Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Sửa đổi quy định bồi thường về oan sai

Thông tư liên tịch01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT về việc sửa đổi hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự có hiệu lực từ ngày 03/8/2016.

oan-sai-giadinhvnvn-1408

Ảnh minh họa (internet)

Có một số nội dung sửa đổi đáng chú ý như sau:

– Bỏ trường hợp người bị tạm giam có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó không phải là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự ra khỏi đối tượng được bồi thường thiệt hại.

– Quy định rõ hoạt động xin lỗi, cải chính công khai của cơ quan Nhà nước, theo đó:

+ Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải trực tiếp thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai người bị thiệt hại và phải thực hiện một cách nghiêm túc, trang trọng;

+ Người đại diện các cơ quan tư pháp đã tham gia giải quyết vụ việc quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT phải tham gia đầy đủ buổi xin lỗi, cải chính công khai;

+ Người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phải được đảm bảo thời gian phát biểu tiếp nhận lời xin lỗi và cải chính công khai.

 

Thông tư liên tịch01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT  được ban hành vào ngày 20/6/2016.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Vụ việc Chủ tịch UBND xã mượn hồ sơ rút tiền ngân sách ( Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Vụ việc:

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Hậu Lộc có kết luận: Trong 3 năm (2013 – 2015), ông Đỗ Văn Tám đã có những khuyết điểm, vi phạm, đó là không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tham mưu cho Đảng ủy, chỉ đạo UBND xã thực hiện trái nguyên tắc, chế độ về thu chi tài chính đối với số tiền 269.000.000 đồng là tiền từ ngân sách tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ xã Cầu Lộc để thanh toán cho Công ty Đại Lộc và nhận tăng số tiền 63.070.000 đồng, do tính sai trong tổng giá trị 775.880.000 đồng nhưng không báo cáo và hoàn trả về ngân sách huyện.

Phát ngôn thiếu thống nhất trong việc lập hồ sơ tiếp nhận vốn hỗ trợ của Nhà nước, làm ảnh hưởng lòng tin của nhân dân với tổ chức Đảng và quản lý Nhà nước ở địa phương. Thiếu trách nhiệm trong việc triển khai sử dụng 40 tấn xi măng theo Quyết định 1444/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của tỉnh Thanh Hóa.

nnnn

Ảnh kinh tế nông thôn

Với những hành vi nêu trên, ông Đỗ Văn Tám đã vi phạm:

– Điểm 9, Quy định 47 – QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về những điều đảng viên không được làm.

– Điểm a, Khoản 2, Điều 15, Quy định 181 – QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Vi phạm của ông Tám đã làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và cá nhân ông Tám.

UBKT Huyện ủy Hậu Lộc yêu cầu Đảng ủy xã Cầu Lộc xem xét và thực hiện quy trình kỷ luật Đảng đối với ông Tám theo quy định của Điều lệ Đảng, báo cáo về UBKT Huyện ủy trước ngày 10/9/2016.

Yêu cầu ông Tám làm bản kiểm điểm về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên và tự nhận hình thức kỷ luật của Đảng để các tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đề nghị UBND huyện thu hồi số tiền 269.000.000 đồng do sử dụng sai mục đích do thanh toán cho Công ty Đại Lộc; thu hồi 63.070.000 đồng do tính sai thuộc nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định 1304/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBNĐ tỉnh Thanh Hóa về tài khoản chờ của huyện.

Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong thẩm định hồ sơ cấp vốn hỗ trợ theo Quyết định 1304/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBNĐ tỉnh Thanh Hóa

Có dấu hiệu hình sự

Xoay quanh kết luận của UBKT Huyện ủy Hậu Lộc, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, kết luận có sự nương nhẹ, chưa tương xứng với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi mà ông Tám gây ra. Sai phạm của ông Tám có dấu hiệu hình sự. Cụ thể, ông Tám có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự đối với nhóm tội phạm về chức vụ quy định tại chương XXI Bộ luật Hình sự. Dấu hiệu của “Tội tham ô tài sản” (Điều 278) hoặc “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285).

UBKT Huyện ủy Hậu Lộc cần phải chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xác định tội danh cụ thể sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan công an khi xem xét đến các yếu tố như: Động cơ, mục đích, ý thức chủ quan của người phạm tội cũng như hậu quả cụ thể của tội phạm.

“Tôi cho rằng, đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, ngoài việc gây thiệt hại đối với ngân sách Nhà nước (mà bản chất là tiền thuế của người dân đóng góp), nó còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước tại địa phương, làm mất lòng tin của người dân vào các chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Trong trường hợp này, cơ quan điều tra cần phải xác định rõ vi phạm của ông Tám cũng như vai trò của các tổ chức có liên quan, mà cụ thể là Công ty Đại Lộc, đơn vị được cho là nhận số tiền 269 triệu đồng UBND xã Cầu Lộc chi sai mục đích…”, luật sư Trần Tuấn Anh nói.

Cách tính lương hưu cho người có mức hưởng dưới 2 triệu đồng/tháng

Theo Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng thì đối tượng là người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng được điều chỉnh như sau:

– Đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức lương hưu sau điều chỉnh = Mức lương hưu trước điều chỉnh + 0,25 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng: Mức lương hưu sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau Điều chỉnh = Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước Điều chỉnh + 0,15 triệu đồng/tháng.

– Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trên 1,85 triệu đồng/tháng: Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 2 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH còn hướng dẫn cách tính lương hưu tăng thêm đối với:

– Người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/5/2016.

– Giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

 

Năm 2017: Người làm trong cơ quan nhà nước có phải nhập ngũ hay không?

Pháp luật quy định về vấn đề này như sau:

(i) Điểm e Khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

(ii) Điểm đ Khoản 2 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức thuộc một trong hai trường hợp nêu trên sẽ được tạm, miễn gọi nhập ngũ trong năm 2017.

Đồng thời, bất kỳ công dân nào (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức) thuộc một trong các trường hợp tại Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình; Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hầu hết các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm của mình và muốn mình là chủ sở hữu riêng về sản phẩm đó. Mỗi sản phẩm sẽ có 1 mã số mã vạch riêng. Vậy để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình các bạn cần những giấy tờ gì và làm những công việc gì? MBLAW tư vấn và soạn thảo giấy tờ cần thiết cho các bạn khi đến với chúng tôi. 

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quét mã vạch sẽ lên được thông tin của sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm. Để sản phẩm của quý doanh nghiệp, công ty hiện lên phần mềm đó thì phải trải qua 2 bước

Bước 1 : Tiến hành đăng ký mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tổng cục đo lường chất lường chất lượng Việt Nam). MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng. Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị là 1 bản sao đăng ký kinh doanh chứng thực. 

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao đăng ký kinh doanh
  • Giấy biên nhận hồ sơ 
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm

Sau 1 ngày nhận đủ hồ sơ, ngày tiếp theo quý khách hàng sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng in cho sản phẩm của mình. Sau 1 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Bước 2 : Sau khi đăng ký mã số mã vạch với Tổng cục đo lường chất lượng thì quý khách hàng đã có mã vạch, lúc này người tiêu dùng sử dụng phần mềm quét mã vạch trên điện thoại (ICHECK) thì thông tin sản phẩm của quý khách hàng chưa có. Khách hàng phải đăng ký sử dụng phần mềm của bên thứ ba (Nhà cung cấp phần mềm icheck) Phải đăng ký mua gói sử dụng dịch vụ và đóng phí duy trì hằng năm. Khách hàng có thể liên hệ với MBLAW sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan nhà nước. MBLAW sẽ hỗ trợ khách hàng liên lạc và kết nối với nhà cung cấp phần mềm icheck. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần được giải đáp khách hàng vui lòng gọi hotline 19006232 để được MBLAW tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên

 

          TÊN DOANH NGHIỆP 
——–
          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————
             Số: …………..                          Hà Nội , ngày…… tháng…… năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH
(V/v tạm ngừng hoạt động)

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

–    Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/11/20014;
–    Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ –CP  về đăng ký kinh doanh;
–    Căn cứ vào Điều lệ Công ty
–    Xét tình hình kinh doanh của công ty.

                                                                             QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:    Tạm ngừng hoạt động như sau:
Thời gian tạm ngừng :
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng:   Ngày  … tháng  … năm  …
Thời điểm kết thúc:                    Ngày  …  tháng   … năm  …
Lý do tạm ngừng: Kinh doanh không có hiệu quả

Điều 2: Giám đốc Công ty có trách nhiệm triển khai và hoàn tất các thủ tục để thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1 đảm bảo có hiệu quả.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc công ty, Trưởng các phòng ban và các Ông, Bà có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
                                                                                                          

                                                                                              

Nơi nhận:

Lưu VP

Sở KHĐT

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

 

 

 

 

 

Cá nhân được nhận thế chấp ‘sổ đỏ’: Mở cơ hội, vẫn lo rủi ro

Nghị định số 21/2021 là một bước quan trọng trong cải cách hệ thống tín dụng tư nhân của Việt Nam bao gồm việc mở rộng quyền vay thế chấp, khắc phục khó khăn về thủ tục hành chính, tạo ra thị trường mới “sạch” và tạo điều kiện thuận lợi hơn. Được sử dụng cho các giao dịch bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên, dù Nghị định 21/2021 mang lại nhiều cơ hội nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo về rủi ro của giao dịch bảo đảm. Việc xem xét quyền sở hữu tài sản và tuân thủ đầy đủ các thủ tục pháp lý là điều quan trọng để tránh tranh chấp và thiệt hại trong tương lai. Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) nhận xét Nghị định số 21/2021 sẽ giúp tạo ra thị trường tín dụng tư nhân “trong sạch”, hạn chế tối đa tín dụng đen và giao dịch gian lận.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Luật Đất đai 2024: Điểm mới đáng chú ý trong quy định “Đất trồng lúa”

Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới liên quan đến “Đất trồng lúa” so với Luật Đất đai 2013. Một điểm nổi bật là luật mới định nghĩa rõ ràng hơn về “Đất trồng lúa,” bao gồm đất chuyên trồng lúa (trồng từ 2 vụ trở lên) và đất trồng lúa còn lại. Nhiều người đặt ra những câu hỏi về sự so sánh giữa những quy định trong Luật đất đai 2024 cùng với Luật Đất đai 2013 cũng như trách nhiệm của người nông dân khi được nhà nước giao đất trồng lúa. Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch đã có những giải thích cặn kẽ về vấn đề này. Cụ thể, người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo đất, không chuyển mục đích sử dụng nếu không được phép. Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ và bảo vệ đất trồng lúa.

Luật Đất đai 2024 cũng bổ sung thêm những quy định cho người sử dụng đất chuyên trồng lúa khi chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, bao gồm việc lập phương án sử dụng tầng đất mặt, nộp tiền bồi thường và tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, luật mới cho phép người sử dụng đất trồng lúa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sử dụng một phần đất để xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, miễn là không ảnh hưởng đến khả năng trồng lúa trở lại.

Đọc thêm tại đây 

Điều 123 Bộ luật dân sự 2015

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 106 Bộ luật dân sự 2015

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Điều 34 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 34, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 34 : Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Mẫu công văn giải trình xin nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam

Mẫu Tham khảo 

TÊN CÔNG TY/DOANH NGHIỆP

……………………….

Điện thoại…………….

 

Số ………………….

V/v nhập cảnh của khách nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, Ngày…tháng…năm……

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

Kính gửi: CỤC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH (BỘ CÔNG AN)

Chúng tôi, ……………………………………. xin giải trình với quý Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh về việc nhập cảnh của 01  người nước ngoài cụ thể như sau:

STT Họ và tên Giới tính Sinh ngày Quốc tịch Số hộ chiếu Nghề nghiệp
01

 

………………………………………..là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt hệ thống an toàn trong xây dựng. Hiện công ty đang thực hiện thi công lắp dựng hệ thống ống dẫn thông gió cho Công trình Samsung Thái Nguyên. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn thiện và vận hành chạy thử bàn giao hệ thống an toàn xây cho đối tác. Trong giai đoạn này đã xảy ra sự cố kỹ thuật. Vì vậy chúng tôi cần cán bộ kỹ thuật là nhân sự của công ty mẹ của chúng tôi tại Hàn Quốc cử người sang Việt Nam để xử lý sự cố này.

 

Kính mong Cục Quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận cho Ông …………… là cán bộ kỹ thuật của …………………………được xin visa nhập cảnh vào Việt Nam để phối hợp với ……………………………..khắc phục sự cố thi công công trình này.

 

Xin chân thành cảm ơn Quý Cục.     

Nơi nhận:

Cục Quản lý XNC

– Lưu cty

Hà Nội, ngày…… tháng ………năm ……….

TÊN CÔNG TY 

(Ký, đóng dấu công ty, đóng dấu chức danh)

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật