Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

1.Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế để chứng minh quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (như Giấy khai sinh, Hộ chiếu);

– Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

–  Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài cấp không quá 90 ngày  (tính đến ngày nộp hồ sơ) xác nhận về tình trạng tư pháp đối người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong thời gian cư trú ở Việt Nam và thời gian cư trú ở nước ngoài.

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (như bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp).

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên thì trong thành phần hồ sơ phải có biên bản phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt.

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

* Người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

– Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

– Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

– Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

2. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Tư pháp tỉnh thành phố nơi ở, nộp phí, lệ phí (nếu có).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ viết giấy hẹn trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoàn thiện lại hồ sơ và nộp lại theo quy định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính tư pháp.

+ Bước 2: Phòng Hành chính tư pháp xem xét hồ sơ, trình lãnh đạo Sở gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam; đồng thời tiến hành thẩm tra hồ sơ xin nhập quốc tịch của đương sự.

+ Bước 3: Sở Tư pháp tiếp nhận kết quả xác minh của Công an tỉnh; nếu kết quả xác minh đảm bảo các yêu cầu thông tin về nhân thân thì hoàn tất hồ sơ và có văn bản đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về yêu cầu xin nhập quốc tịch.

+ Bước 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp xem xét việc nhập quốc tịch của đương sự.

+ Bước 5: Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ và phân loại hồ sơ:

Nếu đương sự là người không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước ngoài nhưng có đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài và có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nếu đương sự là người có quốc tịch nước ngoài nhưng không có đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài và có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài và báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi nhận được giấy xác nhận đã thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Bước 6: Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Bước 7: Chủ tịch nước Quyết định việc cho phép nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển kết quả cho Bộ Tư pháp.

+ Bước 8: Bộ Tư pháp nhận – chuyển quyết định cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố 

+ Bước 9: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nhận – chuyển quyết định cho Sở Tư pháp vào sổ theo dõi và trả kết quả cho đương sự.

+ Buớc 10: Công dân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

3. Thời hạn giải quyết : 115 ngày

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ LỆ PHÍ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Do vậy, ngoài việc đã có giấy tờ đầy đủ thì đất phải không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và đang trong thời hạn sử dụng đất thì mới được phép chuyển nhượng.

2. Trình tự, thủ tục và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ

– Công chứng hoặc chứng thực UBND Phường

– Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ khác về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp

– Tờ khai nộp tiền sử dụng đất

– Tờ khai lệ phí trước bạ

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất.

– Chứng minh nhân dân

– Hộ khẩu thường trú

Bước 2: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

cong-chung151113

– Thẩm quyền: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Hồ sơ yêu cầu công chứng: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức công chứng bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận (thị xã, huyện) nơi có đất;

so-tai-nguyen-moi-truong-ha-noi

– Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Thẩm quyền: cơ quan thuế

thuehn_2

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

– Lệ phí: Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

– Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua (thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

gcnqsdd

Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ sử dụng đất đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố sẽ có quy định cụ thể trình tự chuyển dịch quyền sử dụng đất cho phù hợp với từng địa phương.

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

 

Điều 202 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệpới

Điều 202. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thêm 04 loại chứng thư số khi giao dịch với cơ quan tài chính

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định 156/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2017. Theo đó:

Bổ sung 04 loại chứng thư số dùng để ký số trong giao dịch tài chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan tài chính bên cạnh chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, gồm:

– Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;

– Chứng thư số nước ngoài được công nhận;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cơ quan tài chính khi tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
 

Sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn phân chia tài sản chung như thế nào?

Câu hỏi : Tôi và anh D chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn đã được 6 năm nay. Anh D chết do tai nạ giao thông năm 2017 và không để lại di chúc. Vậy tài sản chung của tôi và anh D được giải quyết như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau: 

Theo điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau : 

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Ngoài ra, theo điều 7, nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết môt số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng theo luât định được áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản  nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của Điều 50 luật hôn nhân và gia đình bao gồm : 

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Trong trường hợp trên anh D chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc nên tài sản của anh D và chị sẽ được giải quyết  theo quy định của pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên, Do anh D chết không thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan để giải quyết vấn đề tài sản chung. Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Mẫu đơn đề nghị vắng mặt xem xét, thẩm định tại chỗ cho Luật sư trong vụ án hành chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ VẮNG MẶT

 

                                              Kính gửi:       TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

 

Chúng tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh và Luật sư Nguyễn Thanh Tùng – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện là ông Vũ Văn Cương trong vụ án hành chính “khiếu kiện quyết định hành chính” tại xóm 4, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ngày 14/08/2018, chúng tôi nhận được giấy báo của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam về việc triệu tập buổi xem xét, thẩm định tại chỗ đối với diện tích đất thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Trung Đông tại xóm 4, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào hồi 8 giờ 00 ngày 20 tháng 08 năm 2018 nhằm giải quyết vụ án. Tuy nhiên vào ngày 20 tháng 08 năm 2018 chúng tôi bận công tác nên không thể có mặt tại buổi xem xét, thẩm định tại chỗ.

Vậy, tôi làm đơn này đề nghị vắng mặt và đồng thời đề nghị quý tòa tiếp tục tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ theo đúng trình tự pháp luật.

Trân trọng!

                                                                                                                             Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2018

                                                                                                                                          NGƯỜI LÀM ĐƠN

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xác định số thành viên có quyền SDĐ được cấp cho hộ gia đình

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Giải đáp 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ ngành Tòa án. Theo đó:

Trong vụ án dân sự về tranh chấp QSDĐ thuộc hộ gia đình (HGĐ) mà tại thời điểm tranh chấp số thành viên trong hộ đã có thay đổi so với thời điểm cấp, việc xác định số thành viên có QSDĐ như sau:

– Thời điểm để xác định HGĐ có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.

– Căn cứ xác định ai là thành viên HGĐ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu UBND xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm căn cứ giải quyết.

Ngoài những người là thành viên HGĐ có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa những người sau tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của HGĐ;

+ Người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất.

Để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ có bị xử phạt không?

Để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

untitled-10

Một số hộ dân đổ vật liệu xây dựng ra lòng đường gây cản trở giao thông

Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

 Căn cứ vào điểm e, khoản 5 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

 “Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

 5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

 e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15”;

 Như vậy, thanh tra giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông.

 Thứ hai, mức phạt đối với hành vi để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ

 Theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 46/2016  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

 “Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 d) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;

 6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

 b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

Hướng dẫn mới về thuế suất thuế nhập khẩu

Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK)

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 8600/TCHQ-TXNK về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK). Theo đó:

– Hàng nhập khẩu theo Điểm a Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định cho từng mặt hàng tại hướng dẫn tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

– Hàng nhập khẩu theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất quy định tại các Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do.

– Hàng nhập khẩu theo Điểm c Khoản 3 Điều 5 LTXNK (không thuộc các trường hợp nêu trên) thì áp dụng thuế suất thông thường như sau:

+ Đối với các mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2016 thì áp dụng thuế suất là 5%;

+ Đối với các mặt hàng còn lại thì áp dụng thuế suất bằng 150% mức thuế tương ứng được quy định tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

Công văn 8600/TCHQ-TXNK ban hành ngày 07/9/2016.

 

Công văn quy định về thanh toán tiền khám bệnh khi cấp cứu

Công văn 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016 do Bộ Y tế ban hành về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC .

mau-the-bhyt

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khám chữa bệnh:

– Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: Thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.

– Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: Được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

Ngoài ra, Công văn 7117/BYT-KH-TC còn hướng dẫn một số nội dung khác, như là:

– Việc thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú.

– Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện.

– Tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã.

– Phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: áp dụng giá dịch vụ y tế theo hạng bệnh viện đó…

Mức lương để tính trợ cấp thôi việc

Điều 48 Bộ Luật lao động quy định, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này (trong đó có quy định thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 3) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điểm c, Khoản 2 và Khoản 5, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm làm việc; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật