Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Câu hỏi: Bạn Trần Gia Linh ở Bắc Ninh có hỏi: Công ty tôi đang thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư ra giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (vì luật mới bắt công ty phải có song song 2 giấy). Nhưng khi nộp hồ sơ họ có yêu cầu khi đi lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải nộp thông báo thay đổi mẫu dấu ( phụ lục II-9 thông tư 20). Luật sư cho tôi hỏi là công ty tôi không có thay đổi mẫu dấu vậy có cần phải nộp giấy này hay không?

lam-sao-khi-mat-giay-phep-dang-ky-kinh-doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn đang thực hiện tách giấy chứng nhận đầu tư ra giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau khi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định lại nội dung dự án đầu tư đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Vì vậy khi quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2, Điều 44, Luật DN 2014 và Khoản 4, Công văn 4211/BKHĐT- ĐKKD năm 2015 thì  trước khi sử dụng, doanh nghiệp gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư riêng thì phải thực hiện thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an. Sau khi trả con dấu xong, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu mới, nếu công ty bạn không có thay đổi mẫu dấu thì xin cấp lại mẫu dấu và làm thủ tục công bố tại Sở kế hoạc đầu tư. Vì vậy công ty bạn không thay đổi mẫu dấu nhưng vẫn phải nộp thông báo thay đổi mẫu dấu khi đi lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Quy định của pháp luật về độ tuổi qua các bộ luật

Khi có ai đó hỏi các quy định về độ tuổi tại các luật, ví dụ như bao nhiêu tuổi thì được ứng cử vào ghế đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp hay bao nhiêu tuổi thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự…Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp các mốc tuổi theo quy định tại các luật

Tuổi Nam Nữ Cơ sở pháp lý
Kết hôn Từ đủ 20 tuổi trở lên Từ đủ 18 tuổi trở lên Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014
Lao động Từ đủ 15 tuổi trở lên Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012
Nghỉ hưu Đủ 60 tuổi Đủ 55 tuổi Khoản 1 Điều 187 Bộ luật lao động 2012
Chịu trách nhiệm hình sự Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạmTừ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều 12 Bộ luật hình sự 1999
Thành niên(Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) Từ đủ 18 tuổi trở lên(Không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) Điều 20 Bộ luật dân sự 2015
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy Từ đủ 18 tuổi trở lên  Khoản 2 Điều 5 Luật phòng cháy, chữa cháy 2001
Trẻ em Dưới 16 tuổi Điều 1 Luật trẻ em 2016(có hiệu lực từ 01/6/2017)
Người cao tuổi Từ đủ 60 tuổi trở lên Điều 2 Luật người cao tuổi 2009
Người già Từ 70 tuổi trở lênTừ đủ 75 tuổi trở lên Bộ luật hình sự 1999Bộ luật hình sự 2015
Nhập ngũ Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.(Trường hợp đã được tạm hoãn vì lý do đi học ĐH, CĐ thì được kéo dài đến hết 27 tuổi)   Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015
Tham gia tố tụng hành chính, dân sự Từ đủ 18 tuổi trở lên Khoản 3 Điều 54 Luật tố tụng hành chính 2015Khoản 3 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Dự tuyển công chức, viên chức Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ công chức 2008Khoản 1 Điều 22 Luật viên chức 2010
Người làm chứng Khoản 2, 3 Điều 47 Luật công chứng 2014
Người phiên dịch
Thực hiện quyền trưng cầu ý dân Điều 5 Luật trưng cầu ý dân 2015
Thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006
Được làm bào chữa viên nhân dân Khoản 3 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Bảo lĩnh cho bị can, bị cáo Khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Chịu trách nhiệm hành chính Từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chínhTừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính do lỗi cố ý. Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Sử dụng, mua, bán thuốc lá Từ đủ 18 tuổi trở lên Khoản 4 Điều 9 Luật phòng chống tác hại thuốc lá 2012
Bầu cử Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Từ đủ 21 tuổi trở lên
Được cấp thị thực riêng Từ đủ 14 tuổi trở lên Khoản 2 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Được cấp thẻ căn cước công dân Khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân 2014
Thanh niên Từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Điều 1 Luật thanh niên 2005
Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào?

Lịch sử lập pháp lần đầu tiên ghi nhận nhiều quy định mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng

Tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự 

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm 33 tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân thương mại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm. Đứng từ góc độ hành nghề luật trên thực tế, các tội phạm sau pháp nhân thường hay vi phạm:

  • Tội phạm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ:

Tội trốn thuế (Đ200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ(Đ203); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Đ216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Đ217); Tội sản xuất buôn bán hàng giả(Đ192)…….

  • Tội phạm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Ví dụ: Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Đ209), tội thao túng thị trường chứng khoán (Đ221), tội tài trợ khủng bố (Đ324), tội rửa tiền (Đ300)…

  • Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Đ225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Đ226)

  • Tội phạm trong lĩnh vực môi trường

Ví dụ: – Tội gây ô nhiễm môi trường (Đ235)

– Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ 237)

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Đ 238)

– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Đ 239)

– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Đ 242)

– Tội hủy hoại rừng (Đ 243)

– Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Đ 244)

– Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đ 245)

– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm (Đ 246)

Hình phạt áp dụng

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại từ trách nhiệm hành chính nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

  • Hình phạt chính:

 – Phạt tiền (Đ 77)

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội , sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Căn cứ vào nguyên tắc chung như vậy, BLHS 2015 đã quy định cụ thể mức phạt tiền trong từng tội danh cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể tùy vào hành vi người đại diện pháp nhân thực hiện

  – Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Đ 78)

Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an ninh, trật tư, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó

     – Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Đ 79)

Hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong từng lĩnh vưc hoặc trong tất cả các lĩnh vực áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:

Thứ nhất: Một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này

Thứ hai: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: được thành lập chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền…..

Trách nhiệm hành chính cũng bao gồm hình thức tương tự là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn, nhưng nhìn chung mức phạt ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự vì không dẫn đến đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  • Hình phạt bổ sung (Điều 33.2 BLHS 2015)

    – Cấm kinh doanh trong 1 số lĩnh vực nhất định (Đ 80)

Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Thời hạn cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Cấm huy động vốn (Đ 81)

Hình phạt được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức huy động vốn bị cấm bao gồm:

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, quỹ đầu tư

+ Phát hành, chào bán chứng khoán

+ Huy động vốn khách hàng

+ Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước

+ Hình thành quỹ tín thác bất động sản

Thời hạn cấm từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)

Trách nhiệm hành chính cũng có hình thức xử phạt tương tự là tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng không bao gồm hình thức tương tự với hình phạt cấm huy động vốn hay phạt tiền

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Đ 82 BLHS 2015)

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Đ 47)
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Đ 48)
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ 82)
  • Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (K3 Đ 82)

Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho pháp nhân 

  • Tăng cường biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
  • Xây dựng chính sách nội bộ quản trị rủi ro
  • Tăng cường kiểm tra nội bộ
  • Thuê tư vấn thường xuyên
  • Các biện pháp khác

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

 

Trồng cây anh túc làm cảnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Câu hỏi:

Hiện gia đình tôi sinh sống tại Hà Nội, trên tầng có trồng khoảng 10 cây anh túc để làm cảnh và lấy thuốc chữa bệnh. Nghe người thân nói việc trồng cây anh túc có thể bị xử lý hình sự. Tôi muốn hỏi ý kiến luật sư về vấn đề này?

Xin ám ơn luật sư!

Người gửi câu hỏi: Bác An (Hoàng Mai,Hà Nội)

800px-Slaapbol_R0017601

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau

“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
  2. a) Có tổ chức.
  3. b) Tái phạm tội này.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 192 BLHS năm 1999 thì hành vi trồng cây anh túc của bác đã phạm vào tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa ma túy . Tuy nhiên, căn cứ theo thông tư số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định :

“Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Như vậy theo quy định này, bác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị chính quyền địa phương áp dụng đầy đủ 03 biện pháp kể trên. Trong trường hợp đã áp dụng đủ 03 biện pháp kể trên mà vẫn tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức phạt tù cao nhất là bảy năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được quy định tại Điều 247 với nhiều sửa đổi:

-Quy định cụ thể về mức phạt theo số lượng cây;

-Nâng mức xử phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu;

-Thêm khoản 4 về việc miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội theo khoản 1 mà tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan trước khi thu hoạch.

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Bạch!

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định thêm về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên để bảo đảm sự công bằng cho các các nhân, tổ chức đi đăng kí đơn và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc này bao gồm các trường hợp sau:

 Thứ nhất, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ ba, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký trong hai trường hợp trên cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, căn cứ vào các điều luật nêu trên sẽ là thông tin hữu ích để ai có ý muốn đăng ký hoặc đã đi đăng kí quyền sở hữu công nghiệp có thể hiểu hơn về các trình tự tiến hành việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp.

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy ở nước ta cho thấy tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, khó lường; thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt như tẩm các chất ma túy vào tem giấy, bóng bay (ma túy tem, bóng cười…) gây hậu quả rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải xử lý kịp thời, nghiêm minh. Do đó, để bảo đảm chủ động, linh hoạt trong đấu tranh với tội phạm về ma túy, thì cần phải có quy định mang tính dự báo làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm khi phát hiện vật thể hoặc loại cây mới có chứa chất ma túy mà không phải sửa đổi, bổ sung BLHS

 

55 lỗi mà người đi xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe

Người lái xe máy mắc phải 55 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi) theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

TT Hành vi vi phạm Căn cứ pháp lý Thời gian bị tước Giấy phép lái xe
1 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe Điểm b Khoản 4 Điều 6 01 đến 03 tháng
2 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
3 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định Điểm i Khoản 4 Điều 6
4 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
5 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc Điểm b Khoản 5 Điều 6
6 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ Điểm đ Khoản 5 Điều 6
7 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Khoản 6 Điều 6
8 Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy Điểm a Khoản 7 Điều 6
9 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h Điểm a Khoản 8 Điều 6
10 Tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều 33. Khoản 7 Điều 11
11 Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép Điểm c Khoản 5 Điều 17
12 Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung Khoản 9 Điều 46
13 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 17 01 đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

14 Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 7 Điều 6 02 đến 04 tháng
15 Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn Điểm c Khoản 7 Điều 6
16 – Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6
17 Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các lỗi sau đây:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

18 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 1 Điều 6 02 đến 04 tháng
19 Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” và gây tai nạn giao thông Điểm c, Khoản 1 Điều 6
20 Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 1 Điều 6
21 Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 1 Điều 6
22 Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 1 Điều 6
23 Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 1 Điều 6
24 Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 1 Điều 6
25 Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 1 Điều 6
26 Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 2 Điều 6
27 Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 2 Điều 6
28 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 2 Điều 6
29 Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 2 Điều 6
30 Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 2 Điều 6
31 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 3 Điều 6
32 Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 3 Điều 6
33 Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 3 Điều 6
34 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 3 Điều 6
35 Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 3 Điều 6
36 Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 3 Điều 6
37 Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước và gây tai nạn giao thông Điểm n Khoản 3 Điều 6
38 Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và gây tai nạn giao thông Điểm o Khoản 3 Điều 6
39 Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 4 Điều 6
40 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 4 Điều 6
41 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
42 Dừng xe, đỗ xe trên cầu và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 4 Điều 6
43 Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 4 Điều 6
44 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 4 Điều 6
45 Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác và gây tai nạn giao thông Điểm k Khoản 4 Điều 6
46 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
47 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 5 Điều 6
48 Chạy trong hàm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 6
49 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 5 Điều 6
50 Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 5 Điều 6
51 Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ Điểm b Khoản 8 Điều 6 03 đến 05 tháng
52 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Điểm c Khoản 8 Điều 6
53 Vi phạm các quy định sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

 

Khoản 10 Điều 6
54 Đua xe trái phép Điểm b Khoản 4 Điều 34 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

55 Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) Khoản 11 Điều 6 22 đến 24 tháng
Luật đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư 2020 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam về hoạt động kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư. Được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Mục tiêu của Luật Đầu tư năm 2020 là tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đồng thời tăng cường quản lý, đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong hoạt động đầu tư. (more…)
Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lí an toàn dược phẩm và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 194 BLHS năm 2015 cũng không phải là hàng giả nói chung như Điều 192 mà là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cùng với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được tách ra từ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) nhưng có sự sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, định khung cũng như hình phạt mặc dù hành vi có cùng tính chất và nhiều điểm giống nhau cơ bản khác nhưng đối tượng hàng hóa giả thuốc hai nhóm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội không giống nhau.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định với hai loại hành vi: Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ thì sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Việc sản xuất hàng giả với mục đích bán ra thị trường kiếm lời bất chính.

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để nhằm bán kiếm lời bất chính,… buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một thành phần, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả còn được hiểu với nội dung cụ thể là:” Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm một tội.

Điểm khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 192 và Điều 194 BLHS năm 2015 là đối tượng hàng hóa giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Do đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều luật này có mức độ cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không lớn và được đánh giá là tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 4 Điều 8 BLHS).

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì mục đích kiếm lợi bất chính.

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa,…

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Khung 2: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến dưới 9.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Vụ cướp bánh mì: hai thiếu niên được miễn truy cứu TNHS

Vụ cướp bánh mì: hai thiếu niên được miễn truy cứu TNHS

cuopbanhmi

Ảnh internet

Ngày 15/9, Tòa Gia đình và người chưa thành niên – TAND TP HCM xử phúc thẩm, chấp nhận quan điểm của VKS và luật sư bào chữa, tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho Ôn Thành Tân (ngụ quận 9), Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội Cướp giật tài sản.

Theo HĐXX, hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội Cướp giật tài sản. Tuy nhiên, khi phạm tội hai bị cáo chưa thành niên, chưa nhận thức đầy đủ hành vi của mình; giá trị tài sản không lớn, động cơ phạm tội vì đói, tính nguy hiểm không cao… “Việc miễn trách nhiệm hình sự là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, chứ không phải lỗi oan sai của cơ quan tố tụng”, bản án nêu.

HĐXX tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho hai thiếu niên.

Đại diện VKS và cả luật sư của các bị cáo đều nhận định “hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội Cướp giật tài sản” nhưng 2 bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự.

Theo án sơ thẩm, trong thời gian tại ngoại để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang. Khuya 17/10/2015, Tuấn gặp Tân, cả hai cùng chơi Internet đến sáng rồi rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm.

Trên đường đi cả hai đói bụng, không còn tiền nên bàn cách vờ hỏi mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Trưa hôm đó, Tân chở Tuấn đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức) hỏi mua bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Chủ quán bỏ vào túi đưa cho Tuấn thì cậu ta giật phăng rồi tăng ga bỏ chạy. Cả hai bị người dân đuổi bắt giao công an. Số hàng bị cướp có giá trị 45.000 đồng.

Lúc thực hiện hành vi, hai thiếu niên này mới 17 tuổi. VKSND quận Thủ Đức đã truy tố các bị cáo về tội Cướp giật tài sản với khung hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù. TAND cùng cấp sau đó trả hồ sơ điều tra thêm. Hồi cuối tháng 7, TAND quận Thủ Đức tuyên phạt Tân và Tuấn 8-10 tháng tù về tội Cướp giật tài sản.

TAND Tối cao sau đó chỉ đạo các cơ quan tố tụng TP HCM xem xét lại toàn bộ vụ án, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. VKSND TP HCM ra kháng nghị, luật sư và người đại diện cho các bị cáo cũng kháng cáo xin miễn trách nhiệm hình sự.

Quy định đăng ký sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa & nhỏ

Ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

dntn

Ảnh minh họa

Theo đó, doanh nghiệp đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán được thực hiện như sau:

– Phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện đối với trường hợp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2; sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù.

– Mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp tại Phụ lục 1 Thông tư này thì không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Thông tư 133/2016/TT-BTC có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.

Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ; Thông tư 138/2011/TT-BTC và bãi bỏ những quy định trái với Thông tư này.

 

Điều chỉnh ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư là cá nhân, hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh Long An chứng nhận lần đầu năm 2013, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 năm 2014.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm: In ấn và sản xuất chi tiết máy lụa. Hiện nay do nhu cầu mở rộng phát triển kinh doanh nên công ty chúng tôi có nhu cầu bổ sung các ngành nghề nhập khẩu, xuất khẩu, bán trực tiếp các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn.

Mong luật sư của Công ty Luật Minh Bạch tư vấn giúp những thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn đầu tư của Công ty Luật Minh Bạch

Trả lời:

Chào quý công ty, cảm ơn quý công ty đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Bạch. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1/ Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014

2/ Luật sư tư vấn:

Do ngành nghề kinh doanh của Công ty chỉ là In ấn và sản xuất chi tiết máy in lụa nên Công ty có quyền nhập khẩu, xuất khẩu và bán các mặt hàng cho Công ty sản xuất ra. Tuy nhiên, Công ty không có quyền nhập khẩu các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn không thông qua khâu sản xuất để phân phối trực tiếp ra thị trường. Nếu Công ty thực hiện việc này là trái phép bởi vì trái với ngành nghề đã đăng ký và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên Công ty phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh mới có thể tiếp tục thực hiện mở rộng mục tiêu và quy mô đầu tư.

Các thủ tục cần thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định hiện nay, ngành nghề kinh doanh là một thông tin được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư . Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do trước đó Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư cũ nên Công ty phải thực hiện thủ tục tách thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  2. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư
  5. Tài liệu quy định tại các điểm b,c,d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 liên quan đến các nội dung điều chỉnh

Thời gian thực hiện: Thông thường mất khoảng 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Sở kế hoạch đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới

Bước 2: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  3. Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần)
  4. Tài liệu khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp nộp kèm bản sao chứng chỉ hành nghề và giấy tờ tùy thân

Thời gian thực hiện:

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên thực tế tầm từ 5-10 ngày

Trường hợp áp dụng Kết quả nhận được
Trước khi thay đổi doanh nghiệp sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ trước 01/07/2015, ngành nghề kinh doanh chưa được mã hóa theo mã ngành cấp 4 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mẫu mới (không hiển thị ngành nghề)

– Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (hiển thị danh sách ngành nghề)

Trước khi thay đổi doanh nghiệp đang sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau ngày 01/07/2015 – Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (không hiển thị ngành nghề)

 

Bước 3: Xin Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bảng mã HS;
  3. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thuế;
  4. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;

Thời gian thực hiện: Luật quy định thời gian 10 ngày làm việc trong trường hợp không phải xin ý kiến Bộ Công Thương. Trường hợp xin ý kiến Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan thì thời gian là 28 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ giải quyết của cơ quan Nhà nước thường lâu hơn so với dự kiến

 

 

Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp các cặp đôi nam nữ (đa phần là trẻ tuổi) sống chung, sống thử  như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Khi có mâu thuẫn phát sinh thì rất nhiều trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con xảy ra. Vậy trong những trường hợp này thì trách nhiệm pháp lý như thế nào? Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

ly-hon-2

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“ Nam, nữ “chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Vì vậy, về mặt pháp luật, những cặp nam nữ “sống thử” không đăng ký kết hôn sẽ không được coi là vợ chồng.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định … về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”

Theo đó, Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

 “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trong những trường hợp như này, quyền nuôi con sẽ do thỏa thuận của các bên ( trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quy định tại khoản 3). Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con ( tinh thần, vật chất) hoặc nguyện vọng của bé trong trường hợp con trên 07 tuổi.

Ngoài ra, cha/mẹ không giành được quyền nuôi con có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

 “Điều 82 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

 Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật