Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm

MBLAW chuyên xin cấp các giấy phép con cho quý doanh nghiệp về các lĩnh vực khác nhau.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và nhân viên có kinh nghiệm, đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được MBLAW :

  • Tư vấn trực tiếp và lắng nghe giải đáp yêu cầu của khách hàng
  • Soạn thảo và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để hoàn thành công việc của khách hàng cần
  • Thay mặt khách hàng liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền
  • Giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo của khách hàng về phương thức làm việc của nhân viên công ty.

Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

a) Bước 1: Đánh giá hợp quy

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định hoặc tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;

b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố tại cơ quan có thẩm quyền.

Công bố hợp quy có hai trường hợp : 

  1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
  2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận

Mỗi 1 trường hợp sẽ có thành phần hồ sơ khác nhau. 

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Hiện nay, việc các startup hay công ty khởi nghiệp sáng tạo đang được thúc đầy thành lập với số lượng ngày càng lớn. Theo quy định tại nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết về Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đã tạo ra hành lang pháp lý cho loại hình đầu tư mới tại Việt Nam nhưng trên thế giới các nước đã áp dụng từ rất lâu.

Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Như vậy, theo quy định tại Khoản 4, điều 2 của nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp và có ngành nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Hồ sơ cần cung cấp bao gồm:

  • Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân của các thành viên/cổ đông công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về công ty quản lý quỹ khởi nghệp sáng tạo.

Thời gian thực hiện: từ 3-7 ngày làm việc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hãng PEGA quảng cáo xe điện eSH bằng cách so sánh với Honda SH 2020 có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Đã có gia đình quan hệ ngoài luồng bị xử lý như thế nào?

Chuyện nam nữ có quan hệ ngoài luồng, không phải là vợ chồng hợp pháp hiện nay rất phổ biến. Do môi trường làm việc, áp lực, gia đình, hay xảy ra mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến có người thứ 3 xen vào cuộc sống của gia đình. Vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào về hành vi vi phạm trên, cụ thể như sau : 

Người đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).

Điểm 3.1 của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

– Trường hợp đang có vợ mà chung số như vợ chồng với người phụ nữ khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 trong những trường hợp sau đây:

(i) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

(ii) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

(Căn cứ Điểm 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).

Trường hợp vụ việc đã được Tòa án giải quyết có được quyền nộp đơn khởi kiện lại?

Là một trong những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên trong trường hợp này có ngoại lệ.

A. Căn cứ pháp lý

  •  Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  •  Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP.

intro3b_011

Tòa án nhân dân tối cao

B. Các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện

1. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

lich-su-benh-vien-tam-than-thanh-pho-ho-chi-minh

Người bị tâm thần không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
hoặc cần bảo vệ.

2. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

3. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

thu-tuc-ly-hon

Vụ việc giải quyết ly hôn

4. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;

5. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.

6. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.

7. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

Như vậy, không phải tất cả những vụ việc đã được Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết đều bị trả lại đơn khởi kiện.

Công ty Luật Minh Bạch

Khái niệm tàu bay
  1. Khái niệm tàu bay

*) Theo quy định của các nước trên thế giới

– Luật HKDD 1997 Cộng hòa Liên Bang Nga điều 32: “Tầu bay là thiết bị bay được nâng giữ trong khí quyển nhờ vào sự tương tác với không khí, phản lại mặt đất hoặc mặt nước”

– Bộ luật Hàng không và Thương mại Pháp 1956: “Tầu bay là tất cả các thiết bị có khả năng bay lên không trung và di chuyển được trong chân không”

– Có nước không định nghĩa về tầu bay, ví dụ luật HKDD Trung Quốc, điều 5 quy định : “ Tầu bay dân dụng là tầu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát”

*) Theo quy định của Việt Nam

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng  3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tại điều 2 có giải thích như sau:

“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu”

Theo khoản 1, điều 13, Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

“Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.”

So với khái niệm tàu bay mà các nước trên thế giới định nghĩa thì cũng không khác xa so với Việt Nam,các nước đều cho rằng tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt của trái đất, nhưng riêng Trung Quốc lại không quy định cụ thể về tàu bay như thế nào mà chỉ đưa ra tàu bay dân dụng là loại  tàu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát.

So với khái niệm quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 1991, quy định tại khoản 1 điều 8 thì luật chỉ nói tàu bay gồm máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Đến luật 2006 quy định rõ hơn tàu bay là thiết bị “được” nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, chứ không phải là “có thể” như luật 1991 quy định nữa. Và cũng có trường hợp ngoại lệ đặt ra ở luật mới là trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất thì không được coi là tàu bay, còn luật 1991 nói chung chung không đề cập đến vấn đề trên mà chỉ nói là thiết bị bay tương tự khác, “thiết bị bay tương tự khác” ở đây là gì khiến cho người đọc khó hiểu và không phân biệt được thiết bị bay tương tự là những thiết bị như thế nào? Tiêu chuẩn nào để đánh giá nó được coi là tàu bay.

Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:

  • Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
  • Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.
Nơi đăng ký mã vạch

 

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

I.Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Câu hỏi :

Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nhiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường. Chúng tôi muốn hỏi hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Và những biện pháp nào phù hợp để hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo Điều 5 về xác định hành vi xâm phạm của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì hành vi được xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Vậy để hiểu rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải đi tìm hiểu những căn cứ sau đây:

Thứ nhất: “đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ đó là chỉ dẫn địa lý”. Theo như đề bài ra thì nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Khi mà nước mắm Phan Thiết được bảo hộ thì mọi người tiêu dùng hiểu là sản phẩm gia công, chế biến từ Phan Thiết, mang đâm hương vị của vùng đất nơi đó mà bất cứ sản phẩm nào khác không tạo nên tính chất đặc biệt của sản phẩm nước mắm như ở Phan Thiết.

Thứ hai: “có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét”

Theo quy định tại điểm b, Khỏan 3, Điều 12 nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ thì :

“b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;”

Theo đề bài, nước mắm Phan Thiết đã được chủ sở hữu đăng ký là chỉ dẫn địa lý và đã được cấp giấy chứng nhận, là hàng tiêu thụ quen thuộc với mọi người tiêu dùng, họ mặc định là nước mắm đó được sản xuất tại Phan Thiết trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có chất lượng sản phẩm đặc biệt mà chỉ có ở đó mới có được.Đến ngày 23/10/2010, hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng đây là nước mắm có xuất xứ từ Phan Thiết, có hương vị nguồn gốc từ vùng đó.Vậy doanh nghiệp X đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nước mắm Phan Thiết; tương tự ở đây được hiểu là khi nước mắm của doanh nghiệp X này tung ra thị trường thì mọi người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật có xuất xứ từ Phan Thiết và đâu là hàng giả.Như vậy, phần lớn người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với nguồn gốc xuất xứ của nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với nước mắm của doanh nghiệp X tại Nghệ An, mặc dù hình dáng, cách bố trí nhãn hiệu có khác nhau nhưng vẫn gây nhầm lẫn cho mọi người.

Thứ 3 là : “Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ”. Doanh nghiệp X tại Nghệ An không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó mà là hiệp hội nước mắm Phan Thiết, và cũng không phải chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

Theo đề thì doanh nghiệp X tại Nghệ an thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng trai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” doanh nghiệp X không pải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Thay vào đó thì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó là Hiệp hội nước mắm Phan Thiết (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007). Như vậy doanh nghiệp X tại Nghệ An sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của hiệp hội là bất hợp pháp và trái với những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư là : “Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp X xay ra trên lãnh thổ Việt Nam

Từ những căn cứ nêu trên thì hành vi của doanh nghiệp X xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 129:

“Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Doanh nghiệp X cũng có mua nước mắm đóng thù tại Phan Thiết nhưng cũng mua ở nơi khác về pha chế và đóng chai để tung ra thị trường, sử dụng dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Phan Thiết.

Các biện pháp phù hợp để Hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Tùy thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm mà doanh nghiệp X  vi phạm để tiến hành xử lý theo biện pháp khác nhau. Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như :biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự….Để hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì hiệp hội có thể áp dụng một số biện pháp sau:

*) Thứ nhất là biện pháp tự bảo vệ

Nếu thực hiện theo biện pháp này thì Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X, hoặc có thể yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm của mình rồi xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.Hoặc có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X theo quy định của pháp luật có liên quan.Biện pháp này có ưu điểm là tôn trọng sự định đoạt của các bên, các bên có thể chủ động trong quá trình giải quyết tranh chấp; không phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp; biện pháp này bảo mật được thông tin liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài những ưu điểm trên biện pháp này có nhược điểm là hoàn toàn phụ thuộc vào bên vi phạm, và không có biện pháp cưỡng chế bắt buộc nên hiệu quả không theo ý muốn của các bên tranh chấp, nhất là đối với bên bị xâm phạm.

*) Thứ hai, biện pháp hành chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ  về các hành vi vi phạm bị xử lý hành chính của doanh nghiệp X là:

“d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

Theo đề bài thì doanh nghiệp X đã sản xuất nước mắm nhưng lấy nhãn hiệu là chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phan Thiết đã được đăng ký bảo hộ.Ưu điểm của biện pháp này là thủ tục đơn giản; tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chủ sở hữu bị xâm phạm khi thực hiện yêu cầu; quan trọng hơn cả biện pháp này là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X; và tiếp đó là bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích kinh tế của nhà nước. Nhưng bên cạnh những ưu điểm của biện pháp này thì vẫn còn hạn chế đó là không bảo mật được thông tin; quan trọng là biện pháp này không được bồi thường (nếu muốn được bồi thường thì phải khởi kiện dân sự); biện pháp này chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe trong quy mô nhỏ; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe dễ dẫn đến tái phạm nhiều lần của người thực hiện hành vi xâm phạm. Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp hành chính này nhờ đến thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

*) Thứ ba là biện pháp hình sự

Đối với biện pháp hình sự thì theo quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định : “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”

Để hiểu rõ vấn đề này thì trong bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về các tội danh trong đó có Điều 171 về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: “Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

“ Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.”

Như vậy dựa vào hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X tại Nghệ An thì đây là hành vi cố ý xâm phạm quuyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2007 thì bị phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

     Nếu hành vi của doanh nghiệp X đã bị hiệp hộ nước mắm Phan Thiết phát hiện yêu cầu dừng lại nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này thì sẽ bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

      Với biện pháp này thì nó có ưu điểm là xử lý triệt để các hành vi xâm phạm; có tác dụng giáo dục, răn đe hành vi xâm phạm một cách hiệu quả nhất, không có tình trạng tái phạm lại hành vi phạm tội. Nhưng biện pháp này cũng có nhược điểm là trình tự thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, chi phí. Mặt khác nếu áp dụng biện pháp này thì sự tham gia của chủ thể quyền bị hạn chế, vì có sự có mặt của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng…

      Tóm lại Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp hình sự đối với doanh nghiêp X tại Nghệ An để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

*) Thứ tư là biện pháp dân sự

      Áp dụng biện pháp dân sự trong trường hợp có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi có hành vi xâm phạm gây ra.

      Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 luật sở hữu trí tuệ về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quy định như sau: “Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật”.

    Các biện pháp dân sự được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, phải xin lỗi cải chính công khai…Đối với hành vi mà doanh nghiệp X thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường khi mà bị phát hiện thì Hiệp hộ nước mắm Phan Thiết sẽ yêu cầu doanh nghiệp X phải chấm dứt việc sản xuất buôn bán của mình, bồi thường thiệt hại mà hành vi của doanh nghiệp này gây ra, phải xin lỗi và làm sang tỏ sự việc nếu có sự hiểu nhầm xảy ra và gây hậu quả như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm…

     Với biện pháp này thì nó có những ưu điểm như biện pháp thể hiện bản chất quan hệ dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ; là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, đòi được bồi thường từ hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X; đặc biệt là biện pháp này có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ vi phạm. Nhưng biện pháp này cũng có những hạn chế như tốn nhiều thời gian, chi phí cho chủ thể yêu cầu thực hiện biện pháp; kèm theo trình tự, thủ tục phức tạp, đặc biệt hơn của biện pháp này nghĩa vụ chứng minh của đối tượng bị xâm phạm, rất khó khăn trong quá trình tìm chứng cứ, chứng minh hành vi xâm phạm của chủ thể có hành vi xâm phạm đó.

    Đây được coi là biện pháp xử lý mềm mỏng hơn biện pháp hình sự, trên cơ sở quy định của pháp luật thì biện pháp dân sự thiên về bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần của chủ sở hữu với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết nổi tiếng.

      Toàn bộ ở trên là bốn biện pháp gợi ý cho Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng để bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi một biện pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, phụ thuộc vào hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X và suy nghĩ của Hiệp hội để lựa chọn biện pháp phù hợp cho cả hai bên chủ thể, nếu thiệt hại không nhiều hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Hiệp hội thì có thể áp dụng biện pháp tự bảo vệ : yêu cầu doanh nghiệp X xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại hoặc áo dụng biện pháp hành chính, đây là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn doanh nghiệp X chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của mình. Còn nếu có ảnh hưởng nghiêm trọng mà trong trường hợp Hiệp hội đã phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp X dừng hành vi xâm phạm lại nhưng vẫn không có hiệu quả thì Hiệp hội có thể áp dụng biện pháp hình sự phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ, hoặc áp dụng biện pháp dân sự có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

 

 

Mẫu công văn đề nghị cung cấp thông tin doanh nghiệp

Mẫu tham khảo:

TÊN DOANH NGHIỆP

_______________

         Số:              /……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

         Hà Nội, ngày          tháng          năm ……

 

Kính gửi:  …………………………

Tên đơn vị: ………………

Địa chỉ trụ sở chính : ………..

Họ và tên người đại diện theo pháp luật : ………..

CMND/Hộ chiếu:     …………..          Nơi cấp: ………….. 

Ngày cấp: ………………………..

Lý do yêu cầu cung cấp thông tin :  ……….

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN NHƯ SAU:

1.Thông tin về Công ty đề nghị được cung cấp thông tin:

Tên đơn vị: …………

Số Giấy chứng nhận đầu tư/ Số Giấy Chứng nhận ĐKKD : …………..

Địa chỉ trụ sở chính : ……………………

Họ và tên người đại diện theo pháp luật : ………………

CMND/Hộ chiếu:      ……………………            Nơi cấp: ……………………

Ngày cấp: ……………………………..

2.Thông tin đề nghị cung cấp:

Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN:                                                           

Bản in Giấy chứng nhận ĐKDN từ cơ sở dữ liệu:                                    

Yêu cầu khác (ghi cụ thể):  …………………….                                                                x

 3. Đơn vị/cá nhân cam kết:

Sử dụng thông tin được cấp vào đúng mục đích đã nêu;

Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung văn bản này.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả pháp lý phát sinh nếu có.

Nộp đủ lệ phí cung cấp thông tin theo quy định.

 

 

 

          ĐƠN VỊ / CÁ NHÂN

   (Ký, đóng dấu, ghi rõ chức danh, họ và tên)

 

Điều 56 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 56, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 56: Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 27, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 27 : Quyền thay đổi họ 

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139/2016 quy định về phí môn bài, trong đó nêu rõ đối tượng phải nộp, được miễn lệ phí môn bài và mức thu, có hiệu lực từ 1/1/2017.

Theo đó, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm; đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu đồng/năm; đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nghị định cũng quy định rõ, khi các tổ chức này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài…

Về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 1 triệu đồng/năm; doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm mức thu là 500.000 đồng/năm; doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm sẽ có mức thu là 300.000 đồng/năm.

Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Nghị định quy định tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  • – Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • – Điểm bưu điện văn hóa xã; các cơ quan báo chí.
  • – Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • – Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban dân tộc.

Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Lén vào facebook của người khác có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng?

Hiện nay, nhiều người cứ nghĩ việc vào tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter…) của người thân (vợ, chồng, người yêu…) để nắm bắt thông tin của họ, đó là sự thể hiện “tình yêu thương” một cách bình thường. Tuy nhiên, theo Dự thảo này thì hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

Theo đó, việc truy cập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Dự thảo này cũng đề cập đến việc xử phạt các vi phạm khác liên quan đến trách nhiệm của cá nhân sử dụng dịch vụ mạng xã hội, như là:

– Hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

+ Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước.

+ Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia.

+ Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm.

+ Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

– Hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ mạng xã hội bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền