Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục chứng thực di chúc

Câu hỏi :

Ba tôi có 1 mảnh đất, ba có viết di chúc để lại mảnh đất đó cho tôi, tôi muốn hỏi thủ tục chứng thực di chúc này như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi cây hỏi về cho chúng tôi. Luật sư sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trình tự thực hiện

+ Bạn  nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thẩm quyền giải quyết : UBND cấp xã 

Hồ sơ :

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết :

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hành vi nào của người lao động bị xử phạt hành chính khi tham gia đình công

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng thông thường.

  Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động. Ngừng việc nói ở đây là sự đơn phương ngừng hẳn công việc đang làm bình thường theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động.

–    Đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ chức trong đình công thể hiện ở chỗ: việc quyết định đình công, thủ tục chuẩn bị đình công, tiến hành đình công, giải quyết đình công đều do đại diện của tập thể lao động và công đoàn tiến hành. Ngoài tổ chức công đoàn, không ai có quyền đứng ra tổ chức đình công.

–    Việc đình công chỉ tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp.

Giới hạn phạm vi đình công trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp xuất phát từ phạm vi và nội dung của tranh chấp lao động tập thể. Nếu trong vụ tranh chấp mà một bên là tập thể lao động

của cả doanh nghiệp thì có thể tất cả người lao động trong doanh nghiệp ngừng việc để đình công.

Nếu là tranh chấp giữa tập thể lao động thuộc bộ phận của doanh nghiệp thì đình công chỉ được tiến hành trong phạm vi bộ phận đó.

Sự tham gia hưởng ứng của những người khác không có liên quan đến tranh chấp lao động tập thể, không thuộc tập thể lao động có tranh chấp thì đều là bất hợp pháp.

Khi tham gia đình công, người lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính, nếu có những hành vi sau và mức phạt cụ thể :

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động có hành vi sau đây:

– Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình công quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác đình công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
  2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
Khái niệm tàu bay
  1. Khái niệm tàu bay

*) Theo quy định của các nước trên thế giới

– Luật HKDD 1997 Cộng hòa Liên Bang Nga điều 32: “Tầu bay là thiết bị bay được nâng giữ trong khí quyển nhờ vào sự tương tác với không khí, phản lại mặt đất hoặc mặt nước”

– Bộ luật Hàng không và Thương mại Pháp 1956: “Tầu bay là tất cả các thiết bị có khả năng bay lên không trung và di chuyển được trong chân không”

– Có nước không định nghĩa về tầu bay, ví dụ luật HKDD Trung Quốc, điều 5 quy định : “ Tầu bay dân dụng là tầu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát”

*) Theo quy định của Việt Nam

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng  3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tại điều 2 có giải thích như sau:

“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu”

Theo khoản 1, điều 13, Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

“Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.”

So với khái niệm tàu bay mà các nước trên thế giới định nghĩa thì cũng không khác xa so với Việt Nam,các nước đều cho rằng tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt của trái đất, nhưng riêng Trung Quốc lại không quy định cụ thể về tàu bay như thế nào mà chỉ đưa ra tàu bay dân dụng là loại  tàu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát.

So với khái niệm quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 1991, quy định tại khoản 1 điều 8 thì luật chỉ nói tàu bay gồm máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Đến luật 2006 quy định rõ hơn tàu bay là thiết bị “được” nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, chứ không phải là “có thể” như luật 1991 quy định nữa. Và cũng có trường hợp ngoại lệ đặt ra ở luật mới là trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất thì không được coi là tàu bay, còn luật 1991 nói chung chung không đề cập đến vấn đề trên mà chỉ nói là thiết bị bay tương tự khác, “thiết bị bay tương tự khác” ở đây là gì khiến cho người đọc khó hiểu và không phân biệt được thiết bị bay tương tự là những thiết bị như thế nào? Tiêu chuẩn nào để đánh giá nó được coi là tàu bay.

Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:

  • Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
  • Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.
Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất

Chính phủ ban hành Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.

vbmoi

Theo đó, hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).

– Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

 

Riêng trường hợp khai lệ phí trước bạ điện tử, hồ sơ như sau:

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 nêu trên; và

– Các giấy tờ hợp pháp kèm theo Tờ khai lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của các cơ quan cấp đăng ký khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

*Trường hợp quy trình phối hợp liên thông của các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Nghị định 140/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

Thủ tục chuyển địa điểm công ty khác quận

Câu hỏi :

Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế

  1. Với cơ quan thuế

1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:

– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  : 2 bản photo
– Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận

– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở

-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC  (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)

 – Tờ khai điều chỉnh thuế

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới

 – Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về

– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục

– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì  nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại

– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn

2.Với cơ quan  đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)

Thành phần hồ sơ bao gồm :

–        Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh

–        Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp

–        Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở

–        Giấy giới thiệu

–          Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

 

 

 

 

 

Tuyển trợ lý luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với hơn đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm tư vấn tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật Minh Bạch (MB Law) đang có nhu cầu tuyển dụng trợ lý luật sư với những nội dung sau:

* Số lượng

– 01 ứng viên làm việc tại Hà Nội, địa chỉ: P703 tầng 7 số 272 phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời giờ làm việc: Từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

* Mô tả công việc:

  • Làm viêc với khách hàng, với đối tác những công việc liên quan
  • Liên hệ làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của trưởng bộ phận và Ban lãnh đạo.
  • Hỗ trợ luật sư giải quyết các công việc, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu pháp lý
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công
  • Chi tiết trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

* Quyền lợi

  • Mức lương: Phù hợp với năng lực và trình độ
  • Tăng lương: Theo năng lực và hiệu quả công việc thực tế
  • Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực
  • Cơ hội phát triển và thăng tiến theo năng lực thực tế
  • Bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm XH theo quy định của pháp luật
  • Du lịch hàng năm
  • Nghỉ phép hàng năm theo quy chế của Công ty và theo quy định của pháp luật
  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, được trực tiếp gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng.

* Yêu cầu chuyên môn

  • Bằng cấp: Cử nhân luật trở lên

Đang tham gia hoặc đã hoàn thành lớp đào tạo Luật sư của Học viên tư pháp.

  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lí ít nhất 1 (01) năm (là một lợi thế), có kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Luật, bộ phận pháp chế tại các Doanh nghiệp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.
  • Có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các Khách hàng nước ngoài.
  • Ngoại ngữ: Làm việc hiệu quả bằng tiếng Anh (là một lợi thế)
  • Năng lực, kĩ năng:

+ Phân tích và tư duy pháp lí

+ Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

+ Làm việc nhóm hiệu quả & làm việc độc lập

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả

+ Tra cứu và nghiên cứu tài liệu pháp lí khoa học và hiệu quả

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

+ Giao tiếp và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

+ Yêu thích lĩnh vực doanh nghiệp, định chế tài chính.– Phẩm chất: Quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao

* Hồ sơ bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương

– CV xin việc.

– Bản sao công chứng Bảng điểm, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác (nếu có).

– Bản sao chứng minh thư phô tô công chứng.

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng

– 2 ảnh 4×6,

 

Bãi bỏ nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 01/01/2017

Theo đó, ban hành Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì 268 ngành, nghề như hiện nay.

Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như : 

+ Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu;

+ Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

+ Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh;

+ Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

+ Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, từ 01/7/2017, bổ sung ngành, nghề kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị và ngành, nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, Luật cũng bổ sung “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với Hoạt động bán lẻ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sẽ thực hiện theo nội dung được quy định tại Nghị định này, cụ thể Liên quan đến việc Xin cấp Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Luật Minh Bạch xin giới thiệu đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và những lưu ý khi thực hiện thủ tục:

I. Trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cụ thể là những hoạt động sau, thì phải xin cấp Giấy phép kinh doanh:

“ a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ø  Căn cứ vào Điều 9 Nghị định này các khoản a, b, c được nêu trên : Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài  thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa lưu ý cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

·        Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí => Tổ chức kinh tế nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn  hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không phải xin Giấy phép kinh doanh

·        Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

·         Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ để bán lẻ tại các cơ sở đó.

II. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

“b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

III. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh:

B1: Nộp hồ sơ xin Cấp Giấy phép kinh doanh lên Sở Công Thương

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Lưu ý: Giải trình theo các tiêu chí:

–         Quốc tịch của Nhà đầu tư có đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không?;

–         Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường hàng hóa;

–         Giải trình về kinh nghiệm hoạt động của nhà đầu tư

–         Đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội, sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, tác động của dự án tới môi trường

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

Lưu ý: Trình bày tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phương án lưu giữ kho và bảo quản hàng hóa, nhu cầu sử dụng lao động phục vụ cụ thể mục đích phân phối , phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh phân phối từ giới thiệu sản phẩm đến giao hàng

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

Lưu ý: Giải trình vốn sử dụng cho mục đích phân phối, xuất khẩu: Tổng vốn, nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thì phải kèm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

Lưu ý: Giải trình số liệu căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

B2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ: Đa số hồ sơ chuyển về Phòng Thương Mại, Phòng Kinh tế đối ngoại

Cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động:  Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động:

–         Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn

–         Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–         Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

–         Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

–         Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

–         Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

–         Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

B3: Sở Công Thương trả kết quả

Thời hạn xử lý: 10-15 ngày

Thời hạn xử lý (trong trường hợp xin ý kiến Bộ): 25-30 ngày

 

Thêm 04 loại chứng thư số khi giao dịch với cơ quan tài chính

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định 156/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2017. Theo đó:

Bổ sung 04 loại chứng thư số dùng để ký số trong giao dịch tài chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan tài chính bên cạnh chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, gồm:

– Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;

– Chứng thư số nước ngoài được công nhận;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cơ quan tài chính khi tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
 

Thủ tục xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật cho người nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn

MBLAW sẽ tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật cho tổ chức cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam

MBLAW sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng theo yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Sau đây MBLAW sẽ cung cấp những tài liệu cần thiết để có thể hoàn thành thủ tục.

A .Xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật và giấy phép cho nghệ sỹ nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam (Nghị định 79/2012/NĐ-CP)

1.Thẩm quyền cấp :

-Sở Văn hóa thể thao và du lịch ( Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật)

2.Thủ tục

– 01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 02);

– 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);

– 01 bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài);

– 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.

B. Thủ tục cho phép đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội tổ chức cho đơn vị nghệ thuật, diễn viên nước ngoài vào thành phố Hà Nội biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

– Công văn đề nghị của đơn vị tổ chức. Trong đó ghi rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình; danh sách thành viên tham gia (tên thật và nghệ danh nếu có); 
– Văn bản nội dung chương trình, vở diễn, tiết mục sẽ biểu diễn tại thành phố Hà Nội kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam lời bài hát, nội dung tiết mục, vở diễn (có chứng thực của công ty dịch thuật)
– Văn bản hợp đồng hoặc thoả thuận giữa đơn vị tổ chức với đối tác nước ngoài; 
– Văn bản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả xác nhận được phép sử dụng tác phẩm.

Yêu cầu:

– Đơn vị tổ chức phải là đơn vị có chức năng biểu diễn hoặc tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố Hà Nội.
– Đơn vị tổ chức có trách nhiệm nộp băng âm thanh, hình ảnh ghi chương trình, vở diễn, tiết mục của đối tác nước ngoài sẽ biểu diễn tại Hà Nội khi Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hà Nội yêu cầu.

Mọi ý kiến thắc mắc khách hàng có thể liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn miễn phí 

Gây tai nạn xong bỏ chạy sẽ bị xử phạt như thế nào?

 Vào ngày 2/12 vừa qua trên mạng có đăng tải 1 đoạn clip ghi lại hình ảnh lái xe ô tô Mazda CX-5 mang biển số 30A-544.56 sau khi đâm phải người đi xe máy đã bỏ chạy, để mặc người bị nạn nằm trên đường.Lãnh đạo đội CSGT số 6 (Công an TP. Hà Nội) xác nhận có thông tin trên và cho biết, hiện công an quận Nam Từ Liêm đang điều tra vụ việc.Hiện tại, ủy ban đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ danh tính lái xe gây tai nạn bỏ chạy, xử lý nghiêm.

Qua sự việc nêu trên đối với tài xế lái xe Mazda CX-5 gây tai nạn giao thông xong rồi bỏ chạy, không dừng lại giúp đỡ người bị nạn.

otocotinhdamxemay2113

Chiếc xe Mazda Cx-5 lạng lách gây tai nạn cho người đi đường và bỏ chạy khỏi hiện trường

 Xét về góc độ hành chính : Đối hành vi trên thì theo quy định tại Điểm b, khoản 7, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt :

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

Đối với  tài xế điều khiển chiếc xe nêu nêu trên sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của mình.

Ngoài bị xử phạt hành chính, xét về góc độ hình sự : Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điều 202 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Theo điểm c, Khoản 2 của điều này nếu người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ phat tù từ 3 năm đến 10 năm tùy vào mức độ vi phạm mà người điều khiển phương tiện giao thông.

Theo NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 thì: “4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

  1. Làm chết một người;
  2. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  3. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  4. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

Xét theo quy định tại Nghị quyết trên còn phụ thuộc vào mức độ tổn hại đến sức khỏe của người bị nạn để có thể khẳng định được hành vi của tài xế đã đủ điều kiện cấu thành tội phạm, nếu đủ điều kiện thì sẽ bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202 BLHS, còn nếu không thì thuộc trường hợp xử phạt hành chính

 

 

 

 

 

Chế tài xử lý với hành vi bạo lực gia đình

Câu hỏi:

Tôi 25 tuổi, đã kết hôn được 3 năm  và có thai 4 tháng nhưng tôi thường xuyên bị chồng nhậu say về rồi đánh đập vô cớ. Cách đây khoảng một tháng, sau khi nhậu say về anh ta lại giở thói vũ phu, đánh tôi khiến tôi bị sảy thai và gãy một bên chân phải nằm viện nửa tháng. Hiện tại tôi đang làm thủ tục ly hôn, tình nghĩa không còn, xin hỏi luật sư tôi có thể yêu cầu chồng tôi phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cũng như tinh thần do bị chồng đánh hay không? Tôi xin cảm ơn.

bao-luc-dg

Hình ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khi đánh đập gây tổn hại sức khỏe của chị là chồng chị đã có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình và bị nghiêm cấm tại điều 8 của Luật này.

Căn cứ vào Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi của chồng chị có thể bị xử phạt từ 1.000.000đ – 2.000.000đ. Chị có thể làm đơn tố cáo và yêu cầu xử lý chồng chị đến trưởng công an xã hoặc chủ tịch UBND xã nơi chị sinh sống.

Còn việc anh ta đánh đập khiến chị phải nằm viện điều trị dài ngày, theo khoản 4, điều 4 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì anh ta phải có trách nhiệm bồi thường cho chị. Chị có thể yêu cầu việc bồi thường ngay tại công an xã hoặc UBND xã. Nếu anh ta không có trách nhiệm và thoái thác, chị nên thu thập các hóa đơn viện phí để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tại tòa án nhân dân huyện, pháp luật sẽ có biện pháp chế tài buộc anh ta phải bồi thường cho chị.

Trân trọng!

 

 

Như thế nào được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Căn cứ pháp lý: Điều 130 văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh 2014

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam những hành vi sau đây sẽ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

 + Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hoá.

+ Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

–  Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

–  Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật