Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện

– Trình tự thực hiện:

+ Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hp lệ của hồ sơ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi 02 bộ hồ sơ chính thức đthẩm định.

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các đơn vị có liên quan thẩm định, xem xét hồ sơ đcấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Cách thức thực hiện:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ tài chính;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

++ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh (thông tin về mã số doanh nghiệp).

++ Bản sao Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu).

++ Bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát.

++ Phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ:

+++ Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí;

+++ Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo;

+++ Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, chi trả cho người tham gia quỹ và người sử dụng lao động, thanh toán thuế thu nhập cá nhân;

+++ Mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí.

++ Tài liệu chứng minh có tối thiểu 05 người lao động đáp ứng đủ điều kiện, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

+++ Bản sao hợp đồng lao động (Bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);

+++ Sơ yếu lý lịch của người lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nêu rõ quá trình công tác và các chứng chỉ, bằng cấp nếu có);

+++ Bản sao chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA).

++ Quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

– Thời hạn giải quyết: trong vòng 05 ngày có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về hồ sơ cần bổ sung (nếu có) và gửi 02 bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.

– Đối tượng thực hiện: tổ chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn có nhu cầu trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý Quỹ hưu trí.

– Cơ quan thực hiện: Bộ Tài chính.

– Kết quả thực hiện: Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý Quỹ hưu trí và có công văn thông báo cho doanh nghiệp trong trường hợp từ chối.

– Lệ phí: không.

– Tên mẫu đơn:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sungtự nguyện hoặc, cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

+ Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp tại Việt Nam được phép hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng được các Điều kiện sau:

++ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đủ Điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hưu trí;

++ Đối với công ty quản lý quỹ phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ; tổng giá trị tài sản quản lý tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đang hoạt động quản lý quỹ mở hoặc quỹ trái phiếu.

+ Không phải là tổ chức nằm trong diện đang được tái cơ cấu hoặc bị kiểm soát, giám sát đặc biệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Có dự thảo Điều lệ quỹ đối với mỗi quỹ hưu trí dự kiến thành lập.

+ Có hợp đồng nguyên tắc ký kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ sau:

++ Tổ chức lưu ký tài sản quỹ hưu trí;

++ Ngân hàng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân.

+ Có phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí gồm những nội dung cơ bản sau:

++ Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí trong 05 năm tiếp theo;

++ Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo;

++ Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, thuế, tiền phạt và chi trả các đối tượng liên quan;

++ Có mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí.

+ Có tối thiểu 05 người lao động có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quản lý quỹ hưu trí, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quản lý quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Trong đó phải có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoánNhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA).

+ Có quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký thay đổi thông tin CMND (số Hộ chiếu) người địa diện theo pháp luật

Thông thường các doanh nghiệp đăng ký thông tin người đại diện theo pháp luật, khi có sự thay đổi như địa chỉ nơi ở, số giấy chứng thực cá nhân ( khi hết hạn hộ chiếu hoặc chứng minh thư )

Trong trường hợp này không phải là thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty mà thay đổi thông tin cá nhân của họ.

 

Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản phô tô công chứng thẻ căn cước công dân ( Hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp người đi nộp không phải là đại diện theo pháp luật của công ty.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Thủ tục thay đổi tên chi nhánh của công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố

Yêu cầu : Không trùng tên với các chi nhánh của công ty khác và theo quy định của pháp luật 

Thành phần hồ sơ : 

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của chi nhánh 
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên chi nhánh 
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh 
  •  Giấy đề nghị bổ sung cập nhât thông tin đăng ký 
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ 
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Thời gian thực hiện : Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Sau khi đổi tên chi nhánh, tiến hành khắc dấu và thông báo thay đổi sử dụng mẫu con dấu lên thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn và hỗ trợ 

Con riêng của vợ (chồng) có được hưởng di sản thừa kế không?

Câu hỏi : 

Người chồng có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, người chồng không để lại di chúc. Vậy con riêng của người chồng có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng người đã mất?

Trả lời :

Theo quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình 2014 : 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con rêing của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 653, 654 Bộ Luật Dân sự 2015 . Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế.

 

Cá nhân được nhận thế chấp ‘sổ đỏ’: Mở cơ hội, vẫn lo rủi ro

Nghị định số 21/2021 là một bước quan trọng trong cải cách hệ thống tín dụng tư nhân của Việt Nam bao gồm việc mở rộng quyền vay thế chấp, khắc phục khó khăn về thủ tục hành chính, tạo ra thị trường mới “sạch” và tạo điều kiện thuận lợi hơn. Được sử dụng cho các giao dịch bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên, dù Nghị định 21/2021 mang lại nhiều cơ hội nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo về rủi ro của giao dịch bảo đảm. Việc xem xét quyền sở hữu tài sản và tuân thủ đầy đủ các thủ tục pháp lý là điều quan trọng để tránh tranh chấp và thiệt hại trong tương lai. Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) nhận xét Nghị định số 21/2021 sẽ giúp tạo ra thị trường tín dụng tư nhân “trong sạch”, hạn chế tối đa tín dụng đen và giao dịch gian lận.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Điều 119 Bộ luật dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều kiện người thất nghiệp được hưởng hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề.

Khoản 1, Điều 11 và Khoản 1, 2, 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXHngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Sau thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.

Người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ học nghề thì được hưởng hỗ trợ học nghề và quy trình hỗ trợ học nghề được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

“Tội đánh bạc” xác định trách nhiệm hình sự sao cho đúng?

     Đặt vấn đề:

“Đánh bạc” hay gọi theo lối dân dã là “Cờ bạc”, đã, đang và vẫn là một vấn nạn thật sự nhức nhối đối với xã hội hiện đại ngày nay. Xã hội càng phát triển, công nghệ càng phát triển thì kéo theo đó là việc đánh bạc và hình thức đánh bạc cũng ngày càng đa dạng và tinh vi. Chúng ta có thể thấy sự hiện diện của đánh bạc ở nhiều nơi từ quán nước, ghế đá hay đến trường học, công sở…với nhiều hình thức từ tá lả, liêng, lốc, xóc đĩa, cá độ,…được thực hiện bởi nhiều phương thức trực tiếp, gián tiếp thông qua Internet hay các phương tiện truyền tin khác. Và đã biết bao nhiêu gia đình tan nát, điêu đứng vì “Đánh bạc”.

Nhận thức được tác hại của “Đánh bạc” đối với xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã dùng nhiều biện pháp như giáo dục, tuyên truyền nhằm hạn chế tác hại của “Đánh bạc” đối với đời sống xã hội. Và một trong những biểu hiện cao nhất, kiên quyết nhất đó là việc thể chế hóa thành quy định pháp luật trong Bộ luật Hình sự. Tại bộ luật Hình sự hiện hành đánh bạc được điều chỉnh bởi hai điều: 248 về “Tội đánh bạc” và 249 về “Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”. Để giúp những người áp dụng pháp luật có nhận thức đúng đắn và định hướng xử lý chính xác đối với từng dạng, phương thức đánh bạc xảy ra trong xã hội, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản như Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP và gần đây nhất là Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 01/2010). Có thể nói, với sự ra đời của các văn bản như đã nêu và đặc biệt là Nghị quyết số 01/2010 đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ (ở thời điểm hiện tại) để xử lý các hiện tượng liên quan đến “Đánh bạc”. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn và qua nghiên cứu về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp thể hiện tại Nghị quyết số 01/2010, người viết đưa ra một vài quan điểm cá nhân để cùng bàn luận như sau:

   danhbac

   Ảnh minh họa

Kỹ thuật lập pháp:

Nghị quyết 01/2010 quy định:

“…Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…

….

Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… như sau:

 Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc

a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.

b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc

a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người)

b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.

Vấn đề cần bàn ở đây đó là theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 1 của Nghị định này có đưa ra khái niệm “cùng tham gia đánh bạc với nhau”. Tại điểm này sử dụng kỹ thuật lập pháp đó là đưa ra một quy định mang tính “định tính” chỉ ra bản chất của hình thức đánh bạc. Nhưng đến điểm b thì kỹ thuật lập pháp được dùng ở đây lại là phương pháp liệt kê mà không chỉ ra bản chất của các hình thức được liệt vào điểm này. Theo người viết, ưu điểm của phương pháp liệt kê tại điểm b là chỉ ra chính xác một số hình thức “Đánh bạc” để người áp dụng pháp luật có thể áp dụng dễ dàng. Tuy nhiên, đó cũng lại chính là hạn chế của phương pháp này. Việc không “định tính” dẫn đến việc khi phát sinh các hình thức đánh bạc có bản chất tương tự thì dễ bị áp dụng pháp luật một cách tùy tiện hoặc sai lầm và gây khó khăn cho người áp dụng pháp luật. Và có thể thấy là đối với cả hai trường hợp được quy định tại điểm a và b, khoản 4, điều 1 này thì vẫn chưa có một sự hướng dẫn, giải thích thật sự rõ ràng nào giúp tránh việc áp dụng pháp luật một cách thiếu thống nhất dẫn đến thiếu sót trong quá trình đấu tranh, xử lý tội phạm.

  1. Về mặt thực tiễn:

Để minh chứng cho quan điểm như đã nêu về vấn đề kỹ thuật lập pháp. Người viết đưa ra một ví dụ như sau:

“Ngày 13/6/2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện X bắt quả tang 11 đối tượng có hành vi đánh bạc với hình thức xóc đĩa, thắng với tỷ lệ: 1 x 2. Tại hiện trường vật chứng thu giữ tại chiếu bạc là 4.900.000đ (Bốn triệu chín trăm nghìn đồng), 01 bát, 01 đĩa, 04 quân vị và một số điện thoại và số tiền của từng đối tượng như bảng dưới đây:

Nghi can số Số tiền chơi (VND) Tư cách chơi Ghi chú
1 2.000.000 Chủ cái
2 20.000 Người chơi Thua hết
3 170.000 Người chơi Thua hết
4 250.000 Người chơi Thua hết
5 500.000 Người chơi Thua hết
6 700.000 Người chơi Thua hết
7 120.000 Người chơi Thua hết
8 80.000 Người chơi Thua hết
9 800.000 Người chơi Thua hết
10 150.000 Người chơi Thua hết
11 200.000 Người chơi Thua hết
Tổng        4.990.000

 

Căn cứ trên kết quả tổng hợp từ lời khai, Cơ quan CSĐT nhận thấy đủ lượng theo quy định điều 248 BLHS và xác định đây là trường hợp “cùng tham gia đánh bạc với nhau” theo như quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 1 Nghị quyết 01/2010. Có nghĩa là từng đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm với tổng số tiền và hiện vật thu giữ mà chứng minh được là sẽ dùng để đánh bạc. Do đó, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 11 đối tượng nêu trên.”

Để xác định xem quyết định khởi tố bị can đối với từng trường hợp, đối tượng cụ thể có phù hợp với quy định của pháp luật không thì cần quay lại vấn đề lý luận đó là phải hiểu thế nào là “cùng tham gia đánh bạc với nhau” và các hình thức đánh bạc tương tự như số đề, cá độ…là như thế nào? Nhưng có thể thấy rằng quy định tại Nghị quyết 01/2010 chưa có hướng dẫn hay cách giải thích rõ ràng về vấn đề này.

Theo quan điểm của người viết đối với trường hợp đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa nêu trên nói riêng thì đây là hình thức đánh bạc mà có 1 con bạc (1 bên, có thể gồm nhiều người) cầm cái (chủ cái) để đánh với các con bạc riêng lẻ khác. Theo luật chơi (nếu không có thỏa thuận khác), các con bạc lẻ tham gia đánh bạc là chỉ đánh với chủ cái và không có sự tương tác, sát phạt lẫn nhau (cũng tương tự như đặt cược đua ngựa) nên đây không phải là loại “cùng tham gia đánh bạc với nhau” mà bản chất của hình thức này là “một người đánh bạc với nhiều người”. Do vậy, cần áp dụng quy định tại điểm b, khoản 4, điều 1 Nghị quyết 01/2010 đối với trường hợp này và việc xác định số tiền dùng để đánh bạc để xác định trách nhiệm hình sự cần áp dụng trong trường hợp này cần áp dụng giống hướng dẫn đối với lô, đề, cá độ…có nghĩa là:

  • Đối với những người đánh bạc riêng lẻ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã và sẽ (nếu chứng minh được là sẽ dùng để đánh) bỏ ra để đánh bạc cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ cái nếu thắng (Cách tính như theo quy định tại tiểu mục 5.1, khoản 5, Điều 1 Nghị quyết 01/2010).
  • Đối với chủ cái thì số tiền chủ cái dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người) (Cách tính như theo quy định tại tiểu mục 5.2, khoản 5, Điều 1 Nghị quyết 01/2010).
  1. Góp ý, đề xuất:

Xuất phát từ mong muốn hướng tới sự nhận thức pháp luật thật sự rõ ràng, thống nhất cho vấn đề xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh bạc, nhằm hạn chế việc áp dụng pháp luật thiếu chính xác dẫn đến việc hình sự hóa các quan hệ pháp luật khác, người viết xin đưa ra quan điểm, nhận thức cá nhân đối với các quy định của Nghị quyết 01/2010 và được thể hiện rõ qua quan điểm về phương hướng xử lý đối với ví dụ nêu trên. Và cũng từ việc nhận thức rằng còn một số nội dung chưa thật sự rõ ràng hay thiếu sự hướng dẫn, giải thích cụ thể tại nội dung của Nghị quyết 01/2010, người viết xin đưa ra một vài quan điểm đóng góp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về “Đánh bạc” như sau:

  • Trước hết, để có cách hiểu thống nhất đảm bảm việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, không oan sai thì cần phải có hướng dẫn, giải thích cụ thể về các thuật ngữ như “cùng tham gia đánh bạc với nhau” và “một người đánh bạc với nhiều người” như đề xuất bổ sung tại phần kỹ thuật lập pháp.

Người viết đưa ra một số đề xuất giải thích như sau:

  • Cùng tham giam đánh bạc với nhau” là việc các con bạc trong cùng chiếu bạc có sự sát phạt (tương tác) lẫn nhau.
  • Một người đánh bạc với nhiều người” là việc một hoặc một số con bạc (cùng phe) có vai trò trung tâm, đánh bạc (tương tác) với các con bạc tham gia chơi khác. Trong khi đó, các con bạc khác chỉ tương tác đối với riêng con bạc trung tâm mà không có sự tương tác lẫn nhau giữa các con bạc cùng chơi.
  • Để khắc phục hạn chế như đã phân tích về kỹ thuật lập pháp thì cần có văn bản hướng dẫn, bổ sung quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 1 theo đó quy định về bản chất mang tính “định tính” của các hình thức đánh bạc như lô, đề, cá độ… đó là việc “một người đánh bạc với nhiều người” sau đó liệt kê một số hình thức điển hình để người áp dụng pháp luật dễ hình dung để áp dụng cho đúng. Ví dụ có thể quy định như sau:

“…

  1. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
  2. a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
  3. b) Trường hợp một người hay một bên đánh bạc với nhiều người ví dụ như hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa hoặc các hình thức đánh bạc khác có bản chất tương tự…”

Ví dụ được người viết nêu trên là một trong những ví dụ thực tế về cách tư duy xác định trách nhiệm hình sự đối với tội danh “Đánh bạc”. Và do có sự nhận thức và quan điểm xử lý không đồng nhất về vấn đề này nên người viết mạnh dạn trình bày quan điểm cá nhân như trên. Và dù nhận thức pháp luật của người viết có thể đúng hay chưa đúng nhưng với tinh thần cầu thị và hơn cả mong muốn được sự tham gia phân tích của các chuyên gia, các nhà lập pháp về vấn đề này để cho không chỉ người viết mà những nhà áp dụng pháp luật khác có một cách tư duy, cách nhận thức pháp luật nhất quán về vấn đề xác định trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp tương tự có thể xảy ra trên thực tế. Từ đó làm nền tảng cho việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn hơn, tránh việc có thể vận dụng quy phạm pháp luật không đúng đắn sau này.

                                                                            Công ty Luật Minh Bạch

Từ 01/6/2017, không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh chỉ cần cung cấp số thẻ bảo hiểm y tế (không cần xuất trình thẻ) hoặc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Đối với trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

– Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực.

– Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội).

– Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực.

– Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân).

– Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế hoặc người được thủ trưởng cơ sở y tế ủy quyền và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Điều 108 Bộ luật dân sự 2015

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền