Tai nạn lao động và các vấn đề pháp lý

Trong thực tế chúng ta rất hay lầm tưởng là chỉ bị tai nạn khi đang làm việc, tại nơi làm việc thì mới được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì như thế nào được coi là tai nạn lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động ra sao? Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

Chinese rescuers pull out a body of a worker crushed after scaffolding of a building under construction collapsed on to some twenty-odd workers, in Zhengzhou, central China's Henan province 06 September 2007. The accident is the second major workplace accident following the collapse of a 328-metre (1,076-foot) bridge over the Tuo river in Hunan province, killing 41 workers who were removing steel scaffolding erected during its construction. CHINA OUT GETTY OUT AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Ảnh minh họa (internet)

Hiểu thế nào về tai nạn lao động.

Theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn), làm người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, là tai nạn lao động và được trợ cấp.

Cũng theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động.

Mức hưởng

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH thì mức trợ cấp cụ thể là:

– Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

– Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp được xác định là tai nạn lao động thì Công ty phải có trách nhiệm:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động 2012.

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập của công ty Cổ phần

Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Thành phần hồ sơ bao gồm: ( Thay đổi cổ đông sáng lập do chuyển nhượng cổ phần)

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty
  • Biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập sau khi đã thay đổi
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của các cổ đông
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyên nhượng phần vốn góp giữa các cổ đông
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  • Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
Tư vấn tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một trong các tội về xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Trong thực tế cuộc sống hiện nay, tội phạm này ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hãy cùng luật sư đi tìm hiểu về vấn đề này.

bat-giu-nguoi-trai-phap-luat

Ảnh minh họa (internet)

Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội bắt, giữ hoặc giam  người trái pháp luật

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  4. c) Đối với người thi hành công vụ;
  5. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể của tội phạm:

Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Việc bắt, giữ hoặc giam người liên quan trực tiếp đến thân thể, quyền tự do của công dân, uy tín chính trị, danh dự của họ. Vì vậy, các hoạt động này được quy định chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như: việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81); việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82). Do đó, hành vi bắt,giữ hoặc giam người trái pháp luật còn xâm phạm những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

-Mặt khách quan của tội phạm: đều luật quy định ba tội với ba hành vi sau đây:

+ Hành vi bắt người trái pháp luật.

+ Hành vi giữ người trái pháp luật.

+ Hành vi giam người trái pháp luật.

Các hành vi đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở hình thức thể hiện. Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người.

Tuy nhiên, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng ở mức khác nhau nên chỉ xử lý về hình sự đối với các hành vi sau đây:

+ Người không có thẩm quyền mà bắt giữ hoặc giam người ( Trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã).

+ Người có thẩm quyền nhưng lại bắt giữ hoặc giam người không có căn cứ pháp luật.

Cùng với các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì tùy từng trường hợp có thể xử lý thêm về các tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hay tội dùng nhục hình Điều 298 Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan nêu trên.

– Chủ quan:

Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. Nếu việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là vì lợi ích chung thì chỉ bị xử lý hành chính. Trường hợp vì nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật thì cũng không cấu thành tội này.

– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này.

* Hình phạt

1.Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm                     A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

C) Đối với người thi hành công vụ

D) Phạm tội nhiều lần;

Đ) Đối với nhiều người.

3.Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm;

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 157 với nhiều điểm mới,tăng khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù.

Trân trọng!

Xác định thế nào là phòng vệ chính đáng.

Việc xác định một hành vi nào là phòng vệ chính đáng, hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hay không phải là phòng vệ chính đáng trên thực tiễn không hề đơn giản. Đôi khi ranh giới này rất mong manh.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Theo khoản 2 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tùy từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của sự việc mà hành vi chống trả của người bị hại trong trường hợp đó được xác định là hành phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Bồi thường 3,9 tỉ đồng có thỏa đáng?

Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng trở lại bởi “rò rỉ” con số bồi thường theo dư luận ước tính là 3,9 tỉ đồng. Số tiền này là nhiều hay ít và dựa trên căn cứ nào? Và có đầy đủ cơ sở pháp lý không?

abcd

C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Cty TNHH URC Việt Nam

 Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết: Trên thực tế, tính cho đến thời điểm này, chưa ai chứng minh được thiệt hại từ hành vi của URC gây ra cho người tiêu dùng, trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất, bắt buộc phải chứng minh trong các vụ việc liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Và cho đến giờ, cũng không ai hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có văn bản chính thức kết luận về việc người tiêu dùng chỉ bị thiệt hại tối đa là 3,9 tỷ đồng do các sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC gây ra và mức bồi thường này là tương xứng với thiệt hại thực tế mà URC đem đến khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng.

Mặt khác, xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này cũng rất khó xác định ai là chủ thể trực tiếp nhận bồi thường bởi người tiêu dùng là một khái niệm rất chung chung, khó xác định. Số tiền 3,9 tỷ đồng trên, thoạt nhìn có thể là khá lớn và phần nào khỏa lấp được trách nhiệm của URC với cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này.

Song cần phải xem lại đây thực chất là tiền gì? “Bởi nếu đã gọi là bồi thường thiệt hại thì phải tuân theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” sẽ được áp dụng để giải quyết” 

Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng như nội dung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thống nhất quy định khi: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác mức thiệt hại xảy ra trên thực tế đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra để đưa ra một mức (số tiền) bồi thường cụ thể lại không hề đơn giản.

Vì căn cứ quan trọng nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “thiệt hại xảy ra trên thực tế”. Thiệt hại đó có thể bao gồm: Thiệt hại về vật chất (tính mạng, sức khỏe, tài sản…); Thiệt hại về tinh thần và toàn bộ chi phí hợp lý để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại đó (được quy định cụ thể tại Điều 604 đến 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).

Như vậy, việc chỉ căn cứ vào giá bán ra của sản phẩm C2, Rồng đỏ để làm căn cứ đưa ra mức bồi thường (như cách mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tính toán) là không chính xác, chưa toàn diện và không đúng quy định về bồi thường thiệt hại.

Hay nói cách khác, trong trường hợp này, chưa một ai xác định được chính xác mức thiệt hại trên thực tế để làm căn cứ bồi thường, cũng như chưa tính toán được toàn bộ chi phí mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trực tiếp là người tiêu dùng đã phải chi trả để “hạn chế, khắc phục” được thiệt hại do hành vi vi phạm của URC gây ra đối với người tiêu dùng.

Xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng không thỏa mãn yếu tố là chủ thể để có thể được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại từ URC, bởi Hội này không phải là “người bị thiệt hại” trực tiếp từ hành vi vi phạm của URC gây ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý của khoản tiền “bồi thường” mà Vinastas yêu cầu URC chi trả, Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Hội cần phải xác định rõ đây là khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của URC đối với người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của mình gây ra? Hay chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ Vinastas trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam?

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

“Có như vậy, Hội mới có thể “đường đường chính chính” nhận và tiêu khoản tiền trên theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội cần phải tiếp tục yêu cầu URC cam kết có trách nhiệm với người tiêu dùng (kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như bồi thường thiệt hại) khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi các sản phẩm khuyết tật do URC sản xuất và phân phối”

 

Điều 29 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 29, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 29 : Quyền xác định, xác định lại dân tộc 

1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Điều 58 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 58, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 58: Quyền của người giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp nào không được ly hôn?

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51 có thể là vợ, chồng hoặc thâm chí cả người thân thích cũng đều có quyền này.

Tuy nhiên không phải tất cả những trường hợp cứ có mong muốn ly hôn là có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc ly hôn theo yêu cầu của một bên chỉ được Tòa án giải quyết nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo đó, vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

– Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/ sinh con/ đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu li hôn.

 

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

Cơ quan thực hiện : Sở khoa học và công nghệ 

Yêu cầu : 

Điều kiện thành lập Tổ chức giám định:

– Có nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;

– Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

– Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.

Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động.

Các thức thực hiện : 

– Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ, các tài liệu quy định trong thành phần hồ sơ chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

+ Trường hợp được gửi qua đường bưu điện, các tài liệu quy định trong thành phần hồ sơ, tổ chức cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

– Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Vào ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ).

+ Sáng: Từ 07 giờ đến 11 giờ.

+ Chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.

Thành phần hồ sơ : 

(1) Tờ khai (02 bản);

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (đối với đơn vị sự nghiệp là tổ chức khoa học và công nghệ), Quyết định thành lập và Giấy đăng ký hoạt động (nếu pháp luật quy định phải đăng ký hoạt động – đối với đơn vị sự nghiệp không phải là tổ chức khoa học và công nghệ) hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

(3) Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

(4) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ).

Lệ phí : 

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 250.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 250.000 đồng.

– Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

– Lệ phí đăng bạ Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

Thời hạn giải quyết : 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ 

Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên

 

          TÊN DOANH NGHIỆP 
——–
          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————
             Số: …………..                          Hà Nội , ngày…… tháng…… năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH
(V/v tạm ngừng hoạt động)

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

–    Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/11/20014;
–    Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ –CP  về đăng ký kinh doanh;
–    Căn cứ vào Điều lệ Công ty
–    Xét tình hình kinh doanh của công ty.

                                                                             QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:    Tạm ngừng hoạt động như sau:
Thời gian tạm ngừng :
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng:   Ngày  … tháng  … năm  …
Thời điểm kết thúc:                    Ngày  …  tháng   … năm  …
Lý do tạm ngừng: Kinh doanh không có hiệu quả

Điều 2: Giám đốc Công ty có trách nhiệm triển khai và hoàn tất các thủ tục để thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1 đảm bảo có hiệu quả.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc công ty, Trưởng các phòng ban và các Ông, Bà có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
                                                                                                          

                                                                                              

Nơi nhận:

Lưu VP

Sở KHĐT

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

 

 

 

 

 

Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Công văn 276 hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC  ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

boluathinhsu2015_1

Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:

– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;

– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:

– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;

– Xóa án tích;

– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn

Tư vấn Luật Hôn nhân Gia đình

Dịch Vụ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Uy Tín – Luật Minh Bạch

Bạn đang gặp rắc rối trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình? Bạn cần một đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp, uy tín và giàu kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả? Hãy đến với Luật Minh Bạch, nơi bạn có thể tìm thấy sự hỗ trợ pháp lý tốt nhất với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tận tâm. (more…)

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật