Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

trách nhiệm hình sự

Quy định pháp luật

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 209 BLHS năm 2015, cụ thể:

“Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Hành vi khách quan của tội này là hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức  thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán. Trong đó:

  • Chào bán chứng khoán quy định tại Điều 181a của BLHS năm 1999 bao gồm chào bán ra chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán dưới các phương thức: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet; chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định; chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet;
  • Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
  • Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán;
  • Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán;
  • Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.

2. Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

Che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

3. Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp nhận, những người trực tiếp thực hiện tư vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, người được ủy quyền công bố thông tin;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;
  • Những người khác có thể là đồng phạm của tội này.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

     

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Có tổ chức;

     

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm chính thức được công nhận lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự. Với việc bổ sung này, BLHS 2015 đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây, tạo cơ sở pháp lý trong hợp tác  quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.. Trong phạm vi bài viết, xin phép được phân tích vài vấn đề cơ bản của chế định pháp lý quan trọng này

Như thế nào là Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là khái niệm mới được quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân Sự 2015

Pháp nhân thương mại bao gồm 02 đặc tính:

– Là pháp nhân

Theo điều 74 BLDS năm 2015, quy định về pháp nhân như sau:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Từ quy định này, có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công đoàn

– Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (hoạt động sinh lợi) và lợi nhuận được chia cho các thành viên

Các tổ chức pháp nhân nhưng không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên cũng không phải là “ pháp nhân thương mại” và do vậy, không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự

Điều 76 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Phạm vi và nguyên tắc áp dụng

  • Phạm vi

Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

– Pháp nhân thương mại Việt Nam:

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6.1 BLHS 2015)

– Pháp nhân thương mại nước ngoài

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (trong trường hợp hành vi phạm tội (i) xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, (ii) xâm hại lợi ích của Việt Nam, hoặc (iii) theo quy định của điều ước quốc tế của Việt Nam) (Điều 6.2 BLHS 2015)

  • Xác định pháp nhân thương mại Việt Nam và pháp nhân thương mại nước ngoài

– Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập (Điều 80 và Điều 676 BLDS 2015)

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân thương mại Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập tại nước ngoài là pháp nhân thương mại nước ngoài.

– Tuy nhiên nếu pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập khong có khái niệm “pháp nhân thương mại” vậy làm như thế nào để xác định “ pháp nhân thương mại nước ngoài”

– Ngoài ra quy định chưa rõ ràng ở chỗ, chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự hay không?

  • Nguyên tắc áp dụng:

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân (Điều 75.2 BLHS 2015)

Điều này có nghĩa là: thứ nhất, trong mọi trường hợp, người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với pháp nhân trừ trường hợp thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thứ hai, đối với người hoặc những người đứng đầu pháp nhân thì tùy trường hợp cụ thể để xử lý. Nếu những người này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho rằng, trong số họ có người không biết hoặc phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh với pháp nhân

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại trừ trách nhiệm hành chính của pháp nhân thương mại (Điều 62.3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự

– Pháp nhân thương mại thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa “có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại” (Điều 445.3 của BLTTHS 2015)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

Pháp nhân thương mại đáp ứng đủ 4 điều kiện sau sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 75.1 BLHS 2015)

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, người thực hiện hành vi phạm tội phải nhân danh pháp nhân. Trường hợp thực hiện hành vi mang danh nghĩa cá nhân thì không thể đặt vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân ngay cả khi  họ là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.Theo quy định pháp luật hiện hành, người thực hiện hành vi pháp nhân có thể là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân, người được pháp nhân ủy quyền

  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Đây là căn cứ quan trọng để xác định một pháp nhân có bị truy cứu TNHS hay không. Nói cách khác, căn cứ này phản ánh dấu hiệu lỗi của pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, Ban lãnh đạo pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS khi người đứng đầu pháp nhân hoặc Ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức rõ hành vi mà người đại diện thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận cho người đại diện thực hiện hành vi đó

 

  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân là việc người đại diện thực hiện hành vi nhằm mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong trường hợp lợi ích cá nhân của pháp nhân không phải là duy nhất.Ví dụ như: giảm chi phí nộp thuế cho pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân

 

  • Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 BLHS 2015)

Cũng giống như hành vi phạm tội của cá nhân đơn lẻ là muốn truy cứu TNHS một người nào thì hành vi đó phải còn thời hiệu truy cứu TNHS

Việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân được thông qua việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS của cá nhân nhưng trong phạm vi 31 tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà