Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Cơ quan thực hiện : Phòng kinh tế và hạ tầng (quận, huyện)

Yêu cầu :

– Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định.

– Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên.

– Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

– Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cách thức thực hiện : 

– Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ xem xét:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận, thu phí, viết giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu hướng dẫn để bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.

– Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết để cấp phép và chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do).

Trường hợp qua kiểm tra nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

– Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, Thương nhân xin cấp phép liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nộp lệ phí và nhận kết quả. 

Thành phần hồ sơ :

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

– Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

 Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

– Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá.

– Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm).

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá. 

Số lượng : 02 bộ 

Thời gian thực hiện : 15 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục chuyển địa điểm công ty khác quận

Câu hỏi :

Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế

  1. Với cơ quan thuế

1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:

– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  : 2 bản photo
– Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận

– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở

-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC  (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)

 – Tờ khai điều chỉnh thuế

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới

 – Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về

– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục

– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì  nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại

– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn

2.Với cơ quan  đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)

Thành phần hồ sơ bao gồm :

–        Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh

–        Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp

–        Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở

–        Giấy giới thiệu

–          Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

 

 

 

 

 

Lời khai gây tranh cãi của các cựu quan chức trong vụ Việt Á: Ngụy biện hay sự thật?

Trong phiên tòa xét xử đại án Việt Á, các bị cáo, bao gồm nhiều cựu quan chức, đã khai nhận việc nhận tiền từ doanh nghiệp như là “chia sẻ lợi nhuận” hoặc “nếu doanh nghiệp đưa tiền thì tôi có quyền nhận”. Tuy nhiên, những lời khai này cho thấy các bị cáo đang cố gắng biện minh cho hành vi sai phạm của mình. Điều này gây phản cảm, nhất là đối với những người từng giữ chức vụ cao, vốn phải am hiểu pháp luật.

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch), pháp luật không chỉ xét xử dựa trên lời khai mà còn dựa trên các chứng cứ khách quan. Trong vụ án Việt Á, các bị cáo đã cấu kết với nhau để thao túng thị trường và nhận hối lộ, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Dù có những lời khai mang tính ngụy biện, pháp luật vẫn sẽ xét xử công bằng dựa trên chứng cứ và sự thật khách quan. Các bị cáo nên thành khẩn trước tòa để có cơ hội hưởng khoan hồng, thay vì biện minh một cách ngây ngô hoặc dùng lý lẽ sai trái để che đậy hành vi phạm tội của mình.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Vì sao cấm đảng viên can thiệp vào hoạt động tư pháp?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 37 của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định 47 (ban hành năm 2011). Quy định mới giữ nguyên số lượng 19 điều như trước, kế thừa cơ bản những nội dung còn phù hợp và bổ sung một số nội dung mới. Một trong hai điều hoàn toàn mới tại Quy định 37 đó là “Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”. Quy định nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo dư luận, được đánh giá là rõ ràng, cần thiết, mang tính phòng ngừa, cảnh tỉnh, răn đe đối với đảng viên. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, chức năng của tư pháp là bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp. Chính vì vậy, việc quy định đảng viên không được tác động, can thiệp vào hoạt động tư pháp là tiến bộ. Điều đó cho thấy Đảng đã theo sát thực tiễn xã hội chứ không phải là một quy định riêng biệt.

Đọc thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch quận, huyện

Trình tự thực hiện :

* Hộ kinh doanh gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND cấp huyện nơi đã đăng ký.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trao Giấy biên nhận cho người nộp và chuyển hồ sơ về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện giải quyết.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên hộ kinh doanh yêu cầu đăng ký không đúng quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không tiếp nhận hồ sơ và phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho hộ kinh doanh.

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.

* Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký:

Hộ kinh doanh gửi Thông báo về việc chuyển địa chỉ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.

Thành phần hồ sơ :

  • Mẫu giấy thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh 

Thời hạn giải quyết : 

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thì thời hạn là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được giải đáp 

ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP VÀO TỔ CHỨC KINH TẾ

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh Việt Nam, ngoài hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam

1.Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp

  • Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  2. Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  3. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  2. Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  3. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  4. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

2.Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

  1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
  2. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Nếu không thuộc trường hợp trên, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế

3.Điều kiện để nhà đầu tư có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp

Để có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ trường hợp

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

c) Cần có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này

d) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký, có hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức

đ) Có bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với nhà đầu tư là cá nhân

4. Thủ tục pháp lý

MB Law sẽ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết trên cơ sở dữ liệu khách hàng cung cấp và sẽ tiến hành nộp và giải trình hồ sơ tại cơ quan nhà nước

Thủ tục bao gồm:

– Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh ( thông tin thành viên, cổ đông, tỷ lệ góp vốn), nếu làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp

– Thời hạn giải quyết hai thủ tục nêu trên từ 20 đến 25 ngày tùy thuộc vào tiến độ xử lý của cơ quan nhà nước

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Thông tư hướng dẫn phối hợp xét xử Vụ án hành chính

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC về việc phối hợp thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính (TTHC) giữa TAND và VKSND được ban hành ngày 31/8/2016.

vbmoi

Theo đó:

– Nếu Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì VKS gửi văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án chuyển hồ sơ cho VKS có văn bản yêu cầu;

– Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 213 Luật TTHC, VKS trả hồ sơ cho Toà án đã chuyển hồ sơ cho mình;

– Trường hợp đã quá thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 213 và Điều 251 của Luật TTHC thì Tòa án cấp sơ thẩm có văn bản yêu cầu VKS đã kháng nghị giải thích lý do kháng nghị quá hạn;

– Văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận yêu cầu.

 

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 18/10/2016.

Mẫu Đơn kháng cáo mới nhất 2018

Mẫu số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                               .…, ngày….. tháng …… năm……

 

ĐƠN KHÁNG CÁO

                             Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………

Người kháng cáo: (2) ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: (3) ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………/Fax:……………………………….

Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)

Là:(4)……………………………………………………………………………………………

Kháng cáo: (5)……………………………………………………………………………….

Lý do của việc kháng cáo:(6)……………………………………………………………

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…………

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…..

  1. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
  2. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
  3. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

                                                                                                                              NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)

 

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-DS:

(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).

(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).

(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm mẫu đơn kháng cáo tại đây: Mẫu số 54 Mẫu đơn kháng cáo

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu

Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục Yêu cầu/đề nghị trợ giúp pháp lý

Đối tượng thực hiện : Cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP

1. Người nghèo.

2. Người có công với cách mạng.

3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.

4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Cơ quan thực hiện : Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 

Cách thức thực hiện :

– Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh;

– Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);

– Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.

Yêu cầu : 

– Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

– Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý : Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý : Người được trợ giúp đang cư trú tại địa phương;vụ việc xảy ra tại địa phương hoặc do nơi khác chuyển đến 

– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

– Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

Thời hạn giải quyết : Ngay sau khi nhận được hồ sơ.

 

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái.

Câu hỏi: Em trai tôi sắp tới lập gia đình và các cụ ở quê muốn sang tên cho em trai tôi mảnh đất và ngôi nhà liền kề của các cụ. Nhà đất này đã đứng tên sổ đỏ của bố tôi. Như vậy, tôi muốn hỏi luật sư về thủ tục tặng cho con đất và phí và các lệ phí liên quan?  Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh Hoài-Thanh Xuân-Hà Nội.

tang cho dat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Trường hợp này của gia đình anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều kiện để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai (tặng cho, chuyển đổi, mua bán)

-Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-Đất không có tranh chấp;

-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

-Đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

Theo điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

  1. d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, bố mẹ anh muốn sang tên sổ đỏ cho em trai anh thì phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau đó có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho em trai anh tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Nghĩa vụ thuế, phí phải nộp:

Quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP về thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”là thu nhập được miễn thuế.

Trong trường hợp này bố mẹ anh tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho em trai anh thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 10 Điều 4 Nghị định45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Như vậy, nếu em trai bạn thuộc trường hợp được bố mẹ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Trân trọng!

 

Phạm nhân được gặp chồng nhưng phải tránh thai?

Vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo thông tư (nếu được thông qua sẽ thay thế thông tư 46/2011) quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, gửi thư, nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

Thông tư 46/2011 đã có quy định về việc nữ phạm nhân được gặp chồng không quá 24 tiếng. Những nữ phạm nhân được xem xét gặp chồng phải đáp ứng các yêu cầu: chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công.

Để được thăm gặp, thân nhân phải có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã xác nhận về tình trạng hôn nhân thực tế với phạm nhân. Thân nhân phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà thăm gặp.

“Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù. Đây là quy định nhân văn, phù hợp, tạo điều kiện cho vợ chồng gặp nhau”

Căn cứ quy định trong dự thảo, không phải trường hợp nào phạm nhân cũng được gặp vợ hoặc chồng trong phòng riêng. Tiêu chí không làm ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù sẽ được đặt ra hàng đầu.

Đối với phạm nhân nữ, việc gặp chồng mà mang thai, sinh con sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chấp hành hình phạt tù trong trại giam, như việc học tập, lao động cải tạo…

Hơn nữa, môi trường trại giam không thể là môi trường tốt cho con trẻ phát triển bình thường. Do vậy, phạm nhân nữ khi gặp chồng phải chấp hành một số điều kiện nhất định để tránh việc mang thai nhằm không gây ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù là cần thiết.

 

Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên

 

          TÊN DOANH NGHIỆP 
——–
          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————
             Số: …………..                          Hà Nội , ngày…… tháng…… năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH
(V/v tạm ngừng hoạt động)

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

–    Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/11/20014;
–    Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ –CP  về đăng ký kinh doanh;
–    Căn cứ vào Điều lệ Công ty
–    Xét tình hình kinh doanh của công ty.

                                                                             QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:    Tạm ngừng hoạt động như sau:
Thời gian tạm ngừng :
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng:   Ngày  … tháng  … năm  …
Thời điểm kết thúc:                    Ngày  …  tháng   … năm  …
Lý do tạm ngừng: Kinh doanh không có hiệu quả

Điều 2: Giám đốc Công ty có trách nhiệm triển khai và hoàn tất các thủ tục để thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1 đảm bảo có hiệu quả.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc công ty, Trưởng các phòng ban và các Ông, Bà có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
                                                                                                          

                                                                                              

Nơi nhận:

Lưu VP

Sở KHĐT

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật