Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

bình luận khoa học

Quy định pháp luật

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Qua quy định trên, có thể hiểu tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được hiểu là hành vi cất giữ hoặc đưa từ nơi này đến nơi khác các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 được tách ra từ tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999 với nhiều nội dung mới.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chính sách độc quyền của Nhà nước về quản lý một số loại hàng hóa có tính năng và tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng hàng hóa trong tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 cũng tương tự như đối tượng hàng hóa trong tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015. Các loại hàng cấm theo quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 loại trừ các loại hàng hóa là đối tượng thuộc các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 254, 304, 305, 309, 311 của Bộ luật này như: Ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc,… Hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa này sẽ bị xử lý theo tội danh tương ứng.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có thể thực hiện các loại hành vi sau đây:

  • Tàng trữ hàng cấm: Là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ nơi nào, có thể ở nhà, ở cơ quan, ở tàu thuyền,… với bất kỳ mục đích gì trừ mục đích nhằm để bán thì coi là phạm tội buôn bán hàng cấm;
  • Vận chuyển hàng cấm: Là hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác trong nội địa Việt Nam;

Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm để bán thì coi là hành vi buôn bán hàng cấm.

Việc tàng trữ, vận chuyển loại hàng cấm mà có dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập khác thì không coi là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Ví dụ tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy thì truy cứu TNHS theo tội phạm độc lập là tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250),…

Các hành vi nêu trên bị coi là tội phạm thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm e khoản 1 ĐIều 191 BLHS năm 2015

Theo quy định của Điều 191 BLHS năm 2015 đã lượng hóa tương đối cụ thể về đối tượng tác động, về lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa,… Điều này thuận lợi cho quá trình áp dụng vào thực tế.

Nếu theo quy định tại BLHS năm 1999, hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới được quy định là hành vi khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì theo quy định của BLHS năm 2015, hành vi này được quy định là hành vi khách quan trong tội vận chuyển hàng cấm và tình tiết qua biên giới được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 191 BLHS năm 2015.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Tội danh cụ thể tùy thuộc vào hành vi mà người đó thực hiện.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ biết rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển,… các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
  • Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hàng hóa dưới mức quy định trong các trường hợp trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
  • Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
  • Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

  •  Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
  • Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật