Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH một thành viên

Câu hỏi: 

Công ty tôi có trụ sở tại Hà Nội, do nhu cầu thay đổi nhân sự, chúng tôi muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi chúng tôi cần những giấy tờ gì và giải quyết trong bao lâu? Công ty chúng tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật Minh bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn đặt trụ sở tại Hà Nội, nên cơ quan giải quyết là Phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội

Trình tự thực hiện :

  1. Doanh nghiệp có trách nhiệm hực hiện việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp ra Quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  2. Cán bộ tiếp nhận của sở kế hoạch đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã có đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì tiếp nhận và nhập thông tin về hồ sơ vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  3. Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận thì người đại diện nộp hồ sơ cho doanh nghiệp lên nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ :

+ Thông báo thay đổi người dại diện theo pháp luật.

+ Kèm theo thông báo có Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc đổi thay đổi người đại diện theo pháp luật (Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)

Trong trường hợp người thay đổi không phải là nhân viên công ty thì kèm theo 

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc mới của chủ sở hữu ( người đại diện mới)

+ Hợp đồng lao động ký kết giữa công ty và người đại diện pháp luật mới 

Bản sao các loại giấy tờ của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty gồm có:

– Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

– Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gồm: Hộ chiếu Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài

. – Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

– Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

+ Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu ko phải chính người đại diện theo pháp luật cũ của công ty đi nộp hồ sơ và giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đó

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới 

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333

để được giải đáp

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khấu trừ 10% thuế TNCN của cán bộ, công chức

Ngày 13/9/2016, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4159/TCT-TNCN để giải đáp thắc mắc về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, cần chú ý nội dung sau đây:

(i) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế thuộc các Sở, Ngành được điều động làm việc theo hình thức chuyên trách, kiêm nhiệm tại các Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

(ii) Mức khấu trừ = 10% thu nhập.

(Nội dung trên được căn cứ vào Điểm i, Khoản 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP).

Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1.Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

 

 

 

Xác định lãi xuất hợp đồng vay trước ngày 01/01/2017

Tòa án nhân dân tối cao đã có Văn bản số 01/GĐ-TANDTC nhằm giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự và tố tụng dân sự.

Theo đó, với những hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực (ngày 01/01/2017), vấn đề lãi suất được hướng dẫn áp dụng như sau:

– Nếu hợp đồng vay tài sản chưa được thực hiện hoặc đang thực hiện mà có thỏa thuận về lãi suất phù hợp với quy định của BLDS 2015 thì áp dụng quy định của BLDS 2015.

– Nếu hợp đồng vay tài sản được thực hiện xong trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn để giải quyết.

– Nếu hợp đồng vay tài sản chưa thực hiện hoặc đang thực hiện mà có thỏa thuận về lãi suất khác với quy định của BLDS 2015 thì áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn, trừ trường hợp:

+ Hợp đồng chưa thực hiện; mà

+ Các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung về lãi suất phù hợp với BLDS năm 2015 và để áp dụng BLDS 2015.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi phạm tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

Quy định pháp luật

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 209 BLHS năm 2015, cụ thể:

“Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Hành vi khách quan của tội này là hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức  thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán. Trong đó:

  • Chào bán chứng khoán quy định tại Điều 181a của BLHS năm 1999 bao gồm chào bán ra chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán dưới các phương thức: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet; chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định; chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet;
  • Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
  • Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán;
  • Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán;
  • Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.

2. Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

Che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

3. Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp nhận, những người trực tiếp thực hiện tư vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, người được ủy quyền công bố thông tin;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;
  • Những người khác có thể là đồng phạm của tội này.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

     

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Có tổ chức;

     

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 01 THÀNH VIÊN THÀNH CÔNG TY TNHH 02 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Thành phần hồ sơ: 

a) Trường hợp có nhiều hơn một cá nhân hoặc nhiều hơn một tổ chức được thừa kế phần vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty đăng ký chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  2. Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty chuyển đổi;
  3. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên là tổ chức;
  5. Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được thừa kế.
  6. Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);

b) Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác.

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  2. Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty chuyển đổi;
  3. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên là tổ chức;
  5. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác;
  6. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác
  7. Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);

 Trường hợp không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

-. Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Những trường hợp nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước không được bán.

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi đang dự định mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước. Tôi được biết pháp luật quy định một số trường hợp nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước không được phép bán. Tôi muốn hỏi những trường hợp này là trường hợp nào?

nha-cu

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 99/2015 ngày 20/10/2015 Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định không được bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc các trường hợp sau:

  • Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm quốc gia hoặc công trình trọng điểm cấp tỉnh;
  • Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất, thu hồi nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện đang thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước;
  • Nhà ở gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua;
  • Nhà biệt thự nằm trong danh mục không thuộc diện được bán mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã báo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối với biệt thự mà địa phương thống kê, rà soát sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự này cũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Như vậy, nếu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà thuộc vào các trường hợp trên thì sẽ không được bán. Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để đối chiếu với từng trường hợp cụ thể.

Trân trọng!

Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xuất hiện ‘kẽ hở’ trong chuyển nhượng ô tô kèm biển số trúng đấu giá?

Hiện nay, dư luận đang quan tâm đến việc một số người tham gia đấu giá biển số xe đẹp với giá hàng chục tỷ đồng nhưng sau đó rao bán hoặc có thể bỏ cọc. Nhiều ý kiến đề xuất cần có chế tài phạt hoặc tăng mức đặt cọc để ngăn chặn tình trạng này. Nhằm giải đáp những thắc mắc, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng việc đấu giá biển số là một giao dịch dân sự, và các biện pháp như tăng tiền đặt cọc theo từng bước giá có thể giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, có lỗ hổng pháp luật trong việc chuyển nhượng ô tô kèm biển số trúng đấu giá mà không phải nộp thuế, cần được xem xét điều chỉnh.

Đọc thêm tại đây 

Hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả

Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

A. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

1.Khách thể của tội phạm

  • Hành vi phạm tội xâm hại đến trật tự quản lý thị trường, xâm phạm đến các quy định về sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng
  • Đối tượng hàng giả trong tội phạm này là các loại hàng giả nói chung, trừ những loại hàng giả đã được quy định trong nội dung của các tội phạm quy định tại Điều 193, Điều 194, Điều 195 BLHS 2015

Vậy Cụ thể thế nào là hàng giả? Theo Bình Luận Khoa học BLHS 2015, có thể hiểu hàng giả là các loại hàng hóa khi đối chiếu với           hàng thật có thể có các vi phạm sau đây:

  • Hàng giả về hình thức, là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp về tên gọi, về nhãn hiệu, kiểu dáng, hay về xuất xứ, nguồn gốc, về chỉ dẫn địa lý với loại hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, nhãn hiệu…..gần giống dễ gây nhầm lần cho khách hàng. Loại hàng hóa giả về hình thức thì lợi ích người tiêu dung tuy có bị gây thiệt hại nhưng thiệt hại rõ rang và chủ yếu là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền được bảo vệ về nhãn hiệu hàng hóa, về chỉ dẫn địa lý của hàng hóa
  • Hàng giả về nội dung tức là giả về chất lượng hoặc công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng về hình thức như bao bì, nhãn hiệu ….là thật. Đây là loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với bản chất tự nhiên, công dụng và tên gọi của nó. Hay nói một cách khác, loại hàng này không có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tên hoặc tuy có nhưng mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng hay công dụng của loại hàng hóa thật có trên thị trường
  • Loại hàng giả cả về hình thức và nội dung: Đây là loại hàng vừa mang nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ…..không đúng, vừa không có chất lượng, công dụng hàng hóa hoặc chất lượng, công dụng hàng hóa thấp hơn của loại hàng thật

      Lưu ý:  Cần phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng trước hết là các loại hàng hóa do các công ty, các          doanh nghiệp được phép sản xuất với những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhất định đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có          thẩm quyền. Sản xuất và buôn bán hàng kém chất lượng hiện nay không bị coi là tội phạm.

2.Mặt khách quan của tội phạm

Điều 192 quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản                 xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Ví dụ: sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người  chuyên đóng nhãn mác giả,            có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán kiếm lời bất chính….Buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả

Cụ thể là: “ việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ,           bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản        xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường          hợp phạm tội

  • Hành vi sản xuất buôn bán hàng giả (không thuộc đối tượng hàng giả tại các Điều 193, 194, 195) bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ                                30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng

b)Hàng giả dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này                         hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong                         các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

c) Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định

Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ 16 trở lên

  • Pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS về tội sản xuất, buôn bán hàng giả khi có các dấu hiệu

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người sản xuất, buôn bán hàng giả phải nhận biết rõ đó là hàng giả mà vẫn sản xuất và buôn bán vì mục đích kiếm lợi bất chính

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa

B. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả 

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

a) Có tính chất chuyên nghiệp

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000            đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ              61% đến 121%;

f) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
g) Buôn bán qua biên giới;

  • Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000                 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này                 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

  • Phạm tội thuộc trường hợp: gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Hoặc Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Lưu ý: Tất cả các bài viết trên website: luatminhbach.vn chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch và người gửi yêu cầu tư vấn.

Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo BLHS 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nào

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào 

 

Chụp ảnh gái mại dâm đăng lên mạng phạm tội gì?

Trong thời gian gần đây liên quan đến vụ việc một gái bán dâm bị bắt quả tang đã khai nhận có thuê nam sinh năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội dùng smartphone chụp ảnh khỏa thân gái bán dâm rồi đăng lên mạng “câu khách”. Xin hỏi luật sư hành vi của nam sinh này có vi phạm pháp luật? Và chế tài xử lý về tội phạm này như thế nào?

moigioimaidam

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi  dùng smartphone chụp ảnh gái bán dâm đăng lên mạng để “câu khách” của nam sinh đã phạm vào “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 của BLHS 1999 sửa đổi 2009.

“Điều 255. Tội môi giới mại dâm

. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  1. a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  2. b) Có tổ chức;
  3. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Đối với nhiều người;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  1. a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  2. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”

Cụ thể “ môi giới mại dâm ” là hành vi làm trung gian, tổ chức móc nối, dụ dỗ, dẫn dắt để cho người mại dâm và người khác quan hệ tình dục với nhau.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗi, móc nối, dẫn dắt người mại dâm và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận.

Theo đó, hành vi này đã thỏa mãn 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm.

Về “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định thì khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung và các loại sở hữu chung

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Tăng cường xử lý phương tiện hết niên hạn sử dụng

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 29/CT-TTg về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:

– Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định vẫn tham gia giao thông.

– Cơ quan chức năng của địa phương phải:

+ Tổng kiểm tra, rà soát, thống kê danh sách các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định và xử lý nghiêm đối với chủ xe, lái xe vi phạm.

+ Công khai số lượng, biển kiểm soát xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.

+ Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tham gia giao thông gây tai nạn.

– Các đơn vị đăng kiểm phối hợp Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương thống kê, kiểm soát, xử lý các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.

Xem chi tiết tại Chỉ thị 29/CT-TTg được ban hành vào ngày 05/10/2016.

Xóa án tích

Câu hỏi:

Tôi bị phạt tù 6 tháng nhưng cho hưởng án treo và thời hạn thử thách là 1 năm đã hết nhưng trong thời gian thử thách tôi không lên trình báo địa phương do tôi không biết và không ai chỉ dẫn các bước và tôi còn vướng công việc làm nên cũng không lên trình báo nơi tôi ở.Vậy bây giờ tôi muốn xin giấy xác nhận là đã hoàn thành xong thời hạn thử thách để làm hồ sơ xóa án tích thì có bị trục trặc gì không? Tôi phải làm gì để xóa án tích.

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Về vấn đề thi hành án treo

Căn cứ quy định tại Điều 62, Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì việc thi hành quyết định thi hành án treo như sau:

Điều 62. Thi hành quyết định thi hành án treo

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
  2. a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
  3. b) Quyết định thi hành án treo;
  4. c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
  6. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
  7. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”

Như vậy, trường hợp của anh thì Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Anh có thể lên UBND xã để hỏi cụ thể về vấn đề này.

Thứ hai, Về vấn đề xóa án tích

Người được xóa án tích  coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích trong những trường hợp:

Căn cứ Điều 53, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì các trường hợp Đương nhiên được xoá án tích:

“1. Người được miễn hình phạt.

  1. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
  2. a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  3. b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
  4. c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
  5. d)  Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù  từ trên mười lăm năm.”

-Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin xóa án tích

+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.

+ Bản sao hộ khẩu;

+ Bản sao chứng minh nhân dân.

Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện). Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Trân trọng !

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật