Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục chứng thực di chúc

Cơ quan thực hiện : UBND cấp xã 

Trình tự thực hiện : 

Người yêu cầu liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định) để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ. Thời gian cụ thể như sau:

– Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

– Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thành phần hồ sơ :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian thực hiện : Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký sang tên xe cùng tỉnh

Kể từ 01/06/2014 Thông tư 15 chính thức có hiệu lực thay thế Thông tư 12 và không đề cập đến thời hạn sang tên đổi chủ xe qua nhiều chủ mà chỉ quy định về thủ tục như sau:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

Thực hiện NVDS liên đới, VD minh họa.

KN : là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, 1 trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Mục đích: buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có 1 trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nội dung:

Thứ nhất: người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ NV, nếu 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện, thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. nghĩa là người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Thứ 2: nếu 1 người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì quan hệ NVDS liên đới giữa những người có nghĩa vụ ( kể cả những người chưa thực hiện ) với những người có quyền được chấm dứt. đồng thời sẽ phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho họ.

Thứ 3: nếu người có quyền dân sự đã chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việcc thực hiện cho người đó, thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho 1 số người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

Thứ 4: người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

Thứ 5: người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền, nhưng cũng có thể thực hiện nghiã vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. khi NV đc thực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho 1 người có quyền, thì NVDS liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. đồng thời phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Thứ 6: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đói khác.

Thứ 7: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình, thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với phần quyền của người khác đã miễn.

VD:A và B thuê nhà của C. B không có tiền trả thuê nhà .A phải chịu trách nhiệm liên đới và trả đầy đủ tiền cho C.

Thủ tục chứng thực di chúc

Câu hỏi :

Ba tôi có 1 mảnh đất, ba có viết di chúc để lại mảnh đất đó cho tôi, tôi muốn hỏi thủ tục chứng thực di chúc này như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi cây hỏi về cho chúng tôi. Luật sư sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trình tự thực hiện

+ Bạn  nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thẩm quyền giải quyết : UBND cấp xã 

Hồ sơ :

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết :

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

 

 

Thủ tục xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật cho người nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn

MBLAW sẽ tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật cho tổ chức cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam

MBLAW sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng theo yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Sau đây MBLAW sẽ cung cấp những tài liệu cần thiết để có thể hoàn thành thủ tục.

A .Xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật và giấy phép cho nghệ sỹ nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam (Nghị định 79/2012/NĐ-CP)

1.Thẩm quyền cấp :

-Sở Văn hóa thể thao và du lịch ( Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật)

2.Thủ tục

– 01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 02);

– 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);

– 01 bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài);

– 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.

B. Thủ tục cho phép đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội tổ chức cho đơn vị nghệ thuật, diễn viên nước ngoài vào thành phố Hà Nội biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

– Công văn đề nghị của đơn vị tổ chức. Trong đó ghi rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình; danh sách thành viên tham gia (tên thật và nghệ danh nếu có); 
– Văn bản nội dung chương trình, vở diễn, tiết mục sẽ biểu diễn tại thành phố Hà Nội kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam lời bài hát, nội dung tiết mục, vở diễn (có chứng thực của công ty dịch thuật)
– Văn bản hợp đồng hoặc thoả thuận giữa đơn vị tổ chức với đối tác nước ngoài; 
– Văn bản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả xác nhận được phép sử dụng tác phẩm.

Yêu cầu:

– Đơn vị tổ chức phải là đơn vị có chức năng biểu diễn hoặc tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố Hà Nội.
– Đơn vị tổ chức có trách nhiệm nộp băng âm thanh, hình ảnh ghi chương trình, vở diễn, tiết mục của đối tác nước ngoài sẽ biểu diễn tại Hà Nội khi Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hà Nội yêu cầu.

Mọi ý kiến thắc mắc khách hàng có thể liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn miễn phí 

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

Cơ quan thực hiện : Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp 

Yêu cầu : Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia

Trình tự thực hiện : 

– Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại Phòng công chứng;

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia;

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

– Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

– Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên  yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng;

– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Thành phần hồ sơ : 

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu có);

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Thời hạn giải quyết : Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?

Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương?

Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.

Bị đơn được hiểu đơn giản là người không có yêu cầu ly hôn đơn phương.

Nơi cư trú sẽ căn cứ dựa trên địa chỉ được thể hiện trong sổ hộ khẩu của bị đơn.

Việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố quan trọng, dù căn cứ ly hôn đơn phương hoặc hồ sơ ly hôn đơn phương có đầy đủ và thuyết phục nhưng nếu xác định không đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.

Điều 173 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Điều 173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

 


Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Phương pháp xác định lưu lượng giao thông

Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 2729/QĐ-BGTVT hướng dẫn phương pháp tính toán công suất bến xe khách.

cacdichvu3

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, lưu lượng giao thông của đường để tính công suất khai thác bến xe được tính dựa trên khảo sát lưu lượng giao thông tại các tuyến đường chính được đề xuất xung quanh bến xe như sau:

– Phạm vi đến 5 km cho bến xe trong đô thị loại đặc biệt, đến 4 km cho bến xe trong đô thị loại 1;

– Phạm vi đến 3 km cho bến xe trong đô thị loại 2, đến 2 km cho bến xe trong đô thị loại 3;

– Phạm vi đến 1 km cho bến xe trong đô thị từ loại 4 trở xuống.

Lưu lượng xe được khảo sát vào 03 ngày trong tuần (trừ ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật) và được lấy bình quân trong 01 ngày theo đơn vị xe con quy đổi.

Hệ số xe con quy đổi được lấy theo TCVN 104:2007 “Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế” nếu là đường đô thị; theo TCVN 4054:2005 “Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế” nếu là đường ngoài khu vực đô thị.

 

Quyết định 2729/QĐ-BGTVT có hiệu lực từ ngày 30/8/2016.

Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình Doanh nghiệp
  1. Doanh nghiệp tư nhân : 

Ưu điểm :

+ Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

Nhược điểm :

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân, không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

2. Công ty TNHH 1 thành viên 

Ưu điểm :

+ Do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty 

+ Có tư cách pháp nhân ể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Được chuyển đổi oại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

+ Chịu trách nhiệm trong số vốn góp của mình trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhược điểm :

+ Không được giảm vốn điều lệ

+ Không được phát hành cổ phần

+ Việc huy động vốn gặp khó khăn do không được phát hành trái phiếu

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Ưu điểm :

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, từ 2 thành viên và không vượt quá 50 thành viên

+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

+ Có tư cách pháp nhân

+ Các thành viên được chuyển nhượng phần vốn góp 

+ Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ

Nhược điểm : 

+ Không được quyền phát hành cổ phần

+ Khó khăn trong việc huy động vốn 

4. Công ty Cổ phần 

Ưu điểm : 

+ Có thể là tổ chức, cá nhân tham gia thành lập công ty, tối thiểu là 3 và ko hạn chế tối đa

+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Vốn điều lệ được chia thành các phần khác nhau và gọi là cổ phần

+ Công ty được phát hành cổ phần để huy động vốn

+ Các cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần

Nhược điểm :

+ Trong 3 năm đầu các cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần cho thành viên khác

+ Số lượng cổ đông không hạn chế dẫn đến việc khó kiểm soát và quản lý công ty cũng như việc thỏa thuận chia lợi nhuận kinh doanh của công ty 

 

 

Điều 78 Bộ luật dân sự 2015

Điều 78. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Mẫu 06 Thuế giá trị gia tăng- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

MBLAW cung cấp mẫu 06 mới nhất về thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

 

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ ……………..

Tên người nộp thuế:……………………………….

Mã số thuế:……………….

Địa chỉ: …………………………………

Nghề nghiệp/ Lĩnh vực hoạt động/Ngành nghề kinh doanh chính:
…………………………………………….

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp ………………….. ; do điều kiện của cơ sở kinh doanh chúng tôi mới thành lập và qua xem xét các điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp ………………, cơ sở chúng tôi đăng ký với cơ quan thuế được áp dụng tính thuế theo phương pháp ………………

Thời gian đề nghị được áp dụng kể từ năm …………………………

Chúng tôi xin cam kết thực hiện tính thuế, khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các pháp luật thuế có liên quan.

Nếu vi phạm luật thuế và các chế độ quy định, chúng tôi xin chịu xử lý theo pháp luật./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

                             Hà Nội, Ngày  …..tháng ….. năm 2017
NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật