồ sơ, Quang hẹn cô gái ngày hôm sau đến thử việc.

Sáng 18/4, anh ta nhắn tin địa chỉ nhà trọ trên đường Trần Bình (quận Cầu Giấy), nói đó là trụ sở công ty để chị Minh đến.

Gặp cô gái, Quang dẫn lên phòng trên tầng 3 rồi khóa cửa, dùng vũ lực ép nạn nhân “quan hệ”. Làm việc với cảnh sát, Quang khai cô gái chống cự nên anh ta dùng dao uy hiếp.

Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” 38 tuổi vẫn cố thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Quang đe dọa, ép cô gái đi xin việc không được báo cảnh sát. Khi nạn nhân ra về, hung thủ đến bệnh viện khâu lại lưỡi.

Chiều cùng ngày, bị hại đến Công an quận Cầu Giấy tố cáo sự việc. Vài giờ sau khi gây án, Quang bị cảnh sát bắt giữ khi hắn chuẩn bị trốn về quê.

Theo như thông tin thì tên Quang khi hiếp dâm chị Quỳnh Anh đã bị chị cắn đứt lưỡi tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục hành vi của mình??

infonet__hiep_dam_1Trong bài viết này Luật Minh Bạch sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết hơn: Quy định trong luật về tội hiếp dâm như thế nào? có lẽ chưa đủ nặng để có thể răn đe được tội phạm hiếp dâm hay chăng?

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tại điều 33 và 34, cá nhân là công dân của Nhà nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt nam đều được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như danh dự:

“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác đều sẽ bị trừng trị, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như quyền phòng vệ chính đáng và có thể thực hiện nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Tại Bộ luật Hình sự 1999 Điều 111 quy định cụ thể về tội hiếp dâm, theo quy định tại luật này thì tội hiếp dâm là hành vi ùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Về hành vi hiếp dâm này, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khác nhau, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (có thể gọi là một hành vi ấu dâm), cưỡng dâm, giao cấu hay dâm ô,… và đều có sự quy định khác nhau tùy theo hành vi, cách thức và mức độ nghiêm trọng khi phạm tội.

Sau đây Luật Minh Bạch sẽ tóm tắt qua quy định xử phạt đối với mỗi hành vi hiếp dâm:

  • Tội hiếp dâm: Hình phạt đối với tội này là tù giam với thời gian từ hai năm tới bảy năm. Đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội hiếp dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đối với những hành vi phạt tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội cưỡng dâm: là hành vi sử dụng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nămTrường hợp phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm.
  • Tội cưỡng dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  • Tội giao cấu với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Tội dâm ô với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

bo-anh-cuoi-dep-nhu-co-tich-cua-cap-doi-ai-cung-thich-trang-lou-tung-son_20151110113718203

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH:

Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chính vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương cho những kẻ biến thái, những kẻ “mất dạy”, thiếu nhận thức và thiếu nhân tính.

Mặc dù quy định trong Bộ luật Hình sự đã quy định mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình những vẫn còn xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm, Luật Minh Bạch cho rằng cần phải tăng mức xử phạt tối thiểu cao hơn nữa để mang tính răn đe, khiến những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội chùn bước, ví dụ như chỉ cần thực hiện hành vi hiếp dâm chưa cần xét đến các tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt 50 năm tù.

Và cuối cùng, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, mọi công dân cần phải nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng vệ để bảo vệ chính đáng nhất quyền và lợi ích của mình (nhất là các cô gái đang trong lứa tuổi vào xuân nói riêng và phụ nữ nói chung).

Công ty Luật Minh Bạch

Người dân có được quay clip CSGT xử phạt mình?

Ngày 26.12, Đội trưởng Đội điều tra xử lý, thuộc Phòng CSGT (Công an tỉnh Nghệ An) đã ra quyết định xử phạt tài xế Nguyễn Triều Dương (ngụ Thái Bình) 25 triệu đồng vì 3 lỗi: vi phạm luật Giao thông đường bộ; xúc phạm danh dự người thực thi công vụ; tuyên truyền thông tin nhằm xúc phạm tổ chức, danh dự cá nhân.

Như vậy, trong trường hợp nào, việc người dân ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ là hợp pháp?

Ngày 4.1.2016, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Cụ thể tại Điều 5 quy định về quyền hạn có quy định CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

Trường hợp người dân có các thắc mắc, khiếu nại hoặc nghi ngờ có dấu hiệu người giả dạng CSGT có thể căn cứ biển hiệu tuần tra kiểm soát thông báo cho cơ quan CSGT quản lý tuyến, địa bàn hoặc thông tin về Phòng CSGT đường bộ – đường sắt các tỉnh, thành phố để được giải quyết theo quy định.

Như vậy, người dân được quyền ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tiết giao thông nhưng không được yêu cầu CSGT xuất trình lịch công tác.

Điều 93 Bộ luật dân sự 2015

Điều 93. Giải thể pháp nhân

1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật