Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục hiệu đính thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT thì :

  • Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung h sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gi Giấy đề nghị hiệu đính thông tin theo mu quy định tại Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bn giy của Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đu tư (sau đây gọi chung là Giy chứng nhận) do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gi Giấy đề nghị hiệu đính theo mu quy định tại Phụ lục II-16 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Kèm theo Giấy đề nghị hiệu đính phi có bn sao hợp lệ Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp gửi giấy đề nghị hiệu đính thông tin này phòng đăng ký kinh doanh sẽ có kết quả làm việc .

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết: Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Vụ hành hung nhân viên hàng không: Muốn làm “ Lục Vân Tiên”: Phải đúng luật

“Chiều 18/10, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), hành khách Trần Dương Tùng (32 tuổi) và Đào Vịnh Thuấn (37 tuổi) đi trên chuyến bay VN7265 chặng Hà Nội – TP HCM, đã làm thủ tục cấp thẻ lên tàu bay nhưng đến cửa ra tàu bay muộn nên không được vận chuyển. Họ sau đó lăng mạ, chửi bới, xô xát với nhân viên hàng không Nguyễn Lê Quỳnh Anh tại quầy làm thủ tục số 38. 

Hình ảnh camera giám sát cho thấy hành khách Đào Vịnh Thuấn đã túm vai áo chị Quỳnh Anh. Trần Dương Tùng dùng ví đánh mạnh vào đầu chị này. Chứng kiến sự việc trên, 01 người đàn ông bất bình lao vào đánh trả, “giải cứu” chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh. Sau khi lực lượng an ninh tới khống chế hành vi của hai hành khách, người đàn ông đã rời đi.”

Xin luật sư cho biết, hành vi lăng mạ, xô xát nhân viên hàng không chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?  Hành vi “giải cứu” của người đàn ông khi chứng kiến sự việc trên có phù hợp với quy định của pháp luật?

Cám ơn Luật sư!

xo-xat-1-7378-1476964866-2302-1476975303

Ảnh cắt từ clip (người đàn ông bên trái “giải cứu” nhân viên hàng không)

Luật sư trả lời:

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch.

Dưới góc độ xã hội và tình cảm, hành động nêu trên của người đàn ông “giải cứu” cô nhân viên hàng không được coi là một hành động nghĩa hiệp – “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Ở góc độ nào đó, hành vi của người thanh niên kia còn được xem là hành vi chống lại thói vô cảm của đại bộ phận người dân khi thấy việc làm trái pháp luật của người khác nhưng vẫn thờ ơ, đứng xem hoặc quay clip ….như một số việc xảy ra gần đây.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chúng ta cần phải xem xét, đối chiếu với các quy định liên quan đến hành vi này.  Để nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta cần phải tách biệt hai hành vi xảy ra trong clip.

Đối với hành vi người đàn ông hung hãn, đánh cô tiếp viên là một hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt tiền là từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, những hành khách có hành vi đánh tiếp viên hàng không còn có thể bị “cấm vận chuyển có thời hạn từ 3 đến 12 tháng” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 92/2015/NĐ-CP quy định về an ninh hàng không.

Còn đối với hành vi người thanh niên nghĩa hiệp kia lao vào đấm, đá đối với vị hành khách đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với cô nhân viên hàng không thì rõ ràng anh ấy đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác. Chúng ta không thể nào dùng một hành vi vi phạm pháp luật để “chế ngự” một hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy cũng là vi phạm, trừ khi nó được thực hiện trong “tình thế cấp thiết”, trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “sự kiện bất ngờ”.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng hành vi của người thanh niên nghĩa hiệp kia không thuộc các trường hợp đó. Bởi trong hoàn cảnh này, người thanh niên đó có thể lựa chọn biện pháp khác như vào để can ngăn, ôm người đàn ông đang thực hiện hành vi vi phạm lại, giúp cô gái thoát khỏi sự nguy hiểm….chứ không phải là hành vi lao vào đánh, đấm đối với những người kia.

Không thể nào chỉ vì lý do anh đánh bạn tôi nên tôi lao vào đánh anh, rồi bạn anh lại lao vào đánh tôi và bạn của các bạn lại lao vào đánh nhau được.

Việc làm của người thanh niên nghĩa hiệp này có dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng quy định tại Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi xem xét để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này, cơ quan chức năng cần căn cứ vào tính chất, mức độ, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) để quyết định biệt pháp xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể áp dụng khoản 3 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết giảm nhẹ “vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”, khi xử lý đối với người thanh niên có tinh thần “nghĩa hiệp” nêu trên.

Người thực hiện ( Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Điều 67 Bộ Luật dân sự 2015

 Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện
1. Văn bản đề nghị cấp GPLD (mẫu Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH), công văn giải trình có mẫu trong thông tư này  2. Phiếu đăng ký dự tuyển LĐ của người nước ngoài  ( mẫu 04 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH)
3. Phiếu lý lịch tư pháp
4. giấy chứng nhận sức khỏe
5.bản sao hộ chiếu
6. giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn
7. Quyết định điều chuyển công tác của cty mẹ
8.03 ảnh 4.6 phông nền trắng
9. bản sao 1 trong các giấy tờ: Giấy CNĐKKD, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
Để được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn qua hotline : 19006232
Hoặc qua số điện thoại của Luật sư Hân : 0987.892.333 
Trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong việc gây tai nạn cho bên thứ ba

Câu hỏi:

Vụ việc chiếc xe tải BKS 29Y- 1740 do Nguyễn Minh Tuấn (SN 1979, ở Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) điều khiển,,chở theo một tức chứa chất lỏng được xác định là axit trên đường bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông đã làm văng dung dịch axit ra ngoài, gây bỏng cho hàng chục người đang tham gia giao thông ngày 9/6 tại ngã tư Trâu Quỳ- quốc lộ 5 thuộc địa phận huyện  thêm một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo những nguy cơ tai nạn bất ngờ mà mọi người có thể gặp phải do sự vô ý, thiếu trách nhiệm của những người khác. Thưa luật sư, với hành vi đó thì người lái xe có thể bị truy cứu theo những tội danh gì ? anh ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị xử lý hành chính về lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới?

Người gửi câu hỏi: Bác Y – Gia Lâm Hà Nội.

rủi ro mua xe

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trong trường hợp này, người điều kiển xe tải đã biết mình đang trở trên xe loại dung dịch nguy hiểm là axit, có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác và theo quy định của pháp luật thì ô tô tải là một nguồn nguy hiểm cao độ, có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với nhiều người. Và trên thực tế thì axit trên xe đã bị dò rỉ, đã có người bị bỏng do sự dò rỉ này và đã cảnh báo đối với lái xe, cùng với đó là lực lượng CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe để ngăn chặn hành vi tiếp tục gây thiệt hại. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện đã bất chấp mọi lời cảnh báo và hiệu lệnh của CSGT để điều khiển “nguồn nguy hiểm cao độ” chở theo những thùng chứa dung dịch axit rất nguy hiểm, chạy trên một đoạn đường tới 10 km và hậu quả là đã xâm phạm đến sức khỏe của hàng chục người.

Điều này thể hiện người điều khiển phương tiện giao thông “đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. Vậy, theo quan điểm của tôi thì trong trường hợp này người lái xe đã có lỗi cố ý gián tiếp đối với hành vi và hậu quả xảy ra.

Như vậy, nếu căn cứ vào yếu tố lỗi này, xem xét trong mối quan hệ với hậu quả mà hành vi này gây ra, trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được hành vi trên thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì rất có thể người điều khiển chiếc xe tải trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong số các tội như: Tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trong trường hợp hành vi trên thỏa mãn các dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Thậm chí trong trường hợp hậu quả của hành vi trên dẫn đến chết người thì người điều khiển phương tiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Với quan điểm của tôi thì vụ việc trên sẽ không chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như các hành vi vi phạm giao thông khác bởi mức độ vi phạm, yếu tố lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông và hậu quả đã xảy ra.

Trân trọng!

Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT

 Có rất nhiều người tham gia bảo hiểm y tế luôn thắc mắc:  “Tôi có đóng BHYT đầy đủ, sao chỉ được thanh toán 80%, có bị nhầm không vậy?”…rồi có người còn hỏi “Vậy chứ đóng bao nhiêu tiền BHYT mới được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh?”

Sau đây là giải đáp Những trường hợp người đóng BHYT được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cho mọi người:

1.Nếu bạn là một trong những đối tượng sau đây:

– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ.

– Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, học viện Công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.

– Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

– Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.

– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.

– Trẻ em dưới 6 tuổi.

– Người thuộc diện hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.

– Người thuộc hộ gia đình nghèo.

– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

– Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

– Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

– Thân nhân người có công cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

2.Mức chi phí khám chữa bệnh 01 lần thấp hơn mức cho Chính phủ quy định và khám tại xã

Xem chi tiết mức khám chữa bệnh BHYT tại Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC

3.Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 7.260.000 đồng), trừ trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến

4.Điều trị nội trú (nằm viện) tại bệnh viện tỉnh trường hợp không đúng tuyến

5.Khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện huyện/quận

Thế nào là sự kiện bất khả kháng trong vi phạm hợp đồng

Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

          Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

   Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự  kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…, ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy…

      Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu. Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được. (chiến tranh, bạo loạn, đình công… hay các thảm họa thiên nhiên khác)

      Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.

Quyết định của chủ tịch nước về đặc xá năm 2016

Chủ tịch nước vừa ra Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016  quy định về đặc xá 2016

dacxa1

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó quyết định này thực hiện đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/2016).

Thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Cụ thể, tại điều 3, điều 4 quy định về

  • Điều kiện được đề nghị đặc xá
  • Các trường hợp không đề nghị đặc xá .
  • Điều 5 quy định về đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

Quyết định này được ký bởi chủ tịch nước Trần Đại Quang và có hiệu lực từ ngày 17/10/2016.

Hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Thời gian vừa qua báo chí truyền thông đăng tải nhiều thông tin cho biết nhiều đối tượng giang hồ cộm cán nhưng lại… “bị tâm thần” nên không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và xác định những trường hợp này có hồ sơ bệnh án tâm thần tuy nhiên những bệnh án này đều được làm giả để trốn tránh trách nhiệm hình sự. Với hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần này, tùy theo cách thức, thủ đoạn làm giả mà cơ quan tố tụng xác định có hay không hành vi phạm tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ hay Làm giả con dấu tài liệu.

Với hồ sơ bệnh án tâm thần giả do các bệnh viện tâm thần địa phương làm ra, cần phải làm rõ cách thức, thủ đoạn làm giả, người làm giả để có căn cứ xác định có hay không có tội phạm và phạm tội gì.

Với loại hồ sơ do giám định viên, bác sĩ được phân công kiểm tra, xác nhận thì hành vi của người làm giả sẽ thuộc vào trường hợp thi hành công vụ, nhiệm vụ. Lúc này, họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, trái công vụ được giao.

Nếu người này đã nhận hoặc có hứa hẹn sẽ nhận được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất để làm giả hồ sơ bệnh án, thì việc làm giả của họ có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ

(Điều 354 BLHS 2015 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm cho đến tù chung thân hoặc tử hình tùy theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội), người đưa tiền có dấu hiệu của tội Đưa hối lộ (Điều 364 BLHS 2015 quy định: Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng cho đến 20 năm tùy theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội).

Còn nếu không chứng minh được tình tiết đã hoặc sẽ nhận lợi ích thì người phạm tội có thể bị xem xét về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS 2015 quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 15 năm tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm) hoặc tội danh Giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS 2015 quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi giả mạo trong công tác, thì bị phạt tù từ 01 năm cho đến 20 năm tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội).

Trong trường hợp người làm giả là những cá nhân không được phân công công việc đó, thì sẽ xác định họ không có chức vụ, quyền hạn đối với việc làm giả. Do đó, họ sẽ không bị định tội danh đối với nhóm về chức vụ, mà có thể xem xét theo tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS 2015 quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội).

Về trách nhiệm đối với người sử dụng hồ sơ giả, nếu họ có mục đích dùng hồ sơ để trốn tránh việc bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật (không chứng minh được có tội Đưa hối lộ), thì có thể bị xem xét theo tội danh Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 nêu trên.

Việc làm giả giấy tờ trên thực tế không chỉ do những người trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện mà còn do những người khác thực hiện. Trường hợp này được xác định là giả về nội dung và hình thức.

Việc làm giả giấy tờ diễn ra rất phức tạp trong thực tế và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Việc làm giả không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho xã hội. Các ngành, các cấp và mọi người dân cần chung tay đấu tranh, ngăn chặn, tạo môi trường xã hội bình đẳng, văn minh

Căn cứ pháp lý về tình trạng không có năng lực trách nhiệm dân sự và căn cứ miễn trách nhiệm dân sự đối với các hành vi trên.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục báo tăng lao động tham gia BHXH

Khi doanh nghiệp mở rộng tuyển thêm nhân viên nhân sự, có hợp đồng lao động và quyết định tuyển dụng thì cần phải đăng ký tham gia BHXH, so với thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu của doanh nghiệp, thủ tục báo tăng lao động đơn giản hơn rất nhiều.

Sau khi đơn vị đăng nhập vào phần mềm kê khai bảo hiểm do nhà cung cấp ivan mà doanh nghiệp đã đăng ký, phần đăng ký thực hiện giao dịch có phần nghiệp vụ báo tăng lao động, chúng ta chọn nghiệp vụ đó và thực hiện phần kê khai

Danh sách thành phần hồ sơ bao gồm :

+ D01-TS

+ D02-TS

+ Hợp đồng lao động

+ Quyết định tuyển dụng người lao động

Tất cả hồ sơ này đính kèm trong file đính kèm và ghi rõ số hiệu văn bản, trích lục văn bản….

Sau khi điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp nhấp vào bản kê hồ sơ để rà soát thành phần hồ sơ sau đó tiến hành nộp hồ sơ. Cắm chữ ký số để ký và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm quản lý

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật Thương Mại 2005

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền