Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục đăng ký danh sách đấu giá viên

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp 

Trình tự thực hiện : Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện đăng ký, thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên của tổ chức mình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức bán đấu giá tài sản đặt trụ sở chính; đăng ký, thay đổi, bổ sung đấu giá viên của chi nhánh của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

Đối tượng thực hiện : Các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. 

Thành phần hồ sơ : 

– Văn bản đề nghị của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, kèm theo danh sách đấu giá viên;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

– Bản sao quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động. 

Số lượng : 01 bộ

Thời gian thực hiện : 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam

Câu  Hỏi:

Tôi là người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đan Mạch, xin được quý báo giải đáp về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại, Khoản 1,  điều 6, nghị định 134 /2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật

b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.00000 đồng Việt Nam;

Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

 

Bình luận khoa học tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Qua quy định trên, có thể hiểu tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được hiểu là hành vi cất giữ hoặc đưa từ nơi này đến nơi khác các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 được tách ra từ tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999 với nhiều nội dung mới.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chính sách độc quyền của Nhà nước về quản lý một số loại hàng hóa có tính năng và tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng hàng hóa trong tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 cũng tương tự như đối tượng hàng hóa trong tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015. Các loại hàng cấm theo quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 loại trừ các loại hàng hóa là đối tượng thuộc các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 254, 304, 305, 309, 311 của Bộ luật này như: Ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc,… Hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa này sẽ bị xử lý theo tội danh tương ứng.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có thể thực hiện các loại hành vi sau đây:

  • Tàng trữ hàng cấm: Là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ nơi nào, có thể ở nhà, ở cơ quan, ở tàu thuyền,… với bất kỳ mục đích gì trừ mục đích nhằm để bán thì coi là phạm tội buôn bán hàng cấm;
  • Vận chuyển hàng cấm: Là hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác trong nội địa Việt Nam;

Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm để bán thì coi là hành vi buôn bán hàng cấm.

Việc tàng trữ, vận chuyển loại hàng cấm mà có dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập khác thì không coi là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Ví dụ tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy thì truy cứu TNHS theo tội phạm độc lập là tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250),…

Các hành vi nêu trên bị coi là tội phạm thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm e khoản 1 ĐIều 191 BLHS năm 2015

Theo quy định của Điều 191 BLHS năm 2015 đã lượng hóa tương đối cụ thể về đối tượng tác động, về lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa,… Điều này thuận lợi cho quá trình áp dụng vào thực tế.

Nếu theo quy định tại BLHS năm 1999, hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới được quy định là hành vi khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì theo quy định của BLHS năm 2015, hành vi này được quy định là hành vi khách quan trong tội vận chuyển hàng cấm và tình tiết qua biên giới được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 191 BLHS năm 2015.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Tội danh cụ thể tùy thuộc vào hành vi mà người đó thực hiện.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ biết rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển,… các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
  • Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hàng hóa dưới mức quy định trong các trường hợp trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
  • Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
  • Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

  •  Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
  • Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xác định số thành viên có quyền SDĐ được cấp cho hộ gia đình

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Giải đáp 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ ngành Tòa án. Theo đó:

Trong vụ án dân sự về tranh chấp QSDĐ thuộc hộ gia đình (HGĐ) mà tại thời điểm tranh chấp số thành viên trong hộ đã có thay đổi so với thời điểm cấp, việc xác định số thành viên có QSDĐ như sau:

– Thời điểm để xác định HGĐ có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.

– Căn cứ xác định ai là thành viên HGĐ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu UBND xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm căn cứ giải quyết.

Ngoài những người là thành viên HGĐ có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa những người sau tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của HGĐ;

+ Người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất.

Vụ việc “Sinh viên Luật dùng sách photo bị đình chỉ học ” qua góc nhìn Luật sư

Liên quan đến vụ việc nữ sinh trường Đại học Luật TP.HCM bị áp hình thức xử lý kỷ luật “đình chỉ học 01 năm” vì hành vi mang giáo trình photo vào trường gây xôn xao dư luận trong mấy ngày gần đây, Luật sư có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

bb

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, đứng trên phương diện xã hội, và cũng từng là một sinh viên trường luật, tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật đối với em sinh viên này là quá nặng. Bởi, đối với một sinh viên luật thì lượng kiến thức tài liệu, văn bản pháp luật…. mà các em cần để thu nạp kiến thức là rất lớn. Trong đó có nhiều văn bản, giáo trình chỉ dùng để tham khảo, sử dụng ít lần. Nhiều sinh viên vì các hoàn cảnh khác nhau mà các em không thể mua toàn bộ lượng văn bản, giáo trình đó bản gốc, như vậy chi phí sẽ rất nhiều đối với sinh viên. Ngoài ra, nhà trường có chính sách giảm giá mua sách cho sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên trên thực tế, việc xác định sinh viên gia đình khó khăn để được miễn giảm tiền mua sách còn rất khó khăn. Hơn thế nữa, việc mượn sách ở thư viện còn một số hạn chế. Khi các em cần tài liệu, văn bản, giáo trình để tham khảo, học tập tại nhà thì lại không có. Đã từng là một sinh viên luật thì tôi rất hiểu và thông cảm cho các em sinh viên về vấn đề này.

Thứ hai, đứng trên phương diện pháp luật, việc nhà trường căn cứ vào quy chế của nhà trường để xử lý kỷ luật như vậy tôi cho rằng là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, dù quy chế chỉ đặt ra trong phạm vi nhà trường, tuy nhiên cũng phải phù hợp và trong khuôn quy định pháp luật.

cc

Điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân được phép và không phải xin phép

Như vậy, việc photo sách với mục đích học tập của em sinh viên không hề bị pháp luật nghiêm cấm.

Căn cứ Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 của Bộ GD&ĐT để xử lý sinh viên.

Tại mục c điều 9 Thông tư có quy định:

Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. “.

Có thể thấy trong trường hơp này, em sinh viên bị xử lý kỷ luật không phạm vào ba lỗi này. Việc nhà trường áp hình thức xử lý kỷ luật như vậy là trái quy định pháp luật.

Kết:

Mặc dù, ý kiến cá nhân đưa ra là như vậy. Tuy nhiên tôi không cổ súy cho việc sinh viên lạm dụng việc sử dụng văn bản, tài liệu photo. Vì việc sử dụng sách, văn bản gốc chính thống chính là thể hiện sự tôn trọng cho người viết sách. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo nhà trường nên ngồi lại xem xét vụ việc dưới góc nhìn của những người làm giáo dục. Nhất là trong môi trường giáo dục về luật, phải hướng sinh viên tới việc hiểu và tuân thủ quy định chứ không nên áp chế tài xử lý quá khắt khe, nặng nề gây ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên.

Công ty Luật Minh Bạch.

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng

Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng trong siêu thị hay các cửa hàng tiện ích có sử dụng máy quét mã vạch…

Luật Minh Bạch chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Luật Minh Bạch được coi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu tại Hải Phòng. Với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm tư vấn và đăng ký mã số mã vạch, chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng một dịch vụ toàn diện về mã số mã vạch như sau:

Phạm vi tư vấn dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng:

Tư vấn về việc việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm;

Tư vấn việc xử lý vi phạm, yêu cầu xử lý và bồi thường thiệt hại khi mã số mã vạch bị làm giả, sử dụng trái phép;

Tư vấn soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng cho khách hàng;

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho Khách hàng;

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng bao gồm:

Bản đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Danh mục dản phẩm đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Biên nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch (01 bản) (theo mẫu);

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư (02 bản).

Phí đăng ký mã số mã vạch gồm có phí dịch vụ và phí duy trì, cụ thể:

Phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch: 2.500.000 VND

Phí duy trì được quy định như sau:

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số:

Phí duy trì 500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số:

Phí duy trì 800.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 1000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số:

Phí duy trì 1.500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 10.000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số:

Phí duy trì 2.000.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100.000 loại sản phẩm)

Các lưu ý cho doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch

  1. Khi đăng kí sử dụng, doanh nghiệp phải đóng phí đăng kí và phí duy trì cho năm đầu tiên.
  2. Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến cơ quan nhà nước
  3. Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước 30/6 hàng năm
  4. Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi.
  5. Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch (MSMV).

Để được tư vấn chi tiết dịch vụ xin vui lòng gọi: 0987 892 333 hoặc Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

 

Cô gái bị ghép mặt vào clip sex: Người chia sẻ có thể bị phạt

Mới đây, diễn đàn hơn một triệu thành viên chia sẻ ảnh chụp cô gái khá xinh đẹp trong phòng tập gym, kèm những bức hình được cắt ra từ clip nhạy cảm.

co_gai_vinh_phuc_khon_don_vi_bi_nham_la_nhan_vat_trong_clip_sex_45584_co_gai_vinh_phuc_clip_sex0_resize

Câu chuyện cô gái bị ghép mặt vào clip sex thu hút sự chú ý của dân mạng

Cô gái đó là P.A (19 tuổi), hiện đang học tập tại Hà Nội. P.A kể lại, ngày 20/10, trong khi đang ngồi học trong lớp thì được hai người bạn thân thông báo sự việc. Hình ảnh trong phòng tập gym của cô bị ghép vào một bức ảnh được cắt ra từ clip sex và lan truyền rộng rãi.

Từ câu chuyện của P.A, nhiều người thắc mắc, những đối tượng ghép ảnh người khác ghép vào clip sex hoặc hình ảnh cắt từ clip sex rồi tung lên mạng sẽ bị xử lý thế nào? Những người chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của người khác nhưng chưa kiểm chứng có phải chịu trách nhiệm?

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) phân tích, hành vi ghép mặt cô gái vào bức ảnh cắt từ clip sex và đăng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

“Hành vi trên có dấu hiệu cấu thành “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 BLHS 2009 bởi, nó khiến nhiều người hiểu nhầm cô gái là nhân vật trong clip đồi trụy, làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của cô gái. Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể bị phạt tù tới 3 năm tù

Luật sư Tuấn Anh nhận định, đối tượng ghép mặt cô gái vào clip sex rồi tung lên mạng thì có thể bị truy tố về tội danh “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Luật sư cho biết thêm, những người không trực tiếp cắt ghép mặt cô gái vào ảnh chụp đoạn clip sex nhưng thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh này tới nhiều người gây ảnh hưởng có thể phải bồi thường thiệt hại cho cô gái.

“Theo Bộ luật dân sự năm 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì phải bồi thường”,

Như vậy, những người cố ý hoặc vô ý lan truyền trên mạng internet những thông tin thiếu chính xác như đăng tải, chia sẻ thông tin, clip ghép mặt cô gái vào đoạn clip sex gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cô gái thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho nạn nhân.

Tùy vào mức độ vi phạm, người đăng tải, chia sẻ các thông tin thiếu căn cứ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 2013.

Về phía cô gái bị ghép mặt trong đoạn clip nhảy cảm, luật sư Tuấn Anh cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình cô gái có quyền yêu cầu những người chia sẻ thông tin đó phải gỡ bỏ ngay lập tức hình ảnh gây ảnh hưởng đến mình, đồng thời xin lỗi và đính chính công khai.

Ngoài ra, cô gái có thể yêu cầu người chia sẻ thông tin thất thiệt về mình bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.

 

 

LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG KHÔNG?

Theo nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam quy định những người được cấp giấy phép lao động tại Việt nam phải có các điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Theo quy định trên thì lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là  lao động phổ thông nên không thể xin cấp giấp phép lao động. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam muốn xin cấp giấy phép lao động phải là giám đốc điều hành, nhà quản lý chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên.

Xe chở cồng kềnh gây nguy hiểm: Nguyên nhân và giải pháp

Tình trạng xe chở hàng cồng kềnh, hàng hóa xếp không bảo đảm an toàn, gây cản trở giao thông diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác trên cả nước. Ngay sau những vụ tai nạn với hậu quả nghiêm trọng do xe chở cồng kềnh gây ra tại Hà Nội, hằng ngày, những phương tiện này vẫn vô tư chạy trên đường phố.

Luật sư có thể cho biết về nguyên nhân cũng như phương hướng giải quyết cho vấn đề này?

congkenh

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Trước hết đây là một hiện trạng đáng báo động ở nước ta nói chung và ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… nói riêng.

Hiện trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu từ một số nguyên nhân chính sau:

  • Do ý thức của người dân, muốn tận dụng các phương tiện thô sơ, giá thành rẻ để phục vụ cho xây dựng và vận chuyển.
  • Do quy hoạch đô thị ở các thành phố lớn, đường xá, ngóc nghách nhỏ, khiến cho các xe tải, xe bán tải chuyên dụng vận chuyển chở đồ khó di chuyển.
  • Chính quyền chưa tạo dựng được công việc ổn định cho các đối tượng chính sách, khiến những người này phải tham gia vào công việc bất ổn này.

Để giải quyết triệt để vấn đề này thì các ban nghành cùng nhau phối hợp và đưa ra một phương án chính xác và cụ thể.

  • Lực lượng công an giao thông thường xuyên tuần tra và xử lý các trường hợp vi phạm.
  • Có lộ trình cấm xe thô sơ, đưa ra các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho các đối tượng làm công việc này.

Luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, giám đốc công ty Luật Minh Bạch) cho rằng phải làm nghiêm, vi phạm thì bắt, xử phạt nặng và tịch thu phương tiện. Ngoài ra, cần có giải pháp lâu dài là cho người dân học nghề, tạo môi trường thuận lợi, tìm kiếm đầu ra để họ có thể sống được với công việc mới. Bên cạnh đó, chính quyền phải đẩy mạnh quỹ phúc lợi xã hội với những người có công với đất nước, thương binh, bệnh binh, tàn tật… Suy cho cùng cũng vì mưu sinh, nếu được quan tâm chu đáo, có việc làm phù hợp, họ sẽ không hành nghề cũ nữa.

Điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn. Cụ thể, nam; nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

“a) Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

  1. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  2. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  3. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

logo-mblaw

Theo đó, để có thể được kết hôn hai bạn cân đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất Về độ tuổi, pháp luật quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên những đặc điểm về tâm sinh lý của người nam và người nữ. Cụ thể, nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Vậy nên, bạn và bạn gái của bạn đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014.

Thứ hai, Vấn đề không được sự đồng ý của gia đình: Pháp luật quy định cụ thể việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định (điểm b. Khoản 1, Điều 8), tức là việc kết hôn hôn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nam và nữ trên tinh thần tự nguyện, thống nhất. Pháp luật không quy định sự ảnh hưởng của yếu tố “gia đình” bởi hai bên nam nữ là chủ thể đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả của cuộc kết hôn.

Thứ ba về năng lực hành vi dân sự: Pháp luật quy định những người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 22, Luật Dân Sự 2015 có quy định về người mất năng lực hành vi dân sự là “người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014, cụ thể:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

  1. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  2. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

 

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu

Quy định pháp luật

Tội buôn lậu được Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Pháp nhân phạm tội buôn lậu có thể “đi tù”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm
– Hành vi buôn lậu xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương và an ninh biên giới của nhà nước. Bảo vệ chính sách ngoại thương của nhà nước nhằm đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo sự thuận lợi cho sản xuất trong nước cũng như đảm bảo trật tự an toàn khu vực biên giới.
– Đối tượng của hành vi buôn lậu có thể bao gồm:
+ Các loại hàng hóa nói chung, không bao gồm các loại hàng cấm. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa quy định tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015 và Điều 153 BLHS năm 1999. Hàng hóa là đối tượng tác động của hành vi buôn lậu theo quy định BLHS năm 1999 có thể bao gồm các loại hàng cấm, ngoại trừ các loại hàng cấm đặc biệt đã được coi là đối tượng của các tội phạm khác thi không thuộc đối tượng hàng hóa trong tội buôn lậu. Ví dụ như vũ khí quân dụng, ma túy,.. nếu có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới thì xử lý theo các tội phạm tương ứng.
Theo Điều 188 BLHS, đối tượng của tội buôn lậu bao gồm:
+ Các loại tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ (như USD, EURO,…)
+ Các loại kim khí quý, đá quý như vàng, kim cương, đồng đen, đá đỏ,…
+ Di vật, cổ vật theo quy định của Luật di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đối tượng di vật, cổ vật là những đối tượng tác động mới được bổ sung vào quy định tội phạm buôn lậu trong BLHS năm 2015.
2. Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các loại mặt hàng nêu trên, cụ thể:
+ Người phạm tội có hành vi bán hàng hóa hoặc mua hàng hóa một cách trái phép qua biên giới nhằm bán lại thu lợi bất chính.
Việc buôn bán trái phép thể hiện qua hành vi mua, bán các loại hàng hóa nêu trên qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của nhà nước thông qua các thủ đoạn như sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất, nhập hàng hóa hoặc xuất, nhập hàng hóa không đúng với nội dung cho phép,… nhằm tới việc thu được lợi nhuận bất chính. Trường hợp người vận chuyển thuê qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà nhận biết rõ mục đích của người thuê là buôn bán kiếm lời thì bị coi là đồng phạm tội buôn lậu.
+ Dấu hiệu bắt buộc phải xác định là buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS năm 1999) trước đây chỉ nêu dấu hiệu “qua biên giới”. Theo đó, biên giới có thể được hiểu là các loại biên giới trên đường bộ, đường biển, đường hàng không, qua bưu điện,… Tuy nhiên, dấu hiệu này được mở rộng hơn trong quy định về tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015, hàng hóa buôn bán trái phép là đối tượng của tội buôn lậu phải kèm theo dấu hiệu “qua biên giới” hoặc “từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại”.
Khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016).
Việc mở rộng dấu hiệu trên xuất phát từ thực tiễn xét xử tội phạm buôn lậu. Ngoài những trường hợp buôn bán trái phép thông thường bằng những thủ đoạn gian dối, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu biên giới trên bộ, cảng biển,… thì còn xuất hiện những trường hợp buôn lậu hàng hóa dưới hình thức hàng hóa tạm nhập – tái xuất, hàng chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là những loại hàng hóa phải làm thủ tục hải quan theo quy định của nhà nước.
Kho ngoại quan là một trong những khu vực thuộc khu phi thuế quan theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Do vậy, đảm bảo cơ sở rõ ràng, thống nhất cho việc xử lý những trường hợp này, BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi dấu hiệu của tội buôn lậu so với quy định BLHS năm 1999.
Hành vi buôn lậu được coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:
+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là tội phạm.

Hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 BLHS 2015 thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng nêu trên mà không bị xét xử về tội buôn lậu.

+ Đối với các di vật, cổ vật thì không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, mọi hành vi buôn bán trái phép các vật phẩm là di vật, cổ vật đều có thể bị coi là tội phạm, trừ các trường hợp được xem xét đánh giá là tính chất nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 2 Điều 8 BLHS 2015).

– Thời điểm tội phạm hoàn thành trong tội buôn lậu:

Xung quanh việc xác định thời điểm hoàn thành của tội buôn lậu, có quan điểm cho rằng: chỉ cần có căn cứ để xác định hàng hóa hàng sẽ được đưa qua biên giới, qua khỏi khu phi thuế quan thì tội buôn lậu đã hoàn thành. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng tội buôn lậu chưa cấu thành tội phạm khi hàng hóa chưa đưa qua được biên giới hay khu phi thuế quan.

Với cách quy định yếu tố “qua biên giới” tại Điều 188 BLHS năm 2015, Luật Minh Bạch cho rằng quan điểm thứ nhất có phần hợp lý và mang lại hiệu quả thực tiễn khi xét xử tội phạm về buôn lậu. Bởi thủ đoạn của người phạm tội buôn lậu rất đa dạng thậm chí rất tinh vi dẫn đến những khó khăn trong việc xác định hàng hóa đó đã qua biên giới hay chưa. Bên cạnh đó, về phía các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam, việc xử lý hình sự khi người buôn lậu đã vận chuyển trái phép hàng hóa khi đã vượt qua khỏi biên giới Việt Nam cũng không hề dễ dàng do người phạm tội không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Việc xử lý cần đến sự tương trợ tư pháp của quốc gia nơi người phạm tội vận chuyển hàng hóa đến nơi đó.

Tuy nhiên, để thống nhất đường lối xét xử, cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn về thời điểm tội phạm hoàn thành trong buôn lậu để có căn cứ chính xác nhất.

Còn đối với hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại thì được xác định thông qua hành vi của người đại diện cho pháp nhân hoặc người được pháp nhân ủy quyền với điều kiện quy định tại Điều 75 BLHS 2015.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận biết rõ việc buôn bán qua biên giới là trái phép nhưng vi động cơ, mục đích kiếm lợi bất chính nên vẫn thực hiện.

Hình phạt

Điều 188 BLHS năm 2015 quy định tội buôn lậu với hình phạt tương đối nghiêm khắc so với quy định tại Điều 153 BLHS năm 1999. Quy định về hình phạt tại Điều 188 BLHS 2015 nhìn chung có nhiều thay đổi tập trung vào một số nội dung: Sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung hình phạt, lượng hóa các tình tiết vật phạm pháp có số lượng lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớnthu lợi bất chính lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớn qua giá trị bằng tiền, loại bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng/ rất nghiêm trọng/ đặc biệt nghiêm trọng; nâng mức phạt tiền và điểm đáng chú ý là bổ sung quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể:

– Tại khoản 6 Điều 188 BLHS năm 2015 quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại:

Pháp nhân thương mại phạm tội là hành vi phạm tội của người đại diện, nhân danh pháp nhân, được sự chấp thuận của pháp nhân và vì lợi ích pháp nhân theo quy định của Điều 75 BLHS năm 2015.

+ Pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tê, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu có thể từ phạt tiền, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn cho tới đình chỉ hoạt động có thời hạn, thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy theo tính chất, quy mô mà mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam hiện nay

a) Mặt tích cực

 Tính đến nay trên cả nước có 724 văn phòng công chứng được thành lập tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 1327 công chứng viên được bổ nhiệm hoạt động tại các văn phòng công chứng. Cùng với 156 phòng công chứng với hơn 458 công chứng viên, các văn phòng công chứng và các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một mạng lưới các tổ chức hành nhề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi công chứng

Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư và thành lập. Hiện nay văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa, việc phát triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phuuwong đã góp phần phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước

Thực hiện Luật công chứng 2014, nghị định 29/2015/NĐ-CP, thì nhiều Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương, căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch trên cả nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cuxngd dang trong quá trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương quan tâm.

b) Mặt hạn chế

Vấn đề tên gọi của văn phòng công chứng đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Tư pháp. Để xác định tên gọi của văn phòng công chứng có trùng với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác hay không, nếu trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Sở Tư pháp còn có cơ sở để giải quyết và chấp thuận việc đặt tên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này thuộc phạm vi cả nước thì Sở Tư pháp rất khó kiểm tra. Mặt khác, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực để đánh giá tên gọi, từ ngữ, ký hiệu như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn đề này còn mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất giữa các địa phương.Sở tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi thẳng kiến nghị, thăc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương dẫn đến tình trạng quá tải ở Bộ.

          Về xã hội thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau (giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng). Như phản ánh của một số địa phương thì đã có hiện tượng công chứng dạo, thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không thuộc những trường hợp quy định trong luật Công chứng 2014. Điều này cho thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước rõ ràng đã bị lơ là buông lỏng chưa theo kịp tình hình thực tế.

          Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều đáng quan tâm ở đây là nhà nươc cần phải quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý.

 

Điều 127 Bộ luật dân sự 2015

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật