Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thanh sắt từ tòa nhà cao tầng đè chết cô gái đi đường: Ai phải chịu trách nhiệm?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch kiến nghị cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ vi phạm của chủ đầu tư, xử lý trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc sắt từ tòa nhà cao tầng trên đường Lê Văn Lương rơi khiến 2 người thương vong.

Liên quan đến vụ việc trên, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, từ trước đến nay chúng ta thường coi đây là những “tai nạn” và đàm phán với nhau cho êm xuôi vụ việc. Nhưng, đây là vi phạm pháp luật và ngày càng xảy ra phổ biến, thường xuyên hơn.

“Rõ ràng đây là những hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và nếu trong trường hợp không chứng minh được hành vi này thì vẫn có hành vi vô ý làm chết người. Ngoài ra, đây là tội phạm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự chứ không phải các bên thỏa thuận “mua với nhau bằng tiền..

Chi tiết có thể tham khảo tại: https://www.tienphong.vn/phap-luat/vu-sat-roi-1-nguoi-tu-vong-can-khoi-to-vu-an-de-lam-ro-trach-nhiem-1328444.tpo 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của vợ chồng

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn

Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

tien-1

Ảnh minh họa

Về điều kiện và chế độ được hưởng lương

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 quy định điều kiện và chế độ được hưởng: Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

 

Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn

Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 3 về xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc: Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố, tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của từng huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tiền qua điện thoại, mạng xã hội

Gần đây, điện thoại của bạn thường xuyên nhận được những tin nhắn mời chào, thông báo quý khách hàng đã có cơ hội trúng thưởng xe SH, hay iphone 6..v.v từ những số máy lạ hoặc số máy tổng đài, đó là hình thức mà các đối tượng này giả mạo số điện thoại của các cơ quan chức năng như công an, tòa án, hải quan, bưu điện, viện kiểm sát, cơ quan thu tiền điện, điện thoại, thậm chí giả mạo nhân viên ngân hàng… thông báo đến người dân các thông tin như trúng thưởng, được nhận quà tặng có giá trị lớn từ nước ngoà; thông báo việc đứng tên các số điện thoại, thuê bao nào đó hiện chưa thanh toán tiền cước; hoặc bản thân hay người thân của những người này đang liên quan đến một số vụ án, tố tụng, tranh chấp đang được điều tra hay thụ lý; hay đang được tòa án, viện kiểm sát, công an điều tra và xử lý… và số tiền trong tài khoản của người bị hại có liên quan đến các vụ việc đang được điều tra, làm rõ… Sau đó, các đối tượng này yêu cầu người bị hại chuyển tiền ngay vào tài khoản nào đó để làm thủ tục nhận quà tặng, hoặc để làm thủ tục điều tra, xác minh… 

Ví dụ như trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 11-2016 đến tháng 5-2017 đã xảy ra 26 vụ việc bị lừa đảo như trên, với số tiền của nhiều vụ bị chiếm đoạt lên tới nhiều tỉ đồng. Nhiều vụ án do các ổ tội phạm thực hiện có sự câu kết nhiều đối tượng trong nước với người nước ngoài.Cơ quan công an cũng đề nghị các ngân hàng tăng cường kiểm tra, giám sát các đối tượng đến mở nhiều tài khoản hay mở thêm tài khoản tại ngân hàng; thông báo đến nhân viên ngân hàng và khách hàng về hình thức lừa đảo này.Khi khách hàng phát hiện mình bị lừa, đề nghị ngân hàng hướng dẫn trình báo cơ quan công an nơi gần nhất và phong tỏa ngay các tài khoản đáng ngờ.Theo lời kể của một nhân viên ngân hàng, mới đây chị H. ở quận Đống Đa, Hà Nội nhận được cuộc gọi điện thoại vào máy điện thoại cố định cho biết anh trai chị, hiện đi làm ở nước ngoài, bị liên quan đến vụ án điều tra sai phạm trong làm ăn kinh doanh, đề nghị chị chuyển ngay 800 triệu đồng vào 3 tài khoản tại ba ngân hàng khác nhau thì anh trai chị mới không bị bắt. Người gọi điện kể hết thông tin về gia đình chị, tên người trong nhà, hiện làm gì, ở đâu và biết nhà chị có tiền đang gửi trong ngân hàng. Vì quá hoảng sợ, chị đi chuyển ngay số tiền như người kia yêu cầu. Sau đó, khi bình tĩnh lại báo cho nhân viên ngân hàng thì quá muộn, tài khoản nhận tiền đã bị rút hết tiền và bị đóng.

Rất nhiều người gần đây còn hay nhận được những tin nhắn qua Facebook từ tài khoản của người quen nhờ mua thẻ cào số lượng lớn, hay các cuộc gọi giả danh công ty điện thoại, điện, nước đề nghị thanh toán tiền điện, nước còn nợ nếu không sẽ cắt điện, nước, internet… hoặc các tin nhắn qua Zalo, điện thoại di động với các nội dung như trên. Những người bị hại, tin lời tội phạm thực hiện hành vi chuyển tiền đa số là người ít kinh nghiệm va chạm xã hội hay làm việc tại nhà, người lớn tuổi, người có tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

Điều 28 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 28, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 28 : Quyền thay đổi tên 

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường cho 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg quy định về định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường cho 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

vbmoi

Theo đó, định mức áp dụng cho từng nhóm đối tượng được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định:

– Bồi thường tối đa 37.480.000 đồng/tàu/tháng cho chủ tàu/thuyền bị thiệt hại; tối đa 8.790.000 đồng/người/tháng cho người lao động trên các tàu/thuyền bị thiệt hại.

– Bồi thường 2.910.000 đồng/người/tháng cho thu nhập bị mất của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản tạm dừng sản xuất và người lao động bị mất thu nhập các lĩnh vực được xác định bồi thường.

– Bồi thường 39.370.000 đồng/ha/tháng cho thiệt hại nghề muối (thiệt hại được trả 01 lần và chủ cơ sở thực hiện chi trả cho người lao động của mình).

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016.

Quyết định 1880/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2016.

Công khai điểm thi của học sinh liệu có trái pháp luật?

Công khai điểm thi lớp 10 là phạm luật

Tồn tại một quy định cấm tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trong Luật Trẻ em 2016, có hiệu lực ngày 01/6/2017, tức là trước khi các Sở GD&ĐT ở Hà Nội, Đà Nẵng, và TP. Hồ Chí Minh công khai kết quả thi.

Các hành vi bị nghiêm cấm: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”, Khoản 11, Điều 6, Luật Trẻ em 2016.

Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trẻ em khẳng định “kết quả học tập” là một trong những thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Việc đưa thông tin này của trẻ lên mạng phải có sự đồng ý của phụ huynh và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Các học sinh, phụ huynh có quyền yêu cầu Sở GD&ĐT, các trường THPT gỡ bỏ điểm thi đã bị công khai trên mạng theo Luật Trẻ em, Điều 36 của Nghị định trên.

Tuy nhiên, điểm thi của học sinh đã bị phát tán khắp nơi trên mạng.Ngoài ra, các trang web, tổng đài điện thoại cũng đang kiếm tiền từ dịch vụ tra cứu điểm thi.

Bên cạnh đưa điểm thi lên mạng, nhiều nơi còn dán bảng điểm của tất cả thí sinh tại các trường. Ảnh: Lize.

Điểm tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) có được pháp luật bảo vệ?

Trả lời trên báo Zing, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng công khai điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay là đúng theo các quy định của Bộ.

Những thí sinh thi tốt nghiệp THPT đã trên 16 tuổi nên khó áp dụng Luật Trẻ em 2016.

Tuy nhiên, việc cấm công bố kết quả học tập của học sinh là quy định mới trong Luật Trẻ em 2016. Nó cho thấy tinh thần của các nhà làm luật: Công khai kết quả học tập mà chưa được sự đồng ý sẽ ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của trẻ, nên mới cần phải cấm.

Mặt khác, khi sửa đổi Luật Trẻ em 2016, một số nhà làm luật đã đề xuất tuổi của trẻ em nên là dưới 18 tuổi để đảm bảo quyền lợi cho cả học sinh cấp 3. Tuy nhiên, đến khi Quốc hội thông qua luật thì vẫn giữ như cũ, tuổi của trẻ em vẫn được quy định là dưới 16 tuổi.

Chưa có luật không có nghĩa là quyền lợi của học sinh cấp 3 không được đảm bảo.

Điểm thi không phải là một thông tin công cộng. Nó liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân. Một khi học sinh không muốn công khai điểm thi thì phải xem đó là một thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”, Điều 21, Hiến pháp 2013.

Chưa nói đến việc công khai, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thu thập, lưu giữ, sử dụng thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, cá nhân phải được người đó đồng ý. Điều luật này còn quy định cơ sở dữ liệu điện tử của cá nhân phải được đảm bảo an toàn và bí mật. Nhưng hiện nay, điểm thi của các học sinh đã xuất hiện khắp nơi trên mạng.

Theo Điều 21 Luật Công nghệ thông tin 2006, việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều luật này quy định ít nhất bên sử dụng phải thông báo cho người đó biết thông tin cá nhân của họ bị sử dụng vào mục đích gì, như thế nào và trong thời gian bao lâu.

Tài liệu tham khảo:

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
  • Luật Trẻ em 2016
  • Luật Cộng nghê Thông tin 2016
  • Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật trẻ em 2016

Nguồn: trích luatkhoa.org

Công ty Luật Minh Bạch

Mẫu công văn giải trình xin nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam

Mẫu Tham khảo 

TÊN CÔNG TY/DOANH NGHIỆP

……………………….

Điện thoại…………….

 

Số ………………….

V/v nhập cảnh của khách nước ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, Ngày…tháng…năm……

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

Kính gửi: CỤC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH (BỘ CÔNG AN)

Chúng tôi, ……………………………………. xin giải trình với quý Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh về việc nhập cảnh của 01  người nước ngoài cụ thể như sau:

STT Họ và tên Giới tính Sinh ngày Quốc tịch Số hộ chiếu Nghề nghiệp
01

 

………………………………………..là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt hệ thống an toàn trong xây dựng. Hiện công ty đang thực hiện thi công lắp dựng hệ thống ống dẫn thông gió cho Công trình Samsung Thái Nguyên. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn thiện và vận hành chạy thử bàn giao hệ thống an toàn xây cho đối tác. Trong giai đoạn này đã xảy ra sự cố kỹ thuật. Vì vậy chúng tôi cần cán bộ kỹ thuật là nhân sự của công ty mẹ của chúng tôi tại Hàn Quốc cử người sang Việt Nam để xử lý sự cố này.

 

Kính mong Cục Quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận cho Ông …………… là cán bộ kỹ thuật của …………………………được xin visa nhập cảnh vào Việt Nam để phối hợp với ……………………………..khắc phục sự cố thi công công trình này.

 

Xin chân thành cảm ơn Quý Cục.     

Nơi nhận:

Cục Quản lý XNC

– Lưu cty

Hà Nội, ngày…… tháng ………năm ……….

TÊN CÔNG TY 

(Ký, đóng dấu công ty, đóng dấu chức danh)

 

 

Thủ tục đăng ký hồi hương

Sau khi đủ các điều kiện hồi hương thì cần chuẩn bị thủ tục như sau để đăng ký hồi hương:

  • Đơn xin hồi hương
  • Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký công dân của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.
  • 03 ảnh cỡ 4×6 mới chụp, hai ảnh dán vào đơn xin hồi hương. Một ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cho cấp giấy thông hành.
  • Đơn bảo lãnh của thân nhân 
  • Giấy tờ chứng minh về khả năng đảm bảo cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc của thân nhân xin bảo lãnh).
  • Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh. ( Đối với người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh).
  • Văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của cơ quan bảo lãnh có nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm nêu trên. (Đối với người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh).

Hồ sơ xin hồi hương có thể nộp tại:

  • Tại nước ngoài: Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển.
  • Tại Việt Nam: Bộ Nội vụ (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) hoặc Sở công an Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

Đóng lệ phí theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):

– Đối với CDVNĐCNN có chỗ ở hợp pháp phải có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên:

+ Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;

+ Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú.

– Đối với Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài  được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:

+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

+ Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.

– Giấy tờ chứng minh Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Phòng ngừa ma túy “tem giấy”

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội có nhiều tin, bài về “tem giấy” hay “bùa lưỡi” chứa chất LSD (một loại ma túy gây ảo giác) đang bủa vây trường học, đầu độc giới trẻ.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa (internet)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phòng ngừa, đấu tranh với ma túy dưới hình thức “tem giấy”.

Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, địa phương liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả đối với hiện tượng này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10/2016.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường quản lý địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và phụ huynh về tác hại và cách nhận biết các loại ma túy, đặc biệt là chất LSD; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất gây nghiện, chất hướng thần trong trường học; kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác phòng ngừa ma túy trong trường học ở một số địa bàn trọng điểm.

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 27, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 27 : Quyền thay đổi họ 

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Những điểm mới cần lưu ý về thủ tục đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 10/10/2018

Ngày 23/08/2018 Chính phù ban hành nghị định 108/2018/NĐ-CP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2015/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Theo Nghị định này có những điểm mới về thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần phải lưu ý như sau:

1.Không bắt buộc đóng dấu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ngoaì ra đối với văn bản ủy quyền cá nhân cho cá nhân thực hiện thủ tục không bắt buộc phải công chứng, chứng thực

2.Được phép thực hiện nhiều thủ tục cùng 1 hồ sơ

Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đăng ký thay đi người đại diện theo pháp luật.

Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

3. Có thể nộp hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký để nộp hồ sơ, nhận kết quả qua đường bưu điện

4. Địa điểm kinh doanh có thể đăng ký ngoài trụ sở chính hoặc trụ sở của chi nhánh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

5. Thông báo mẫu dấu qua mạng không cần nộp bản giấy tại phòng đăng ký kinh doanh

“Trường hợp thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện các lần trước đó không còn hiệu lực.

Trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh”

6. Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệpCổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Và còn một số điểm mới liên quan đến thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành các nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp

 

Thủ tục nhận chuyển nhượng, tặng cho doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, khi quyết định chuyển nhượng tặng cho toàn quyền do chủ doanh nghiệp tư nhân làm chủ

  • MBLAW là sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng và thực hiện soạn thảo hồ sơ
  • Sau đó sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho viêc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho theo đúng quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ bao gồm : 

1.Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) 
2,Bản sao chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân mới ( người đc tặng cho hoặc chuyển nhượng)

3.Hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng và văn bản chứng minh việc hoàn tất  việc chuyển nhượng hoặc mua bán ( Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh  lý hợp đồng chuyền nhượng ) 
4. Điều lệ hoặc nội quy của doanh nghiệp tư nhân sau khi sửa đổi chủ sở hữu mới 

 5.Nếu ko phải chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân ( chủ sở hữu cũ) đi nộp hồ sơ thì cần văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và bản sao chứng thực  cá nhân của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : Sau 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ 

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật