Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  • – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • – Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề có điều kiện, yêu cầu cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh ngành nghề này cần có đủ điều kiện mới được phép kinh doanh

Yêu cầu : 

Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ : 

  • Người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp:
  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
  • Người đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có liên quan.
  • Điều đáng lưu ý là chủ cơ sở phải có hộ khẩu ít nhất 5 năm ở nơi đặt địa điểm kinh doanh 

– Điều kiện về cơ sở kinh doanh dịch vụ cẩm đồ:

  • Đảm bảo điều kiện về an toàn và phòng cháy chữa cháy, phòng độc và vệ sinh môi trường;
  • Đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng;
  • Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

Thành phần hồ sơ :

  •  Đơn đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mẫu số MĐ-6 tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch
  • Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân ( Chứng minh thư, hộ chiếu)
  • Sổ hộ khẩu công chứng

Thời gian làm việc : Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch quận, huyện, thị xã 

Đúng hay sai với việc giải quyết của UBND các cấp đối với người bị thu hồi đất phục vụ cho lợi ích công cộng

Tình huống:

Tôi (Nguyễn Văn A)  là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất diện tích 250 m2. Năm 2005, thửa đất này được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện khu đất này có một ngôi nhà ở và khu tường rào bao xung quanh. Năm 2008, do nhu cầu mở rộng, nâng cấp dưỡng giao thông liên xã, UBND xã Hải Bình( huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) yêu cầu tôi tự tháo dỡ tường bao và cây cối trên phần diện tích đất nhỏ ra phía ngoài đường(Phần đất này nằm trong khuôn viên đất của gia đình tôi). Tôi không đồng ý với lí do đây là phần đất của gia đình tôi, không phải là đất lấn chiếm. Sau đó UBND huyện Tĩnh gia có công văn chỉ đạo UBND xã Hải Bình tổ chức cưỡng chế, dỡ bỏ công trình, cây cối trên phần đất của gia đình tôi được sử dụng để làm đường giao thông liên xã. Gia đình tôi không đồng thuận và gửi rất nhiều đơn khiếu nại tới UBND huyện Tỉnh Gia, UBND xã Hải Bình nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.Tôi muốn hỏi việc làm của UBND huyện Tỉnh Gia và UBND xã Hải Bình với gia đình tôi là đúng hay sai?

Trả lời tư vấn:

Việc làm của UBND huyện Tỉnh Gia và UBND xã Hải Bình với gia đình ông  là không đúng theo quy định của pháp luật.

  • Thứ nhất, về thẩm quyền thu hồi đất.

Theo quy định tại khoản 2,3 điều 44 Luật Đất Đai 2003:”2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này không được ủy quyền”.

Theo đó, thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp trên không được phép ủy quyền cho UBND cấp dưới. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất phải thực hiện đứng thẩm quyền của mình. Do đó, thẩm quyền thu hồi đất ở đây là UBND huyện Tĩnh Gia.

  • Thứ hai, về điều kiện cưỡng chế thu hồi đất.

Trong vụ việc trên, UBND xã Hải Bình( huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) yêu cầu ông  tự tháo dỡ tường bao và cây cối trên phần diện tích đất nhỏ ra phía ngoài đường(Phần đất này nằm trong khuôn viên đất của gia đình ông). Ông A không đồng ý với lí do đây là phần đất của gia đình ông, không phải là đất lấn chiếm. Sau đó, UBND huyện Tĩnh Gia có công văn chỉ đạo UBND xã Hải Bình cưỡng chế gia đình ông . Như vậy thì đã bỏ qua một số bước mà đi thẳng vào vấn đề cưỡng chế thu hồi đất. Theo điều 32 nghị định 69/2009/NĐ- CP quy định về điều kiện cưỡng chế thu hồi đất:”

  1. Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 38 Nghị định này;
  3. b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định này mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
  4. c) Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;
  5. d) Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;

đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.

  1. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật”.

 Theo quy định của điều luật thì đã qua 30 ngày kể từ thời điểm phải bàn giao đất mà ông  không bàn giao cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau đó, UBND và UB Mặt Trận Tổ Quốc xã Hải Bình đã thuyết phục nhưng ông  vẫn không giao nộp thì khi đó UBND huyện Tỉnh Gia mới được có quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Và quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành phải thông báo quyết định đến gia đình ông . Nếu ông  từ chối thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND xã Hải Bình công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấp xã Hải Bình nơi có thu hồi đất. Sau 15 ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà ông  không bàn giao đất hì lúc này UBND huyện Tỉnh Gia mới được chỉ đạo UBND xã Hải Bình tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của ông A.

  • Thứ ba, về việc giải quyết khiếu nại của ông.

 Theo điều 34 và 36 Luật khiếu nại, tố cáo thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lí đẻ giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lí để giải quyết thì phải nêu lí do. Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lí giải quyết;đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lí để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần đầu là khôn quá 45 ngày, kể ừ ngày thụ lí để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lí để giải quyết.

Do đó, việc làm của UBND huyện Tỉnh Gia và UBND xã Hải Bình đối với gia đình ông  là sai mà cần thực hiện các thủ tục tại điều 32 nghị định 69/2009 thì mới được ra quyết định như trên.

Quá trình phát triển của ASEAN và các văn kiện chính của ASEAN

Một cột mốc rõ rệt được đánh dấu trong lịch sử Đông Nam Á là  sự kiện thành lập Hiệp hội   các quốc gia Đông Nam Á: ngày8-8-1967 tại Bangkok (thủ đô Thái Lan), tuyên bố Bangkok được ký kết,  tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của ASEAN. ASEAN bao gồm 10 nước trong vùng Đông Nam Á là  Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và  Myanmar. ASEAN hiện nay có dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng gần 600 tỷ USD/năm. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là nơi  thu hút nhiều nguồn vốn FDI.

  Chương trình hành động của ASEAN gồm có các chương trình lớn về hợp tác kinh  tế, tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư trong khu vực đang được thực hiện như xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Area- AFTA), khu vực đầu tư AIA, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN- AICO, hợp tác hải quan ASEAN. Các nước trong khu vực cùng nhau đẩy nhanh hơn tốc độ  thực hiện khu vực mậu dịch tự do  AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ khu vực, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài. Với ASEAN 6 (Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Brunei) mức giảm thuế nhập khẩu CEPT  từ 0-5%  đạt được vào năm 2002, với Việt Nam vào năm 2006 , còn Lào và Myanmar vào năm 2008. Mức 0% với ASEAN 6 vào năm 2010  con với các thành viên  mới là  2015.

Các văn kiện chính của ASEAN:

  • Tuyên bố của chủ tịch hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 “ hướng tới cộng đồng ASEAN : Từ tầm nhìn tới thành công
  • Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững
  • Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Hiến chương ASEAN
  • Tầm nhìn ASEAN
Con riêng của vợ (chồng) có được hưởng di sản thừa kế không?

Câu hỏi : 

Người chồng có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, người chồng không để lại di chúc. Vậy con riêng của người chồng có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng người đã mất?

Trả lời :

Theo quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình 2014 : 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con rêing của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 653, 654 Bộ Luật Dân sự 2015 . Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế.

 

Luật sư Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn kênh truyền hình InfoTV về vấn đề gia tăng vi phạm trong hoạt động xây dựng

Liên quan đến vi phạm trong hoạt động của các dự án bất động sản đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Minh Bạch đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trên kênh truyền hình InfoTV.

https://youtu.be/zFHmUUaU-ss

Mỗi năm phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện 03 lần

VKSNDTC vừa ban hành Hướng dẫn 26/HD-VKSTC về việc triển khai kiểm sát tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Triển khai, thi hành Điều 66 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

Liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 quy định thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Công an nhân dân và biểu mẫu, sổ sách dùng trong công tác tha tù trước thời hạn có điều kiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định mới, chuyển từ hình thức chấp hành án tại các cơ sở giam giữ sang chấp hành tại cộng đồng (tha tù trước thời hạn có điều kiện), lần đầu các cơ quan tư pháp triển khai thực hiện.

Một số lưu ý:

4.1Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện hàng năm, mỗi năm 3 đợt, cụ thể: Vào dịp 30/4 hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/4); Thời điểm xét tha dịp 2/9 hàng năm, (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/8); Thời điểm xét tha dịp Tết Nguyên Đán hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 31/12). Việc lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 3 đợt cùng thời điểm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4.2 Khi tiến hành kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018. Nếu phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước hạn nhưng không được trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị thì ban hành văn bản kiến nghị yêu cầu các cơ quan trên lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Hồ sơ đề nghị thực hiện đúng quy định tại Điều 4Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4.3 Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người được tha tù trước hạn có điều kiện về cư trú. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự (cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách) thì kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Đối với các trường hợp xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, yêu cầu có sự chỉ đạo theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì kiến nghị cơ quan đó lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4.4 Qua các đợt kiểm sát xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, kiểm sát rút ngắn thời gian thử thách VKS các tỉnh, thành phố cập nhật, theo dõi và tổng hợp đầy đủ báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân Tối cao(Vụ 8) theo quy định.

Thủ tục hiệu đính thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT thì :

  • Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung h sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gi Giấy đề nghị hiệu đính thông tin theo mu quy định tại Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bn giy của Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đu tư (sau đây gọi chung là Giy chứng nhận) do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gi Giấy đề nghị hiệu đính theo mu quy định tại Phụ lục II-16 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Kèm theo Giấy đề nghị hiệu đính phi có bn sao hợp lệ Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp gửi giấy đề nghị hiệu đính thông tin này phòng đăng ký kinh doanh sẽ có kết quả làm việc .

Điều 214 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung trong nhà chung cư

Điều 214. Sở hữu chung trong nhà chung cư

1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.

 

Đề xuất bù thời hạn cho ôtô vừa đăng kiểm trước thông tư mới

Sau khi Bộ GTVT ban hành Thông tư 02/2023 về gia hạn chu kỳ đăng kiểm ôtô, nhiều chủ xe đã tiếc nuối vì đăng kiểm xe sớm, khiến họ mất đi cơ hội hưởng lợi từ chính sách mới. Dù thông tư này giúp hơn 500.000 xe mới xuất xưởng miễn đăng kiểm lần đầu, nhưng các xe đã đăng kiểm trước 22/3 không được gia hạn tự động, gây ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm. Luật sư Trần Tuấn Anh đề xuất Cục Đăng kiểm bổ sung “Điều khoản chuyển tiếp” để bù quyền lợi cho những xe đã đăng kiểm trước khi thông tư có hiệu lực, nhằm giải quyết tình trạng này.

Đọc thêm tại đây 

Đăng ký bản quyền tác giả

Làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền không có ý nghĩa bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện.

1.MBLAW sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng, trong đó : 

– Đánh giá tác phẩm có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không.

– Tìm hiểu và phân loại đối tượng, loại hình đăng ký phù hợp.

– Kiểm tra sơ bộ về khả năng đăng ký bản quyền tác giả.

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

– Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

+ Thông tin tác giả

+ Thông tin chủ hữu tác phẩm.

+ Thông tin và bản mẫu tác phẩm.

2.Đối tượng thực hiện : 

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

3. Hồ sơ đăng ký 

a. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả

* 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
* 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
* Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.
* Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
* Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);

b. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

* 03 bản mẫu tác phẩm gốc.

* 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu).

* 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính.

* Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản).

* Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng.

* Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu).

* Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6232 để được giải đáp, hoặc số điện thoại liên hệ dịch vụ: 0987 892 333 Email: luatsu@luatminhbach.vn 

Trân trọng!

 

Bổ sung đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Ngày 01/9/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 7433/BNN-TCTS về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

scmtb

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển bao gồm:

– Chủ tàu cá và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung từ 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở và người lao động thường xuyên tại cơ sở đã nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi từ ngày 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở chế biến thuỷ sản có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc hộ khẩu thường trú tại vùng bị thiệt hại và người lao động làm thuê trong các cơ sở này.

– Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thuỷ sản có kho lạnh, kho cấp đông tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố, còn lưu kho các sản phẩm được thu mua trước ngày 30/8/2016 và người lao động trong các cơ sở này.

Công văn 7433/BNN-TCTS bổ sung Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

 

Trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả

Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thông tư 32/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.

mangthaiho

Ảnh minh họa

Theo đó, trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả sẽ phát sinh trong các trường hợp sau:

– Giai đoạn chuẩn bị mang thai;

– Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Kỹ thuật thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi;

– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;

– Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh;

– Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong trường hợp người mang thai hộ có biến chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật