Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hầu hết các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm của mình và muốn mình là chủ sở hữu riêng về sản phẩm đó. Mỗi sản phẩm sẽ có 1 mã số mã vạch riêng. Vậy để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình các bạn cần những giấy tờ gì và làm những công việc gì? MBLAW tư vấn và soạn thảo giấy tờ cần thiết cho các bạn khi đến với chúng tôi. 

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quét mã vạch sẽ lên được thông tin của sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm. Để sản phẩm của quý doanh nghiệp, công ty hiện lên phần mềm đó thì phải trải qua 2 bước

Bước 1 : Tiến hành đăng ký mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tổng cục đo lường chất lường chất lượng Việt Nam). MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng. Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị là 1 bản sao đăng ký kinh doanh chứng thực. 

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao đăng ký kinh doanh
  • Giấy biên nhận hồ sơ 
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm

Sau 1 ngày nhận đủ hồ sơ, ngày tiếp theo quý khách hàng sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng in cho sản phẩm của mình. Sau 1 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Bước 2 : Sau khi đăng ký mã số mã vạch với Tổng cục đo lường chất lượng thì quý khách hàng đã có mã vạch, lúc này người tiêu dùng sử dụng phần mềm quét mã vạch trên điện thoại (ICHECK) thì thông tin sản phẩm của quý khách hàng chưa có. Khách hàng phải đăng ký sử dụng phần mềm của bên thứ ba (Nhà cung cấp phần mềm icheck) Phải đăng ký mua gói sử dụng dịch vụ và đóng phí duy trì hằng năm. Khách hàng có thể liên hệ với MBLAW sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan nhà nước. MBLAW sẽ hỗ trợ khách hàng liên lạc và kết nối với nhà cung cấp phần mềm icheck. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần được giải đáp khách hàng vui lòng gọi hotline 19006232 để được MBLAW tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng cảm ơn!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại về tội trốn thuế

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 200 BLHS năm 2015, cụ thể:

TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM

Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội trốn thuế là một trong những tội phạm được quy định trong các BLHS 1985, 1999 và được tiếp tục quy định là tội phạm trong BLHS năm 2015 nhưng có sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. So với BLHS 1999, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các hành vi phạm tội trốn thuế; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền trên cơ sở nâng mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền cụ thể thay vì tính theo số lần so với số tiền trốn thuế như trước kia và quy định TNHS của pháp nhân thương mại khi phạm tội này.

Hành vi phạm tội này được hiểu là hành vi cố ý không nộp các khoản thuế mà người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật. BLHS 1999 không mô tả cụ thể thế nào là trốn thuế mà chỉ nêu lại tên tội danh, thì BLHS năm 2015 đã mô tả cụ thể các hành vi khách quan của tội trốn thuế, gồm 09 dạng hành vi. Cụ thể:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan thuế.

Đây là các hành vi quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế. Các hành vi này đều được thực hiện với lỗi cố ý và đều nhằm mục đích là không nộp hoặc nộp không đúng, không đầy đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều này, các hành vi kể trên cấu thành tội này khi thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Thứ hai, trường hợp số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng tuy nhiên trước đó người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội được quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo đó:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế là trường hợp trước đó người phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế (mà chưa cấu thành tội phạm); và người bị xử phạt chưa được xóa án tích của lần vi phạm hành chính này mà lại tiếp tục thực hiện thành vi trốn thuế.
  • Đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội phạm quy định tại các Điều 188 (tội buôn lậu), 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm), 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 196 (tội đầu cơ), 202 (tội làm, buôn bán tem giả, vé giả), 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), 253 (tội tàng trữ, vận chuyển , mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), 254 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), 305 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), 306 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự), 309 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân) và 311 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi trốn thuế  với số tiền số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xác định thế nào là phòng vệ chính đáng.

Việc xác định một hành vi nào là phòng vệ chính đáng, hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hay không phải là phòng vệ chính đáng trên thực tiễn không hề đơn giản. Đôi khi ranh giới này rất mong manh.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Theo khoản 2 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tùy từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của sự việc mà hành vi chống trả của người bị hại trong trường hợp đó được xác định là hành phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Xuất hiện ‘kẽ hở’ trong chuyển nhượng ô tô kèm biển số trúng đấu giá?

Hiện nay, dư luận đang quan tâm đến việc một số người tham gia đấu giá biển số xe đẹp với giá hàng chục tỷ đồng nhưng sau đó rao bán hoặc có thể bỏ cọc. Nhiều ý kiến đề xuất cần có chế tài phạt hoặc tăng mức đặt cọc để ngăn chặn tình trạng này. Nhằm giải đáp những thắc mắc, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng việc đấu giá biển số là một giao dịch dân sự, và các biện pháp như tăng tiền đặt cọc theo từng bước giá có thể giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, có lỗ hổng pháp luật trong việc chuyển nhượng ô tô kèm biển số trúng đấu giá mà không phải nộp thuế, cần được xem xét điều chỉnh.

Đọc thêm tại đây 

“Hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ

Trong phiên xử ngày 21/9 thì Phương Nga nói rằng bị cáo và bị hại có “hợp đồng tình ái” trị giá 16.5 tỷ (Nga có lăn tay), hợp đồng có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với bị hại”.

Bị cáo Dung nói hợp đồng có thật, nhưng quan hệ giữa bị hại và Nga đổ vỡ nên bị hại đã biến hợp đồng thành đó thành mua bán nhà để vu cho Nga tội lừa đảo.

Xin luật sư cho biết vậy nếu lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật thì “hợp đồng tình ái” có hợp pháp hay không?

phuong-nga

Ảnh  (báo tuoitre)

Luật sư trả lời:

Trước hết đây là lời khai một phía từ hoa hậu “Phương Nga” nên tôi chưa thể khẳng định hợp đồng tình cảm này có thật hay không? Phương Nga cũng chưa chính thức đưa ra “bản hợp đồng” này để làm chứng cứ xác thực lời khai của mình. Đây là một trong những yếu tố để Tòa án nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

Hợp đồng tình ái” là trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì không có quy định nào về “hợp đồng tình ái”.

Nếu coi đây là một “hợp đồng dân sự” thì nó đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 389 BLDS 2005.

Bởi lẽ, tình cảm là thứ xuất phát tự nguyện từ bản thân của hai phía. Không thể dùng tiền bạc, tài sản hay thậm chí là danh lợi để giao dịch. Như vậy, hành vi dùng 16,5 tỷ VNĐ để đổi lấy 07 năm quan hệ tình cảm với ông M là trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta.

Chế tài xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Nếu lời khai của Nga là đúng sự thật và trong trường hợp Nga biết ông M đã có vợ và vẫn đồng ý chung sống và quan hệ tình cảm với ông M  thì ông M và Nga có thể bị xử phạt hành chính theo tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;..”

Ngoài ra, tùy vào mức độ có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999:

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

 

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh (chỉ áp dụng với Công ty thương mại có hoạt động kinh doanh phân phối)

  1. CÁC HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
  • Hình thức thành lập phải xin Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh (đối với công ty có hoạt động kinh doanh thương mại) áp dụng cho các trường hợp sau:

– Công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ 01% đến 100% tổng số vốn điều lệ ngay khi thành lập công ty;

  • Hình thức Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp áp dụng cho các trường hợp sau:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam với số vốn góp từ 01% đến 100% tổng số vốn điều lệ thuộc các ngành nghề đầu tư không có điều kiện.

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư áp dụng cho trường hợp sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam với số vốn góp từ 01% đến 100% tổng số vốn điều lệ của Công ty Việt Nam với lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại (xuất nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ).

  1. TÀI LIỆU NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN CHUẨN BỊ:

* Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân các tài liệu cần chuẩn bị là:

– Bản sao chứng thực hợp lệ Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài (xác nhận tại ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng tại Việt Nam) tương ứng với số vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

* Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần chuẩn bị là:

– Bản sao Giấy chứng nhận thành lập pháp nhân/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác.

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.

– Bản sao hợp lệ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Điều lệ công ty nước ngoài;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

Đối với dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Lưu ý: Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

  1. BỘ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

* Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức:

– Bản sao Giấy chứng nhận thành lập pháp nhân/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác.

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.

– Bản sao hợp lệ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Điều lệ công ty nước ngoài;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

– Bản sao chứng thực hợp lệ Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài (xác nhận tại ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng tại Việt Nam) tương ứng với số vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thời hạn thực hiện: từ 15 đến 25 ngày làm việc

* Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  • Bản đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần)/ danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) – nếu có
  • Bản sao chứng thực hợp lệ Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập pháp nhân/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác. (đối với nhà đầu tư là tổ chức)
  • Điều lệ công ty nước ngoài; (đối với nhà đầu tư là tổ chức)

Thời hạn thực hiện: từ 7 ngày làm việc

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI UY TÍN CỦA LUẬT MINH BẠCH (MB Law):

– Tư vấn, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của nhà đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam;

– Tư vấn tìm, lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu và hình thức đầu tư;

– Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn góp, vốn đầu tư, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, góp vốn, thời hạn góp vốn;

– Tư vấn điều kiện đầu tư, các ưu đãi đầu tư (nếu có), hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

– Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;

– Hỗ trợ và Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;

– Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

– Tư vấn các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh (xin visa, thẻ tạm trú, giấy phép lao động..) cho nhà đầu tư nước ngoài và các thành viên công ty.

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Mời quý khách hàng xem thêm phần tư vấn của Luật sư công ty Luật Minh Bạch trong chuyên mục Luật sư doanh nghiệp trên kênh truyền hình VITV

Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

–  Trình tự thực hiện:

  1. a) Đối với Tổ chức, cá nhân:

– Thương nhân đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

– Nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan tại Phòng Kinh tế

– Nộp phí, lệ phí theo quy định

– Nhận phiếu hẹn

– Nhận kết quả tại Phòng Kinh tế

  1. b) Đối với Phòng Kinh tế

– Cung cấp Hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập các giấy tờ có trong thành phần Hồ sơ (nếu có yêu cầu).

– Kiểm tra, tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân.

– Thu phí, lệ phí thẩm định và cấp phép giấy phép.

– Lập phiếu tiếp nhận Hồ sơ, lập phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Phòng Kinh tế

– Các thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, Số lượng hồ sơ:

  1. a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu tại;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

– Bản sao hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công cung cấp cho các cơ sở khác chế biến lại phải có bản sao hợp đồng mua bán giữa hai bên.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế
  4. d) Cơ quan phối hợp: không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy phép

– Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy sản xuất rượu thủ công – Phụ lục 04

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công;

– Cơ sở sản xuất đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu  

Đến với MBLAW quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư tư vấn và soạn thảo những giấy tờ pháp lý cần thiết cho khách hàng

Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, làm việc nhanh chóng và có hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được MBLAW giải đáp  

 

 

Luật sư nói gì về việc quản lý dân cư bằng mã số định danh?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư. Một trong những thay đổi quan trọng là bãi bỏ sổ hộ khẩu và sổ tạm trú thủ công, thay thế bằng hệ thống quản lý điện tử trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Người dân sẽ sử dụng mã số định danh cá nhân để thực hiện các thủ tục liên quan thay vì phải trình sổ hộ khẩu hay chứng minh nhân dân.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Minh Bạch), đây là bước đột phá lớn trong cải cách hành chính, giúp giảm phiền hà và rào cản mà sổ hộ khẩu từng gây ra trong nhiều lĩnh vực như tuyển dụng công chức, tiếp cận y tế, giáo dục, và mua nhà. Việc quản lý cư trú điện tử cũng phù hợp với quyền tự do cư trú theo Hiến pháp, giúp người dân dễ dàng di chuyển và đăng ký cư trú mà không gặp phải những hạn chế trước đây. Tuy nhiên, luật sư cũng nhấn mạnh rằng hệ thống mới cần được thực thi hiệu quả để tránh tình trạng quá tải dữ liệu hoặc sai sót trong việc cập nhật thông tin cá nhân. Chính phủ kỳ vọng rằng với cải cách này, người dân sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn, đồng thời khuyến khích họ tập trung phát triển các sáng tạo và đóng góp cho xã hội.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Những trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai

Thời gian qua, vấn đề nổi cổm hiện lên là các quyết định hành chính về quản lý đất đai được ban hành, nhưng không được sự đồng thuận của người dân, tạo nên những bức xúc, dẫn đến tình trạng xung đột, người dân đi kiện tụng, nhưng không phải trường hợp nào cũng được tòa án thụ lý và giải quyết, có những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện, cụ thể : 

mau-don-khoi-kien-ly-hon

Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:

–  Người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

–  Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng.

– Không đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định.

– Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

– Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày (03) làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

+  Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện.

+  Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

Điều 69 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Công văn về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

________________

Số: xxx/LMB-CV

Về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________

 

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……………..

 

Kính gửi:

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                     

Tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là người tham gia bào chữa cho bị cáo X trong vụ án cố ý gây thương tích đã được Tòa án nhân dân huyện X đưa ra xét xử sơ thẩm vào hồi X giờ X phút ngày X tháng X năm 2019.

Kính trình quý cơ quan về nội dung vụ án cụ thể như sau:

Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019, bị cáo A sau khi đi dự đám ma có đi lên nhà mới xây của anh C, sinh năm 1983, trú tại thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y để đậy máy do bị cáo A làm mộc cho C. Lúc này tại nhà C có ông Nguyễn Văn B, anh C và D sinh năm 1986 đều là người cùng thôn, bị cáo A ngồi cạnh ông B cùng uống nước nói chuyện, một lát sau thì có thêm bác Nguyễn Văn Bảy hàng xóm của C. Tại thời điểm này cả ông B và bị cáo A đều đã uống nhiều rượu.

Khoảng 12 giờ 30 phút, lúc đang nói chuyện, trêu đùa, bị cáo A nói ông B dạo này gầy thế, ông B không nói gì mà dùng tay trái bẻ ngón tay của bị cáo A kéo vặn tay ra sau làm bị cáo A ngã ra sàn, rồi tiếp tục dùng cùi trỏ đánh vào cổ bị cáo A. Bị đánh bất ngờ, bị cáo A theo phản xạ tự nhiên vung tay đánh trả nhưng không trúng, thấy vậy D chạy lại ôm lấy bị cáo A đẩy ra xa, trong lúc đó bị cáo A tiếp tục dùng chân không đá với trúng vào vùng cằm ông B. Sau đó được mọi người có mặt tại đó can ngăn nên hai bên không đánh nhau nữa, bị cáo A thì được bác Bảy đưa về, ông B được D đưa về.

Đến khoảng 5 giờ 30 phút ngày hôm sau 12/06/2019, E sinh năm 1982 ở cùng thôn đến nhà ông B thì phát hiện thấy ông B cởi trần nằm bất tỉnh, nhưng vẫn còn sống, trên giường miệng nôn ra nhiều máu nên đã gọi người đến cùng đưa đi Trung tâm y tế huyện X cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z cấp cứu.

Tại Trung tâm y tế huyện X, ông B được chẩn đoán “chấn thương sọ não kín – Tụ máu nội sọ/Tăng huyết áp”, kết quả chụp CT sọ não cho thấy có “tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái” (Bút lục 54, 56).

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z, ông B đã được chỉ định mổ cấp cứu “lấy máu tụ dưới màng  cứng, giải tỏa não + hồi sức” (bút lục 76).

Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 13/06/2019, gia đình ông B xin ra viện và sau đó ông B đã tử vong trên đường từ bệnh viện trở về nhà.

Đến 14 giờ 00 ngày 28/11/2019, Tòa án nhân dân huyện X đã quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành Bản án số X/2019/HS-ST qua đó tuyên bị cáo X phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là “Làm chết người” theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình Sự 2015 với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Nguyễn Văn B trong khi không có căn cứ thuyết phục, còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và đặc biệt là không xác định % tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với tội phạm cố ý gây thương tích.

Quan điểm của phía luật sư bào chữa cho bị cáo về vấn đề này như sau:

Tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định:

            “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  1. a) Làm chết người;”

Để có thể phạm tội cố ý gây thương tích theo cấu thành tăng nặng tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự nêu trên, trước hết hành vi của bị cáo A phải thỏa mãn cấu thành cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Điều này đồng nghĩa với việc bị cáo A phải có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho bị hại Nguyễn Văn B mà tỷ lệ tổn thương cơ thể đạt từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp liệt kê từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích (phải có % tỷ lệ tổn thương cơ thể).

Sau đó, từ tỷ lệ tổn thương cơ thể đã gây ra cho bị hại B mới cấu thành tội cố ý gây thương tích là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả bị hại B chết.

Tuy nhiên, tại các Quyết định trưng cầu giám định trong hồ sơ vụ án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện X chưa yêu cầu giám định nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”

Từ đó dẫn đến các Bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Z và Viện pháp y quốc gia cũng như Bản cáo trạng không thể hiện được nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”. Từ đó, đề nghị Tòa trả lại hồ sơ để làm rõ các nội dung sau:

  1. Giám định đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với vết thương vùng môi, cằm trực tiếp gây ra do cú đá mà bị cáo đã thực hiện. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể xác định được như trên với hậu quả chết người đã xảy ra?

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã bác bỏ quan điểm của Luật sư và nhận định tại bản án số X/2019/HS-ST ngày 28/11/2019: “Về trách nhiệm hình sự: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa hôm nay phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người tham gia tố tụng khác, phù hợp kết luận giám định và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở khẳng định, Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019 tại nhà C ở thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y. Do đã uống rượu không làm chủ được bản thân, Nguyễn Văn B đã có hành vi bẻ ngón tay cái của X và đánh cùi trỏ vào vùng cổ A thì bị A dùng chân đá một phát trúng vào vùng cằm vào mồm tạo ra một lực tác động lớn có chiều từ trước ra sau, từ dưới lên trên, tác động qua xương hàm, xương nền sọ, tới não làm tổ chức não va đạp vào xương vòm sọ gây dập tổ chức não vùng thái dương – chẩm trái, đồng thời gây chảy máu màng mềm vùng thái dương – đỉnh trái, chảy máu nội sọ từ từ tạo thành khối máu tụ lớn chèn ép vào não gây hôn mê, đến ngày 13/06/2019 thì Nguyễn Văn B tử  vong. Hành vi của bị cáo X đã đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào tội Cố ý gây thương tích quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Viện kiểm sát nhân dân huyện X truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không có căn cứ.” Qua đó, quyết định tuyên bị cáo A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại Nguyễn Văn B.

Vì vậy, tôi kính đề nghị Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc của tôi về việc “Khi tiến hành xét xử trong các vụ án về tội phạm cố ý gây thương tích có bắt buộc phải làm rõ % tỷ lệ tổn thương cơ thể hay không?” để làm căn cứ bào chữa cũng như căn cứ để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh xảy ra án oan sai.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý cơ quan.

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

 

 

 

 

  

 

 

 

 

  

Để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ có bị xử phạt không?

Để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

untitled-10

Một số hộ dân đổ vật liệu xây dựng ra lòng đường gây cản trở giao thông

Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

 Căn cứ vào điểm e, khoản 5 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

 “Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

 5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

 e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15”;

 Như vậy, thanh tra giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông.

 Thứ hai, mức phạt đối với hành vi để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ

 Theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 46/2016  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

 “Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 d) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;

 6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

 b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.

Xử lý tài sản thừa kế khi có một người từ chối nhưng không ký văn bản từ chối?

Câu hỏi : 

Bà nội tôi có tài sản là một mảnh đất, bà là người đứng tên trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Bà tôi mất năm 1999 và không để lại di chúc.

Bà tôi có 2 người con, Cha tôi và chú tôi.

Theo điều 676 bộ luật dân sự, cha tôi và chú tôi là hàng thừa kế thứ nhất, nên mỗi người được hưởng 1/2 tài sản từ bà tôi.

Nhưng hiện nay, chú tôi từ chối nhận thừa kế, và từ chối ký tất cả các giấy tờ liên quan đến thừa kế tài sản. Chú tôi cũng từ chối ký vào văn bản nhận tài sản thừa kế – mẫu số 60/VBTC. 

Xin hỏi trong trường hợp này, pháp luật quy định xử lý tài sản thừa kế như thế nào? Cha tôi có được thừa kế toàn bộ không?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin trưởng chúng tôi và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn trong trường hợp trên như sau:

Tại điều 642 Bọ luật dân sự về từ chối nhận di sản có quy định:

Điều 642. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Như vậy, nếu người chú từ chối nhận di sản thì cũng đã hết thời gian cho phép từ chối nhận di sản nên trong trường hợp được xem là phải nhận di sản.

Vấn đề hiện nay cha bạn cần biết là vì sao chú bạn lại từ chối ký vào các thủ tục giấy tờ về khai nhận di sản thừa kế để tự làm khó nhau như vậy để giải tỏa gút mắc nhằm tiến hành các thủ tục khai nhận để được sở hữu tài sản thừa kế.

Nếu các thành viên trong gia đình không thể tự thương lượng giải quyết được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Căn cứ vào phán quyết có hiệu lực tỏa của tòa án thì các cơ quan chức năng sẽ thực hiện.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật