Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất

Câu hỏi: Gia đình tôi có thửa đất ở quê muốn bán và đã có người hỏi mua. Nhưng bên mua yêu cầu gia đình tôi phải hướng dẫn và làm các thủ tục sang tên chuyển nhượng đất cho họ. Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh An- Đông Anh,Hà Nội.

images1479442_Quyen_su_dung_dat

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất được quy định và hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;

– Hộ khẩu thường trú của người mua;

– Trích lục thửa đất;

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;

– Chứng từ nộp tiền thuế đất.

  1. Các khoản thuế phải nộp:

– Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;

– Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;

  1. Trình tự, thủ tục:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 02-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN RÚT YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)

Người rút đơn yêu cầu:(3) …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): ……………………………; Fax (nếu có):………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự(5) …………………………………………………………………………………………………………………….

Nay do (6) ………………………………………………………………………………………………………………

Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần)(7) …………….đơn yêu cầu ngày …. tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

                                                  ………, ngày…. tháng. năm…….

                                                      NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU(8)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-VDS:

(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).

(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).

(7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.

(8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây:

Mẫu số 02 đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ việc chiếm hữu

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Cơ quan thực hiện: Công an cấp huyện

Yêu cầu : chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)

Bước 3: Trả kết quả:

+ Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải tách sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu

b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 

Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

 

Trường hợp nào được đăng ảnh người khác mà không bị phạt

Hiện nay nhiều người coi mạng xã hội như nguồn tin tức chính với khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, với nhu cầu câu view , tăng lượt tương tác các bài viết, nhiều thành phần đưa tin đã cố tình đăng tải những thông tin, sử dụng hình ảnh mà không có sự cho phép của chính chủ, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều cá nhân, tổ chức. Theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng được áp dụng cho hành vi “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật”. Điều này khiến nhiều người cho rằng, việc sử dụng hình ảnh của người khác mà chưa được sự đồng ý và đưa lên mạng có thể bị xử phạt. Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch đã có những chia sẻ giúp giải đáp những khúc mắc về vấn đề này

Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm

Thủ tục thông báo thực hiện khuyến mại tại sở công thương

Cơ quan thực hiện : Sở công thương

Cách thức thực hiện : Nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến 

Yêu cầu : 

– Thương nhân gửi hồ sơ thông báo thực hiện chương trình khuyến mại chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

– Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ thông báo thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân.

Thành phần hồ sơ : 

  • Thông báo thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu quy định. ( Theo thông tư 07/2007/TTLT-BTM-BTC hướng dẫn về khuyến mại 
  • Danh sách hàng hóa khuyến mại
  • Bản sao đăng ký kinh doanh của tổ chức thực hiện khuyến mại 

Lưu ý : Thời gian thực hiện 1 chương trình khuyến mại không quá 45 ngày và trong 1 năm ko quá 90 ngày 

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Thời gian thực hiện : 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Xe máy hết đường né phạt nguội

Với việc tăng nặng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm, nhiều ý kiến cho rằng các quy định mới sẽ giúp việc xử phạt nguội với xe máy dễ dàng hơn, đồng thời ngăn triệt để người điều khiển phương tiện trốn tránh việc nộp phạt. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thi hành luật. Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Hà Nội), để thực thi có hiệu quả Nghị định 168, cần tăng cường xử phạt nguội, nhất là đối với xe máy.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Có Nên Thừa Nhận Pháp Lý Cho Thuật Ngữ ‘Đất Ở Không Hình Thành Đơn Vị Ở’?

Việc thừa nhận thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” đang được nhiều chuyên gia đề xuất như một giải pháp pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thuật ngữ này, mặc dù chưa được công nhận chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng đã được một số địa phương sử dụng để thu hút đầu tư vào phân khúc bất động sản này.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm tạo cơ chế cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, villa, và biệt thự biển. Việc này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng hàng nghìn dự án đang bị “mắc kẹt” do chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch, việc thừa nhận và hợp thức hóa thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” trong pháp luật là cần thiết. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vướng mắc hiện tại mà còn tạo nền tảng pháp lý rõ ràng hơn cho việc phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Điều 126 Bộ luật dân sự 2015

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Hướng dẫn giải quyết chế độ hưu trí đối với cán bộ nghỉ hưu

Vừa qua, BHXH Việt Nam có Công văn số 3492/BHXH-CSXH hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc giải quyết chế độ hưu trí cho cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP.

Theo đó, ngày 13/6/2016, Bộ LĐ-TB&XH có Công văn số 2131/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn về thời điểm hưởng lương hưu đối với cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định số26/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội.

Công văn của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ: Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 của Nghị định 26/2015/NĐ-CP, đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng BHXH từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng BHXH 20 năm, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.

Đối với cán bộ thuộc diện nêu trên đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, thì việc đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ và do ngân sách nhà nước đảm bảo. Do vậy, thời điểm hưởng lương hưu của các cán bộ này là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ hưu do cơ quan quản lý cán bộ lập

Temu hoạt động ‘chui’ tại Việt Nam: Mức xử phạt theo quy định chưa đủ sức răn đe

Trước khi hoàn tất thủ tục đăng ký tại Việt Nam vào ngày 24/10, nền tảng thương mại điện tử Temu đã gây chú ý mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có văn bản chính thức xác nhận Temu được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch nhận định, các nền tảng thương mại điện tử phải đăng ký để hoạt động hợp pháp, và trường hợp vi phạm có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Ông nhận xét mức phạt này không đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp lớn như Temu, đặc biệt khi hàng hóa giá rẻ nhập khẩu dễ lợi dụng kẽ hở miễn thuế, tiềm ẩn nguy cơ về hàng giả, hàng nhái và thất thu ngân sách.

Đọc thêm tại đây. 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật