Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Cơ quan thực hiện: Công an cấp huyện

Yêu cầu : chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)

Bước 3: Trả kết quả:

+ Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải tách sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu

b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản được hay không?

Thời gian qua, nhiều ý kiến thắc mắc “Giấy tờ có giá” là gì?. Các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, xe ô tô…) có phải là yêu cầu trả lại “Giấy tờ có giá” không?. Nếu yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa có thụ lý?.

Tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Theo  quy định trên thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy CNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký xe máy, mô tô, ô tô….không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiễm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tóa án không thụ lý giải quyết.

Cơ quan chức năng sẽ giải quyết theo thẩm quyền

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều người đã nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá và đã có đơn đề nghị Tòa giải quyết. Trường hợp này, TANDTC hướng dẫn như sau: Nếu người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà Tòa án chưa thụ lý vụ án thì Tòa trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

Trong văn bản trả lại đơn, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu đã thụ lý vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

 

Mẫu công văn đề nghị cung cấp thông tin doanh nghiệp

MBLAW cung cấp mẫu tham khảo như sau : 

TÊN DOANH NGHIỆP 

_______________

         Số:              /……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

         Hà Nội, ngày          tháng          năm ……

 

Kính gửi:   Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh, thành phố………. 

Tên đơn vị: ……………………….

Địa chỉ trụ sở chính : …………………………

Họ và tên người đại diện theo pháp luật : ……………..

CMND/Hộ chiếu:      ……………           Nơi cấp: …………………

Ngày cấp: ……………………

Lý do yêu cầu cung cấp thông tin :  ………………………………………..

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN NHƯ SAU:

  1. Thông tin về Công ty đề nghị được cung cấp thông tin:

Tên đơn vị:  …………………….

Số Giấy chứng nhận đầu tư/ Số Giấy Chứng nhận ĐKKD : …………………………..

Địa chỉ trụ sở chính : ………………………………

Họ và tên người đại diện theo pháp luật : ……………………

CMND/Hộ chiếu:     …………………………..           Nơi cấp: …………..

Ngày cấp:……………………………

 

  1. Thông tin đề nghị cung cấp:

Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN:                                                           

Bản in Giấy chứng nhận ĐKDN từ cơ sở dữ liệu:                                    

Yêu cầu khác (ghi cụ thể):                                                                  

…………………………………………………………

  1. Đơn vị/cá nhân cam kết:

Sử dụng thông tin được cấp vào đúng mục đích đã nêu;

Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung văn bản này.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả pháp lý phát sinh nếu có.

Nộp đủ lệ phí cung cấp thông tin theo quy định.

 

 

 

ĐƠN VỊ / CÁ NHÂN

(Ký, đóng dấu, ghi rõ chức danh, họ và tên)
Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

Bị thu hồi đất làm đường vành đai 4 Hà Nội, chỉ được đền bù tiền có đúng luật?

 Gia đình anh Nguyễn Văn Thịnh ở Thường Tín (Hà Nội) bị thu hồi 200m² đất khi dự án đường vành đai 4 đi qua, nhưng chỉ được đền bù bằng tiền thay vì đất tái định cư, dù đất còn lại khó sử dụng. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, việc bồi thường bằng tiền là đúng quy định pháp luật do diện tích đất còn lại của gia đình (100m²) vẫn đủ điều kiện để ở theo luật định. Gia đình anh có thể thỏa thuận với hàng xóm để mua thêm đất, hợp thửa nhằm xây dựng nhà ở thuận tiện hơn.

Đọc thêm tại đây 

“lái xe muốn đâm chết hẳn để tránh trách nhiệm trợ chấp tàn tật cho nạn nhân” trách nhiệm pháp lý và bồi thường?

Câu hỏi:

Từ một số vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra, nhiều người đã đặt ra câu hỏi là phải chăng đang có kẽ hở về mặt luật pháp khiến lái xe muốn đâm chết hẳn nạn nhân để tránh trách nhiệm phải trợ cấp tàn tật cho nạn nhân lâu dài…  Để hạn chế những vụ tai nạn không đáng có vì những hành động thiếu hiểu biết, vô ý thức của người dân, và thậm chí là của cơ quan, đơn vị, theo Luật sư cần có những thay đổi như thế nào về mặt luật pháp?

Người gửi câu hỏi: N.A.H – Hoài Đức – Hà Nội.

rủi ro mua xe

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Với thực tế làm nghề của tôi thì tôi không cho là có trường hợp người “lái xe muốn đâm chết hẳn nạn nhân để tránh trách nhiệm trợ chấp tàn tật cho nạn nhân lâu dài” như một số thông tin mà dư luận hay báo chí đã đưa trong thời gian vừa qua. Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về tâm lý tội phạm, cũng như tiếp xúc trực tiếp khá nhiều người đã từng gây ra tai nạn nghiêm trọng dẫn đến hậu quả chết người thì mọi người đều phân tích rằng, trong lúc đó, do sự hoảng loạn tâm lý vì gây ra tai nạn nghiêm trọng nên dẫn đến mất kiểm soát về mặt hành vi và thực hiện một số thao tác điều khiển phương tiện giao thông không chuẩn và hậu quả có thể làm nặng hơn tình trạng của người bị nạn, chứ họ hoàn toàn không có ý muốn cố tình gây ra cái chết cho nạn nhân. Bởi với người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là những người chuyên làm vận tải thì việc gây ra tai nạn chết người sẽ để lại những hậu quả rất lớn về mặt pháp lý, tài chính cũng như tâm lý của những người chủ xe cũng như lái xe.

Còn về mặt pháp lý thì nếu trường hợp gây tai nạn chết người với lỗi vô ý thì người lái xe chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Còn trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được người điều khiển phương tiện cố tình đâm chết nạn nhân để tránh phải trợ cấp thì rất có thể sẽ bị chuyển tội danh thành tội Giết người với tình tiết tăng nặng là vì động cơ đê hèn và mức hình phạt của hành vi này cao nhất là tử hình.

Tôi thiết nghĩ, để hạn chế và tiến tới ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm nêu trên thì chúng ta phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến từng người dân bởi những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc nhận biết pháp luật còn hạn chế. Kết hợp với các biện pháp phát thanh trên loa truyền thanh, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí thì các cơ quan tư pháp có thể thực hiện thông qua hình thức các phiên tòa giả định hay tổ chức các phiên tòa lưu động, xét xử các bị cáo ngay tại địa điểm thường xuyên xảy ra các vụ việc trên để người dân có thể nhận thức sâu hơn về pháp luật, cũng như thấy được hậu quả pháp lý do những hành vi tưởng chừng vô hại của mình gây ra.

Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với các hoạt động xây dựng dễ gây ra nguy hiểm cho những người xung quanh. Sử dụng các biện pháp buộc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn trong thi công công trình. Buộc đơn vị thi công phải tính chi phí về bảo đảm an toàn lao động, an toàn thi công vào dự toán công trình và thành lập các tổ, đội được đào tạo, tập huấn trong vấn đề an toàn lao động để dành riêng cho việc đảm bảo an toàn khi thi công công trình. Trong trường hợp có các vi phạm phát sinh thì phải ngay lập tức phải được xử lý một cách quyết liệt và thích đáng. Trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng khởi tố vụ án, khởi tố bị can để làm rõ hành vi phạm tội và có các biện pháp xử lý đủ sức răn đe và giáo dục để làm gương cho người khác.

Trân trọng!

Những điều cần biết về thư tín dụng

Điều 2 UCP 500 định nghĩa: “ Các thuật ngữ ‘Tín dụng chứng từ’ và ‘Tín dụng dự phòng’ – sau đây gọi là Thư tín dụng – là bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc được miêu tả như thế nào, theo đó, ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động đúng yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) hoặc nhân danh cho chính bản thân mình.

  1. Thanh toán cho hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát.
  2. Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó
  • Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thưu tín dụng với điều kiện phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng

    Với khái niệm như vậy, thư tín dụng được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo thói quen và thông lệ của từng nước: Letter of Credit; Credit; Documentary Credit… Tương tự như vậy, Việt Nam thư tín dụng còn được gọi là tín dụng thư, tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C… Tuy nhiên, dù được gọi là như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ

*Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

   Trong phuuwong thức thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau: người mua, người bán và ngân hàng

  • Người mua: Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở thư tín dụng và thường phải ký quỹ từ 20 đến 25% số tiền của thư tín dụng tại ngân hàng mở thư tín dụng. Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thưu tín dụng cho ngân hàng nếu xét về ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng mở thư tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mình trong khi kiểm tra chứng từ
  • Người bán: Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mau đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải hiểm tra thư tín dụng xem có đúng nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện gì không rõ rang, không có lợi ích cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhân thì mới có hiệu lực thanh toán. Sau khi giao hàng, người bán phải lập đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng
  • Ngân hàng :

+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thưu tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thưu tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán  tiền cho người bán và nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua. Ngân hàng mở thư tín dụng được người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125 dến 0,5% số tiền của thư tín dụng. Ngân hàng mở thư tín dụng thường là ngân hàng nhà nước người mua, nhưng cũng có thể là ngân hàng ở nước người bán hoặc ngân hàng nước thứ ba

+ Ngân hàng thông báo- là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào mà chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán

+ Ngân hàng xác nhận- là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Sở dĩ có việc này là bở người bán cũng chưa haofn tòa tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. Ngân hàng xác nhận cam kết trách nhiệm thanh toán không thể hủy bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy đinh. Giống như ngân hàng thanh toán, một ngân hàng chấp nhận vai trò làm ngân hàng xác nhận sẽ chịu nhiều rủi ro là có thể không phát hiện ra sai sót trong các chứng từ.

+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng, với thỏa thuận trong thư tín dụng được ủy quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Nếu thư tín dụng thuộc loại “tự do chuyển nhượng” thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng được chỉ định thanh toán. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận

+ Ngân hàng thanh toán có thể à ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng ủy thác trả tiền cho người bán. Nếu trả tiền tại nước người bán thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp các các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Rủi ro chính của ngân hàng thanh toán là việc thanh toán đổi chứng từ mà chứng từ có thể có những sai khác so với quy định trong thư tín dụng, khi đó ngân hàng khó có thể thu hồi tiền từ ngân hàng mở. Tuy nhiên, một ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán có thể từ chối thanh toán cho người xuất khẩu nếu ngân hàng mở không đủ tiền để thanh toán hối phiếu (điều này xảy ra khi ngân hàng thanh toán không xác nhận trách nhiệm trong thư tín dụng)

+ Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ả mua hối phiếu có kỳ hạn chua đến hạn trả tiền cho người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại này thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán chongười xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận. Việc ngân hàng xác nhận thanh toán cho người xuất khẩu là không thể truy đòi, nghĩa là ngay cả khi không được ngân hàng mở thanh toán thì ngân hàng này sẽ xác nhận cũng không thể đòi lại tiền của người xuất khẩu

*Các loại thư tín dụng

     Theo Ủy ban kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC, thư tín dụng được phân biệt theo hai dạng: Theo loại hình và theo phương thức sử dụng

  Theo loại hình: có thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là một thư tín dụng mà ngân hàng và người mua lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ không cần báo cho người bán biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia thì việc sửa đổi chỉ có hiệu lực khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước  khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người bán. Như vậy, thư tín dụng có thể hủy ngang chỉ đảm bảo rất ít, nếu nói là có, cho người xuất khẩu, và người xuất khẩu thường khoog chấp nhận loại này. Điều 6 UCP 500 quy định rằng thư tín dụng sẽ được coi là không thể hủy ngang trừ khi được ghi rõ là có thể hủy ngang (ngược với UCP 400). Do đó, loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Nó chỉ có tính chất như một lời hứa hẹn chứ không phải là một sự cam kết trả tiền
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irevocable L/C) là loại thư tín dụng,mà ngân hàng khi đã mở thư tín dụng thì phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn tư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan. Điều căn bản này cho phép người xuất khẩu thu gom hàng và gửi đi với sự đảm bảo rằng sẽ được thanh toán nếu xuất trình các chứng từ quy định. Thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho người bán nên nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Khi sử dụng loại thư tín này cũng không cần phải ghi rõ nó là loại hủy ngang hay không hủy ngang, bởi UCP 500 quy định rằng nếu không ghi gì thì thư tín dụng đó được coi là không hủy ngang.

 Theo phương thức sử dụng:

  • Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp : là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị đối với những người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực tại ngân hàng phát hành. Loại thư tín dụng này không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ nào của ngân hàng phát hành với bất cứ ai ngoài người hưởng lợi từ thư tín dụng. Thư tín dụng không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu. Việc chiết khấu là công việc nội bộ của ngân hàng chuyển chứng từ và người hưởng lợi. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng lợi, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khác hàng nếu chứng từ hoàn oàn hợp lệ
  • Thư tín dụng với điều khoản đỏ. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi các điều khoản của nó được in hoặc đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây, người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thưu tín dung được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty lớn và có đủ vốn, phía xuất khẩu có nguồn hàng hóa nhưng thiếu vốn. Với thư tín dụng có điều khoản đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng trước một số tiền nhất định (từ 30 đến 50% trị giá thư tín dụng) khi nhận được các chứng từ mà các bên đã thỏa thuận. Rõ ràng, các thư tín dụng đỏ chỉ được sử dụng khi người nhập khẩu tin tưởng vào người xuất khẩu. Trong khi rất nhiều trường hợp, người mở thư tín dụng chỉ ứng trước cho người hưởng lợi nếu ngân hàng của người hưởng lợi bảo lãnh. Như vậy, người hưởng lợi phải thương lượng với ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản). Nói chung, điều này đảm bảo người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng trong nước hoặc một ngân hàng được tin cậy hơn ngân hàng mở. Đối với loại thư tín dụng này, quyền lợi của người bán được đảm bảo nên cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là vì người bán cũng không tin tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng nên họ yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng phải được một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng đó. Người bán có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng nặng như trách nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng, vì vậy, có khi ngân hàng xác nhận buộc ngân hàng mở thư tín dụng phải đặt tiền trước và phải trả thủ tục phí rất cao.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irevocable Without Recourse L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp về chưng từ. Đối với loại thư  tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”. Loại thư tín dụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  • Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Irevocable Transferable L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hoặc đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp. Người hưởng lợi trung gian chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền lợi của mình cho người hưởng lợi cung cấp (gọi là “người hưởng lợi thứ 3” trong UCP). Người trung gian có thể không muốn tiết lộ thông tin về người cung cấp cuối cùng và có thể giữ không cho người nhập khẩu biết rằng việc gửi hóa đơn của người cung cấp cuối cùng. Các biến hình của thư tín dụng có thể chuyển nhượng có thể cực kỳ phức tạp, do đó người nhập khẩu cần phải thận trọng. Cụ thể là người nhập khẩu có thể phải cấp nhận rủi ro là không biết gì về nguồn gốc của người cung cấp cuối cùng, do đó người nhập khẩu rất khó được đảm bảo về uy tín và độ tin cậy của người này

Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi rõ “có thể chuyển nhượng”. Thư tín dụng chuyển nhượng được chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu

  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lưc như cũ và được tiếp tục được sử dụng trong một thời gian nhất định. Ví dụ, tổng giá trị hợp đồng giao hàng trong một năm 40.000 $, mỗi quý giao 10.000 $ hàng thì không cần phải mở thư tín dụng với giá trị 40.000 $ mà chỉ mở thư tín dụng với trị giá 10.000 $ với điều kiện tuần hoàn. Loại thư tín dụng này được dùng trong việc mua bán những mặt hàng số lượng lớn nhưng giao thường xyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng giáp lung (Back to Back L/C) là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo. Ví dụ : Việt Nam và Nhật Bản buôn bán hàng hóa với nhau nhưng ngân hàng hai nước chưa có quan hệ nghiệp vụ qua lại với nhau, vậy hai bên phải tìm một ngân hàng ở nước thứ ba mà hai bên cùng có quan hệ để mở thư tín dụng cho nhau : Ngân hàng Nhật Bản mở thư tín dụng cho một thương nhân Trung Quốc làm trung gian. Thương nhân này dùng thư tín dụng đó để đến ngân hàng C.B. là một ngân hàng TRung Quốc để mở thư tín dụng cho Việt Nam. Hai thư tín dụng này có nội dung cơ bản giống nhau, trừ những nội dung để đảm bảo quyền lợi cho người trung gian
  • Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C) là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng. Như vậy thư tín dụng dự phòng khác với các thư tín dụng khác kể trên ở chỗ chức năng chính của thư tín dụng dự phòng là một biện pháp đảm bảo chứ không phải là thanh toán. Theo như một thư tín dụng dự phòng điển hình, người hưởng lợi sẽ đòi thanh toán trong trường hợp bạn hàng không thể thực hiện hoặc hoàn thành một số trách nhiệm nào đó. Việc sử dụng thư tín dụng dự phòng được phát triển rộng rãi ở Mỹ, nơi luật ngân hàng cấm các ngân hàng trực tiếp bảo đảm. Thư tín dụng dự phòng được hình thành để vượt qua các cản trở về luật pháp. Mặc dù thư tín dụng dự phòng được dẫn chiếu cụ thể đến UCP 500 nhưng phần lớn các điều khoản của văn bản này không có bất kỳ liên quan trực tiếp đến việc mở hoặc sử dụng loại tín dụng này
  • Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trinhg hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần
Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

Cơ quan thực hiện : Phòng tư pháp cấp huyện

Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng tư pháp cấp huyện

Thành phần hồ sơ :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian thực hiện : Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Lệ phí : 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

Trợ cấp hàng tháng cho quân nhân đã xuất ngũ

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 130/2016/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

trocapquannhan

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, từ ngày 01/01/2016, mức trợ cấp hằng tháng mới đối với các đối tượng nêu trên được tính theo công thức:

Mức trợ cấp hằng tháng từ 01/01/2016 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 + 150.000 đồng

Mức hưởng cụ thể theo số năm công tác sau khi đã điều chỉnh như sau:

+ Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 1.535.000 đồng/tháng;

+ Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 1.605.000 đồng/tháng;

+ Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.674.000 đồng/tháng;

+ Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.743.000 đồng/tháng;

+ Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.812.000 đồng/tháng.

Thông tư 130/2016/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 25/10/2016.

Luật hóa quy định cấm mua bán bào thai để phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm tội phạm mua bán người

Hiện nay, tình trạng mua bán bào thai, thai nhi đang dần xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng với những thủ đoạn phức tạp, đường dây có tổ chức. Đây được coi là hành vi vô nhân đạo, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và công ước quốc tế về quyền của trẻ em. Tuy nhiên, việc ngăn chặn tình trạng trên còn gặp nhiều khó khăn, dù đã có những điều luật liên quan đến việc tội danh mua bán bào thai như điều 187 bộ luật hình sự quy định về việc tổ chức mang thai hộ với mục đích thương mại hay điều 151 bộ luật hình sự xử lý hành vi mua bán người dưới 16 tuổi. Chia sẻ với báo điện tử VOV, Luật sư Trần Tuấn Anh nêu lên quan điểm, về mặt bản chất vẫn tồn tại khoảng trống pháp lý giữa những điều luật trên do sự thiếu nhất quán trong khái niệm về quyền của thai nhi trong các bộ luật dẫn đến chưa có quy phạm pháp luật, khung pháp lý rõ ràng cho sự hình thành thai nhi gây nên sự khó khăn trong quá trình xử lý. Theo Luật sư, cần có sự quy định rõ ràng  việc mua bán thai nhi là một tội riêng cũng như phải thực hiện sửa đổi đồng bộ hệ thống pháp luật quy định rõ hơn về quyền của thai nhi cũng như trách nhiệm của những người xâm phạm, sửa đổi bổ sung những quy định về vấn đề mang thai hộ mang mục đích nhân đạo nhằm tạo sự phòng ngừa, ngăn chặn , giáo dục và răn đe, tránh tạo kẽ hở để những sự việc như trên có cơ hội xảy ra.

Nghe thêm những chia sẻ tại đây 

Nghị định số 68/2009/NĐ-CP Sửa Đổi, Bổ Sung Khoản 7 Điều 4 Nghị Định Số 37/2006/Nđ-Cp Ngày 04 Tháng 4 Năm 2006 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Luật Thương Mại Về Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: 68/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 7 ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại như sau:

“7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Có được lập cam kết về tài sản trước khi kết hôn?

Câu hỏi: 

Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?

Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan

Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT 2020

Em cần được tư vấn. Em đang tổ chức các khóa học hỗ trợ chỉnh sửa giọng nói, công ty em là công ty TNHH với ngành chính là hỗ trợ giáo dục. Em thấy rất nhiều các đơn vị cũng đang tổ chức các khóa học ví dụ như: đào tạo NLP, kinh doanh online, đào tạo marketing …. Vậy coi là hình thức gì và có cần giấy phép con không ạ? Mà nếu làm giấy phép con thì mấy ngành đào tạo trên làm gì có bằng cấp chuyên ngành để đăng ký. Anh chị nào biết tư vấn giúp em?

Về vấn đề được đặt ra chúng tôi xin được phép tư vấn dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Giấy phép con thể hiện sự chấp thuận, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện (vốn pháp định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, an toàn trật tự,…) và đã làm thủ tục xin cấp giấy phép. Sau khi doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép con thì được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền giấy phép hoạt động, giấy phép này thường được mọi người được gọi là giấy phép con. Đối với doanh nghiệp của chị hiện tại chưa có giấy phép này, để hoạt động thì cần phải xin giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa quy định trong trong chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Điều 4. Cơ sở vật chất

  1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì, chị cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm. Thành phần hồ sơ như sau:

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Công ty lập một bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì chị sẽ được cấp giấy phép con và sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật