Thủ tục “Hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nhận nuôi con nuôi”

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi kết hôn cũng gần 6 năm nay nhưng không có con nên tôi mới nhận 1 bé trai chưa tròn 1 tháng tuổi về làm con nuôi, tôi nghe nói có chế độ hưởng thai sản đối với người lao động nhận nuôi con nuôi, luật sư cho tôi hỏi thủ tục như thế nào để tôi được hưởng chế độ thai sản?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Hiện nay pháp luật hiện hành đã có quy định cho người lao động nhận nuôi con nuôi và mang thai hộ. Cụ thể :

Cơ quan thực hiện :  Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh

Yêu cầu : Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới sáu tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi

Thành phần hồ sơ : 

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Trình tự giải quyết :

Bước 1:

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội.

Bước 2:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thai sản theo quy định này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời gian hưởng chế độ :

Bạn nhận  nuôi bé dưới 06 tháng tuổi nên được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi

Mức hưởng chế độ : Là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006
QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHÚ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Lluật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo  đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thương mại.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại.
  2. Các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 103, Điều 131 Luật Thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
  3. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định này như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này.

 

Điều 3. Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại

  1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này.
  2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại.
  3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.

 

Chương II
KHUYẾN MẠI

Mục 1

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI,
HẠN MỨC TỐI ĐA GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA,
DỊCH VỤ DÙNG ĐỂ KHUYẾN MẠI VÀ MỨC GIẢM GIÁ TỐI ĐA
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC KHUYẾN MẠI

 

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại

  1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
  2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
  3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
  4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng dùng để khuyến mại.
  5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
  6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
  7. Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại.

 

Điều 5. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại

  1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
  2. Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng đế khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.
  3. Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại đế mua hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  5. b) Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.

 

Điều 6. Mức giảm giá tối đa đối với bàng hoá, dịch vụ được khuyến mại

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vưọt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

 

Mục 2

CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI

 

Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền

  1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.
  2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
  3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.

 

Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó.

 

Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó

  1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
  2. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
  3. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiếu.
  4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười lăm) ngày.
  5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

 

Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ

  1. Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.
  2. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định này.
  3. Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.

 

Điều 11. Bán hàng, cung ứng địch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố

  1. Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.
  2. Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  3. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng.
  4. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố.

 

Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi

  1. Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  2. Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  3. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
  4. a) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước đế làm kết quả xác định trúng thưởng;
  5. b) Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
  6. c) Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.
  7. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
  8. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thường, giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy đinh tại khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại.
  9. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khoản 5 Điều này.

 

Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên

  1. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 Luật Thương mại; có trách nhiệm xác nhận kịp thời, chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
  2. Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu;
  4. b) Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;
  5. c) Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại.

 

Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác

Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được mua, bán hoặc cung ứng qua intemet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật Thương mại và Nghi đinh này.

 

Mục 3

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI

 

Điều 15. Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại

  1. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
  2. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
  3. a) Tên chương trình khuyến mại;
  4. b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  5. c) Hình thức khuyến mại;
  6. d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;

đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;

  1. e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;
  2. g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
  3. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:

ạ) Gửi báo cáo bằng vãn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết quả trúng thưởng;

  1. b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

 

Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi

  1. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mạng tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền sau đây:
  2. a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  3. b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
  4. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
  5. a) Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến.mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;
  6. b) Thể lệ chương trình khuyến mại;
  7. c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
  8. d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

đ) Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);

  1. e) Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
  2. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy đinh tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiên chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải bao gồm các nội dung sau đây:
  4. a) Tên chương trình khuyến mại;
  5. b) Hình thức khuyến mại;
  6. c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại;
  7. d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;

đ) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưửng;

  1. e) Thời gian khuyến mại;
  2. g) Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  3. h) Xử lý giải thưởng tồn đọng;
  4. i) Thể lệ chương trình khuyến mại;
  5. k) Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.
  6. Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.
  7. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trinh khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

 

Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng hình thức khác

  1. Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
  2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
  3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  4. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
  5. Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến mại.

 

Điều 18. Công bố kết quả và trao thưởng chương trình khuyến mại

Trong trường hợp chương trình khuyến mại có trao giải thưởng, thời hạn công bố kết quả và trao giải thưởng không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại.

 

Điều 19. Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại

Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:

  1. Trong trường hợp bất khả kháng, thương nhân có thể chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn nhưng phải thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
  2. Trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền buộc đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn theo quy định tại Điều 20 Nghi định này.

 

Điều 20. Đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nêu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định này;
  3. b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
  4. Thương nhân có chương trình khuyến mại bị đình chỉ có nghĩa vụ công bố công khai việc chấm dứt chương trình khuyến mại và thực hiên đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.
  5. Thương nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; thuốc chữa bệnh để khuyến mại dưới mọi hình thức, khi bị đình chỉ việc thực hiện chương trình khuyến mại phải chấm dứt toàn bộ việc thực hiện chương trình khuyến mại.

 

Chương III
QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Mục 1

NỘI DUNG CỦA SẢN PHẨM QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

Điều 21. Bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại

  1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó.
  2. Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.

 

Điều 23. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại

  1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.
  2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây:
  3. a) Làm giảm mềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;
  4. b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
  5. c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn những trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo,
  6. d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

 

Điều 24. Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến y tế

Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, văc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế.

 

Điều 25. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng

Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung sau:

  1. Khẳng định về tính an toàn, tính không độc hại nhưng không có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  2. Khẳng định về hiệu quả và tính năng của thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng nhưng không có cơ sở khoa học.
  3. Sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hình ảnh vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng an toàn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

 

Điều 26. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa

Ngoài những loại hàng hoá không thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hoá, thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn quy định kỹ thuật tương ứng sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng.

 

Mục 2

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

Điều 27. Trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại

  1. Thương nhân kinh doanh quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
  2. Người đứng đầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, báo điện tử và các loại xuất bản phẩm chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo thương mại được quảng cáo trên phương tiện quảng cáo mà mình quản lý.

 

Điều 28. Đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quy định của pháp luật.
  2. Trong trường hợp quảng cáo thương mại bị đình chỉ, thương nhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này.

 

Chương IV
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Mục 1

HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU
TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

 

Điều 29. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
  2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

 

Điều 30. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật

  1. Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền theo quy định của pháp luật.
  2. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh với hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  3. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

Điều 31. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại

  1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Trường hợp tên, chủ.đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
  3. a) Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký;
  4. b) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tố chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.

 

Điều 32. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hoá, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Điều 33. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Mục 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC, THAM GIA
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

 

Điều 34. Tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký tại Sở Thương mại, nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm.
  2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên.quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
  3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn; Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó.
  4. Trường hợp việc hiệp thương quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết đinh xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:
  5. a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;
  6. b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
  7. c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;
  8. d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
  9. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo Sở Thương mại về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký tại Sở Thương mại.

 

Điều 35. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tùy thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

 

Điều 36. Tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ỏ nước ngoài

  1. Việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải được đăng ký tại Bộ Thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức.
  2. Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
  3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tố chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
  4. Trường hợp việc hiệp thương theo quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
  5. a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực hiện;
  6. b) Năng lực tổ chức hội chợ, triền lãm thương mại ở nước ngoài;
  7. c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;
  8. d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
  9. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển.lãm thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài theo những nội dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.
  10. Thương nhân tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.

 

Điều 37. Thay đối, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

  1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Bộ thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

 

Điều 38. Nội dung đăng ký tố chức hội chợ, triển lãm thương mại

Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định lại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa.điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
  3. Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).

 

Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 39. Thanh tra, kiếm tra

  1. Trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân. tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt đông xúc tiến thương mại phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
  2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng việc kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động xúc tiến thương mại, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 40. Xử lý vi phạm

Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại vi phạm Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 41. Khiếu nại, tố cáo

  1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiên hà của cán bộ, công chức nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy đinh của pháp luật.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 42. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  2. Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

 

Điều 43. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghi định này.

 

Chính phủ

Thủ tướng

Phan Văn Khải

 

Có Nên Thừa Nhận Pháp Lý Cho Thuật Ngữ ‘Đất Ở Không Hình Thành Đơn Vị Ở’?

Việc thừa nhận thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” đang được nhiều chuyên gia đề xuất như một giải pháp pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thuật ngữ này, mặc dù chưa được công nhận chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng đã được một số địa phương sử dụng để thu hút đầu tư vào phân khúc bất động sản này.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm tạo cơ chế cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, villa, và biệt thự biển. Việc này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng hàng nghìn dự án đang bị “mắc kẹt” do chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch, việc thừa nhận và hợp thức hóa thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” trong pháp luật là cần thiết. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vướng mắc hiện tại mà còn tạo nền tảng pháp lý rõ ràng hơn cho việc phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?

Tội trốn thuế là một trong 33 tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. So với quy định tại BLHS 1999, điều 200 tại BLHS 2015 đã cụ thể hóa các hành vi phạm tội trốn thuế; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền trên cơ sở nâng mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền cụ thể thay vì tính theo số lần so với số tiền trốn thuế như trước kia

Tội trốn thuế có những dạng hành vi nào?

Hành vi phạm tội này được hiểu là hành vi cố ý không nộp các khoản thuế mà người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật, gồm 9 dạng hành vi. Các hành vi này đều được thực hiện với lỗi cố ý và đều nhằm mục đích là không nộp hoặc nộp không đúng, không đầy đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Các hành vi được quy định trong Điều 108 Luật Quản lý Thuế, cụ thể như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế

Loại hình phạt và mức hình phạt áp dụng cho Pháp nhân phạm tội trốn thuế

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng với pháp nhân thực hiện 1 trong 9 hành vi nêu trên thuộc các trường hợp:

  • Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
  • Số tiền thuế trốn dưới 100.000.000 đồng mà trước đó, người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, chưa được xóa án tích của lần vi phạm hành chính này mà lại tiếp tục thực hiện hành vi trốn thuế

(hoặc)

  • Đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức
  • Số tiền trốn thuế Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên

Khung 4: Đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động trong trường hợp:

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm, gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng,  cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Tội trốn thuế theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự những tội danh nào

Điều 104 Bộ luật dân sự 2015

Điều 104. Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện

1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại các Điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.

2. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Thời hạn được xóa án tích?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi bị xét xử về tội cố ý gây thương tích và bị Tòa án tuyên 2 năm tù. Nay tôi đã chấp hành xong hình phạt và ra tù được 1 năm. Vậy xin hỏi luật sư, trường hợp của tôi sau thời hạn bao lâu sẽ được xóa án tích?

Trả lời tư vấn:

Bạn đã bị Tòa án tuyên về tội cố ý gây thương tích và đã chấp hành xong hình phạt tù, do đó bạn sẽ thuộc trường hợp được đương nhiên xóa án tích sau khi hết thời hạn được xóa án tích. Cụ thể quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự 1999

Như vậy, thời hạn xóa án tích được xác định kể từ khi người phạm tội chấp hành xong bản án hoặc khi hết  thời hiệu thi hành bản án  người đó không phạm tội mới. Căn cứ quy định tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự 1999 thì:  

+ Thời hạn để xoá án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.

+ Được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:

– Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;

– Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt… thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);

Đối chiếu với trường hợp của bạn, mức phạt tù của bạn là 2 năm và bạn vừa mới chấp hành xong do đó căn cứ vào thời hạn xóa án tích do pháp luật quy định thì sau 3 năm từ ngày bạn chấp hành xong hình phạt thì án tích của bạn sẽ được xóa nếu như trong khoảng thời gian này bạn không phạm tội mới.

Ly hôn và có con chung dưới 36 tháng tuổi, người bố có thể dành quyền nuôi con hay không ?

Câu hỏi : 

Tôi và vợ đang làm thủ tục ly hôn và có  con chung hiện nay mới hơn 1 tuổi. Vợ tôi hiện chỉ ở nhà bán tạp hóa nên thu nhập khá bấp bênh, tôi làm công chức nên có thu nhập ổn định hơn nên muốn được giành quyền nuôi con nhưng vợ không cho cũng như mọi người bảo rằng con sinh ra dưới 36 tháng chắc chắn người mẹ sẽ được nuôi con. Xin hỏi Luật sư, làm thế nào để tôi có thể giành được quyền nuôi con thay cho vợ ?

Trả lời : 

Căn cứ theo khoản 3, điều 81 Luật HNGD 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn quy định :

3. “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Bên cạnh đó, Khoản 3  Điều 6 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (có hiệu lực từ ngày 1.7.2024) quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, để người bố dành được quyền nuôi con, trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bố cần chứng minh được người mẹ thuộc những trường hợp nêu trên và không đủ khả năng để trực tiếp trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Đăng ký thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh Hợp tác xã

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch UBND huyện 

Trình tự thực hiện : 

Bước 1: Hợp tác xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

    Bước 2: Hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký thành lập Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện).

– Khi nộp hồ sơ, người đi nộp phải nộp những giấy tờ sau: Bản sao hợp lệ Giấy CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp Hợp tác xã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ thì phải nộp thêm các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:

+ Khi hồ sơ đảm bảo tính hợp lệ, Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp huyện phải trao Giấy biên nhận cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận yêu cầu người đến làm thủ tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp Hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện hoặc tỉnh, thành phố khác với nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính: thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký Hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã.

Trường hp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài:  thì Hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký Hợp tác xã ;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Thành phần hồ sơ: 

a) Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã (theo mẫu Phụ lục I-5 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT);

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

c) Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

d) Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

đ) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

e) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Thời gian thực hiện : 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. (more…)

Tăng cường xử lý phương tiện hết niên hạn sử dụng

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 29/CT-TTg về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:

– Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định vẫn tham gia giao thông.

– Cơ quan chức năng của địa phương phải:

+ Tổng kiểm tra, rà soát, thống kê danh sách các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định và xử lý nghiêm đối với chủ xe, lái xe vi phạm.

+ Công khai số lượng, biển kiểm soát xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.

+ Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tham gia giao thông gây tai nạn.

– Các đơn vị đăng kiểm phối hợp Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương thống kê, kiểm soát, xử lý các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.

Xem chi tiết tại Chỉ thị 29/CT-TTg được ban hành vào ngày 05/10/2016.

Chụp ảnh gái mại dâm đăng lên mạng phạm tội gì?

Trong thời gian gần đây liên quan đến vụ việc một gái bán dâm bị bắt quả tang đã khai nhận có thuê nam sinh năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội dùng smartphone chụp ảnh khỏa thân gái bán dâm rồi đăng lên mạng “câu khách”. Xin hỏi luật sư hành vi của nam sinh này có vi phạm pháp luật? Và chế tài xử lý về tội phạm này như thế nào?

moigioimaidam

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi  dùng smartphone chụp ảnh gái bán dâm đăng lên mạng để “câu khách” của nam sinh đã phạm vào “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 của BLHS 1999 sửa đổi 2009.

“Điều 255. Tội môi giới mại dâm

. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  1. a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  2. b) Có tổ chức;
  3. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Đối với nhiều người;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  1. a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  2. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”

Cụ thể “ môi giới mại dâm ” là hành vi làm trung gian, tổ chức móc nối, dụ dỗ, dẫn dắt để cho người mại dâm và người khác quan hệ tình dục với nhau.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗi, móc nối, dẫn dắt người mại dâm và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận.

Theo đó, hành vi này đã thỏa mãn 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm.

Về “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định thì khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Xác định trường hợp được bồi thường do xảy ra tai biến trong tiêm chủng – Bộ Y tế

Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì phải chuẩn bị và gửi hồ sơ cho Sở Y tế.

Điều 15. Các trường hợp được bồi thường

1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:

a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;

b) Người được tiêm chủng bị tử vong.”

Cơ sở pháp lý : Quyết định 1273/QĐ-BYT năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Cơ quan thực hiện : Sở y tế .

Thành phần hồ sơ :

– Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
– Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
– Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng từ (trong trường hợp bị tử vong);
–  Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có)
Quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động (NLĐ).

banner3

Theo đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần tuân thủ các quy định về quản lý sức khỏe NLĐ như sau:

– Thực hiện việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ kể từ thời điểm họ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

– Phải bố trí việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của NLĐ và:

+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp làm công việc tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc các yếu tố có hại này;

+ Hạn chế bố trí NLĐ mắc bệnh mạn tính làm các công việc có yếu tố có hại đến bệnh đang mắc;

+ Nếu phải bố trí NLĐ bị bệnh mạn tính làm công việc có yếu tố hại đến bệnh đang mắc thì NSDLĐ phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đến sức khỏe cho NLĐ biết và chỉ được bố trí sau khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật