Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục đăng ký kinh doanh dược phẩm

Điều kiện kinh doanh dược phẩm:

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn theo GDP (bao gồm 17 quy chuẩn) do Bộ Y tế ban hành, phù hợp với từng loại hình kinh doanh thuốc;
  • Người quản lý chuyên môn về dược có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
  • Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hành phải có chứng chỉ hành nghề dược.
  • Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.

Có 3 loại giấy phép các bạn cần hoàn thiện trước khi phân phối trên thị trường

  • – Thứ nhất: Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
  • – Thứ hai: Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hàng phải có chứng chỉ hành nghề dược.
  • – Thứ ba: Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.

 

Thủ tục thành lập công ty kd dược, nhập khẩu.

  1. SKHĐT

– Giấy đề nghị

– Điều lệ công ty

 ( Đối vs cty TNHH 2 thành viên cần có danh sách thành viên, Cty Cổ  phần cần có danh sách cổ đông)

– Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược của Giám đốc, hay người quản lý chuyên môn (trong trường hợp thuê người có chứng chỉ hành nghề, cần có hợp đồng lao động với người đó và có quyết định bổ nhiệm vị trí quản lý trong doanh nghiệp)

2.Sở y tế :

– Đơn đề nghị mẫu 01a (TT03/2016/TT-BYT)

– Bản chính chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược của người đại diện pl + bản chứng thực đăngký kinh doanh

– Bản đăng ký kiểm tra mẫu 01/GSP phụ lục 2- TT45/2011/TT-BYT

– Tài liệu, chương trình và báo cáo tóm tắt về huấn luyện, đào tạo “Thực hành tốt bảo quản thuốc” tại cơ sở;

– Sơ đồ tổ chức của cơ sở;

– Sơ đồ vị trí địa lý và thiết kế của kho;

– Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn.

– Điều lệ công ty

 

 

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 132 Bộ luật dân sự 2015

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

Cơ quan thực hiện : Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp 

Yêu cầu : Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia

Trình tự thực hiện : 

– Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại Phòng công chứng;

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia;

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

– Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

– Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên  yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng;

– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Thành phần hồ sơ : 

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu có);

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Thời hạn giải quyết : Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân sử dụng đất

Yêu cầu:

Không tranh chấp + không cầm cố, thế chấp bất cứ dưới hình thức nào + không thuộc diện phong toả theo quy định của pháp luật.

Cơ quan trực tiếp thực hiện: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận huyện

Cách thức thực hiện : Hồ sơ được tiếp nhận tai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND quận

Thành phần hồ sơ :

– Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất đã được công chứng chứng thực.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định

– Trang bổ sung giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dùng cho trường hợp những giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trang bổ sung

– Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất theo mẫu 14/ĐK

– Mẫu số 01-05/LPTB;

– Mẫu số 01-05/CQSDĐ nay mẫu số 11/KK-TNCN, thay cho mẫu số 01-05/CQSDĐ)

– Văn bản uỷ quyền (nếu có) dùng cho trường hợp cá nhân đi làm thay

Thời gian thực hiện : 10 ngày làm việc, tính đến ngày giao thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính và kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

 

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái.

Câu hỏi: Em trai tôi sắp tới lập gia đình và các cụ ở quê muốn sang tên cho em trai tôi mảnh đất và ngôi nhà liền kề của các cụ. Nhà đất này đã đứng tên sổ đỏ của bố tôi. Như vậy, tôi muốn hỏi luật sư về thủ tục tặng cho con đất và phí và các lệ phí liên quan?  Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh Hoài-Thanh Xuân-Hà Nội.

tang cho dat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Trường hợp này của gia đình anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều kiện để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai (tặng cho, chuyển đổi, mua bán)

-Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-Đất không có tranh chấp;

-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

-Đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

Theo điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

  1. d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, bố mẹ anh muốn sang tên sổ đỏ cho em trai anh thì phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau đó có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho em trai anh tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Nghĩa vụ thuế, phí phải nộp:

Quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP về thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”là thu nhập được miễn thuế.

Trong trường hợp này bố mẹ anh tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho em trai anh thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 10 Điều 4 Nghị định45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Như vậy, nếu em trai bạn thuộc trường hợp được bố mẹ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Trân trọng!

 

Bị CSGT giữ bằng lái xe: Có nên bỏ để thi lại?

Câu hỏi: 

“Ngày 03/3/2017, tôi bị cảnh sát giao thông (CSGT) giữ bằng lái xe về lỗi chạy xe máy quá tốc độ quy định 22 km; CSGT yêu cầu ngày 09/3/2017 đóng phạt để được lấy lại bằng lái xe. Nhưng tôi được biết, với lỗi chạy quá tốc độ thì tôi bị phạt rất nặng (mức tiền đóng phạt nhiều hơn tiền thi lại bằng lái rất nhiều); vậy tôi có nên bỏ bằng lái xe và khai mất bằng lái để xin thi lại bằng lái được không?”

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn cho sau:

Theo Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì việc chạy xe máy vượt quá tốc độ quy định 22km sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46).

Bởi vậy, bạn cần phải đi nộp phạt theo quy định để được lấy lại giấy phép lái xe.

– Trường hợp bạn không đóng phạt mà đi khai mất giấy phép lái xe để thi lại bằng lái, nếu cơ quan chức năng phát hiện thì không những không được thi mà còn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi “khai không đúng sự thật” theo Điểm g Khoản 3 Điều 37 Nghị định 46.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

 

Điều 37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Điều 131 Bộ luật dân sự 2015

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, tình trạng giao thông ở Việt Nam đang khá căng thẳng và bất cập. Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt chính là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Trong nhiều trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi sai làn đường gây tai nạn thì ngoài trách nhiệm bồi thường thì còn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa(internet)

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

 

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực là bao lâu?

Có lẽ đây vẫn là chủ đề nóng và gây thắc mắc cho rất nhiều người, bởi ai một lần trong đời cũng sẽ thực hiện công chứng, chứng thực các loại giấy tờ cho bản thân mình.

Trên thực tế, tùy theo tính chất của các loại bản sao y (bản sao được chứng thực) mà chia thành 2 loại thời hạn khác nhau.

Loại 1: Bản sao y có thời hạn vô hạn

Đó là bản sao y của các loại giấy tờ mang tính chất ổn định như bằng tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng…

Loại 2: Bản sao y có thời hạn hữu hạn (thông thường là 03 tháng hoặc 06 tháng)

Đó là bản sao y của các loại giấy tờ có thể thay đổi, tùy biến các thông tin trong đó, chẳng hạn như Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân…

Vấn đề này hoàn toàn không được quy định trong bất kỳ văn bản nào liên quan đến công chứng, chứng thực như Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP…

Việc phân chia như trên xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa của việc công chứng, chứng thực, cho nên giữa cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực với người dân tự ngầm hiểu, chấp nhận.

Bài viết cùng chủ đề

logo-mblaw
Xóa án tích

Câu hỏi: Tôi bị phạt tù 6 tháng nhưng cho hưởng án treo và thời hạn thử thách là 1

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật