Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn
Trang chủ Bộ luật dân sự
Trên mạng xã hội, nhiều người tranh luận về tình huống vợ/chồng giấu đối phương để đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm…có phạm luật, nếu rủi ro thì có đòi được tiền? Nhằm giải đáp những thắc mắc của dư luận, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) đã có những chia sẻ với tờ VTC news, nếu vợ hoặc chồng giấu đối phương để dùng tài sản chung đầu tư mà không có sự đồng ý của bên kia, theo luật hiện hành, hành vi này có thể bị coi là vô hiệu do vợ và chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung, việc thực hiện quyền về tài sản của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người còn lại, phải được sự đồng ý của bên còn lại. Nếu không, bên bị giấu giếm có quyền khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, việc lấy lại tài sản từ người thứ ba có thể khó khăn nếu họ không biết về sự vi phạm này. Vì vậy, việc thỏa thuận và lập văn bản rõ ràng trước khi đầu tư là cách bảo vệ tài sản và quyền lợi của cả hai trong hôn nhân.
xem thêm bài viết tại đây
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định, có thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án.
Thứ nhất, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành quyết định được người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Khác với các biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.
Thứ hai, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 78, LTHADS 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014) thì biện pháp cưỡng chế này được áp dụng trong trường hợp : Do các đương sự thỏa thuận; bản án, quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Thứ ba, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. Để đảm bảo cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm : Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ nhận được từ tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó
Trong trường hợp chấp hành viên đã xác định rõ người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ thì chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 78 LTHADS thì:
“Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này”
Sau khi khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho cơ quant hi hành án dân sự biết. Sauk hi xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
3. Mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Theo quy định tại Khoản 3, điều 78 LTHADS năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014) thì mức cao nhất mà chấp hành viên được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người được họ nuôi dưỡng.
Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án dân sự và người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng , nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Quy định pháp luật
“Điều 8. Khái niệm tội phạm
2. Bình luận khoa học
Xét trên định nghĩa pháp lý của tội phạm này, có thể nhận thấy tội phạm có bốn đặc điểm sau:
– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
– Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;
– Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một các cố ý hoặc vô ý; và
– Tội phạm là hành vi phải bị xử lý hình sự
2.1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Tội phạm, theo luật hình sự phải là hành vi của con người. Những tư tưởng, ý định hay suy nghĩ của con người dù có sai lệch đến đâu cũng không thể là tội phạm vì chúng không thể gây nguy hại cho xã hội. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra sự nguy hại cho xã hội. Khẳng định ngay trong chính câu từ của điều luật “Tội phạm là hành vi…” là sự xác nhận một nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng là nguyên tắc hành vi, sự xác nhận này chính là một trong những đảm bảo cho con người không bị truy bức về tư tưởng hay định kiến. Về vấn đề này, Các Mác đã viết: “Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của pháp luật”. Từ quy định “Tội phạm là hành vi” cũng như nhận xét trên đây của Các Mác thì không được phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ý định hay khuynh hướng tư tưởng của con người nếu như khuynh hướng, ý định đó chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi.
Nói tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có nghĩa hành vi tội phạm phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; những quan hệ xã hội đã được xác định khái quát trong định nghĩa khái niệm tội phạm, đó là “Độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,…”. Hành vi không gây thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ này không thể là tội phạm.
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là điều kiện đầu tiên, là cơ ở để xem xét hành vi nào đó là tội phạm và quy định nó trong Bộ luật Hình sự. Việc đánh giá hành vi nào đó là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đó là cơ sở của việc tội phạm hóa (quy định về tội phạm hoặc tội phạm mới trong luật) hoặc phi tội phạm hóa (bãi bỏ một hay một số tội phạm đã được quy định). Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định thêm nhiều tội phạm mới như tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215),… và bãi bỏ một số tội như tảo hôn (Điều 18 Bộ luật Hình sự 1999); tội kinh doanh trái phép (Điều 159 Bộ luật Hình sự 1999); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167 Bộ luật Hình sự 1999),…
Trong sự thống nhất giữa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 thì chỉ những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao (nguy hiểm đáng kể) mới là tội phạm bởi “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Khi xác định hành vi nào đó là có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không để quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự hay chỉ là vi phạm pháp luật khác, các nhà làm luật cần phải đánh giá tổng hợp nhiều căn cứ khác nhau như: Tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại; hoàn cảnh chính trị, xã hội và tình hình xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật; Tính chất và mức độ của thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội; hình thức lỗi (cố ý hay vô ý),…
2.2. Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015, hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm nếu hành vi ấy được quy định trong Bộ luật Hình sự (được quy định tại phần tội phạm của Bộ luật Hình sự). Như vậy, “được quy định trong Bộ luật Hình sự” là đặc điểm đòi hỏi phải có ở những hành vi được coi là tội phạm. Theo đặc điểm này, hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu không được quy định trong Bộ luật Hình sự này thì không phải là tội phạm. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật cần chú ý đặc điểm này, khi truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi của người nào đó cần phải xác định hành vi ấy đã được quy định là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Được quy định trong luật là đặc điểm về hình thức pháp lý của tội phạm, là sự thừa nhận một trong những nguyên tắc được thừa nhận chung của luật hình sự quốc tế và đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc “Không ai bị cáo buộc là tội phạm vì bất cứ hành động hoặc sự không hành động nào mà không cấu thành một tội phạm hình sự, theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện…” (khoản 2 Điều 11). Khẳng định tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự không những là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất mà còn là cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân không bị xử lý tùy tiện, thiếu căn cứ pháp luật trong thực tiễn.
2.3. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự chỉ được coi là tội phạm nếu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”. Điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015 là bổ sung chủ thể thứ hai của “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự”. Chủ thể thực hiện hành vi này không chỉ là “người có năng lực trách nhiệm hình sự” như quy định trước đây (Điều 8 Bộ luật Hình sự 1985, Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999) mà còn có thể là “pháp nhân thương mại”.
Khẳng định tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc có lỗi. Theo nguyên tắc này, con người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý đối với hành vi đó. Nhà nước quy định trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp trong luật hình sự) và xử lý hình sự người phạm tội là để trừng trị, giáo dục người thực hiện hành vi phạm tội. Những mục đích này chỉ có thể đạt được nếu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người có lỗi. Điều kiện để người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi cố ý hay lỗi vô ý với hành vi đó là họ phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, người không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi thì không có điều kiện để có lỗi và do vậy bị coi là phạm tội khi thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần (đã bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình) thực hiện hành vi đâm chết người thì hành vi giết người này không phải là tội phạm.
Như đã nêu trên, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung chủ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội là pháp nhân thương mại. Theo quy định này, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Khi tội phạm do người đại diện hoặc nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và có sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân đó thì không chỉ cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự mà pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc Bộ luật Hình sự bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm của pháp nhân trong thời gian qua và có những cơ sở khách quan và chủ quan sau: Về khách quan, pháp nhân có hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi phạm tội của pháp nhân là hành vi “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” của pháp nhân và được thể hiện qua hành vi của người đại diện hoặc người được pháp nhân ủy quyền. Về chủ quan, pháp nhân có lỗi đối với hành vi phạm tội của mình, tuy nhiên vì pháp nhân là “con người pháp lý” nên lỗi của pháp nhân có điểm khác với lỗi của cá nhân. Theo lý thuyết đồng nhất hóa, “do cá nhân thực hiện hành vi phạm tội là nhân danh, thay mặt hay đại diện hoặc theo sự ủy quyền của tổ chức, pháp nhân cho nên lỗi của cá nhân cũng được coi là lỗi của tổ chức, pháp nhân”. Pháp nhân có lỗi đối với hành vi của mình bởi vì pháp nhân vì lợi ích của mình đã “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” cho những cá nhân nhân danh mình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
3.4. Tội phạm là hành vi bị xử lý hình sự
Lần đầu tiên trong định nghĩa khái niệm tội phạm các nhà làm luật quy định: “Tội phạm là hành vi… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Đây là điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015. Trong các Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 đều không nhắc đến đặc điểm này của tội phạm. Do luật không quy định nên trong khoa học luật hình sự Việt Nam tồn tại hai quan điểm: Quan điểm coi tính phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm; Quan điểm không coi tính phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm. Từ quy định “Tội phạm là hành vi… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” có thể khẳng định bị xử lý hình sự (hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế hình sự khác) là đặc điểm có ở tất cả các hành vi tội phạm, không có tội phạm nào không bị đe dọa xử lý hình sự và điều này đã được thể hiện trong tất cả các điều luật quy định tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Một số chú ý, thứ nhất: Bộ luật Hình sự quy định “phải bị xử lý hình sự” chứ không quy định “phải bị xử lý bằng hình phạt”. Người phạm tội bị xử lý hình sự có thể bị xử phạt bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự,… chứ không phải luôn bị xử lý bằng hình phạt. Thứ hai, nói “tội phạm là hành vi… phải bị xử lý hình sự” có nghĩa mọi tội phạm do tính nguy hiểm cho xã hội đều bị đe dọa phải bị xử lý hình sự nhưng điều đó không có nghĩa là mọi trường hợp phạm tội và mọi người phạm tội đều bị xử lý hình sự. Quy định tội phạm phải bị xử lý hình sự không đồng nhất với việc phải xử lý hình sự tất cả những người phạm tội trên thực tế, bởi xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự với quan điểm “đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại” Bộ luật Hình sự Việt Nam có các quy định: Miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt; miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,… đối với người phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện do luật định (Điều 29, Điều 59, khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).
____________________________________________________________________________________________
Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:
Công ty Luật Minh Bạch
Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.6232
Email: luatsu@luatminhbach.vn
Trân trọng !
Câu hỏi : Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có Hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Và Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.
Đến nay hơn 04 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Qua nhiều lần hẹn gặp giữa tôi và nhân viên của Chi nhánh Công ty để trực tiếp giải quyết tiền lương. Nhưng Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương cho tôi. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp. Để không anh hưởng công việc của tôi và thời gian đi lại như những lần hẹn trước đó, thông báo qua mail tôi có gửi số tài khoản của tôi cho Chi nhánh Công ty đó, để tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán theo hình thức chuyển khoản, nhưng đến nay Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :
Hành vi của Chi nhánh công ty hoạch toán phụ thuộc đó là vi phạm quy định của pháp luật về lao động và theo quy định tại khoản 3 điều 13 nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì chi nhánh đó sẽ bị: “ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”
Theo tôi, trước tiên anh chị nên trao đổi lại hoặc có đơn kiến nghị lên người đứng đầu chi nhánh đó. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật lao động của chi nhánh đồng thời nêu rõ nếu như bên chi nhánh không trả lương đúng hạn anh sẽ tố giác hành vi vi phạm pháp luật lao động lên cơ quan có thẩm quyền để công ty bị xử phạt và một khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc thì họ sẽ thanh tra, kiểm tra và phát hiện thêm nhiều sai phạm của đơn vị.
Sau đó nếu vẫn không được nhận lương thì anh làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng lao động và xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở.
Sau khi qua thủ tục hòa giải ở cơ sở, nếu không thành công thì anh mới có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án. Về thẩm quyền giải quyết đơn của anh tôi xin được tư vấn như sau:
Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”
Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết sao cho thuận lợi nhất cho bạn.
Khi gửi đơn, ngoài khoản tiền lương bạn lên ghi tất cả các khoản tiền đền bù ra.
Hiện nay, tình trạng mua bán bào thai, thai nhi đang dần xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng với những thủ đoạn phức tạp, đường dây có tổ chức. Đây được coi là hành vi vô nhân đạo, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và công ước quốc tế về quyền của trẻ em. Tuy nhiên, việc ngăn chặn tình trạng trên còn gặp nhiều khó khăn, dù đã có những điều luật liên quan đến việc tội danh mua bán bào thai như điều 187 bộ luật hình sự quy định về việc tổ chức mang thai hộ với mục đích thương mại hay điều 151 bộ luật hình sự xử lý hành vi mua bán người dưới 16 tuổi. Chia sẻ với báo điện tử VOV, Luật sư Trần Tuấn Anh nêu lên quan điểm, về mặt bản chất vẫn tồn tại khoảng trống pháp lý giữa những điều luật trên do sự thiếu nhất quán trong khái niệm về quyền của thai nhi trong các bộ luật dẫn đến chưa có quy phạm pháp luật, khung pháp lý rõ ràng cho sự hình thành thai nhi gây nên sự khó khăn trong quá trình xử lý. Theo Luật sư, cần có sự quy định rõ ràng việc mua bán thai nhi là một tội riêng cũng như phải thực hiện sửa đổi đồng bộ hệ thống pháp luật quy định rõ hơn về quyền của thai nhi cũng như trách nhiệm của những người xâm phạm, sửa đổi bổ sung những quy định về vấn đề mang thai hộ mang mục đích nhân đạo nhằm tạo sự phòng ngừa, ngăn chặn , giáo dục và răn đe, tránh tạo kẽ hở để những sự việc như trên có cơ hội xảy ra.
Nghe thêm những chia sẻ tại đây
Vụ việc
Nhiều km đê sông Thái Bình của tỉnh Hải Dương bị xâm phạm bởi hoạt động khai thác đất bãi trái phép gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở thậm chí mất nhiều tuyến đê. Nhiều diện tích đê sông gần như mất trắng khó có khả năng phục hồi.
Từ ngày 01/01/2007 Luật đê điều 2006 của nước ta đã có hiệu lực thi hành, vậy quy định cụ thể về trách nhiệm đối với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ đê điều là thế nào? Chế tài đối với hành động xâm phạm đê điều được pháp luật quy định ra sao?
Ảnh minh họa
Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty Luật Minh Bạch) trả lời:
Luật đê điều đã có từ năm 2006 và có hiệu lực từ đầu năm 2007, trong Luật này cũng đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm bảo vệ đê điều, không những là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân. Nói như vậy để chúng ta có thể thấy được Đảng và Nhà nước ta ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đê điều trong hoạt động điều hành kinh tế, xã hội của đất nước. Bởi khi gặp sự cố về đê điều thì thường gây ra hậu quả rất lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội nói chung và tính mạng, sức khỏe, tài sản của từng công dân.
Chính vì vậy, Luật Đê điều năm 2006 ngoài việc giao trách nhiệm thống nhất về quy hoạch, quản lý đê điều cho Chính phủ, mà cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì cũng đã thành lập một bộ phận chuyên trách để quản lý đê điều tại từng địa phương. Cụ thể trách nhiệm này được giao cho “Hạt quản lý đê”, là đơn vị của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.
Hạt quản lý đê có thể có chức năng quản lý đê điều trong phạm vi một huyện hoặc liên huyện.
Lực lượng này có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều, từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt.
Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Như vậy, chức năng chính về quản lý đê điều tại địa phương là thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.
Ngoài lực lượng chuyên nghiệp trong quản lý đê nêu trên thì pháp luật về đê điều còn quy định chi tiết về “Lực lượng quản lý đê nhân dân”. Lực lượng này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.
Lực lượng này có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao.
Đối với xử vi phạm về đê điều, Luật Đê điều và Nghị định số: 113/2007/NĐ-CP quy định cụ thể: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Cụ thể:
Đối với chế tài hành chính, thì mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ đê điều là 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và mức phạt tối đa sẽ là 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm (NĐ số: 139/2013/NĐ-CP)
Trong trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm về chính sách đê điều gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tại Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có điều luật nào quy định riêng biệt, cụ thể về Tội xâm phạm hoạt động đê điều. Đây chính là nguyên nhân tại sao chưa có hành vi xâm phạm đê điều nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi nếu muốn xử lý thì lại phải áp dụng điều luật liên quan đến hủy hoại tài sản của Nhà nước.
Tuy nhiên, đến Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đã bổ sung hành vi xâm phạm đê điều thành một tội phạm riêng biệt tại Điều 238 BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Tôi cho rằng, điều này là cần thiết và thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm hoạt động đê điều hiện nay.
Vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, Hà Nội, đã gây chấn động với hơn 30 người tử vong. Chủ đầu tư xây dựng chung cư này đã rời đi sau khi bán hết các căn hộ khoảng 7-8 năm trước. Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định, trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư vì có thể họ đã vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và xây dựng không đúng giấy phép. Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, như quản lý trật tự xây dựng và thẩm định PCCC, đã góp phần dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này. Vụ việc là một lời cảnh tỉnh về những rủi ro tiềm ẩn trong việc xây dựng và quản lý các khu nhà ở tương tự.
xem chi tiết tại đây
Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.6232
Email: luatsu@luatminhbach.vn
Trân trọng!
Ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Điều 48 Bộ Luật lao động quy định, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại Khoản 1,
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành luật
Quy định pháp luật Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
Hướng dẫn xác minh điều kiện thi hành án Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số
Gia đình anh Nguyễn Văn Thịnh ở Thường Tín (Hà Nội) bị thu hồi 200m² đất khi dự
1. Đối tượng được cấp CMND/CCCD Theo đó, đối tượng được cấp CMND là Công dân Việt Nam
Việc thừa nhận thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” đang được nhiều chuyên gia
Câu hỏi: Xin chào luật sư, Hiện nay, Công ty tôi có trụ sở tại Việt Nam, không có yếu
Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch quận, huyện Trình tự thực hiện : * Hộ kinh
Hầu hết các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm của mình và
Quy định xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ trong Nghị định 46 nhiều người không hiểu luật, kể cả
Là một trong những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP
Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật Minh Bạch (MB Law) hỗ trợ các nhà đầu tư
Câu hỏi: Bên tôi muốn thành lập 1 tổ chức phi lợi nhuận với mục đích tư vấn chuyển giao
0243 999 0601