Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch nhanh

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm, giá cả, tính năng sử dụng và nguồn gốc sản xuất, xuất xứ hàng hóa

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm khi đưa qua máy quét mã

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.
  3. Nhờ có mã số mã vạch mà doanh nghiệp dễ dàng quản lý các sản phẩm bên mình, cung cấp cho các chuỗi siêu thị giúp họ dễ dàng hơn trong việc thanh toán và xuất nhập kho hàng

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị. Hồ sơ nhanh gọn, kết quả nhanh, dễ dàng có mã vạch để sử dụng Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất.

Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sau khi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm (Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 29 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 29, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 29 : Quyền xác định, xác định lại dân tộc 

1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước “kiểm soát” hoạt động của tổ chức tín dụng như thế nào?

Kiểm soát đặc biệt là gì?

tcnh

Theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước 2010, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Thông tư 07/2013 cho biết “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.”

Kiểm soát đặc biệt xảy ra trong trường hợp nào?

Một tổ chức tín dụng khi không đáp ứng được khả năng hoạt động cụ thể khi mà tổ chức tín dụng đó:

– Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

– Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

– Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

– Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Như vậy có năm trường hợp mà tổ chức tín dụng có thể bị đặt dưới tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và khi một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt, sẽ có một đội ngũ được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát được gọi là Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm những cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng và cán bộ của tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đó, sẽ có các điều kiện yêu cầu đối với các cá nhân là Trưởng ban kiểm soát đặc biệt và cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt. về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát đặc biệt này sẽ giám sát, xem xét về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng,..

Các hình thức kiểm soát đặc biệt

Có hai hình thức kiểm soát đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đối với một tổ chức tín dụng, căn cứ tùy theo  thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật mà tổ chức tín dụng đó mà Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định biện pháp Giám sát đặc biệt là “mức kiểm soát thấp” hoặc Kiểm soát toàn diện là “mức kiểm soát cao”. Theo đó:

– Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

– Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

Về thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng này không có một mốc cố định sẵn mà tùy vào mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới các cơ quan tổ chức có liên quan.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt này có thể được gia hạn trong vòng 30 ngày trước khi hết thời hạn chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

Chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

giao-dich-vien-600x4001

Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

– Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

– Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;

– Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ có yêu cầu mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Hậu kiểm soát đặc biệt, hồi sinh hay biến mất?

ngan-hang

Trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, đã không ít trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào diện này. Nhiều ngân hàng đã trở lại sau giai đoạn khó. Điền hình là trường hợp của Eximbank, ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, đã có thời điểm ôm khối nợ xấu cả nghìn tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ do liên quan đến một vụ án kinh tế.

Năm 1997, Eximbank thực sự rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi đó NHNN đã phải đưa Vietcombank vào quản lý. Mặc dù trong thực tế, Nhà nước không bỏ một đồng nào vào Eximbank nhưng ngân hàng này đã hồi sinh, nhiều năm sau đó tăng trưởng vượt bậc.

Những cái tên khác cũng đã từng kinh qua một thời gian khó nhưng đã hồi sinh và “sống khỏe” như VPBank (2002), Maritime Bank (2001), thậm chí cả ngân hàng lớn như VietinBank (đầu năm 2001, Incombank, tên cũ của VietinBank đã rơi vào tình trạng phá sản về mặt kỹ thuật).

Dù vậy, trong quá trình tái cơ cấu cũng có những cái tên đã biến mất sau khi bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt” mà không thể khắc phục được hậu quả như Ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á Thái Bình Dương.

Công ty Luật Minh Bạch

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn?

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty (anh H). Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác

Công ty muốn nhận được sự tư vấn từ phía luật sư

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn quý công ty đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của công ty chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này ,chúng tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phaỉ trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

 

Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

Thủ tục Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Yêu cầu : 

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 –  Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

Cách thức thực hiện :  Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi: (Về cơ bản hồ sơ của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi nhưng thẩm quyền cấp một số loại  giấy tờ chưa được xác định rõ)

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

          – Giấy khai sinh;

          – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

          – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

          – Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết : 

– Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

– Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

 

Điều 109 Bộ luật dân sự 2015

Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Trợ cấp cho người khuyết tật khi mang thai và nuôi con dưới 36 tháng?

Câu hỏi :  Tôi muốn hỏi hiện giờ tôi cũng là người khuyết tật vẫn được hưởng trợ cấp xã hội nhưng tôi đang nuôi con nhỏ gần 1 tuổi vậy tôi còn được hưởng trợ cấp xã hội nữa không? Tôi xin cảm ơn. Và nếu được tôi phải làm thủ tục gì nữa? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng MBLAW và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc cho bạn luật sư chúng tôi trả lời bạn như sau: 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Luật người khuyết tật như sau :

“2. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy chị đang được hưởng trợ cấp xã hội mà nuôi con gần 1 tuổi chị không nêu rõ là chị có thuộc trường hợp người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng hay không? Nếu thuộc trường hợp này thì chị sẽ được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng. Còn nếu không thuộc 2 trường hợp là khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì chị vẫn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và không được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng. 

Mặt khác theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật thì Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng đồng thời trợ cấp xã hội hằng tháng và được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng.

Như vậy nếu thuộc trường hợp khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chị sẽ có thêm hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Và chị cần thực hiện các công việc sau để được hưởng theo quy định của pháp luật :

a) Trình tự thực hiện:

– Đối với đối tượng thực hiện TTHC: Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy định, gửi UBND cấp xã.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ:

+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.

(Bản sao: Bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 32 ngày (trường hợp có khiếu nại, tố cáo: 42 ngày).

Mọi ý kiến thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp

Trân trọng cảm ơn!

 

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

 

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

                                                                             NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bổ sung đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Ngày 01/9/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 7433/BNN-TCTS về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

scmtb

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển bao gồm:

– Chủ tàu cá và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung từ 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở và người lao động thường xuyên tại cơ sở đã nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi từ ngày 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở chế biến thuỷ sản có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc hộ khẩu thường trú tại vùng bị thiệt hại và người lao động làm thuê trong các cơ sở này.

– Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thuỷ sản có kho lạnh, kho cấp đông tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố, còn lưu kho các sản phẩm được thu mua trước ngày 30/8/2016 và người lao động trong các cơ sở này.

Công văn 7433/BNN-TCTS bổ sung Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

 

Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản

Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

Mở cửa ô tô, rơi mũ giữa đường làm chết người: Xử lý thế nào?

Vừa qua, một số vụ tai nạn giao thông xảy ra do sự bất cẩn của người điều khiển phương tiện mở cửa xe, rơi mũ… dẫn đến tai nạn chết người khiến nhiều người lo lắng.

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng những vụ tai nạn này có dấu hiệu cấu thành tội “vô ý làm chết người” theo Điều 98 Bộ luật Hình sự. Ông giải thích rằng, dù hành vi vô ý, người gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Luật sư cũng phân biệt giữa lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả, nhấn mạnh rằng những trường hợp bất cẩn nêu trên đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và pháp luật buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. Do đó, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều kiện mở doanh nghiệp tư vấn bất động sản

Hỏi: Hiện nay tại Việt Nam, giao dịch bất động sản vẫn rất sôi động và chúng tôi muốn đầu tư mở doanh nghiệp tư vấn bất động sản cho khách hàng nước ngoài, kiều bào tại Việt Nam. Vậy chúng tôi muốn biết mở 1 doanh nghiệp tư vấn bất động sản thì cần những điều kiện gì?

thay-doi-dia-chi-f18f4

Trả lời:

Vâng, đúng vậy, trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển ổn định về mặt kinh tế thì thị trường bất động sản ở Việt Nam cũng phát triển hết sức sôi động. Tham gia vào thị trường này thì không còn giới hạn chỉ là người Việt Nam sinh sống trong nước có nhu cầu về nhà ở nữa, mà còn có một bộ phận rất lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhu cầu đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam để sinh sống, học tập, làm việc hay kinh doanh.

Chính vì vậy, cùng với đó là các dịch vụ liên quan đến đầu tư, kinh doanh bất động sản cho các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như người nước ngoài có thể sở hữu, sử dụng đối với bất động sản ở Việt Nam cũng phát triển theo đúng quy luật cung – cầu nhằm đáp ứng yêu cầu này.

Đối với hoạt động tư vấn bất động sản theo pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thì đây là một hoạt động kinh doanh bất động sản.

Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Tư vấn bất động sản là hoạt động trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của các bên”.

Đối với ngành nghề kinh doanh là tư vấn bất động sản thì pháp luật Việt Nam không quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tức là bạn có quyền tự do đăng ký, tự do hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh này. \

Như vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và một số hồ sơ theo mẫu của Luật Doanh nghiệp để gửi đến Sở Kế hoạch đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tổ chức hoạt động.

Bạn có thể lựa chọn các hình thức doanh nghiệp như: Công ty tư nhân; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh….để hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản của mình.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh ( Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Bài viết cùng chủ đề

logo MBLaw
Luật đầu tư năm 2020

Luật Đầu tư 2020 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam về hoạt động kinh doanh, đầu

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật