Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất 2018

Mẫu số 07-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   

                                                                               ………..,ngày….. tháng …… năm………

 

ĐƠN YÊU CẦU

 TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

  Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ………………………………………

Họ tên người yêu cầu:

1)(2)…………………………………địa chỉ (3)……………………………

Là: (4)……………………………trong vụ việc(5)…………………………

………………………………………………………………………………

2)…………………………………địa chỉ…………………………………..

Là…………………………………trong vụ việc…………………………..

……………………………………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)

……………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………..

                                                                                                                           NGƯỜI YÊU CẦU (7)

 

 

 

 Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ việc.

(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.

(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây: Mẫu số 07 Đơn yêu cầu tòa án ra quyết định định giá tài sản

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 200 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Lao động nữ mang thai hộ, thủ tục hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mang thai hộ

Hiện nay pháp luật không cấm các trường hợp mang thai hộ, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng khó khăn trong việc sinh nở, đặc biệt là do cơ địa hoặc thể chất của người vợ không thể mang thai được, thì nhờ có vấn đề mang thai hộ, giúp những cặp vợ chồng có thêm thành viên trong gia đình, và niềm vui trong cuộc sống.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục để hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nữ lao động mang thai hộ, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ

b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

c) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;

d) Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;  đ) Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;

e) Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;

g) Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Ném gạch đá vào xe lửa, oto đang lưu thông có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?

Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.

csgt

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.

Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.

Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.

Trân trọng!

Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Sau khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.

– Bước 2: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình tại Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan thì Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

– Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

– Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

23

2.Hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ của người nhận con nuôi

– Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.05 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); (trường hợp  cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với  trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

– Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

– Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Thủ tục, hồ sơ cần thiết để được cấp hộ chiếu phổ thông
  1. Hộ chiếu phổ thông là gì?

1446079122-ho-chieu

– Hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt nam.

– Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.

  1. Điều kiện để được cấp hộ chiếu phổ thông

– Mọi công dân Việt nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc, độ tuổi đều có quyền được cấp hộ chiếu phổ thông.

– Công dân Việt nam chưa được cấp hộ chiếu để xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 cụ thể như sau:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
  • Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
  1. Thành phần hồ sơ xin cấp hộ chiếu

– Điền vào tờ khai – mẫu xin cấp hộ chiếu

– 4 ảnh thẻ 4×6 mới chụp trong vòng 3 tháng, phông trắng.

anh-the-ho-chieu

– Bản gốc chứng minh thư nhân dân + sổ hộ khẩu.

mau-x01

 

  1. Nơi nộp hồ sơ

Tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

  1. Thời gian làm hộ chiếu

Kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, tùy từng nơi mà thời gian làm hộ chiếu có thể nhanh hoặc chậm nhưng không tối đa 2 tuần. Tại thành phố Hà Nội thời gian làm hộ chiếu là 8 ngày không kể ngày nghỉ, lễ.

  1. Nơi trả hộ chiếu

Bộ phận trả kết quả của phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh.

Trả hộ chiếu tất cả các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ.

thu-tuc-lam-ho-chieu-tai-ha-noi-1

  1. Phí xin cấp lại hộ chiếu hết hạn:

200 nghìn đồng.

Công ty Luật Minh Bạch

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Mục lục bài viết

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

(more…)

Điều 73 Bộ luật dân sự 2015

Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thủ tục thay đổi tên công ty TNHH một thành viên

Câu hỏi:

Chào công ty Luật Minh Bạch, hiện tại công ty tôi muốn thay đổi tên công ty mới để tiện cho giao dịch, tôi muốn hỏi về thủ tục đổi tên như thế nào và bao giờ có kết quả? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thẩm quyền giải quyết : Phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư nơi công ty bạn đặt trụ sở chính

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu quy định tại TT 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc đổi tên doanh nghiệp. Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ và giấy tờ chứng thực của cá nhân được ủy quyền đi nộp hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 05 ngày kế từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Phí hồ sơ : 200.000 nghìn đồng

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn cụ thể hơn

Trường hợp thì việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự?

Đối với những trường hợp nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân?

Người vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu việc vay mượn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, về chủ thể của tội phạm, người nào trên 16 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự vay tiền nhằm mục đích lừa đảo (Điều 174) hoặc làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

  1. Đối với trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yếu tố đầu tiên của tội phạm này về số tiền, số tiền tối thiểu là 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị phạt hành chính, kết án về tội này hoặc hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Yếu tố thứ hai là có hành vi gian dối trong việc thực hiện quan hệ vay mượn và gian dối là điều kiện và thủ đoạn để thực hiện hành vi này. Thủ đoạn gian dối có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào như lời nói, hành động, giấy tờ giả mạo, không đúng sự thật nhằm tạo lòng tin của người cho vay để từ đó họ giao tài sản cho người phạm tội.

Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng cho đến tù chung thân tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

  1. Đối trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, về số tiền tối thiểu là 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị phạt hành chính, kết án về tội này hoặc hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi chiếm đoạt ở đây là những hành vi không thực hiện đúng cam kết. Những hành vi đó là: Không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối (như giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản…); Không trả lại tài sản do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hành cấm hay đánh bạc…

Hành vi bao gồm các giai đoạn: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Hoặc thậm chí người vay mượn đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng cho đến 20 năm tù tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Nếu việc vay mượn không có một trong những yếu tố nêu trên thì người vay không phải chịu trách nhiệm hình sự.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Luật đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư 2020 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam về hoạt động kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư. Được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Mục tiêu của Luật Đầu tư năm 2020 là tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đồng thời tăng cường quản lý, đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong hoạt động đầu tư. (more…)

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà