Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi chưa được hưởng trợ cấp xã hội

1.Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định;

 – Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

 – Bản sao Sổ hộ khẩu;

 – Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

 – Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

– Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

2. Các bước thực hiện

– Bước 1: Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định viết giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho cá nhân. Trường hợp chưa đầy đủ theo quy định hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

– Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

– Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

3. Thời hạn giải quyết

Gồm:

– 22 ngày (Hội đồng xét duyệt; niêm yết, công khai; UBND xã xử lý);

– 10 ngày làm việc (UBND huyện xử lý).

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 34 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 34, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 34 : Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả

Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

A. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

1.Khách thể của tội phạm

  • Hành vi phạm tội xâm hại đến trật tự quản lý thị trường, xâm phạm đến các quy định về sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng
  • Đối tượng hàng giả trong tội phạm này là các loại hàng giả nói chung, trừ những loại hàng giả đã được quy định trong nội dung của các tội phạm quy định tại Điều 193, Điều 194, Điều 195 BLHS 2015

Vậy Cụ thể thế nào là hàng giả? Theo Bình Luận Khoa học BLHS 2015, có thể hiểu hàng giả là các loại hàng hóa khi đối chiếu với           hàng thật có thể có các vi phạm sau đây:

  • Hàng giả về hình thức, là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp về tên gọi, về nhãn hiệu, kiểu dáng, hay về xuất xứ, nguồn gốc, về chỉ dẫn địa lý với loại hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, nhãn hiệu…..gần giống dễ gây nhầm lần cho khách hàng. Loại hàng hóa giả về hình thức thì lợi ích người tiêu dung tuy có bị gây thiệt hại nhưng thiệt hại rõ rang và chủ yếu là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền được bảo vệ về nhãn hiệu hàng hóa, về chỉ dẫn địa lý của hàng hóa
  • Hàng giả về nội dung tức là giả về chất lượng hoặc công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng về hình thức như bao bì, nhãn hiệu ….là thật. Đây là loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với bản chất tự nhiên, công dụng và tên gọi của nó. Hay nói một cách khác, loại hàng này không có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tên hoặc tuy có nhưng mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng hay công dụng của loại hàng hóa thật có trên thị trường
  • Loại hàng giả cả về hình thức và nội dung: Đây là loại hàng vừa mang nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ…..không đúng, vừa không có chất lượng, công dụng hàng hóa hoặc chất lượng, công dụng hàng hóa thấp hơn của loại hàng thật

      Lưu ý:  Cần phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng trước hết là các loại hàng hóa do các công ty, các          doanh nghiệp được phép sản xuất với những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhất định đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có          thẩm quyền. Sản xuất và buôn bán hàng kém chất lượng hiện nay không bị coi là tội phạm.

2.Mặt khách quan của tội phạm

Điều 192 quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản                 xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Ví dụ: sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người  chuyên đóng nhãn mác giả,            có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán kiếm lời bất chính….Buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả

Cụ thể là: “ việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ,           bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản        xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường          hợp phạm tội

  • Hành vi sản xuất buôn bán hàng giả (không thuộc đối tượng hàng giả tại các Điều 193, 194, 195) bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ                                30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng

b)Hàng giả dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này                         hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong                         các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

c) Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định

Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ 16 trở lên

  • Pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS về tội sản xuất, buôn bán hàng giả khi có các dấu hiệu

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người sản xuất, buôn bán hàng giả phải nhận biết rõ đó là hàng giả mà vẫn sản xuất và buôn bán vì mục đích kiếm lợi bất chính

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa

B. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả 

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

a) Có tính chất chuyên nghiệp

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000            đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ              61% đến 121%;

f) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
g) Buôn bán qua biên giới;

  • Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000                 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này                 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

  • Phạm tội thuộc trường hợp: gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Hoặc Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Lưu ý: Tất cả các bài viết trên website: luatminhbach.vn chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch và người gửi yêu cầu tư vấn.

Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo BLHS 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nào

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào 

 

Xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến chỉ dẫn địa lý?

Câu hỏi: Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nhiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường. Hiệp hội muốn hỏi  hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?

Trả lời tư vấn: 

Theo Điều 5 về xác định hành vi xâm phạm của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì hành vi được xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Vậy để hiểu rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải đi tìm hiểu những căn cứ sau đây:

Thứ nhất: “đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ đó là chỉ dẫn địa lý”. Theo câu hỏi trên thì nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Khi nước mắm Phan Thiết được bảo hộ thì mọi người tiêu dùng hiểu là sản phẩm gia công, chế biến từ Phan Thiết, mang đâm hương vị của vùng đất nơi đó mà bất cứ sản phẩm nào khác không tạo nên tính chất đặc biệt của sản phẩm nước mắm như ở Phan Thiết.

Thứ hai: “có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét”

Theo quy định tại điểm b, Khỏan 3, Điều 12 nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ thì :

“b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;”

Theo câu hỏi mà hiệp hội đưa ra tư vấn, nước mắm Phan Thiết đã được chủ sở hữu đăng ký là chỉ dẫn địa lý và đã được cấp giấy chứng nhận, là hàng tiêu thụ quen thuộc với mọi người tiêu dùng, họ mặc định là nước mắm đó được sản xuất tại Phan Thiết trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có chất lượng sản phẩm đặc biệt mà chỉ có ở đó mới có được.Đến ngày 23/10/2010, hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng đây là nước mắm có xuất xứ từ Phan Thiết, có hương vị nguồn gốc từ vùng đó.Vậy doanh nghiệp X đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nước mắm Phan Thiết; tương tự ở đây được hiểu là khi nước mắm của doanh nghiệp X này tung ra thị trường thì mọi người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật có xuất xứ từ Phan Thiết và đâu là hàng giả.Như vậy, phần lớn người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với nguồn gốc xuất xứ của nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với nước mắm của doanh nghiệp X tại Nghệ An, mặc dù hình dáng, cách bố trí nhãn hiệu có khác nhau nhưng vẫn gây nhầm lẫn cho mọi người.

Thứ 3 là : “Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ”. Doanh nghiệp X tại Nghệ An không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó mà là hiệp hội nước mắm Phan Thiết, và cũng không phải chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

 Doanh nghiệp X tại Nghệ an thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng trai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” doanh nghiệp X không pải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Thay vào đó thì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó là Hiệp hội nước mắm Phan Thiết (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007). Như vậy doanh nghiệp X tại Nghệ An sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của hiệp hội là bất hợp pháp và trái với những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư là : “Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp X xay ra trên lãnh thổ Việt Nam

Từ những căn cứ nêu trên thì hành vi của doanh nghiệp X xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 129:

“Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Doanh nghiệp X cũng có mua nước mắm đóng thù tại Phan Thiết nhưng cũng mua ở nơi khác về pha chế và đóng chai để tung ra thị trường, sử dụng dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Phan Thiết.

Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản khác

Ngày 23/8/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 3811/TCT-TNCN hướng dẫn về giá tính lệ phí trước bạ (LPTB) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như sau:

Căn cứ khoản 2 điều 19 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính quy định 

“d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”

Căn cứ điểm 2, điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định về Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác

“a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp; giá thành sản phẩm (đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo để tiêu dùng); trị giá tính thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có) (đối với tài sản nhập khẩu).

Riêng đối với tài sản đã qua sử dụng (trừ tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu) thì giá tính lệ phí trước bạ được xác định căn cứ vào thời gian đã sử dụng và giá trị còn lại của tài sản.

b) Bộ Tài chính ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ theo quy định tại điểm a khoản này để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 điều 2 Nghị định này và vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 điều 2 Nghị định này…”

Căn cứ điểm a, khoản 3, điều 3 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác:

“a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

a.1) Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp là tổng giá thanh toán của tài sản bao gồm các khoản thuế, phí có liên quan đối với tài sản mua bán chuyển nhượng.

Đối với tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh khi chuyển nhượng tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác thì giá chuyển nhượng tài sản thực tế được căn cứ vào Quyết định bán hoặc Hợp đồng mua bán có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

a.2) Đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo để tiêu dùng là giá thành sản phẩm;

a.3) Đối với tài sản nhập khẩu trực tiếp là trị giá tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có)…”

Để kịp thời giải quyết phát sinh thực tế tại địa phương phù hợp nội dung các văn bản mới ban hành thì việc xác định giá tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng của các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, điều 3 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính. Riêng giá tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tài sản thừa kế, quà tặng là ô tô, xe máy phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Bảng giá tính LPTB của Bộ Tài chính.

 

Thủ tục làm Hợp đồng/ Giấy ủy quyền

 

1. Địa điểm

– Văn phòng công chứng.

vpcongchung

Văn phòng công chứng cầu giấy hà nội

2. Hồ sơ

 a. Bên ủy quyền

* Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân).   Bản án ly hôn + giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu đã ly hôn ).

– Chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân(nếu vợ hoặc chồng đã chết).

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia tài sản, bản án phân chia tài sản ).

* Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân

– Quyết định thành lập/ Đăng ký kinh doanh của pháp nhân.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền;

– Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao có chứng thực).

*Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Hộ khẩu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (Đăng ký kết hôn)

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)

– Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (Nếu có)

     b. Bên nhận ủy quyền

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền

– Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền

– Phiếu yêu cầu công chứng (có sẵn tại nơi công chứng)

tintucvn-giy-y-quyn-c-nhn-1-638

Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân

3. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ (Bản photo và bản gốc để đối chiếu); Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà (có thù lao).

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.

thoigian

4. Thời hạn giải quyết

– Không quá 2 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc

 

Công ty Luật Minh Bạch

Mục 3 chương 3 Bộ luật dân sự 2015 : Nơi cư trú

Mục 3 chương 3 bộ luật dân sự 2015 quy định về cụ thể về nơi cư trú của cá nhân, được quy định từ điều 40 đến điều 45 của bộ luật này. Cụ thể : 

Điều 40 Nơi cư trú của cá nhân 

Điều 41 Nơi cư trú của người chưa thành niên 

Điều 42 Nơi cư trú của người được giám hộ

Điều 43 Nơi cư trú của vợ, chồng

Điều 44 Nơi cư trú của quân nhân

Điều 45 Nơi cư trú của người làm nghề lưu động 

Bỏ điều 292 BLHS 2015 về “tội kinh doanh qua mạng”

Sáng 3/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 4, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Theo tờ trình được Bộ trưởng Tư pháp – Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày, dự thảo luật lần này đã bỏ Điều 292 (tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông).

tai-xuong

Ảnh minh họa

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết thời gian qua, việc sửa đổi, bổ sung Điều 292 đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, nhiều người cho rằng cần loại bỏ hoàn toàn tội danh nêu trên, vì Bộ luật Hình sự đã bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước và tội kinh doanh trái phép để đưa vào các quy định khác. Hơn nữa, trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện có đến 267 nghề, việc chỉ quy định kinh doanh qua mạng bị xử lý hình sự, còn lại thì không là chưa hợp lý.

Thẩm tra dự án luật sửa đổi của Chính phủ trình, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, đa số ý kiến đều tán thành với việc bỏ Điều 292. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp – Lê Thị Nga cũng cho hay có ý kiến đề nghị giữ lại và đưa vào các chương trình tương ứng (ví dụ cấm kinh doanh vàng tài khoản tại Nghị định 24; kinh doanh đa cấp bất chính tại Nghị định số 45…) trên mạng do đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cao, khó khắc phục.

Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bỏ Điều 292 của Bộ luật hình sự 2015 vì lo ngại nhiều hệ luỵ đối với quan hệ kinh tế. VCCI cho rằng điều luật này không phù hợp với cách thức kinh doanh trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là các dịch vụ mới, các start-up…

Tổ chức này cũng đề nghị phi hình sự hóa các hành vi cung cấp dịch vụ không đúng giấy phép đối với sàn giao dịch thương mại điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trung gian thanh toán và các dịch vụ khác, bao gồm trang thông tin điện tử, mạng xã hội, dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 8, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ khi thảo luận cũng đồng ý bỏ điều luật này.

Theo vnexpress

Thủ tục xóa đăng ký thường trú

Đối tượng thực hiện : 

  • cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam
  • người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.

Cơ quan thực hiện : Công an xã hoặc thị trấn

Các bước

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Trả kết quả: Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ đăng ký trả Sổ hộ khẩu (đã xóa tên) và yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thành phần hồ sơ :

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

b)  Sổ hộ khẩu.

c) Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú: Chết, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; ra nước ngoài để định cư; đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới.

Thời gian thực hiện : Không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

 

Trường hợp nào được bán nhà cho người nước ngoài?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 76 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thì “Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì người nước ngoài chỉ được mua nhà ở của chủ đầu tư dự án nhà ở mà dự án đó không thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng hoặc mua lại nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nghị định số 99/2015/NĐ-CP không quy định người nước ngoài được mua căn hộ từ cá nhân là người Việt Nam.

Điều 71 Bộ luật dân sự 2015

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Những điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành là một trong những loại hình kinh doanh du lịch đang phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh du lịch quy định tại Điều 38 Luật Du Lịch 2005:

Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:

  1. Kinh doanh lữ hành;
  2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
  3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
  5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.” 

thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam

– Các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập công ty du lịch trừ trường hợp vi phạm điều cấm theo Luật doanh nghiệp 2014.

– Người điều hành du lịch phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành nội địa) và 4 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành quốc tế) khi xin giấy phép hoạt động lữ hành.

– Có ít nhất 3 Hướng dẫn viên du lịch quốc tế làm việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho văn phòng hoạt động.

– Có tiền ký quỹ tại Ngân hàng. (Nghị định số 180/2013) –Đối với kinh doanh lữ hành  quốc tế.

Với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

+.250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+.500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

– Có hồ sơ thành lập công ty đầy đủ theo quy định tại Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật đầu tư năm 2014

QUỐC HỘI —————- Luật số: 67/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật