Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Sửa ảnh nhằm xúc phạm danh dự người khác sẽ bị phạt nặng

Trong thời đại công nghệ hiện nay, ngoài việc học hỏi, tìm hiểu được “mọi thứ trên đời” thông qua mạng internet, con người còn có thể giao lưu, làm quen thông qua mạng xã hội, mở rộng mối quan hệ. Thậm chí ngay cả khi không quen biết, mọi người vẫn có thể sẵn sàng giúp đỡ những người mà mình không quen biết thông qua internet đối với những vấn đề mà mình biết. Điển hình của việc “nhờ vả” này đó là nhờ chỉnh sửa ảnh, ghép ảnh để có được một bức hình lung linh hơn.

Khi tìm kiếm từ khóa chỉnh sửa ảnh thông qua công cụ tìm kiếm Google chúng ta sẽ có được những kết quả cực kỳ “bất an”.

google-sua-anh

Dù được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ các “nhà hảo tâm” tuy nhiên kết quả nhận được lại không như kỳ vọng nhưng đem lại rất nhiều tiếng cười.

Đây là một ví dụ một bức ảnh gốc mà cô gái xinh đẹp nhờ cư dân mạng xóa giúp anh áo đỏ đằng sau:

20161014-022946-1_569x571

Còn đây là những kết quả “cạn lời” mà cô nhận được:

20161014-105425-10_600x602

20161014-023030-3_520x494

 20161014-105426-8_569x571

20161014-105518-155_600x872

Việc chỉnh sửa ảnh với mục đích giải trí sẽ đem lại rất nhiều tiếng cười và khoảng thời gian thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa, sửa chữa và ghép ảnh sẽ gây ra hậu quả hết sức tai hại nếu như có mục đích xấu.

Đây là nội dung mới nổi bật được đề cập tại Nghị định 28/2017 về việc sửa đổi một số quy định xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Nghị định 158/2013/NĐ-CP (ban hành ngày 20/3/2017). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/05/2017

Theo đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm thực hiện một trong các mục đích sau đây:

– Vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

– Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;

– Xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa.

Đồng thời, Nghị định 28/2017/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán tranh, ảnh có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy để rõ ràng hơn.

Công ty Luật Minh Bạch

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Người dân có được quay clip CSGT xử phạt mình?

Ngày 26.12, Đội trưởng Đội điều tra xử lý, thuộc Phòng CSGT (Công an tỉnh Nghệ An) đã ra quyết định xử phạt tài xế Nguyễn Triều Dương (ngụ Thái Bình) 25 triệu đồng vì 3 lỗi: vi phạm luật Giao thông đường bộ; xúc phạm danh dự người thực thi công vụ; tuyên truyền thông tin nhằm xúc phạm tổ chức, danh dự cá nhân.

Như vậy, trong trường hợp nào, việc người dân ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ là hợp pháp?

Ngày 4.1.2016, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.

Cụ thể tại Điều 5 quy định về quyền hạn có quy định CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

Trường hợp người dân có các thắc mắc, khiếu nại hoặc nghi ngờ có dấu hiệu người giả dạng CSGT có thể căn cứ biển hiệu tuần tra kiểm soát thông báo cho cơ quan CSGT quản lý tuyến, địa bàn hoặc thông tin về Phòng CSGT đường bộ – đường sắt các tỉnh, thành phố để được giải quyết theo quy định.

Như vậy, người dân được quyền ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tiết giao thông nhưng không được yêu cầu CSGT xuất trình lịch công tác.

Chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón cán bộ

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1997/QĐ-BTC quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón cán bộ từ nơi ở đến nơi làm việc.

vbmoi

Theo đó, mức khoán kinh phí (đồng/tháng) đối với chức danh Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính được xác định như sau:

Mức khoán = Đơn giá khoán x Số km khoán x 02 lượt x Số ngày làm việc của tháng

Trong đó:

– Đơn giá khoán (đồng/km) được xác định theo mức giá của các hãng xe taxi (loại 4 chỗ ngồi) phổ biến trên thị trường;

– Số km khoán là khoảng cách thực tế từ nơi ở đến nơi làm việc;

– Số lượt đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày: 02 lượt (đi và về);

– Số ngày làm việc của tháng theo quy định của Bộ Luật Lao động (22 ngày).

 

Quyết định 1997/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2016.

Điểm mới của Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Ngày 15/01/2018 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế nghị định 23/2007/NĐ-CP chính thức có hiệu lực

Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ và rõ ràng hơn về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt về mảng giấy phép kinh doanh

I.Các trường hợp hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh

Căn cứ vào Điều 5 và Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các trường hợp hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh bao gồm:

  1. Phân phối bán lẻ hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó”
  2. Phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí”
  3. Nhập khẩu, phân phối bán buôn với hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
  1. Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  2. Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  3. Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  4. Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  5. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  6. Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

II.Các trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh phải xin ý kiến Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành

Theo Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì:

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép theo Luật mới thuộc Sở Công Thương
  2. Xin ý kiến Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh các hoạt động bao gồm:
  • Nhập khẩu, phân phối bán buôn với hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

(Trước đây theo quy định Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì lĩnh vực nhập khẩu, phân phối bán buôn phải xin giấy phép và có ý kiến đồng ý của Bộ Công Thương)

  • Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa

Lưu ý: Đối với các hoạt động lĩnh vực phân phối bán lẻ hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí” thì phải xin thêm ý kiến của Bộ quản lý ngành (tuy nhiên luật không quy định rõ cơ quan nào trong trường hợp này)

III. Thời hạn giải quyết 

So với Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định tổng thời gian giải quyết là 45 ngày thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP rút ngắn còn 28 ngày đổi với trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công Thương và các bộ chuyên ngành khác, còn 10 ngày trong trường hợp không phải xin ý kiến

 

 

Mẫu bản kiến nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngọc Lặc, ngày 21 tháng 08 năm 2018

 

BẢN KIẾN NGHỊ

Của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

 

                                             Kính gửi:  TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

 

Tên tôi là: NGUYỄN THANH BÌNH                               Sinh năm: 1960

CMND số: 171216968 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 04 tháng 09 năm 2006

Địa chỉ: Số nhà 776 phố Lê Lai, thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại liên hệ: ……………………

Ngày 13 tháng 08 năm 2018, tôi có nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án số 74/2018/TLST-HC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Nội dung thông báo cho tôi về việc ông Nguyễn Mạnh Thường đã khởi kiện vụ án hành chính về việc yêu cầu hủy GCN quyền sử dụng đất số BU349122 do UBND huyện Ngọc Lặc cấp ngày 25 tháng 03 năm 2014 mang tên Nguyễn Thanh Bình. Như vậy, trong vụ án này tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường.

Vậy sau đây tôi xin trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện để quý Toà án có căn cứ giải quyết vụ án một cách toàn diện, trung thực, khách quan và đúng pháp luật. Cụ thể như sau:

  1. Thông báo thụ lý vụ án số: 74/2018/TLST-HC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc “Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số BU349122 mang tên tôi theo yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Mạnh Thường. Theo đó, tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tuy nhiên danh sách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Thông báo thụ lý vụ án trên không có tên tôi. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa bổ sung, xác định tư cách tham gia tố tụng của tôi trong vụ án này là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  2. Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 73 và khoản 7, khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tôi có quyền “Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;” và có quyền “Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập”. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho phép tôi được ghi chép, sao chụp tài liệu do các đương sự khác xuất trình để xây dựng bản trình bày ý kiến được toàn diện, đầy đủ và khách quan.

Trên đây là những ý kiến của tôi về vụ án này. Kính mong quý Toà án xem xét và giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi.

Trân trọng cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Nguyễn Thanh Bình

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xử lý hành vi trộm cắp thiết bị điện, tín hiệu giao thông công cộng

Nhức nhối nạn trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp vật tư, linh kiện tại các tủ đèn tín hiệu giao thông. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông khi lưu thông qua những nút đèn xảy ra mất cắp.

Trao đổi với phóng viên Kênh VOV Giao thông, ông Phan Nhân Quảng, cán bộ Ban Duy tu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trước đây đã có 3-4 lần xảy ra tình trạng mất cắp thiết bị tại tủ đèn tín hiệu. Hiện tượng này lác đác và không dồn dập.

Tuy nhiên, chỉ trong hai tuần gần đây, tủ đèn tín hiệu tại các nút giao thông như ngã tư Thái Thịnh – Yên Lãng và Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn liên tiếp bị các đối tượng tấn công, lấy cắp cáp tín hiệu.

Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc tại nút giao Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn xảy ra hôm 25/6 vừa qua. Cụ thể, các đối tượng đã phá cửa tủ, cắt điện nguồn của tủ sau đó bậy nắp hố ga rồi lấy đi gần 200m dây cáp điện.

Theo ông Quảng nhận định, các đối tượng lấy cắp có thể cũng hiểu biết về điện nên mới nắm rõ quy trình như vậy.

Nói về những thiệt hại, cán bộ Ban duy tu cho biết: “Nếu các đối tượng bán phế liệu thì không được bao nhiêu, chỉ khoảng vài trăm nghìn. Bởi nhìn bên ngoài sợi cáp to nhưng bên trong chỉ là những lõi đồng đường kính 1,5mm. Giá thành sản xuất sợi cáp thì lớn nhưng để bán phế liệu thì sẽ rất rẻ”.

Ông Quảng cũng cho biết, việc khắc phục hậu quả của việc mất cắp tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đơn vị thi công thường phải mất từ 4-6 tiếng đồng hồ mới có thể khắc phục được sự cố. Trong khoảng thời gian này, hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải tạm dừng hoạt động. Đồng thời chi phí để khắc phục cũng lên tới hàng chục triệu đồng.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự cố mất cáp, sáng ngày 26/6, cán bộ kỹ thuật thuộc công ty Công nghệ ITELCO (đơn vị làm nhiệm vụ duy tu đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Hà Nội) đã trình báo vụ việc tới Công an phường Dịch Vọng Hậu.

Cơ quan chức năng đã tiếp nhận vụ việc và đang điều tra làm rõ.

Trao đổi với Kênh VOVGT Quốc gia, Luật sư Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho biết:

Hệ thống tín hiệu đèn giao thông công cộng được coi là công trình, cơ sở kinh tế – kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việc phá hủy, trộm cắp các công trình này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, tài sản của Nhà nước mà còn xâm phạm đến trật tự xã hội, đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp trộm cắp thiết bị, vật tư điện của hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì thiệt hại về tài sản có thể không quá lớn nhưng hậu quả cũng những vấn đề gián tiếp gây ra là rất lớn. Cụ thể là vấn đề điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra trộm cắp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không có cảnh sát giao thông tại các điểm này khi hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động khả năng cao sẽ xảy ra ùn tắc, hỗn loạn khi mà ý thức của người tham gia giao thông vẫn là vấn nạn lớn.

Như vậy, hậu của mà hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây ra là rất lớn, rất nghiêm trọng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông có thể bị xác định vào tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 303 Bộ luật hình sự năm 2015 và có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có thể bị xử lý theo ba khung hình phạt.

Khung hình phạt thứ nhất: phạt tù từ 01 đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Khung hình phạt thứ hai: quy định phạt tù từ 03 năm đến 12 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt thứ ba: quy định hình phạt tù từ 10 đến tù chung thân nếu thực hiện hành vi có tổ chức hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế.

Trong trường hợp hành vi trộm cắp thiết bị điện, đèn tín hiệu giao thông mà thiệt hại không lớn thì người thực hiện hành vi trộm cắp sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 163/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 25 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 25, Bộ luật dân sự 2015 như sau 

Điều 25 : Quyền nhân thân 

1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH một thành viên

Câu hỏi: 

Công ty tôi có trụ sở tại Hà Nội, do nhu cầu thay đổi nhân sự, chúng tôi muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi chúng tôi cần những giấy tờ gì và giải quyết trong bao lâu? Công ty chúng tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật Minh bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn đặt trụ sở tại Hà Nội, nên cơ quan giải quyết là Phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội

Trình tự thực hiện :

  1. Doanh nghiệp có trách nhiệm hực hiện việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp ra Quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  2. Cán bộ tiếp nhận của sở kế hoạch đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã có đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì tiếp nhận và nhập thông tin về hồ sơ vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  3. Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận thì người đại diện nộp hồ sơ cho doanh nghiệp lên nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ :

+ Thông báo thay đổi người dại diện theo pháp luật.

+ Kèm theo thông báo có Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc đổi thay đổi người đại diện theo pháp luật (Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)

Trong trường hợp người thay đổi không phải là nhân viên công ty thì kèm theo 

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc mới của chủ sở hữu ( người đại diện mới)

+ Hợp đồng lao động ký kết giữa công ty và người đại diện pháp luật mới 

Bản sao các loại giấy tờ của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty gồm có:

– Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

– Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gồm: Hộ chiếu Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài

. – Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

– Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

+ Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu ko phải chính người đại diện theo pháp luật cũ của công ty đi nộp hồ sơ và giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đó

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới 

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333

để được giải đáp

Ngoại tình dẫn đến ly hôn

Câu hỏi:

“Đầu năm 2014, vợ chồng tôi kết hôn, hiện nay tôi mới sinh con được hơn 6 tháng. Hơn một tháng qua, chồng tôi thường hay nhậu nhẹt, đi sớm về trễ. Sau đó, tôi phát hiện chồng tôi có người đàn bà khác làm chung công ty. Tôi không còn chịu đựng được nữa nên muốn ly hôn. Nhưng chồng tôi không chịu vì sợ mất mặt với họ hàng. Vậy trường hợp này tôi có thể đơn phương ly hôn không?”.

20150825095356-1

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty luật Minh Bạch, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Như vậy, bạn đọc này có quyền đơn phương ly hôn.

Khi một bên yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Do đó, trong trường hợp của bạn đọc này, nếu có chứng cứ về việc người chồng ngoại tình, không chung thủy thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn.

* Giải quyết quyền nuôi con:

Theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn.

Trong trường hợp này, đứa bé còn nhỏ nên nếu bạn có điều kiện để trực tiếp nuôi con và không có thỏa thuận khác với người chồng thì cháu bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Nếu người mẹ không đủ điều kiện và không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

* Phân chia tài sản chung:

Nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn là do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo quy định.

 Tài sản chung của vợ chồng nên về nguyên tắc được chia đôi. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia tài sản chung có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh gia đình 2 bên, công sức đóng góp của từng người vào việc tạo lập tài sản, lỗi của mỗi bên dẫn đến ly hôn…

Trong trường hợp của bạn, nếu có bằng chứng về việc người chồng ngoại tình, không chung thủy thì khi giải quyết, xét xử vụ án, Hội đồng xét xử sẽ xem xét yếu tố lỗi của người chồng dẫn đến việc ly hôn để chia tài sản theo tỷ lệ có lợi hơn cho người vợ. Tỷ lệ cụ thể do sự nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử khi căn cứ vào các yếu tố nêu trên.

Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) có những sai phạm, điển hình là thu phí của người lao động (NLĐ) quá cao; DN không có giấy phép hoặc hết phép XKLĐ vẫn hoạt động.

Gần đây nhất sự việc Công ty Cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực & xuất nhập khẩu Thiên Ân (gọi tắt chi nhánh Công ty XKLĐ Tamax) tuyển người lao động đi Rumani trái phép khiến nhiều người lao động bức xúc bởi họ đã bị Tamax đánh lừa khi mời chào họ một cách chắc chắn, đủ cơ sở pháp lý…

Được biết, Công ty XKLĐ Tamax đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014. Tuy nhiên, Công ty Tamax chưa được Cục cấp phép xuất khẩu người lao động sang Rumani.

Vậy công ty XKLĐ Tamax đã vi phạm quy định nào của pháp luật và chế tài xử lý ra sao?

Theo quy định của Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì mới được phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, và các doanh nghiệp này phải trực tiếp tuyển chọn lao động, không được ủy quyền hoặc hợp tác với các doanh nghiệp không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tuyển chọn lao động.

Do vậy công ty XKLĐ Tamax mặc dù đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014,  công ty không có hợp đồng cung ứng lao động cho Rumani chưa được cục chấp thuận cho phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở Rumani nhưng công ty vẫn tiến hành  thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc ở Rumani, tư vấn, thu tiền của người lao động . Việc làm này là trái với quy địnhc ủa pháp luật.

Theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 4, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì công ty XKLĐ Tamax sẽ bị xử phạt hành chính.

“b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.”

Như vậy công ty Tamax không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cục QLLĐNN cấp nên sẽ bị xử phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Ngoài ra tại điều 5 của nghị định này quy định biện pháp khắc phục hậu quả của việc giao kết hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động, buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trên

Tiếp đó nữa, theo quy định của pháp luật, công ty được cấp phép XKLĐ đi nước ngoài không được thu bất cứ một khoản phí nào khi người lao động đến tuyển dụng, nhưng trên thực tế theo những người lao động đến thi tuyển tạo công ty này cho biết họ phải đóng 200 nghìn đồng/1 người cho Tamax. Theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 4a Nghị định 88/2015 NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000. đồng  đến 3.000.000 đồng đối với hành vi  “Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động”

Ngoài biện phái xử lý hành chính và khắc phục hậu quả  trên thì công ty XKLĐ Tamax có thể sẽ bị Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tạm dừng hoặc rút giấy phép hoạt động dịch vụ của Doanh nghiệp

 

Tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Câu hỏi: Bạn Trần Gia Linh ở Bắc Ninh có hỏi: Công ty tôi đang thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư ra giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (vì luật mới bắt công ty phải có song song 2 giấy). Nhưng khi nộp hồ sơ họ có yêu cầu khi đi lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải nộp thông báo thay đổi mẫu dấu ( phụ lục II-9 thông tư 20). Luật sư cho tôi hỏi là công ty tôi không có thay đổi mẫu dấu vậy có cần phải nộp giấy này hay không?

lam-sao-khi-mat-giay-phep-dang-ky-kinh-doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn đang thực hiện tách giấy chứng nhận đầu tư ra giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau khi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định lại nội dung dự án đầu tư đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Vì vậy khi quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2, Điều 44, Luật DN 2014 và Khoản 4, Công văn 4211/BKHĐT- ĐKKD năm 2015 thì  trước khi sử dụng, doanh nghiệp gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư riêng thì phải thực hiện thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an. Sau khi trả con dấu xong, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu mới, nếu công ty bạn không có thay đổi mẫu dấu thì xin cấp lại mẫu dấu và làm thủ tục công bố tại Sở kế hoạc đầu tư. Vì vậy công ty bạn không thay đổi mẫu dấu nhưng vẫn phải nộp thông báo thay đổi mẫu dấu khi đi lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bãi bỏ nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 01/01/2017

Theo đó, ban hành Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì 268 ngành, nghề như hiện nay.

Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như : 

+ Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu;

+ Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

+ Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh;

+ Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

+ Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, từ 01/7/2017, bổ sung ngành, nghề kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị và ngành, nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, Luật cũng bổ sung “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Những điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành là một trong những loại hình kinh doanh du lịch đang phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh du lịch quy định tại Điều 38 Luật Du Lịch 2005:

Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:

  1. Kinh doanh lữ hành;
  2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
  3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
  5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.” 

thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam

– Các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập công ty du lịch trừ trường hợp vi phạm điều cấm theo Luật doanh nghiệp 2014.

– Người điều hành du lịch phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành nội địa) và 4 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành quốc tế) khi xin giấy phép hoạt động lữ hành.

– Có ít nhất 3 Hướng dẫn viên du lịch quốc tế làm việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho văn phòng hoạt động.

– Có tiền ký quỹ tại Ngân hàng. (Nghị định số 180/2013) –Đối với kinh doanh lữ hành  quốc tế.

Với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

+.250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+.500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

– Có hồ sơ thành lập công ty đầy đủ theo quy định tại Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật