Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác

Kể từ 01/06/2014 Thông tư 15 chính thức có hiệu lực thay thế Thông tư 12 và không đề cập đến thời hạn sang tên đổi chủ xe qua nhiều chủ mà chỉ quy định về thủ tục như sau:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

Đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) và Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

c) Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bé gái bị mẹ và cha dượng bạo hành tử vong: “Ác mẫu” có được hoãn thi hành án?

Xoay quanh vụ án mẹ ruột Nguyễn Thị Lan Anh và cha dượng Nguyễn Minh Tuấn bạo hành con gái 3 tuổi dẫn đến tử vong. Lan Anh và Tuấn đã bị khởi tố về tội Giết người. Theo kết quả khám nghiệm, cháu bé bị chấn thương sọ não, gãy răng, và bị đánh đập dã man nhiều lần, dẫn đến cái chết thương tâm vào ngày 29/3.

Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định rằng hành vi tàn ác của hai bị can sẽ được coi là tình tiết tăng nặng trong quá trình xét xử. Mặc dù Lan Anh đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, cô có thể được xem xét hoãn thi hành án theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, luật sư cho rằng tòa án có thể giao đứa con nhỏ cho người thân hoặc cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, do cả Lan Anh và Tuấn không còn khả năng thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra và làm rõ.

Mời bạn đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Mẫu giấy biên nhận hồ sơ
TÊN CƠ QUAN TRAO HỒ SƠ
TÊN CƠ QUAN NHẬN HỒ SƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:………………

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2016

 

GIẤY BIÊN NHẬN

Hồ sơ….

————–

Họ và tên: …………………………………………….

Chức vụ, đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………….

Đã tiếp nhận hồ sơ của:

Ông (bà):  ………………………………………………………………………….. bao gồm:

1…………………………………………………………………………………………………………………..

3………………………………………………………….

4………………………………………………………….

5………………………………………………………….

6…………………………………………………………. .

……………………………………………….

……………………………………………….

 


Nơi nhận:
– Cơ quan trao hồ sơ
– Lưu: Hồ sơ.
 

NGƯỜI TIẾP NHẬN

 

Điều kiện dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước

Vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký Quyết định 1731/QĐ-KTNN về việc ban hành Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

Theo đó, người dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:

– Đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước;

– Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi ngạch Kiểm toán viên;

– Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm toán viên nhà nước sẽ đảm nhiệm;

– Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch Kiểm toán viên nhà nước dự kiến thi;

– Được thủ trưởng đơn vị đang quản lý trực tiếp cử tham dự kỳ thi;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

Quyết định 1731/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 13/10/2016.

Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu

Căn cứ Điều 21 Mục 1 Chương III Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ đơn vị tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN lần đầu, gồm:

– Thành phần hồ sơ:

Đối với người lao động: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn cần có giấy tờ chứng minh.

Đối với đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS); bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

– Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Điều 50 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 50, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 50: Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Mẫu tờ khai đăng ký thuế mới nhất

Dành cơ quan thuế ghi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

Mẫu số:

03-ĐK-TCT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của  Bộ Tài chính)

 

Ngày nhận tờ khai:
 
Nơi nhận:

DÙNG CHO CÁ NHÂN, NHÓM CÁ NHÂN SXKD HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

MÃ SỐ THUẾ

Dành cho cơ quan thuế ghi

 

 

 

 

 

 

1. Tên cơ sở kinh doanh 4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh
 

 

4a. Tên chủ CSKD:
4b. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ CSKD
 
2. Địa chỉ kinh doanh
Số nhà, đường phố, thôn, xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
2a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm:  Phường/xã
2b. Phường/xã: Quận/ Huyện:
2c. Quận/ Huyện: Tỉnh/ Thành phố:
2d. Tỉnh/ Thành phố: 4c. Chỗ ở hiện tại của chủ CSKD
2e. Điện thoại:                             / FAX: Số nhà, đường phố, thôn xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
3. Địa chỉ nhận thông báo thuế

3a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm hoặc hòm thư bưu điện:

3b. Phường/xã:

3c. Quận/ Huyện:

3d. Tỉnh/ Thành phố:

3e. Điện thoại:                             / Fax:

E-mail:

Phường/xã
 Quận/ Huyện:
Tỉnh/ Thành phố:
4d. Thông tin khác

Điện thoại:                  / Fax:

E-mail:                         / Website :
6. Giấy tờ chứng thực cá nhân
6a. Ngày sinh: ……./……/……….   6b. Quốc tịch:
6c. Số CMND:……………………..Ngày cấp…………………………Nơi cấp…………………………
6d. Số Hộ chiếu………………………. Ngày cấp…………………………Nơi cấp………………………………….
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5a. Số: …………………         5b. Ngày cấp: …./…./……… 6e. Số Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số Giấy tờ chứng thực cá nhân…………………….Ngày cấp………………Nơi cấp…………..

 

5c. Cơ quan cấp:
7. Vốn kinh doanh (đồng)  

 

8. Ngành nghề kinh doanh chính
9. Đăng ký xuất nhập khẩu:
 

Có                                      Không

 

  1. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: …./…./

 

 

11. Các loại thuế phải nộp:

Giá trị gia tăng Tiêu thụ đặc biệt Tài nguyên Thu nhập doanh nghiệp Môn bài Thu nhập cá nhân
Thuế SDĐPNN

 

12. Tỉnh trạng đăng ký thuế:
 

Cấp mới Chuyển địa điểm Tái hoạt động SXKD Khác
  1. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng

 

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHAI (CHỮ IN)

 

Chữ ký người kê khai:

 

 

Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:

 

Mục lục ngân sách: Cấp Chương Loại Khoản Mã ngành nghề kinh doanh chính

 

 

 

 

Nơi đăng ký nộp thuế Ngày kiểm tra tờ khai: …../…../……….

 

Phương pháp tính thuế GTGT

Khấu trừ Trực tiếp trên GTGT Trực tiếp trên doanh số Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Khoán Không phải nộp thuế GTGT

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

MẪU SỐ 03-ĐK-TCT

1. Tên cơ sở kinh doanh: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa chỉ kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.

3. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ;

4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên cá nhân của chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh; Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

6. Giấy tờ chứng thực cá nhân: Số chứng minh nhân dân; số hộ chiếu; giấy tờ chứng thực các nhân khác do cơ quan Cơ quan có thẩm quyền cấp, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố cấp) của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số hộ khẩu thường trú và nơi cấp nếu có.

7. Vốn kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh, nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.

8. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành nghề kinh doanh chính

9. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu cơ sở kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu “Có” và ngược lai, đánh dấu “Không”

10. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh

11. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.

12. Tình trạng đăng ký thuế:

Nếu cá nhân, hộ kinh doanh lần đầu tiên đăng ký thuế để cấp mã số thuế với cơ quan thuế thì đánh dấu X vào ô “Cấp mới”.

Nếu cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh từ thì đánh dấu vào ô “Chuyển địa điểm” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.

Nếu cá nhân sau một thời gian nghỉ kinh doanh, hoạt động kinh doanh trở lại thì đánh dấu X vào ô “Tái hoạt động sản xuất kinh doanh” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.

12. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc: Đánh dấu X vào ô này nếu có các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đồng thời liệt kê các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đó vào  Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc.

 

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Sau khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.

– Bước 2: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình tại Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan thì Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

– Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

– Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

23

2.Hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ của người nhận con nuôi

– Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.05 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); (trường hợp  cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với  trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

– Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

– Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Điều 292 BLHS 2015: Cần hiểu đúng và minh bạch trong quy định

Trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực (ngày 1/7/2016), trên một số trang báo, trên mạng xã hội …. đã rộ lên thông tin liên quan đến việc xử lý hình sự đối với các hành vi kinh doanh trên Facebook, trên website hay đưa ra nhận định “Nguyễn Hà Đông có thể bị xử lý hình sự về hành vi kinh doanh game Flappy Bird” ….nếu không đăng ký. (more…)

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Nghị định số 68/2009/NĐ-CP Sửa Đổi, Bổ Sung Khoản 7 Điều 4 Nghị Định Số 37/2006/Nđ-Cp Ngày 04 Tháng 4 Năm 2006 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Luật Thương Mại Về Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: 68/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 7 ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại như sau:

“7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Theo quy định của pháp luật thì việc vay mượn tiền, tài sản giữa cá nhân với cá nhân phải có giấy tờ gì?

#Thưa Luật sư, việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân, đặc biệt là những người thân thích, ruột thịt trong gia đình là việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất phức tạp nếu có vấn đề gì đó xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật thì việc vay mượn tiền, tài sản giữa cá nhân với cá nhân thì phải có những giấy tờ gì?

Quan hệ vay mượn giữa cá nhân với cá nhân (Ảnh minh họa)

Quan hệ vay mượn là một giao dịch dân sự dựa trên thỏa thuận của các bên, trong đó bên cho vay giao tài sản của mình, có thể là tiền, bất động sản, xe cộ cho bên vay. Các bên trong quan hệ này các bên sẽ xác lập một khoảng thời gian cho vay mượn nhất định, khi hết thời hạn, bên vay sẽ phải trao trả lại tài sản đúng số lượng, chủng loại tài sản đã vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Việc cho vay giữa cá nhân với cá nhân, đặc biệt là những người trong gia đình, người thân, người quen cũng giống như việc cho vay giữa ngân hàng với cá nhân, tổ chức, về bản chất đều là quan hệ vay mượn, có vay có trả. Điểm khác biệt lớn nhất là cá nhân với cá nhân đặt tình cảm vào quan hệ vay mượn này còn ngân hàng thì không. Chính vì đặt cảm xúc, sự tin tưởng vào quan hệ vay mượn giữa cá nhân với nhau, các bên bỏ qua những quy trình, thủ tục, giấy tờ cần thiết giống như cách mà ngân hàng vẫn làm khiến cho việc tranh chấp sau khi vay trở nên phức tạp, khó giải quyết.

Theo quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự, Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, thậm chí là hành vi cụ thể, chỉ những giao dịch liên quan đến đất đai, về xe cộ thì mới cần phải thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định. Như vậy, việc vay mượn tài sản là tiền thì có thể thực hiện không cần giấy tờ mà các bên chỉ cần thể hiện hành vi, lời nói thì cũng được công nhận.

Tuy nhiên việc cho vay bằng lời nói, hành vi tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Tòa án chỉ đồng ý thụ lý, giải quyết và đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý trên xem xét, đánh giá chứng cứ. Theo đó, nếu chỉ giao kết bằng lời nói mà đối phương không thừa nhận, thì cũng rất khó để phân định đúng sai khi đưa ra pháp luật.

Vì vậy, dể loại trừ những rủi ro có thể xảy ra tranh chấp khi các bên tiến hành xác lập loại giao dịch dân sự này, thì hơn cả các bên vẫn cần giao kết bằng văn bản. Điều đầu tiên, trước khi xác lập hợp đồng, giấy cho vay, các bên cần xác định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của chủ thể để xác định tính phù hợp với giao dịch dân sự để đảm bảo hợp đồng, giấy cho vay có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, đề nghị cung cấp căn cước công dân, sổ hộ khẩu bản sao chứng thực. Đây là giấy tờ để xác định đối tượng về chủ thể trong giao dịch này và thẩm quyền giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp. Tài liệu này cũng là giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ khởi kiện hay tố giác khi bên cho vay tiến hành những phương án giải quyết tranh chấp này. Vì vậy, khi tiến hành cho vay, cả bên vay lẫn bên cho vay đều cần thiết phải yêu cầu loại giấy tờ này.

Thứ ba, giấy tờ vay mượn, hợp đồng vay mượn. Mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc giao dịch cho vay phải được lập thành văn bản mà có thể giao kết bằng miệng, tuy nhiên, việc xác lập hợp đồng vay mượn bằng văn bản là cần thiết, chắc chắn và rõ ràng hơn rất nhiều, nếu cẩn thận hơn, có thể xác lập hợp đồng cho vay, giấy vay mượn tại văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã để chứng thực chữ ký của các bên.

Thứ tư, những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có) để xác minh tài sản vay mượn là hợp pháp, chính chủ, tránh xảy ra tranh chấp đối với bên thứ ba.

Thứ năm, biên bản giao nhận tài sản, để làm căn cứ chứng minh việc vay mượn này đã được thực hiện.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Thủ tục chuyển địa điểm công ty khác quận

Câu hỏi :

Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế

  1. Với cơ quan thuế

1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:

– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  : 2 bản photo
– Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận

– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở

-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC  (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)

 – Tờ khai điều chỉnh thuế

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới

 – Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về

– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục

– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì  nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại

– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn

2.Với cơ quan  đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)

Thành phần hồ sơ bao gồm :

–        Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh

–        Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp

–        Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở

–        Giấy giới thiệu

–          Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền

cac-loai-ma-so-ma-vach
Đăng ký mã barcode

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật