Các cá nhân, tổ chức muốn tham gia các hoạt động giám sát, lập dự án, thiết kế, thi công công trình xây dựng thì cần phải công bố thông tin năng lực xây dựng của mình lên website của bộ xây dựng, theo quy định tại thông tư số 17/2016/TT-BXD
Trình tự thực hiện :
Tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng không thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực nộp hồ sơ đề nghị đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin năng lực tại sở xây dựng để được xem xét, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở xây dựng
Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở xây dựng thông báo 1 lần bằng văn bản cho tổ chức,cá nhân đề nghị đăng tải thông tin hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở xây dựng có trách nhiệm xem xét đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở xây dựng
Cách thức thực hiện :
Nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa – Sở xây dựng hoặc qua đường bưu điện địa chỉ số : Số 17,ngõ Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Thành phần hồ sơ :
Bản đề nghị đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 13 Thông tư này;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương của tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ trì các bộ môn trong tổ chức;
Tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu). Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị đăng tải thông tin cung cấp tài liệu gốc để đối chiếu.
Thời hạn giải quyết : 15 ngày
Kết quả : Thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở xây dựng Hà Nội
Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:
Công ty Luật Minh Bạch
Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017
Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:
– Trẻ em bị hiếp dâm;
– Trẻ em bị cưỡng dâm;
– Trẻ em bị giao cấu;
– Trẻ em bị dâm ô;
– Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này, quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:
Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng trở lại bởi “rò rỉ” con số bồi thường theo dư luận ước tính là 3,9 tỉ đồng. Số tiền này là nhiều hay ít và dựa trên căn cứ nào? Và có đầy đủ cơ sở pháp lý không?
C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Cty TNHH URC Việt Nam
Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết: Trên thực tế, tính cho đến thời điểm này, chưa ai chứng minh được thiệt hại từ hành vi của URC gây ra cho người tiêu dùng, trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất, bắt buộc phải chứng minh trong các vụ việc liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Và cho đến giờ, cũng không ai hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có văn bản chính thức kết luận về việc người tiêu dùng chỉ bị thiệt hại tối đa là 3,9 tỷ đồng do các sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC gây ra và mức bồi thường này là tương xứng với thiệt hại thực tế mà URC đem đến khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng.
Mặt khác, xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này cũng rất khó xác định ai là chủ thể trực tiếp nhận bồi thường bởi người tiêu dùng là một khái niệm rất chung chung, khó xác định. Số tiền 3,9 tỷ đồng trên, thoạt nhìn có thể là khá lớn và phần nào khỏa lấp được trách nhiệm của URC với cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này.
Song cần phải xem lại đây thực chất là tiền gì? “Bởi nếu đã gọi là bồi thường thiệt hại thì phải tuân theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” sẽ được áp dụng để giải quyết”
Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng như nội dung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thống nhất quy định khi: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Tuy nhiên, để xác định được chính xác mức thiệt hại xảy ra trên thực tế đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra để đưa ra một mức (số tiền) bồi thường cụ thể lại không hề đơn giản.
Vì căn cứ quan trọng nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “thiệt hại xảy ra trên thực tế”. Thiệt hại đó có thể bao gồm: Thiệt hại về vật chất (tính mạng, sức khỏe, tài sản…); Thiệt hại về tinh thần và toàn bộ chi phí hợp lý để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại đó (được quy định cụ thể tại Điều 604 đến 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).
Như vậy, việc chỉ căn cứ vào giá bán ra của sản phẩm C2, Rồng đỏ để làm căn cứ đưa ra mức bồi thường (như cách mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tính toán) là không chính xác, chưa toàn diện và không đúng quy định về bồi thường thiệt hại.
Hay nói cách khác, trong trường hợp này, chưa một ai xác định được chính xác mức thiệt hại trên thực tế để làm căn cứ bồi thường, cũng như chưa tính toán được toàn bộ chi phí mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trực tiếp là người tiêu dùng đã phải chi trả để “hạn chế, khắc phục” được thiệt hại do hành vi vi phạm của URC gây ra đối với người tiêu dùng.
Xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng không thỏa mãn yếu tố là chủ thể để có thể được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại từ URC, bởi Hội này không phải là “người bị thiệt hại” trực tiếp từ hành vi vi phạm của URC gây ra.
Chính vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý của khoản tiền “bồi thường” mà Vinastas yêu cầu URC chi trả, Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Hội cần phải xác định rõ đây là khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của URC đối với người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của mình gây ra? Hay chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ Vinastas trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam?
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
“Có như vậy, Hội mới có thể “đường đường chính chính” nhận và tiêu khoản tiền trên theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội cần phải tiếp tục yêu cầu URC cam kết có trách nhiệm với người tiêu dùng (kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như bồi thường thiệt hại) khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi các sản phẩm khuyết tật do URC sản xuất và phân phối”
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh Việt Nam, ngoài hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam
1.Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
2.Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Nếu không thuộc trường hợp trên, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế
3.Điều kiện để nhà đầu tư có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp
Để có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ trường hợp
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
c) Cần có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này
d) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký, có hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức
đ) Có bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với nhà đầu tư là cá nhân
4. Thủ tục pháp lý
MB Law sẽ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết trên cơ sở dữ liệu khách hàng cung cấp và sẽ tiến hành nộp và giải trình hồ sơ tại cơ quan nhà nước
Thủ tục bao gồm:
– Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn
– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh ( thông tin thành viên, cổ đông, tỷ lệ góp vốn), nếu làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp
– Thời hạn giải quyết hai thủ tục nêu trên từ 20 đến 25 ngày tùy thuộc vào tiến độ xử lý của cơ quan nhà nước
Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.
Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Gia đình tôi kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, hàng tiêu dùng
Tôi muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì cần những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào? Mong được luật sư tư vấn hỗ trợ. Tôi xin cảm ơn
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Bạch, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:
Bạn hoặc người đại diện hộ gia đình thành lập Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gia đình bạn đặt địa điểm kinh doanh; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ; khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và chuyển ngay hồ sơ đến Phòng Tài chính – Kế hoạch để xem xét, giải quyết : 0,5 ngày.
Yêu cầu:
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết : UBND cấp huyện nơi hộ gia đình đặt địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu);
– Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (theo mẫu);
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
Số lượng : 01 hồ sơ
Thời hạn giải quyết : 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
Mọi ý kiến thắc mắc và hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ qua hotline : 19006232 hoặc 0987.892.333 để được giải đáp thắc mắc
Câu hỏi : Tại một số dự án chung cư, căn hộ đã hoàn thiện, dân đã vào ở nhưng chưa đóng hết tiền (chưa đủ 95% theo quy định) nên chưa được nhận sổ đỏ. Tức người mua đang mặc định sổ đỏ do chủ đầu tư cầm và được ngân hàng đứng ra hỗ trợ tiền mua nhà, tức hợp tác 3 bên. Tuy nhiên, việc này gây rủi ro là nếu như chủ đầu tư không có tiền trả ngân hàng, thì ngân hàng có quyền tịch thu căn hộ, một số trường hợp tranh chấp kiểu này đã từng xảy ra. Vậy soi theo luật, chủ đầu tư có sai? Và khách hàng rủi ro như thế nào? Có cách nào để khách hàng biết được chủ đầu tư có mang sổ đỏ của họ đi thế chấp không? Trả lời: a) Soi theo luật, chủ đầu tư có sai? Trong những tranh chấp kiểu này, lỗi thuộc về chủ đầu tư. Bởi lẽ căn cứ vào Điều 56 và Điều 57 Luật kinh doanh bất động sản: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết. Khi mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, bên mua chưa được cấp sổ đỏ thì bên bán chỉ ứng trước không quá 95% giá trị hợp đồng, giá trị còn lại được thanh toán khi cơ quan nhà nước đã cấp sổ đỏ cho bên mua. Chủ đầu tư phải sử dụng tiền ứng trước của khách hàng theo đúng mục đích đã cam kết khi giao dịch. Nếu người mua căn hộ đã thanh toán đầy đủ tiền theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì họ đã là chủ sở hữu tài sản đó, chủ đầu tư không được phép mang căn hộ của người dân đi thế chấp ngân hàng. Chủ đầu tư không cấp sổ đỏ cho chủ sở hữu căn hộ mà mang tài sản của các chủ sở hữu căn hộ đi thế chấp có dấu hiệu của tội lừa đảo.Việc ngân hàng đến siết nợ chủ đầu tư, yêu cầu cư dân ra khỏi nhà để tiến hành phát mãi, thì người dân có quyền không đi và khởi kiện ra tòa. Người dân chỉ phải ra khỏi nhà khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu căn hộ được thế chấp trước khi đem bán, dù chưa xóa bảo lãnh, xóa thế chấp nhưng chủ đầu tư vẫn ký Hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai cho cư dân và bàn giao căn hộ đã bị thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất để cư dân quản lý, sử dụng thì rõ ràng, chủ đầu tư trong vụ việc này đã vi phạm pháp luật. Vì một tài sản bị đem ra giao dịch ít nhất 2 lần.
Do vậy, trong trường hợp chủ đầu tư đã sử dụng số tiền ứng trước sai mục đích cam kết giữa hai bên, hoặc đem nhà đã bán đi thế chấp, hoặc thế chấp trước khi bán đều vi phạm pháp luật. b) Rủi ro của khách hàng: Mua bán tài sản hình thành trong tương lai, tài sản chưa hiện hữu ở thời điểm xác lập hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai thì khách hàng luôn là người bị động, có nhiều nguy cơ gánh chịu rủi ro vào bất cứ thời điểm nào. Nếu rơi vào trường hợp như trên, người mua nhà sẽ phải đối mặt với rủi ro khi chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ trách nhiệm với bên liên quan là ngân hàng, dẫn đến dự án bị ngân hàng siết nợ. Lúc này, người dân và ngân hàng bị đẩy vào tranh chấp mới, người dân có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ mất nhà hoặc ngân hàng mất vốn. c) Có cách nào để khách hàng biết được chủ đầu tư có mang sổ đỏ của họ đi thế chấp không? Khách hàng khi mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có ý thức tự bảo vệ mình trong các giao dịch này. Cần xem xét kỹ uy tín, năng lực của chủ đầu tư thay vì nghe “lời hay” của nhân viên tư vấn. Đặc thù của thị trường BĐS Việt Nam là nguồn vốn chủ yếu dựa vào tín dụng với khoảng 70% nguồn vốn là vốn vay từ các ngân hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc gần như tất cả các dự án BĐS đều phải thế chấp để vay vốn ngân hàng và trên thực tế, thế chấp tài sản, dự án để vay vốn là hoạt động bình thường trong sản xuất kinh doanh nói chung, kinh doanh BĐS nói riêng. Việc công bố thông tin về các dự án BĐS đang thế chấp ở ngân hàng là cần thiết. Thông tin không chỉ đưa ra tên dự án được thế chấp mà còn nên đưa ra giá trị thế chấp, thời gian thế chấp, tính chất của tài sản đảm bảo. Người dân nên có ý thức theo dõi các thông tin liên quan trước khi mua nhà để biết được dự án nào có tài sản BĐS được thế chấp, từ đó họ có thể đàm phán với chủ đầu tư để yêu cầu chủ đầu tư, ngân hàng giải chấp, đảm bảo khi họ bỏ tiền vào dự án thì sẽ có nhà. Điều này cũng có lợi cho cả ngân hàng và chủ đầu tư.
Những lưu ý của người tiêu dùng khi mua căn hộ chung cư :
Có một thực tế rằng khi mua nhà dự án, những lời giới thiệu về dự án, khả năng tìm hiểu dự án hoặc thông tin về dự án mà người mua nắm được chủ yếu chỉ xoay quanh sự cung cấp từ đơn vị môi giới, trung gian hoặc là bộ phận kinh doanh của dự án đó. Mà đa phần những thông tin đó chỉ chứa đựng được phần nổi của dự án, tức là những điều thuận lợi như vị trí mặt bằng, tiện ích khi sử dụng… Khách hàng sẽ dễ bị cuốn vào các lời giới thiệu mà bỏ qua tính pháp lý đầy đủ của một dự án nhà ở. Điều này thấy rõ trong các trường hợp mua nhà, chỉ biết nhiều về giá, vị trí, dịch vụ mà không biết được về quyền sử dụng đất, các giấy phép đầu tư đã được phê duyệt. Nhà đầu tư không cung cấp vấn đề này, và người mua nhà cũng không hỏi hoặc không có điều kiện tiếp cận. Do vậy khách hàng cần biết bảo vệ quyền và lợi ích của mình để tránh rủi ro xảy ra, phải tìm hiểu xem chủ đầu tư dự án là ai, cần xem kỹ lịch sử kinh doanh của họ, quá trình xây dựng các dự án trước đó ra sao. Thứ nhất: Yêu cầu chủ đầu tư đưa ra các giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó. Thứ hai: Khách hàng phải yêu cầu chủ đầu tư chứng minh mình đã được Ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính.
Thứ ba: Cần xem xét kỹ điều khoản trong Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời với quy định là những chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng….Đặc biệt, để đề phòng rủi ro, khách hàng cần chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu và có thể giải chấp được không.. Khách hàng cần thận trọng khi mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với chủ đầu tư kinh doanh bất động sản. Nên có người am hiểu về pháp lý hoặc Luật sư xem xét kỹ các vấn đề pháp lý trước khi giao dịch thì sẽ bảo đảm hơn quyền lợi cho mình.
MBLAW cung cấp mẫu 06 mới nhất về thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Kính gửi: CHI CỤC THUẾ ……………..
Tên người nộp thuế:……………………………….
Mã số thuế:……………….
Địa chỉ: …………………………………
Nghề nghiệp/ Lĩnh vực hoạt động/Ngành nghề kinh doanh chính: …………………………………………….
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp ………………….. ; do điều kiện của cơ sở kinh doanh chúng tôi mới thành lập và qua xem xét các điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp ………………, cơ sở chúng tôi đăng ký với cơ quan thuế được áp dụng tính thuế theo phương pháp ………………
Thời gian đề nghị được áp dụng kể từ năm …………………………
Chúng tôi xin cam kết thực hiện tính thuế, khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các pháp luật thuế có liên quan.
Nếu vi phạm luật thuế và các chế độ quy định, chúng tôi xin chịu xử lý theo pháp luật./.
Trường hợp người dân bị tai nạn do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, ví dụ như trường hợp đơn vị thi công chậm chễ san lấp, trả lại bề mặt lòng đường như ban đầu và có người bị tai nạn chết hoặc trọng thương khi rơi vào những hố thi công ( hay còn gọi là hố tử thần) đó. Hẳn nhiều người chưa quên vụ việc mấy em nhỏ chết đuối do sa chân vào những hố công trình ngập nước tại một công trường đang xây dựng ở Hà Nội. Vậy theo luật sư, trong trường hợp này, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan là như thế nào? nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu cơ quan sai phạm bồi thường không, thưa luật sư?
Người gửi câu hỏi: N.V.T – Đông Anh – Hà Nội.
Ảnh minh họa
Luật sư trả lời:
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Những vụ tai nạn trong thời gian qua đây là một thực trạng rất đáng báo động và để lại những hậu quả hết sức đau lòng đối với gia đình người bị hại và toàn xã hội.
Vụ việc cháu Hào (11 tuổi) và cháu Đăng (10 tuổi) ở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội bị chết đuối do sa chân xuống hố công trình cầu Nhật Tân hôm 2/9 vừa qua là hết sức đau lòng nhưng không phải cá biệt.
Trước đây đã có nhiều cái chết tương tự xảy ra do các đơn vị thi công không cắm biển cảnh báo hay dựng rào, căng dây, lắp đèn tín hiệu… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và con người. Để xảy ra những cái chết như thế, những người có trách nhiệm đã có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật hình sự. Sự thiếu trách nhiệm này thể hiện ở chỗ họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao
Theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Tuy nhiên trên thực tế từ trước tới nay, gần như chưa có cơ quan nào khởi tố để điều tra, truy tố và xét xử đối với các hành vi thiếu trách nhiệm gây ra những cái chết oan khuất nêu trên.
Trong khi đó, ở phía các đơn vị thi công, chủ đầu tư công trình thì luôn trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau xuất phát từ sự vô cảm của các cơ quan tư pháp và cơ quan quản lý trong các vụ việc trên.
Bên cạnh đó, ngoài trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính đã bị “ngó lơ” thì ngay đến trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) cũng không được truy tới nơi (thường thì gia đình nạn nhân chỉ nhận được ít tiền gọi là “hỗ trợ” từ đơn vị thi công trong khi đúng ra phải là tiền bồi thường). Trong trường hợp này, về trách nhiệm dân sự thì gia đình nạn nhân có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị thi công, chủ đầu tư gây ra.
Con gái tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng đình làng vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này con gái tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:
Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Con mới đẻ Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.
Hành vi giết con mới đẻ là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…
Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một hành vi khi hành vi đó thỏa mãn với một cấu thành tội phạm nhất định. Một người chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ luật Hình sự quy định.
Mặt khác, về nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, lý do người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, thần thánh hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sinh ra đứa con nhưng bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém…
Theo qui định trên thì con gái bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với con bạn.
Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên
Gần đây nhất vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án chung cư Eco Green (số 1 phố Giáp Nhất, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 2 người chết, 4 người bị thương ngày 13/10.
Trước tiên, tôi xin chia sẻ những mất mát, đau thương đối với gia đình các nạn nhân trong vụ việc nêu trên. Hậu quả của vụ tai nạn là đặc biệt nghiêm trọng và nó cho chúng ta thấy công tác đảm bảo thi công tại các công trường xây dựng hiện nay ở Việt Nam đang “có vấn đề”, bởi đây không phải là vụ tai nạn thương tâm duy nhất trong thời gian ngắn trở lại đây. Dưới góc độ một người dân, tôi luôn có cảm giác bất an khi đi qua các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam. Cần cẩu, giàn giáo, sắt thép, vật liệu xây dựng ….có thể lao xuống đầu người dân bất cứ lúc nào và người dân luôn phải đối mặt với những cái chết tức tưởi từ trên trời rơi xuống.
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Dưới góc độ pháp luật, thì việc đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản được xem là “nguyên tức cơ bản trong hoạt động xây dựng” và đã được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật Xây dựng Việt Nam năm 2014. Theo đó, việc vi phạm quy định về an toàn lao động là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật này. Chi tiết hơn, tại Điều 115 Luật Xây dựng đã quy định rất rõ về “An toàn trong thi công xây dựng công trình” và trách nhiệm này thuộc về cả chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình. Cụ thể:
“1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.
Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng”.
Như vậy, pháp luật thì đã rõ, quy định cũng rất chi tiết, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, thường là các vụ tai nạn lao động trong xây dựng ngày càng có tính chất nghiêm trọng hơn và theo đó, thiệt hại về người và tài sản cũng ngày càng lớn hơn.
Theo quan điểm của tôi, sở dĩ tình trạng này liên tục tiếp diễn và ngày càng gia tăng là do chính con người, những ông chủ đầu tư, ông chủ thầu xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và đôi khi là do chính những người công nhân xây dựng chưa biết sử dụng hết quyền của mình trong việc có thể từ chối thực hiện công việc khi điều kiện an toàn cho chính bản thân mình không đảm bảo.
Ở đây, cứ sau mỗi vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, lại sẽ có việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động tại công trường. Rõ ràng là chúng ta đã “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra rồi, thiệt hại rồi mới thanh tra, kiểm tra và có đôi khi là xử phạt, song rồi đâu lại vào đấy, vì lợi nhuận, vì tiến độ, vì miếng cơm manh áo….các vụ tai nạn lao động thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra.
Tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng này, không thể không có trách nhiệm từ sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý xây dựng tại các công trường.
Đối với công trình xây dựng để xảy ra tình trạng mất an toàn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì điều đầu tiên cần làm là phải ngay lập tức đình chỉ các hoạt động thi công để cơ quan chức năng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công rà soát lại một cách thực sự nghiêm túc về điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với cán bộ, công nhân đang thi công tại công trường. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với các công trình xây dựng kiểu như thế này để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công tiếp theo.
Về phía người lao động bị chết và bị thương trong vụ tai nạn vừa rồi sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật tương ứng với thiệt hại xảy ra đối với cụ thể của từng người. Liên quan đến mức bồi thường cụ thể thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của các bên để xác định mức bồi thường phù hợp. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án xác định theo căn cứ pháp luật dựa trên các thiệt hại xảy ra trên thực tế và lỗi của các bên trong mối quan hệ này.
Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
Công văn 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016 do Bộ Y tế ban hành về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC .
Ảnh minh họa (internet)
Theo đó, trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khám chữa bệnh:
– Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: Thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.
– Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: Được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.
Ngoài ra, Công văn 7117/BYT-KH-TC còn hướng dẫn một số nội dung khác, như là:
– Việc thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú.
– Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện.
– Tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã.
– Phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: áp dụng giá dịch vụ y tế theo hạng bệnh viện đó…
Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?
+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?
+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Ảnh minh họa
Luật sư nhận định:
Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.
Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.
Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.
Theo đó tại Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.
Ngoài theo quy định tại Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:
“….
Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại
…..”
Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép
Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ” là trái với quy định của pháp luật.
Thực tiễn hiện nay:
Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.
Về chế tài xử lý:
Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự 1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.
Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.
Tính đến nay trên cả nước có 724 văn phòng công chứng được thành lập tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 1327 công chứng viên được bổ nhiệm hoạt động tại các văn phòng công chứng. Cùng với 156 phòng công chứng với hơn 458 công chứng viên, các văn phòng công chứng và các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một mạng lưới các tổ chức hành nhề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi công chứng
Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư và thành lập. Hiện nay văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa, việc phát triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phuuwong đã góp phần phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước
Thực hiện Luật công chứng 2014, nghị định 29/2015/NĐ-CP, thì nhiều Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương, căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch trên cả nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cuxngd dang trong quá trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương quan tâm.
b) Mặt hạn chế
Vấn đề tên gọi của văn phòng công chứng đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Tư pháp. Để xác định tên gọi của văn phòng công chứng có trùng với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác hay không, nếu trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Sở Tư pháp còn có cơ sở để giải quyết và chấp thuận việc đặt tên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này thuộc phạm vi cả nước thì Sở Tư pháp rất khó kiểm tra. Mặt khác, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực để đánh giá tên gọi, từ ngữ, ký hiệu như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn đề này còn mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất giữa các địa phương.Sở tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi thẳng kiến nghị, thăc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương dẫn đến tình trạng quá tải ở Bộ.
Về xã hội thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau (giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng). Như phản ánh của một số địa phương thì đã có hiện tượng công chứng dạo, thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không thuộc những trường hợp quy định trong luật Công chứng 2014. Điều này cho thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước rõ ràng đã bị lơ là buông lỏng chưa theo kịp tình hình thực tế.
Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều đáng quan tâm ở đây là nhà nươc cần phải quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý.