Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Cơ quan thực hiện : Cục đo lường chất lượng  

Trình tự thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiêp hoặc qua đường bưu điện đến cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

– Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;

– Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.

– Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Thời gian thực hiện : Trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 110 Bộ luật dân sự 2015

Điều 110. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 52 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 52, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 52 : Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên 

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Vợ sinh con, chồng có được hưởng chế độ thai sản?

Thưa luật sư.Chồng tôi có tham gia BHXH và sắp tới tôi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản hay không? Và cụ thể chế độ như thế nào?

Người gửi câu hỏi: Chị Nhàn-Định Công-Hoàng Mai-Hà Nội.

 

thai san nam

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn chị đã tư tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Về thắc mắc của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau:

-Về điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

Như vậy, tại thời điểm bạn sinh con mà chồng bạn đang tham gia BHXH bắt buộc thì chồng bạn cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:

–Về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con.

Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  1. a) 05 ngày làm việc;
  2. b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  3. c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  4. d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

– Về mức hưởng

Quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

  1. b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam được nghỉ việc từ 5 ngày đến 14 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = Lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội/24 x số ngày được nghỉ.

Trong trường hợp của bạn, khi bạn sinh con, trong vòng 30 ngày, chồng bạn có thể nghỉ việc hưởng chế độ, tuy nhiên, nếu trong 30 ngày đó mà chồng bạn không nghỉ việc thì đương nhiên, chồng bạn đã tự từ bỏ quyền lợi của mình khi vợ sinh con và không được hưởng chế độ thai sản theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 ” Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”

Trân trọng!

Quy tắc ứng xử của Công an được Luật hóa

Vào ngày 18/7/2017 dự thảo Thông tư Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân được Bộ Công an đã được đưa ra lấy ý kiến. Trong dự thảo này có một số thông tin đáng chú ý như: cán bộ, chiến sĩ công an không được hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc. Không được bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội các thông tin, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục…

Hình ảnh nữ chiến sĩ công an nhân dân xuất hiện trên tờ lịch năm Đinh Dậu 2017
  1. Đối tượng áp dụngSĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên các học viện, nhà trường, công nhân công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân).

     

  2. Quy tắc ứng xử đối với dânCán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải kính trọng, lễ phép với nhân dân; gắn bó mật thiết với nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân. Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.

    “Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc”- dự thảo nêu rõ.

     

  3. Khi giao tiếp qua điện thoạiCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng. Ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu và không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.

     

  4. Khi sử dụng internetCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an. Không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.

     

  5. Trong gia đìnhCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải gương mẫu, vận động, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy ước của địa phương nơi cư trú. Không để người thân trong gia đình tham dự vào công việc của cơ quan, đơn vị hoặc lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để làm trái quy định của pháp luật và quy định của ngành công an.

     

  6. Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luậtCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm. Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc dẫn đến bỏ lọt tội phạm, oan sai hoặc nhằm mục đích cá nhân.

    Công ty Luật Minh Bạch

Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 Quy định chi tiết về Hoạt động mua bán hàng hóa… của nhà đầu tư nước ngoài
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 09/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Cần cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu;

c) Thực hiện quyền phân phối;

d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ) Cung cấp dịch vụ logistics;

e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

5. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.

6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.

9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.

10. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.

11. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.

12. Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

13. Cơ quan cấp Giấy phép là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định này.

14. Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

15. Hệ thống cơ sở dữ liệu là Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, địa chỉ: http://www.moit.gov.vn.

16. Tài liệu về tài chính là một trong các tài liệu sau: Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

17. Tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ là một trong các tài liệu sau: Bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu chứng minh tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền khai thác, sử dụng địa điểm đó để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo các giấy tờ khác có liên quan.

Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan

1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

4. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

5. Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư phải đáp ứng điều kiện và thực hiện: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh; thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ, theo quy định tại Nghị định này.

6. Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 12 và 13 Nghị định này.

Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.

Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh

1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.

4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

5. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.

2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Chương II

GIẤY PHÉP KINH DOANH

Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Điều 10. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh

Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này:

1. Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

2. Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.

3. Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.

4. Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.

5. Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 11. Nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh

1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối;

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác.

2. Thời hạn kinh doanh

a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này là 05 năm;

b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.

Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Điều 13. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Số lượng hồ sơ

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện

– Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 14. Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

Điều 15. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, trừ trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.

3. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này: Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

Điều 16. Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

2. Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,

Điều 17. Cấp lại Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp sau:

1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.

2. Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.

Điều 18. Hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Điều 19. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh trong trường hợp cấp lại quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh cho trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này, sao gửi 01 bản Giấy phép kinh doanh cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi để cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp lại Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi.

Điều 20. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gồm:

a) Tài liệu quy định tại Điều 12 và khoản 1, 2 Điều 27 Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có).

2. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 13 và 28 Nghị định này.

Điều 21. Từ chối cấp Giấy phép kinh doanh

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp Giấy phép kinh doanh trong trường hợp sau:

1. Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã hết.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định này.

Chương III

GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Điều 22. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

1. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

2. Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

– Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Điều 23. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

1. Trường hợp phải thực hiện ENT

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

2. Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế

a) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;

b) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;

c) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;

d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

– Tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Điều 24. Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT)

1. Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.

3. Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó.

Điều 25. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;

b) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;

c) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;

d) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;

đ) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 26. Nội dung, thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Nội dung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;

c) Loại hình cơ sở bán lẻ;

d) Quy mô cơ sở bán lẻ;

đ) Các nội dung khác;

e) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ,

2. Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;

c) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Điều 27. Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

5. Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Điều 28. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT

1. Hồ sơ 02 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 29. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT

1. Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:

a) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 30. Điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

Điều 31. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 26 Nghị định này, trừ trường hợp thay đổi loại hình cơ sở bán lẻ thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini theo quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp điều chỉnh giảm diện tích cơ sở bán lẻ, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính: Bản sao Giấy phép kinh doanh ghi nhận nội dung điều chỉnh;

c) Trường hợp thay đổi địa chỉ của cơ sở bán lẻ: Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phường, xã, thị trấn xác nhận việc thay đổi địa chỉ;

d) Trường hợp giảm diện tích cơ sở bán lẻ: Các giấy tờ có liên quan.

2. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất trong trung tâm thương mại; tăng diện tích cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, đến mức dưới 500 m2, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Bản giải trình có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất.

c) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

3. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất không nằm trong trung tâm thương mại, hồ sơ gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

4. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ khác và trường hợp cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thay đổi loại hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất;

– Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 27 Nghị định này.

Điều 32. Trình tự điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có tài liệu ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

2. Trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 31 Nghị định này:

a) Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp giấy phép điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Điều 33. Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng.

Điều 34. Hồ sơ cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Điều 35. Trình tự cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 36. Hồ sơ gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Nghị định này.

Điều 37. Trình tự gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gửi trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực.

2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trường hợp hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 38. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Bản giải trình cơ sở bán lẻ có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; giải trình các tiêu chí quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Tình hình kinh doanh của cơ sở bán lẻ; kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh của cơ sở bán lẻ;

– Kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất;

c) Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất; kế hoạch tài chính; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

đ) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh (nếu có).

2. Trình tự

a) Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung thay đổi;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và gửi hồ sơ tới Cơ quan cấp Giấy phép nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động;

d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và đánh giá hồ sơ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ để có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất cấp phép (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), trường hợp đề xuất không cấp phép phải có văn bản trả lời Bộ Công Thương và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ Công Thương căn cứ vào ý kiến đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép và nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 39. Từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp sau:

1. Thời hạn hoạt động của dự án lập cơ sở bán lẻ đã hết.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định này.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GỬI, LƯU TRỮ GIẤY PHÉP VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Điền 40. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

a) Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép

Định kỳ hàng năm, trước ngày 28 tháng 02, Cơ quan cấp Giấy phép báo cáo Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp có cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này) về tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 41. Gửi, lưu trữ Giấy phép và công bố thông tin

1. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép kinh doanh đến: Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này), cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan có liên quan nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (nếu cần).

2. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến: Bộ Công Thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan có liên quan nơi đặt cơ sở bán lẻ.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; có Quyết định chấm dứt hoạt động; có Quyết định xử lý vi phạm hành chính; nhận được bản sao Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 42. Xử lý vi phạm

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 43. Thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi;

c) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh là giả mạo;

d) Ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;

e) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án lập cơ sở bán lẻ, Giấy phép kinh doanh bị thu hồi;

b) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo;

c) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

d) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Ngừng hoạt động bán lẻ tại cơ sở bán lẻ quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

e) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;

g) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu.

3. Trình tự thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 43, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này

Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gửi bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Trường hợp mục tiêu của dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm toàn bộ nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp Giấy phép kinh doanh, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp mục tiêu của dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm một phần nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp Giấy phép kinh doanh, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định hủy bỏ những nội dung Giấy phép kinh doanh có liên quan đến dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời hủy bỏ nội dung này tại Giấy phép kinh doanh.

c) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, là giả mạo

Cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đã cấp, cấp lại; Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã cấp, cấp lại, gia hạn.

d) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo

Cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định hủy bỏ những nội dung Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh trên cơ sở thông tin giả mạo; khôi phục lại các nội dung được cấp phép trước đó trên Giấy phép kinh doanh, Giấy phép cơ sở bán lẻ, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

đ) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 và các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 43 Nghị định này

Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản yêu cầu người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đến giải trình. Quá thời hạn theo yêu cầu 15 ngày mà người đại diện không đến hoặc có đến nhưng giải trình không thỏa đáng, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Điều 44. Tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu nước ngoài được tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong thời hạn không quá 12 tháng.

2. Khi tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ quy định pháp luật về tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, gửi bản sao Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn tới Cơ quan cấp Giấy phép để được đăng tải lên Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Điều 45. Chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự quyết định chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

b) Thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không đề nghị cấp mới; thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực mà không đề nghị gia hạn;

c) Thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không được chấp thuận cấp mới; thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực mà không được gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

d) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị hủy bỏ; Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi, theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.

2. Việc chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thực hiện như sau:

a) Trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động hoặc 15 ngày trước ngày thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực hoặc thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gửi thông báo chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, thông báo chấm dứt hoạt động của cơ sở bán lẻ tới Cơ quan cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt hoạt động, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định chấm dứt hoạt động (Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy phép đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

b) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt kể từ ngày thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực.

c) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt kể từ ngày quy định trên Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Công bố cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cấp Giấy phép, bộ, ngành, địa phương giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc rà soát, tập hợp, đăng tải điều kiện đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

2. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ.

Điều 48. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

2. Chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan tại địa phương thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần thiết hoặc tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Điều 49. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Đăng tải, cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; xử lý vi phạm tại địa phương.

3. Thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền.

4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương theo thẩm quyền.

Điều 50. Quy định chuyển tiếp

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện các hoạt động này theo hiệu lực của các giấy tờ đã được cấp mà không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thuộc diện phải cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 15 và 16 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung lập cơ sở bán lẻ thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Điều 31 và 32 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 52. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số: 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)

Mẫu số 01 Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 02 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 03 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 04 Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 05 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 06 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 07 Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 08 Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động
Mẫu số 09 Văn bản Sở Công Thương lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành
Mẫu số 10 Văn bản ý kiến của Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành gửi Sở Công Thương
Mẫu số 11 Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 12 Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 13 Báo cáo thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Mẫu số 14 Báo cáo về Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 15 Quyết định thu hồi Giấy phép
Mẫu số 16 Quyết định chấm dứt hoạt động
Bảng 1 Hướng dẫn cách ghi Giấy phép
Bảng 2 Bảng mã số tỉnh/thành phố Cơ quan cấp Giấy phép

 

Mẫu số 01

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………………….

  1. Thông tin về doanh nghiệp:
  2. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………. Fax: ……………… Email: …………………… Website:……….

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số… do… cấp đăng ký lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần thứ1… ngày… tháng… năm….

  1. Vốn điều lệ (ghi bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài):…..

…………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Vốn đầu tư cho Dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài):

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Ngành nghề kinh doanh2:……………………………………………………………………………………
  2. Mục tiêu của dự án đầu tư3:………………………………………………………………………………..
  3. Thông tin về chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập4:

– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là tổ chức:

+ Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………… Nơi đăng ký thành lập: …………………………………………………………………………….

+ Tỷ lệ vốn góp/cổ phần:…………………………………………………………………………………………

+ Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh chính:…………………………………………………………………

– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là cá nhân:

+ Họ và tên: ……………………………………………………. Quốc tịch:…………………………

+ Tỷ lệ góp vốn/cổ phần: ………………………………………………………………………………………..

II. Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với nội dung sau:

  1. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (Liệt kê từng hoạt động đề nghị được cấp phép theo khoản 1 Điều 3 Nghị định này):

– …………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Các đề xuất khác (nếu có):

– …………………………………………………………………………………………………………………………

III. Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. …;

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Ghi ngành nghề kinh doanh theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3 Ghi mục tiêu của từng dự án theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp có nhiều dự án thì lập phụ lục.

4 Trường hợp có nhiều thành viên thì lập phụ lục.

 

Mẫu số 02

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố……………………………..

I. Thông tin về doanh nghiệp:

  1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………… Fax: …………. Email:………….. Website:………………………

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số… do… cấp đăng ký lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần thứ1… ngày… tháng… năm….

  1. Vốn điều lệ (ghi bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài): ….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Vốn đầu tư cho Dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài): …………………………………………..
  2. Ngành nghề kinh doanh2:…………………………………………………………………………………..
  3. Mục tiêu của dự án đầu tư3: ………………………………………………………………………………
  4. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần4… ngày…tháng…năm..,.

II. Đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… như sau:

  1. Điều chỉnh thông tin doanh nghiệp

a) Thông tin của doanh nghiệp đã được ghi nhận5: …………………………………………………

b) Thông tin của doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh (ghi thông tin điều chỉnh và lý do điều chỉnh): .

…………………………………………………………………………………………………………………………

c) Thông tin của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh: …………………………………………………

2. Điều chỉnh nội dung kinh doanh

a) Nội dung kinh doanh đã được cấp: ……………………………………………………………………

b) Nội dung kinh doanh đề nghị điều chỉnh (ghi nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh):…

……………………………………………………………………………………………………………………………

c) Nội dung kinh doanh sau khi điều chỉnh:……………………………………………………………….

III. Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy phép kinh doanh và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Chỉ ghi trong trường hợp nội dung đề nghị điều chỉnh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh thay đổi. Ghi theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3 Chỉ ghi trong trường hợp nội dung đề nghị điều chỉnh có liên quan dự án đầu tư này.

4 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

5 Chỉ ghi nội dung liên quan đến thông tin đề nghị điều chỉnh.

 

Mẫu số 03

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố………………………………

I. Thông tin về doanh nghiệp:

  1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………. Fax: …………………. Email: ………….. Website:…….

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

  1. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần1 … ngày… tháng…năm…

II. Đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… như sau:

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………………………………………………..

III. Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh.
  3. Hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

Mẫu số 04

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ…

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố………………………

I. Thông tin về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………….Fax: ……………..Email: …………….Website: ……………..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………….

Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần1 … ngày…tháng…năm….

Các cơ sở bán lẻ đã lập trên phạm vi toàn quốc2: ……………………………………………………..

II. Đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số….với nội dung như sau:

  1. Tên cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………….
  3. Loại hình cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………
  4. Quy mô cơ sở bán lẻ, gồm:

– Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có): … m2

– Tổng diện tích sàn xây dựng (nếu có): …m2, trong đó:

+ Diện tích bán hàng: … m2

+ Diện tích kinh doanh dịch vụ (nếu có): …m2

  1. Hàng hóa phân phối tại cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………….
  2. Thời hạn hoạt động của cơ sở bán lẻ: …………………………………………………………………
  3. Các đề xuất khác (nếu có): ………………………………………………………………………………..

III. Doanh nghiệp cam kết

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Lập phụ lục theo tỉnh/thành phố nêu các nội dung: số thứ tự; tên cơ sở bán lẻ; số, ngày, tháng, năm của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; địa chỉ của cơ sở bán lẻ.

 

Mẫu số 05

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ …

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố………………

I. Thông tin về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………….Fax:…………………Email:………………… Website:………

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ………………………………………………………

Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần1 … ngày…tháng…năm…

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần2… ngày…tháng…năm…

II. Đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do… cấp ngày… tháng… năm… như sau:

  1. Điều chỉnh thông tin của doanh nghiệp

a) Thông tin của doanh nghiệp đã được ghi nhận3:……………………………………………………

b) Thông tin của doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh (ghi thông tin điều chỉnh và lý do điều chỉnh): .

…………………………………………………………………………………………………………………………..

c) Thông tin của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh: …………………………………………………..

2. Điều chỉnh nội dung kinh doanh của cơ sở bán lẻ

a) Nội dung kinh doanh đã được cấp:

b) Nội dung kinh doanh đề nghị điều chỉnh (ghi nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh):..

……………………………………………………………………………………………………………………………

c) Nội dung kinh doanh sau khi điều chỉnh:……………………………………………………………….

III. Doanh nghiệp cam kết

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đề nghị điều chỉnh.

3 Chỉ ghi thông tin liên quan đến thông tin đề nghị điều chỉnh.

 

Mẫu số 06

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ …

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố…………………..

I. Thông tin về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:…………………… Fax:………………. Email:……………. Website:………………

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:…………………………………………………….

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm….; cấp đăng ký thay đổi lần1… ngày…tháng…năm…

II. Đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do… cấp ngày… tháng… năm… như sau:

Lý do cấp lại: ……………………………………………………………………………………………………….

III. Doanh nghiệp cam kết

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
  2. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đề nghị gia hạn.

 

Mẫu số 07

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ …

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố………………

I. Thông tin về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………….. Fax: ……………… Email: ………………. Website:…………..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:……………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm….; cấp đăng ký thay đổi lần1… ngày…tháng…năm…

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số … do … cấp lần đầu ngày … tháng … năm…; cấp đăng ký thay đổi lần2… ngày…tháng…năm….

II. Đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do… cấp ngày… tháng… năm… như sau:

  1. Thời hạn gia hạn: ………………………………………………………………………………………………
  2. Lý do gia hạn: …………………………………………………………………………………………………..
  3. Các đề xuất khác (nếu có): ………………………………………………………………………………..

III. Doanh nghiệp cam kết

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đề nghị gia hạn.

 

Mẫu số 08

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ CHO PHÉP CƠ SỞ BÁN LẺ ĐƯỢC TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: Bộ Công Thương

I. Thông tin về doanh nghiệp

  1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………. Fax:……………….. Email:………………… Website:……..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số… do…. cấp lần đầu ngày… tháng…. năm….; cấp đăng ký thay đổi lần thứ… ngày….tháng….năm1….

  1. Vốn điều lệ (ghi bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài): …

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Vốn đầu tư cho Dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài): ………………………………….
  2. Ngành nghề kinh doanh2: …………………………………………………………………………………..
  3. Thông tin về chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập3:

– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là tổ chức:

+ Tên doanh nghiệp:………………………………… Nơi đăng ký thành lập:…………………..

+ Tỷ lệ vốn góp/cổ phần:……………………………………………………………………………………….

+ Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh chính:………………………………………………………………..

– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là cá nhân:

+ Họ và tên:…………………………………………… Quốc tịch:……………………………………

+ Tỷ lệ góp vốn/cổ phần:……………………………………………………………………………………….

  1. 6. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số … do… cấp ngày … tháng … năm4 … (nếu có).
  2. Các cơ sở bán lẻ đã được lập trên phạm vi toàn quốc5: ………………………………………..

II. Đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ để (các) cơ sở bán lẻ sau được tiếp tục hoạt động6:

  1. Cơ sở bán lẻ thứ nhất:

a) Tên cơ sở bán lẻ: …………………………………………………………………………………………….

b) Địa chỉ cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………..

c) Loại hình cơ sở bán lẻ: …………………………………………………………………………………….

d) Quy mô cơ sở bán lẻ, gồm:

– Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có):… m2

– Tổng diện tích sàn xây dựng (nếu có):… m2, trong đó:

+ Diện tích bán hàng:… m2

+ Diện tích kinh doanh dịch vụ (nếu có):… m2

đ) Hàng hóa phân phối tại cơ sở bán lẻ:…………………………………………………………………..

e) Thời hạn hoạt động của cơ sở bán lẻ:………………………………………………………………….

g) Các đề xuất khác (nếu có):…………………………………………………………………………………

2. Cơ sở bán lẻ số:……………………………………………………………………………………………….

III. Doanh nghiệp cam kết

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

 

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. ….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Ghi lần đăng ký thay đổi gần nhất.

2 Ghi ngành nghề kinh doanh theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3 Trường hợp có nhiều thành viên thì lập phụ lục.

4 Giấy phép kinh doanh cấp lần gần nhất

5 Lập phụ lục theo tỉnh/thành phố nêu các nội dung: số thứ tự; tên cơ sở bán lẻ; địa chỉ của cơ sở bán lẻ, loại hình cơ sở bán lẻ, mặt hàng đang kinh doanh.

6 Lập phụ lục theo tỉnh/thành phố nêu các nội dùng quy định tại phần II Mẫu này. Mỗi tỉnh/thành phố lập 01 phụ lục kèm theo 01 Đơn đề nghị.

 

Mẫu số 09

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……..
V/v: ………

……, ngày…  tháng … năm …

 

Kính gửi: – Bộ Công Thương;
– Bộ…1

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

Sau khi kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định trên (áp dụng đối với trường hợp cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh); đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định trên (áp dụng đối với trường hợp cấp/điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ);…

Sở Công Thương … xét thấy về nguyên tắc, Công ty … đáp ứng điều kiện để được cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Do vậy, Sở Công Thương gửi hồ sơ của Công ty … và đề nghị Bộ Công Thương và Bộ …2 có ý kiến về việc:

Cấp Giấy phép kinh doanh/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm … theo đề nghị của Công ty …. (có hồ sơ kèm theo).

hoặc

Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ/điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số …. do …. cấp ngày …. tháng …. năm …. theo đề nghị của Công ty… (có hồ sơ kèm theo)

Nội dung khác (nếu có)./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Bộ quản lý ngành (trong trường hợp có quy định).

2 Bộ quản lý ngành (trong trường hợp có quy định).

 

Mẫu số 10

BỘ ……………..1
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……….
V/v: …….

…., ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố…

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

Bộ… có ý kiến về việc2… như sau:

  1. Cấp Giấy phép kinh doanh/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm … của Công ty… như sau:

Chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh số… do… cấp ngày… tháng… năm….

hoặc

Không chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm …. với lý do ………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ/điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số … do … cấp ngày … tháng … năm … của Công ty … như sau:

Chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ/điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do… cấp ngày… tháng… năm…

hoặc

Không chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ/điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số … do … cấp ngày … tháng … năm … với lý do: ………………………………………………………………………………………………………

  1. Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………………………..

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Bộ Công Thương/bộ quản lý ngành.

2 Bộ Công Thương/bộ quản lý ngành nêu ý kiến đối với nội dung theo đề nghị tại văn bản của Sở Công Thương.

 

Mẫu số 11

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY PHÉP KINH DOANH

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA

Số: …………………

Cấp lần đầu, ngày …tháng … năm…

Điều chỉnh lần thứ:.., ngày …tháng …năm…

Cấp lại lần thứ: …,ngày …tháng …năm…

(Cấp lại trên cơ sở Giấy phép kinh doanh số… do… cấp ngày… tháng… năm…)

Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Xét Đơn đề nghị ………………………………………của……………………………………………….

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ…………………….

  1. Cho phép:

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số … do… cấp đăng ký lần đầu ngày… tháng … năm…; cấp đăng ký thay đổi lần thứ1… ngày … tháng … năm….

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập:

STT Tên chủ sở hữu/thành viên/cổ đông sáng lập i đăng ký thành lập đối với tổ chức/ hoặc quốc tịch đối với cá nhân Giá trị phần vốn góp (VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có) Tỷ lệ (%) Ghi chú
1

II. Được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

  1. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Các điều kiện ràng buộc (nếu có)

2. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Các điều kiện ràng buộc (nếu có)

3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

III. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày cấp.

IV. Giấy phép này được lập thành 03 bản gốc: 01 bản cấp cho doanh nghiệp, 02 bản lưu tại Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Sao gửi:
– ..2.
 

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Liệt kê các cơ quan nhận theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

 

Mẫu số 12

UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ…
SỞ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Số:……………………….

Cấp lần đầu, ngày … tháng … năm…

Điều chỉnh lần thứ …, ngày … tháng … năm…

Gia hạn lần thứ: …,ngày … tháng … năm…

Cấp lại lần thứ: …,ngày … tháng … năm…

(Cấp lại trên cơ sở Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do … cấp ngày … tháng … năm…)

Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Xét Đơn đề nghị ……………………………….. của……………………………………………………..

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ………………..

I. Cho phép

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số …. do … cấp lần đầu ngày… tháng …. năm….

II. Được lập cơ sở bán lẻ số … với nội dung như sau:

  1. Tên cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………….
  3. Loại hình cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………
  4. Quy mô cơ sở bán lẻ, gồm:

– Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có):… m2

– Tổng diện tích sàn xây dựng (nếu có):… m2, trong đó:

+ Diện tích bán hàng: … m2

+ Diện tích kinh doanh dịch vụ (nếu có): … m2

  1. Các nội dung khác (nếu có): ………………………………………………………………………………

III. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết ngày… tháng…năm…

IV. Giấy phép này được lập thành 03 bản gốc: 01 bản cấp cho doanh nghiệp, 02 bản lưu tại Sở Công Thương tỉnh/thành phố ………………./.

 

Sao gửi:
– …. 1

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Liệt kê các cơ quan nhận theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

 

Mẫu số 13

TÊN DOANH NGHIỆP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
NĂM…

Kính gửi: – Bộ Công Thương1…;
– Bộ2…;
– Sở Công Thương tỉnh/thành phố3….

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………….

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………Fax: ……………….Email: ………….Website (nếu có):……………

Giấy phép kinh doanh số: ……………….do…………………. cấp ngày… tháng … năm…4

Số lượng cơ sở bán lẻ đã được cấp phép/đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc5: ……..

……………………………………………………………………………………………………………………………

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP KINH DOANH

  1. Thực hiện quyền phân phối bán lẻ không gắn với lập cơ sở bán lẻ (nếu có)
Nhóm hàng Nhập khẩu Mua trong nước Tổng
Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%)
(1) (2) (1) + (2)
1. Thực phẩm
2. Phi thực phẩm
3. …
Tổng cộng
  1. Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP (nếu có)
Tiêu chí Số lượng Doanh thu Lợi nhuận
Số lượng (ĐVT) So với năm trước (%) Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Lợi nhuận (triệu VNĐ) So với năm trước (%)
1. Nhập khẩu
2. Mua trong nước
Tổng cộng
  1. Thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa6
  2. a) Hoạt động…

– Nội dung hoạt động/lĩnh vực/mặt hàng chính: …………………………………………………………

– Doanh thu: …………………………………………………………………………………………………………

– Lợi nhuận: …………………………………………………………………………………………………………

– Đối tác/bạn hàng chính: ………………………………………………………………………………………

– Nội dung khác: …………………………………………………………………………………………………..

  1. b) Hoạt động…

…………………………………………………………………………………………………………………………..

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ (nếu có)

  1. Tình hình kinh doanh chung của các cơ sở bán lẻ
Tỉnh/thành phố Nhập khẩu Mua trong nước Doanh thu Lợi nhuận
Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Lợi nhuận (triệu VNĐ) So với năm trước (%)
(1)   (2)   (1) + (2)
1. Tỉnh/thành phố…
– Cơ sở bán lẻ số…
– Cơ sở bán lẻ số…
Cộng
2. Tỉnh/thành phố…
– Cơ sở bán lẻ số…
Cộng
3. …
Tổng cộng
  1. Tình hình kinh doanh theo mặt hàng, nhóm hàng của các cơ sở bán lẻ

a) Tình hình kinh doanh theo nhóm hàng

Nhóm hàng Nhập khẩu Mua trong nước
Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%) Doanh thu (triệu VNĐ) So với năm trước (%)
I. THỰC PHẨM        
1. Tỉnh/thành phố…
– Cơ sở bán lẻ số…
– Cơ sở bán lẻ số…
Cộng thực phẩm
2. Tỉnh/thành phố…
– Cơ sở bán lẻ số…
Cộng thực phẩm
II. PHI THỰC PHẨM
1. Tỉnh/thành phố…
– Cơ sở bán lẻ số…
– Cơ sở bán lẻ số…
Cộng phi thực phẩm
2. Tỉnh/thành phố…
– Cơ sở bán lẻ số…
III. TỔNG CỘNG
1. Tổng cộng thực phẩm
2. Tổng cộng phi thực phẩm

b) Tình hình kinh doanh hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

Mặt hàng Số lượng (ĐVT) Doanh thu (Triệu VNĐ)
Năm báo cáo So với năm trước (%) Năm báo cáo So với năm trước (%)
I. MẶT HÀNG GẠO        
1. Tỉnh/thành phố…
Cơ sở bán lẻ số…
Cơ sở bán lẻ số…
Cộng mặt hàng gạo
2. Tỉnh/ thành phố…
Cộng mặt hàng gạo
II. MẶT HÀNG ĐƯỜNG        
1. Tỉnh/thành phố…
Cơ sở bán lẻ số…
Cơ sở bán lẻ số…
Cộng mặt hàng đường
2. Tỉnh/thành phố
III. MẶT HÀNG…
IV. TỔNG CỘNG
1. Tổng cộng mặt hàng gạo
2. Tổng cộng mặt hàng đường
3. Tổng cộng mặt hàng…

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC7

STT Chỉ tiêu Kết quả
(triệu VNĐ)
So với năm trước (%)
1 Doanh thu
2 Lợi nhuận trước thuế
3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
4 Các nghĩa vụ thuế và tài chính khác…

Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung báo cáo này./.

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Gửi Bộ Công Thương trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

2 Gửi bộ quản lý ngành trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

3 Gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

4 Ghi Giấy phép kinh doanh cấp lần gần nhất.

5 Lập phụ lục theo tỉnh/thành phố nêu các nội dung: Số thứ tự, tên, địa chỉ cơ sở bán lẻ; số, ngày cấp của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

6 Báo cáo các hoạt động được cấp phép theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

7 Chỉ báo cáo các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

 

Mẫu số 14

SỞ CÔNG THƯƠNG…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /BC

, ngày… tháng…  năm…

 

BÁO CÁO VỀ
GIẤY PHÉP KINH DOANH, GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ
NĂM…

 

Kính gửi: – Bộ Công Thương;
– Bộ1
  1. Tình hình cấp Giấy phép kinh doanh
Tiêu chí Số lượt cấp phép So với năm trước (tăng/giảm) Lũy kế đến thời điểm báo cáo
Cấp mới
Điều chỉnh
Cấp lại
Thu hồi
Tổng
  1. Tình hình cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Tiêu chí Số lượt cấp phép So với năm trước (tăng/giảm) Lũy kế đến thời điểm báo cáo
Cấp mới
Điều chỉnh
Cấp lại
Gia hạn
Thu hồi
Tổng
  1. Tình hình cấp phép theo các lĩnh vực cụ thể
STT Lĩnh vực Số lượt cấp phép So với năm trước (tăng/giảm) Lũy kế đến thời điểm báo cáo
1 Thực hiện quyền phân phối bán lẻ không gắn với lập cơ sở bán lẻ
2 Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP
3 Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP
4 Dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
5 Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính (trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành)
6 Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo
7 Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại
8 Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
9 Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
  1. Tình hình thực hiện giám sát, thanh tra, kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Tình hình xử lý vi phạm

……………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Nhận xét và đánh giá về tình hình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Cơ quan cấp Giấy phép

…………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý

– Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: ……………………………………………….

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp:

– Tình hình chấp hành các quy định pháp luật nhà nước có liên quan: ……………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Đề xuất và kiến nghị

…………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Sao gửi:
– Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Các cơ quan liên quan.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên và đóng dấu)

_______________

1 Gửi bộ quản lý ngành trong trường hợp có cấp phép quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

 

Mẫu số 15

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

, ngày … tháng … năm …

 

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ...

Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ…………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi Giấy phép kinh doanh số …

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………….

hoặc

Điều 1. Thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số …

Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Tên cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cơ sở bán lẻ: ……………………………………………………………………………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông/ bà…………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– …;
– …

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 16

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…
SỞ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …………

, ngày … tháng … năm …

 

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH/THÀNH PHỐ…

Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ…………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấm dứt hoạt động hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Giấy phép kinh doanh số

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………….

hoặc

Điều 1. Hủy bỏ nội dung… tại Giấy phép kinh doanh số…

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………….

hoặc

Điều 1. Chấm dứt hoạt động hoạt động cơ sở bán lẻ số …

Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Tên cơ sở bán lẻ: ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cơ sở bán lẻ: ……………………………………………………………………………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông/bà có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– …;
– …

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức danh, ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

Bảng 1

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI GIẤY PHÉP KINH DOANH, GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺSố Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

  1. Số Giấy phép kinh doanh

a) Cấu trúc: số Giấy phép kinh doanh có cấu trúc như sau “Số GCNĐKDN/KD-0000”, trong đó:

– “Số GCNĐKDN” là số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– “KD” là ký hiệu viết tắt của “Giấy phép kinh doanh”.

– “0000”: từ 0001 đến 9999, là số thứ tự của Giấy phép kinh doanh theo thời gian cấp phép, do Cơ quan cấp Giấy phép ghi.

  1. b) Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở chính ở Hà Nội, có số GCNĐKDN là 0108008050. Đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Hà Nội được Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy phép kinh doanh thì số Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp là: 0108008050/KD-0001.
  2. Số Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
  3. a) Cấu trúc: Số Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có cấu trúc như sau: “Số GPKD/00.000″, trong đó:

– Số GPKD là số Giấy phép kinh doanh

– 02 chữ số 00 đầu tiên là mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cơ sở bán lẻ. Mã số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

– 03 chữ số “000” tiếp theo: Từ 001 đến 999, là số thứ tự của cơ sở bán lẻ theo thời gian lập cơ sở bán lẻ, do doanh nghiệp kê khai tại Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, được Cơ quan cấp Giấy phép ghi nhận tại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

b) Ví dụ: Doanh nghiệp B có Giấy phép kinh doanh số: 0108008050/KD-0001, được Sở Công Thương Hải Phòng cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ thứ 5 của doanh nghiệp tại Hải Phòng thì số Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là: 0108008050/KD-0001/02.005.

  1. Hướng dẫn cách ghi một số nội dung trên Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Cấp Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ lần đầu: Ghi ngày, tháng, năm cấp Giấy phép.

Doanh nghiệp C có trụ sở chính tại Hà Nội. Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy phép kinh doanh lần đầu cho Doanh nghiệp C vào ngày 01 tháng 4 năm 2018 thì ghi ngày, tháng, năm trên Giấy phép kinh doanh cấp cho Doanh nghiệp như sau:

Cấp lần đầu: Ngày 01 tháng 4 năm 2018

  1. Cấp lại Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP: Ghi số Giấy phép, ngày, tháng, năm của tất cả các lần cấp lại.

Doanh nghiệp D có Giấy phép kinh doanh số 0101407698/KD-0012 do Sở Công Thương Hà Nội cấp lần đầu ngày 01 tháng 9 năm 2016. Theo nhu cầu của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp chuyển trụ sở chính đến thành phố Đà Nẵng. Sở Công Thương Đà Nẵng cấp lại Giấy phép kinh doanh cho Doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP vào ngày 01 tháng 8 năm 2018 với số thứ tự là 124 thì ghi số Giấy phép và ngày, tháng, năm trên Giấy phép kinh doanh như sau:

Số: 0101407698/KD-0124

Cấp lần đầu, ngày 01 tháng 8 năm 2018

(Cấp lại trên cơ sở Giấy phép kinh doanh số 0101407698/KD-12 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 01 tháng 9 năm 2016).

  1. Cấp lại Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp Giấy phép bị mất hoặc bị hỏng: Ghi ngày, tháng, năm của tất cả các lần cấp lại.

Doanh nghiệp E có Giấy phép kinh doanh do Sở Công Thương Hà Nội cấp lần đầu ngày 01 tháng 6 năm 2018. Doanh nghiệp E bị mất Giấy phép nên đề nghị Sở Công Thương Hà Nội cấp lại Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP. Sở Công Thương Thành phố Hà Nội cấp lại lần đầu Giấy phép kinh doanh cho Doanh nghiệp vào ngày 01 tháng 10 năm 2018 thì ghi ngày, tháng, năm trên Giấy phép kinh doanh cấp lại như sau:

Cấp lần đầu, ngày 01 tháng 6 năm 2018

Cấp lại lần đầu, ngày 01 tháng 10 năm 2018

  1. Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh/ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: Ghi ngày, tháng, năm của tất cả các lần điều chỉnh.

Doanh nghiệp E có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ do Sở Công Thương Hà Nội cấp lần đầu ngày 01 tháng 6 năm 2018, điều chỉnh lần 1 ngày 12 tháng 8 năm 2018, cấp lại lần đầu ngày 01 tháng 10 năm 2018. Theo đề nghị của Doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội điều chỉnh lần thứ 2 Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho Doanh nghiệp vào ngày 01 tháng 12 năm 2018 thì ghi ngày, tháng, năm trên Giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:

Cấp lần đầu, ngày 01 tháng 6 năm 2018

Điều chỉnh lần 1, ngày 12 tháng 8 năm 2018

Điều chỉnh lần 2, ngày 01 tháng 12 năm 2018

Cấp lại lần đầu, ngày 01 tháng 10 năm 2018

  1. Gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: Ghi ngày, tháng, năm của tất cả các lần gia hạn.

Doanh nghiệp F có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ do Sở Công Thương Hà Nội cấp lần đầu ngày 10 tháng 5 năm 2018, điều chỉnh lần 1 ngày 15 tháng 8 năm 2018, cấp lại lần đầu ngày 01 tháng 11 năm 2018, gia hạn lần đầu ngày 20 tháng 4 năm 2020. Theo đề nghị của Doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội gia hạn lần 2 Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho Doanh nghiệp vào ngày 20 tháng 4 năm 2023 thì ghi ngày, tháng, năm trên Giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:

Cấp lần đầu, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Điều chỉnh lần 1, ngày 15 tháng 8 năm 2018

Cấp lại lần đầu, ngày 01 tháng 11 năm 2018

Gia hạn lần đầu, ngày 20 tháng 4 năm 2020

Gia hạn lần 2, ngày 20 tháng 4 năm 2023

  1. Điều chỉnh, cấp lại Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực

Doanh nghiệp G có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp lần đầu năm 2016. Theo đề nghị của Doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho Doanh nghiệp sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho Doanh nghiệp theo Mẫu quy định tại Nghị định này, trong đó ghi số Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo hướng dẫn tại mục 2 phần I dẫn trên, đồng thời ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã cấp vào phần nội dung: “Cấp lại trên cơ sở Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số… do ………….. cấp ngày… tháng… năm…”.

 

Bảng 2

BẢNG MÃ SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

STT Địa phương Mã số STT Địa phương Mã số
1 Thành phố Hà Nội 01 33 Tỉnh Quảng Nam 40
2 Tỉnh Hà Giang 51 34 Tỉnh Quảng Ngãi 43
3 Tỉnh Cao Bằng 48 35 Tỉnh Bình Định 41
4 Tỉnh Bắc Kạn 47 36 Tỉnh Phú Yên 44
5 Tỉnh Tuyên Quang 50 37 Tỉnh Khánh Hòa 42
6 Tỉnh Lào Cai 53 38 Tỉnh Ninh Thuận 45
7 Tỉnh Điện Biên 56 39 Tỉnh Bình Thuận 34
8 Tỉnh Lai Châu 62 40 Tỉnh Kon Tum 61
9 Tỉnh Sơn La 55 41 Tỉnh Gia Lai 59
10 Tỉnh Yên Bái 52 42 Tỉnh Đắk Lắk 60
11 Tỉnh Hòa Bình 54 43 Tỉnh Đắk Nông 64
12 Tỉnh Thái Nguyên 46 44 Tỉnh Lâm Đồng 58
13 Tỉnh Lạng Sơn 49 45 Tỉnh Bình Phước 38
14 Tỉnh Quảng Ninh 57 46 Tỉnh Tây Ninh 39
15 Tỉnh Bắc Giang 24 47 Tỉnh Bình Dương 37
16 Tỉnh Phú Thọ 26 48 Tỉnh Đồng Nai 36
17 Tỉnh Vĩnh Phúc 25 49 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 35
18 Tỉnh Bắc Ninh 23 50 Thành phố Hồ Chí Minh 03
19 Tỉnh Hải Dương 08 51 Tỉnh Long An 11
20 Thành phố Hải Phòng 02 52 Tỉnh Tiền Giang 12
21 Tỉnh Hưng Yên 09 53 Tỉnh Bến Tre 13
22 Tỉnh Thái Bình 10 54 Tỉnh Trà Vinh 21
23 Tỉnh Hà Nam 07 55 Tỉnh Vĩnh Long 15
24 Tỉnh Nam Định 06 56 Tỉnh Đồng Tháp 14
25 Tỉnh Ninh Bình 27 57 Tỉnh An Giang 16
26 Tỉnh Thanh Hóa 28 58 Tỉnh Kiên Giang 17
27 Tỉnh Nghệ An 29 59 Thành phố Cần Thơ 18
28 Tỉnh Hà Tĩnh 30 60 Tỉnh Hậu Giang 63
29 Tỉnh Quảng Bình 31 61 Tỉnh Sóc Trăng 22
30 Tỉnh Quảng Trị 32 62 Tỉnh Bạc Liêu 19
31 Tỉnh Thừa Thiên Huế 33 63 Tỉnh Cà Mau 20
32 Thành phố Đà Nẵng 04

 

 

Nhà, xe đã bán nhưng người mua chưa sang tên rủi ro ai sẽ chịu trách nhiệm?

Nhà, xe đã bán nhưng người mua chưa sang tên rủi ro ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trong các hợp đồng mua bán, giao dịch về tài sản thì việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và thời điểm chịu rủi ro là những vấn đề vô cùng quan trọng, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch.

 Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”;

Điều 439 quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán tài sản: “Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán”.

Về thời điểm chịu rủi ro, Điều 440 quy định: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.”.

Về nguyên tắc theo quy định của BLDS thì thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chịu rủi ro thông thường là đồng nhất, tức bên bán chịu rủi ro cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro kể từ khi nhận tài sản. Nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản, tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Lưu ý:

Thứ nhất, đối với những giao dịch dân sự liên quan đến nhóm tài sản là bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nếu người mua không thực hiện hoặc kéo dài việc đăng ký quyền sở hữu thì “nguy cơ” người bán phải chịu rủi ro là rất cao.

Ví dụ: Khi mua bán xe người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người bán (chủ sở hữu của chiếc xe) vẫn phải chịu mọi rủi ro do chiếc xe đó gây ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm nhận xe. Thông tư của Bộ Công an số 01/2007/TT-BCA-C11 ngày 02/01/2007 thì: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng xe, người mua xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe”. Theo quy định này, người mua xe ở đây có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu.

Thứ hai, là đối tượng của hợp đồng (nhà gắn liền với đất) nhưng khi hợp đồng đã có hiệu lực thì việc xác địch chủ sở hữu của nhà và đất lại không đồng nhất với nhau, phần nhà đã chuyển dịch quyền sở hữu sang cho bên mua nhưng phần đất thì vẫn còn sở hữu của bên bán nếu chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Khi rủi ro xảy ra thì bên bán vẫn là bên chịu trách nhiệm ruit ro nhiều hơn do chưa hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu

Do vậy để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình, người dân nên thực hiện nhanh chóng và dứt điểm các thủ tục mua bán tài sản mà pháp luật yêu cầu việc chuyển nhượng phải đăng ký QSH nhằm loại trừ những tranh chấp phát sinh không đáng có.

Luật đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư 2020 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam về hoạt động kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư. Được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Mục tiêu của Luật Đầu tư năm 2020 là tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đồng thời tăng cường quản lý, đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong hoạt động đầu tư. (more…)
Danh mục những từ được phép viết tắt trên hóa đơn

Những từ được phép viết tắt trên hóa đơn.

Theo thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính:

phan-biet-hoa-don-ban-hang-va-hoa-don-gtgt

Ảnh minh họa

Căn cứ và Điểm b Khoản 7 Điều 3

STT Từ được phép viết tắt Viết tắt thành
1 Phường P
2 X
3 Thị trấn TT
4 Quận Q
5 Huyện H
6 Thị xã TX
7 Thành phố TP
8 Tỉnh T
9 Việt Nam VN
10 Cổ phần CP
21 Các từ khác nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Trân trọng!

Những trường hợp không được quyền khởi kiện

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án được thông qua ngày 14/4/2017.

Theo đó, người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

+ Người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp.

+ Người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với nhiều tên gọi khác như đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký thương hiệu hay bảo hộ thương hiệu…

Nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận biết và phân biệt hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cùng ngành. Với sự canh trành có thể nói là khốc liệt hiện nay việc cạnh tranh không lành mạnh có thể diễn ra bất cứ khi nào, bất cứ thời điểm nào. Nhãn hiệu có thể bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật , tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nhãn hiệu là một sản phẩm trí tuệ cần được bảo vệ và căn cứ để được bảo vệ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp cần phải làm gì? Luật Minh Bạch với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ sẽ trợ giúp quý doanh nghiệp trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

Các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Yếu tố phân biệt trong nhãn hiệu là căn cứ để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác. Việc các nhãn hiệu tương tự nhau, rất dễ gây nhầm lẫn với nhau nên Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ không được cấp Giấy chứng nhận ngay mà phải trải qua quá trình thẩm định hình thức, thẩm định nội dung (thông thương mất 12 đến 16 tháng) khi đáp ứng điều kiện mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Do đó, chúng tôi thường khuyến khích khách hàng trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu để xem xét khả năng đăng ký nhãn hiệu tránh trường hợp nhãn hiệu bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Nộp hồ sơ và nhẫn mã đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 ngày
  • Thẩm định hình thức từ 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Công bố đơn trên công báo của Cục Sở Hữu Trí Tuệ: 02 tháng
  • Thẩm định nội dung: 09 – 12 tháng
  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (01-02 tháng)

Tuy nhiên thời gian có thể nhanh hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Minh Bạch

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn giải pháp và phương hướng điều chỉnh lại nhãn hiệu dự định đăng ký để gia tăng khả năng nhãn hiệu đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Chuẩn bị Đơn đăng ký nhãn hiệu, nộp đơn
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  2. Tài liệu, mẫu vật, thông tin hoặc mẫu nhãn dự định đăng ký;
  3. Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
  4. Tên và địa chỉ của chủ đơn đăng ký (nếu chủ đơn đăng ký là Công ty thì tên công ty và địa chỉ phải trùng với tên và địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
  5. Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.

Trên đây là tư vấn về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ với Luật Minh Bạch – Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài gọi số: 1900 6232 để được giải đáp hoặc liên hệ dịch vụ: 0987 892 333

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Minh Bạch

Chưa sang tên quyền sử dụng đất có được nhận bồi thường không?

Hiên nay chỗ đoạn đường nhà tôi họ đang chuẩn bị làm đường lớn nên lấy vào đất của nhà tôi. Họ đã bồi thường và được thông qua rồi nhưng tôi có một thắc mắc là hồi năm 2015 nhà tôi đã mua lại một mảnh đất nhỏ của nhà hàng xóm bên cạnh nhà nhưng do đất ít nên chưa nhập vào sổ đỏ nhà tôi hiện tại nhưng nhà tôi có giấy tờ là đã mua lại mảnh đất đó của họ . Nhưng lúc bây giờ bồi thường thì họ cầm luôn tiền bồi thường mảnh đất đó và không đưa cho nhà tôi một đồng nào cả. Tôi muốn hỏi luật sư iệu trong trường hợp này nhà tôi có nhận được khoản bồi thường nào không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư xin tư vấn cho gia đình bạn như sau:

Thứ nhất, nếu bên mua và bên bán chưa làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền  sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền vẫn giao số tiền đó cho người đứng tên trên giấy chứng nhận.

Theo quy định, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng thì hợp đồng này mới có hiệu lực căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 167, Luật đất đai 2013.

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  1. a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Sau khi công chứng hợp đồng và hoàn thành các nghĩa vụ thuế thì các bên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, khi đó bên mua mới được coi là chủ sở hữu của quyền sử dụng đất này.

Trong trường hợp của gia đình bạn, vì gia đình bạn chưa làm thủ tục sang tên nên về mặt pháp lý, bên bán vẫn là chủ sở hữu đối với phần đất này. Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giao số tiền bồi thường cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất này tức là bên gai đình kia.

Thứ hai, hướng giải quyết cho gia đình bạn.

Một là, nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn chưa công chứng thì bạn có thể yêu cầu Toàn án tuyên bố hợp đông này vô hiệu và các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Gia đình bạn trả lại phần đất cho họ, còn bên bán sẽ phải trả lại số tiền mà bên bạn đã thanh toán khi mua bán.

Hai là, nếu hợp đồng của gia đình bạn đã có công chứng, chứng thực thì hợp đồng này cũng không thể thực hiện được nữa vì đối tượng của hợp đồng không còn nữa ( đã bị nhà nước thu hồi ). Trong trường hợp này, theo quy định tại điều 421, Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng chấm dứt các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. Do đó, việc giải quyết trong trường hợp này phụ thuộc vòa sự thỏa thuận của hai bên.

Là hàng xóm, láng giềng, gia đình bạn và gia đình kia nên thỏa thuận với nhau về số tiền bồi thường này. Nếu không thể tự thỏa thuận, hai bên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hòa giải. Hoặc có thể chọn con đường khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật