Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thực hư “siêu doanh nghiệp”: Thu hồi giấy phép nếu khai khống!

Thực trạng các doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ cực lớn, lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng mà không có khả năng thực góp đã tạo ra nhiều tranh cãi và lo ngại về tính minh bạch cũng như sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Các trường hợp điển hình như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu (Auto Investment Group) đăng ký vốn 500.000 tỉ đồng hay Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu ở Hà Nội với vốn điều lệ gần 128.000 tỉ đồng đã làm dấy lên nghi vấn về khả năng thực hiện cam kết tài chính của các doanh nghiệp này, trong khi trụ sở lại chỉ là những căn nhà cấp 4 đơn sơ.

Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) cho rằng, việc kê khai vốn điều lệ hiện tại chủ yếu do các cổ đông tự chịu trách nhiệm mà không cần xác minh tài sản hay chứng từ, tạo kẽ hở cho những “siêu Doanh Nghiệp” kê khai vốn điều lệ “khủng” mà không thực hiện nghiêm túc. Luật sư bày tỏ kiến nghị đối với các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát các DN có hành vi nêu trên để xử lý, tránh để gây ra hậu quả khó lường. Ngoài ra, các nhà làm luật cần xem xét tăng mức khung hình phạt đối với hành vi trên để có đủ sức răn đe DN khác phải biết tuân thủ pháp luật hơn.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Xác định thế nào là phòng vệ chính đáng.

Việc xác định một hành vi nào là phòng vệ chính đáng, hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hay không phải là phòng vệ chính đáng trên thực tiễn không hề đơn giản. Đôi khi ranh giới này rất mong manh.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Theo khoản 2 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tùy từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của sự việc mà hành vi chống trả của người bị hại trong trường hợp đó được xác định là hành phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại về tội trốn thuế

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 200 BLHS năm 2015, cụ thể:

TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM

Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội trốn thuế là một trong những tội phạm được quy định trong các BLHS 1985, 1999 và được tiếp tục quy định là tội phạm trong BLHS năm 2015 nhưng có sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. So với BLHS 1999, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các hành vi phạm tội trốn thuế; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền trên cơ sở nâng mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền cụ thể thay vì tính theo số lần so với số tiền trốn thuế như trước kia và quy định TNHS của pháp nhân thương mại khi phạm tội này.

Hành vi phạm tội này được hiểu là hành vi cố ý không nộp các khoản thuế mà người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật. BLHS 1999 không mô tả cụ thể thế nào là trốn thuế mà chỉ nêu lại tên tội danh, thì BLHS năm 2015 đã mô tả cụ thể các hành vi khách quan của tội trốn thuế, gồm 09 dạng hành vi. Cụ thể:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan thuế.

Đây là các hành vi quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế. Các hành vi này đều được thực hiện với lỗi cố ý và đều nhằm mục đích là không nộp hoặc nộp không đúng, không đầy đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều này, các hành vi kể trên cấu thành tội này khi thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Thứ hai, trường hợp số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng tuy nhiên trước đó người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội được quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo đó:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế là trường hợp trước đó người phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế (mà chưa cấu thành tội phạm); và người bị xử phạt chưa được xóa án tích của lần vi phạm hành chính này mà lại tiếp tục thực hiện thành vi trốn thuế.
  • Đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội phạm quy định tại các Điều 188 (tội buôn lậu), 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm), 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 196 (tội đầu cơ), 202 (tội làm, buôn bán tem giả, vé giả), 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), 253 (tội tàng trữ, vận chuyển , mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), 254 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), 305 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), 306 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự), 309 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân) và 311 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi trốn thuế  với số tiền số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Trách nhiệm pháp lý khi xảy ra hỏa hoạn ở chung cư

Hiện nay ở Hà Nội, cùng với phát triển đô thị thì các tòa nhà, căn hộ chung cư mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên ở có rất nhiều trường hợp các chủ đầu tư đã không quan tâm tới vấn đề phòng cháy chữa cháy ở các tòa nhà này. Khi có rủi ro xảy ra thì thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng, thiệt hại lớn cả về người và tài sản.

Vậy dưới góc độ pháp lý, Luật sư có bình luận gì về vấn đề trên, trách nhiệm khi xảy ra rủi ro sẽ do ai gánh chịu và chế tài xử lý về việc này là như thế nào?

chay-chung-cu-1433

Ảnh mình họa (internet)

Luật sư trả lời:

Hành vi bàn giao căn hộ chung cư cho cư dân vào ở khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là rất sự coi thường tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách hàng (người mua nhà). Bởi việc này có thể gây ra những hậu quả khôn lường, những thiệt hại vô cùng lớn trong trường hợp xảy ra sự kiện cháy, nổ. Trong thực tế, sự nguy hiểm này cũng đã được chứng minh bằng liên tiếp các vụ cháy, nổ liên quan đến nhà chung cư khi chưa đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy nhưng đã tổ chức bàn giao cho cư dân về ở trong thời gian vừa qua.

Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng có lẽ do mức phạt quá nhẹ đã dẫn đến sự “nhờn luật” của các đơn vị kinh doanh nhà ở. Theo quy định của pháp luật hiện tại, với hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” chỉ bị phạt tối đa là 50 triệu đồng và hình thức xử phạt bổ sung là “buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” (khoản 6 và điểm b khoản 7 Điều 36 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình). Tuy nhiên, thời hạn để “buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” này lại chưa được pháp luật quy định một cách cụ thể.

Còn khi xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người hoặc tài sản do vi phạm về phòng cháy, chữa cháy thì những đối tượng liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 1999. Người phạm tội có thể phải đối diện với mức án cao nhất là 12 năm. Ngoài ra, Điều 240 Bộ luật Hình sự còn quy định, “phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc  bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể “bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”. Tuy nhiên, trong trường hợp đã bị xử lý hình sự về tội này thì thường hậu quả đã là rất lớn và rất khó khắc phục.

Dưới góc độ quản lý nhà nước về PCCC, tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng nêu trên, một phần có lẽ cũng xuất phát từ cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong công tác quản lý của mình đối với các công trình này. Rõ ràng đã có sự nương nhẹ, bỏ qua hoặc không quyết liệt trong việc buộc các chủ công trình này phải hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt rồi mới được đưa vào sử dụng. Bởi đây là các tòa nhà chung cư, có số lượng dân đến ở là rất đông chứ không phải là dạng nhà ở nhỏ lẻ để có thể cho dân vào “ở chui” được.

Vậy, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đến đâu? Hay chỉ dừng lại ở việc “công bố danh sách” các công trình vi phạm về điều kiện PCCC và tiếp tục phó mặc sự an toàn, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân vào các chủ đầu tư chỉ biết bán nhà kiếm lời? Đây thực sự là vấn đề cần phải được quan tâm, làm rõ và xác định trách nhiệm đến từng cá nhân, tập thể có liên quan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Nguyên tắc “hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật”

      Nó phù hợp với nguyên  tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – một nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc tuân theo pháp luật. Nguyên tăc này đặt ra hai yêu cầu sau:

  • Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra
  • Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật về hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

      Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ đúng những quy định pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Cơ quan thanh tra nằm trong tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước, do vậy, trong tổ chức và hoạt động của mình, cơ quan thanh tra cũng chịu sự điều chỉnh của phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Nói cách khác, trong tổ chức và hoạt động của mình ở một khía cạnh nào đó, cơ quan thanh tra phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Mặc dù nguyên tắc hoạt động thanh tra “… chỉ tuân theo pháp luật” (Pháp lệnh Thanh tra năm 1990); “… phải tuân theo pháp luật” (Luật Thanh tra 2004); và “…tuân theo pháp luật” (Luật Thanh tra năm 2010) luôn được tôn trọng và áp dụng, nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi có những lúc, những nơi hoạt động thanh tra bị tác động bởi những cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan của hoạt động thanh tra.

      Nguyên tắc hoạt động thanh tra  phải tuân theo pháp luật là những định hướng cơ bản, xuyên suốt quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, từ khi ra quyết định thanh tra, thực hiện thanh tra và kết thúc hoạt động thanh tra. Nguyên tắc này được phản ánh vào các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, về thẩm quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra: trưởng đoàn, thanh tra viên, đối tượng thanh tra,…

       Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra,  nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật và cá nguyên tắc khác  đóng vai trò chi phối toàn bộ các hoạt động và đảm bảo cho kết quả hoạt động thanh tra phản ánh đúng đắn, khách quan thực tế vụ việc. Các nguyên tắc tạo khuôn khổ, sự chuẩn mực cho các thành viên đoàn thanh tra thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đảm bảo không được lạm dụng quyền hạn, chi phối đối tượng thanh tra để có thể làm sai lệch kết quả hoạt động thanh tra nhằm mưu lợi cá nhân. Nguyên tắc tuân theo pháp luật sẽ theo suốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, từ khi xây dựng kế hoạch, khảo sát, ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Tất cả các giai đoạn này, các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định pháp luật khác có liên quan, từ việc thực hiện các quy định về nội dung lẫn các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thanh tra. Cụ thể:

  • Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra : Nguyên tắc tuân theo pháp luật là nguyên tắc chung được thể hiện ở trong tất cả các giai đoạn của hoạt động thanh tra. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính pháp chế xuyên suốt trong hoạt động thanh tra.
  • Trong giai đoạn tiến hành thanh tra: Việc thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạn tiến hành thanh tra được phân tích ở các khía cạnh sau: tuân thủ về trình tự, thủ tục; tuân thủ về thời hạn thanh tra; tuân thủ việc sử dụng đúng quyền trong hoạt động thanh tra;
  • Trong giai đoạn kết thúc thanh tra: Trong giai đoạn này nguyên tắc phải tuân theo pháp luật được thể hiện trong việc tuân thủ đúng thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; tuân thủ thời hạn báo cáo kết quả thanh tra; tuân thủ về thời hạn ra kết luận thanh tra. Ngoài ra, khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải thông báo với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra tại nơi tiến hành thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ pháp luật về thời hạn thanh tra thường không được các cơ quan thanh tra tuân thủ, vì trên thực tế từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải làm việc với Đoàn thanh tra, nghe đối tượng thanh tra giải trình, ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước… nên việc tuân thủ pháp luật về thời hạn này thường không được đáp ứng.
Công văn về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

________________

Số: xxx/LMB-CV

Về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________

 

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……………..

 

Kính gửi:

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                     

Tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là người tham gia bào chữa cho bị cáo X trong vụ án cố ý gây thương tích đã được Tòa án nhân dân huyện X đưa ra xét xử sơ thẩm vào hồi X giờ X phút ngày X tháng X năm 2019.

Kính trình quý cơ quan về nội dung vụ án cụ thể như sau:

Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019, bị cáo A sau khi đi dự đám ma có đi lên nhà mới xây của anh C, sinh năm 1983, trú tại thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y để đậy máy do bị cáo A làm mộc cho C. Lúc này tại nhà C có ông Nguyễn Văn B, anh C và D sinh năm 1986 đều là người cùng thôn, bị cáo A ngồi cạnh ông B cùng uống nước nói chuyện, một lát sau thì có thêm bác Nguyễn Văn Bảy hàng xóm của C. Tại thời điểm này cả ông B và bị cáo A đều đã uống nhiều rượu.

Khoảng 12 giờ 30 phút, lúc đang nói chuyện, trêu đùa, bị cáo A nói ông B dạo này gầy thế, ông B không nói gì mà dùng tay trái bẻ ngón tay của bị cáo A kéo vặn tay ra sau làm bị cáo A ngã ra sàn, rồi tiếp tục dùng cùi trỏ đánh vào cổ bị cáo A. Bị đánh bất ngờ, bị cáo A theo phản xạ tự nhiên vung tay đánh trả nhưng không trúng, thấy vậy D chạy lại ôm lấy bị cáo A đẩy ra xa, trong lúc đó bị cáo A tiếp tục dùng chân không đá với trúng vào vùng cằm ông B. Sau đó được mọi người có mặt tại đó can ngăn nên hai bên không đánh nhau nữa, bị cáo A thì được bác Bảy đưa về, ông B được D đưa về.

Đến khoảng 5 giờ 30 phút ngày hôm sau 12/06/2019, E sinh năm 1982 ở cùng thôn đến nhà ông B thì phát hiện thấy ông B cởi trần nằm bất tỉnh, nhưng vẫn còn sống, trên giường miệng nôn ra nhiều máu nên đã gọi người đến cùng đưa đi Trung tâm y tế huyện X cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z cấp cứu.

Tại Trung tâm y tế huyện X, ông B được chẩn đoán “chấn thương sọ não kín – Tụ máu nội sọ/Tăng huyết áp”, kết quả chụp CT sọ não cho thấy có “tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái” (Bút lục 54, 56).

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z, ông B đã được chỉ định mổ cấp cứu “lấy máu tụ dưới màng  cứng, giải tỏa não + hồi sức” (bút lục 76).

Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 13/06/2019, gia đình ông B xin ra viện và sau đó ông B đã tử vong trên đường từ bệnh viện trở về nhà.

Đến 14 giờ 00 ngày 28/11/2019, Tòa án nhân dân huyện X đã quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành Bản án số X/2019/HS-ST qua đó tuyên bị cáo X phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là “Làm chết người” theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình Sự 2015 với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Nguyễn Văn B trong khi không có căn cứ thuyết phục, còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và đặc biệt là không xác định % tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với tội phạm cố ý gây thương tích.

Quan điểm của phía luật sư bào chữa cho bị cáo về vấn đề này như sau:

Tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định:

            “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  1. a) Làm chết người;”

Để có thể phạm tội cố ý gây thương tích theo cấu thành tăng nặng tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự nêu trên, trước hết hành vi của bị cáo A phải thỏa mãn cấu thành cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Điều này đồng nghĩa với việc bị cáo A phải có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho bị hại Nguyễn Văn B mà tỷ lệ tổn thương cơ thể đạt từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp liệt kê từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích (phải có % tỷ lệ tổn thương cơ thể).

Sau đó, từ tỷ lệ tổn thương cơ thể đã gây ra cho bị hại B mới cấu thành tội cố ý gây thương tích là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả bị hại B chết.

Tuy nhiên, tại các Quyết định trưng cầu giám định trong hồ sơ vụ án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện X chưa yêu cầu giám định nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”

Từ đó dẫn đến các Bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Z và Viện pháp y quốc gia cũng như Bản cáo trạng không thể hiện được nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”. Từ đó, đề nghị Tòa trả lại hồ sơ để làm rõ các nội dung sau:

  1. Giám định đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với vết thương vùng môi, cằm trực tiếp gây ra do cú đá mà bị cáo đã thực hiện. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể xác định được như trên với hậu quả chết người đã xảy ra?

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã bác bỏ quan điểm của Luật sư và nhận định tại bản án số X/2019/HS-ST ngày 28/11/2019: “Về trách nhiệm hình sự: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa hôm nay phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người tham gia tố tụng khác, phù hợp kết luận giám định và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở khẳng định, Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019 tại nhà C ở thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y. Do đã uống rượu không làm chủ được bản thân, Nguyễn Văn B đã có hành vi bẻ ngón tay cái của X và đánh cùi trỏ vào vùng cổ A thì bị A dùng chân đá một phát trúng vào vùng cằm vào mồm tạo ra một lực tác động lớn có chiều từ trước ra sau, từ dưới lên trên, tác động qua xương hàm, xương nền sọ, tới não làm tổ chức não va đạp vào xương vòm sọ gây dập tổ chức não vùng thái dương – chẩm trái, đồng thời gây chảy máu màng mềm vùng thái dương – đỉnh trái, chảy máu nội sọ từ từ tạo thành khối máu tụ lớn chèn ép vào não gây hôn mê, đến ngày 13/06/2019 thì Nguyễn Văn B tử  vong. Hành vi của bị cáo X đã đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào tội Cố ý gây thương tích quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Viện kiểm sát nhân dân huyện X truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không có căn cứ.” Qua đó, quyết định tuyên bị cáo A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại Nguyễn Văn B.

Vì vậy, tôi kính đề nghị Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc của tôi về việc “Khi tiến hành xét xử trong các vụ án về tội phạm cố ý gây thương tích có bắt buộc phải làm rõ % tỷ lệ tổn thương cơ thể hay không?” để làm căn cứ bào chữa cũng như căn cứ để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh xảy ra án oan sai.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý cơ quan.

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

 

 

 

 

  

 

 

 

 

  

Xác định thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2015 và Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành nghề khác (nếu có).

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nêu trên không bao gồm:

– Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH.

– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. Theo đó, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 105 Bộ luật dân sự 2015

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Doanh nghiệp không thanh toán lương cho người lao động xử lý như thế nào?

Câu hỏi :  Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có Hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Và Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.

Đến nay hơn 04 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Qua nhiều lần hẹn gặp giữa tôi và nhân viên của Chi nhánh Công ty để trực tiếp giải quyết tiền lương. Nhưng Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương cho tôi. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp. Để không anh hưởng công việc của tôi và thời gian đi lại như những lần hẹn trước đó, thông báo qua mail tôi có gửi số tài khoản của tôi cho Chi nhánh Công ty đó, để tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán theo hình thức chuyển khoản, nhưng đến nay Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Hành vi của Chi nhánh công ty hoạch toán phụ thuộc đó là vi phạm quy định của pháp luật về lao động và theo quy định tại khoản 3 điều 13 nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì chi nhánh đó sẽ bị: “ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Theo tôi, trước tiên anh chị nên trao đổi lại hoặc có đơn kiến nghị lên người đứng đầu chi nhánh đó. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật lao động của chi nhánh đồng thời nêu rõ nếu như bên chi nhánh không trả lương đúng hạn anh sẽ tố giác hành vi vi phạm pháp luật lao động lên cơ quan có thẩm quyền để công ty bị xử phạt và một khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc thì họ sẽ thanh tra, kiểm tra và phát hiện thêm nhiều sai phạm của đơn vị.

Sau đó nếu vẫn không được nhận lương thì anh làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng lao động và xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Sau khi qua thủ tục hòa giải ở cơ sở, nếu không thành công thì anh mới có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án. Về thẩm quyền giải quyết đơn của anh tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 40  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”

Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết sao cho thuận lợi nhất cho bạn.

Khi gửi đơn, ngoài khoản tiền lương bạn lên ghi tất cả các khoản tiền đền bù ra. 

 

Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ LỆ PHÍ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Do vậy, ngoài việc đã có giấy tờ đầy đủ thì đất phải không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và đang trong thời hạn sử dụng đất thì mới được phép chuyển nhượng.

2. Trình tự, thủ tục và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ

– Công chứng hoặc chứng thực UBND Phường

– Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ khác về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp

– Tờ khai nộp tiền sử dụng đất

– Tờ khai lệ phí trước bạ

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất.

– Chứng minh nhân dân

– Hộ khẩu thường trú

Bước 2: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

cong-chung151113

– Thẩm quyền: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Hồ sơ yêu cầu công chứng: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức công chứng bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận (thị xã, huyện) nơi có đất;

so-tai-nguyen-moi-truong-ha-noi

– Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Thẩm quyền: cơ quan thuế

thuehn_2

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

– Lệ phí: Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

– Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua (thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

gcnqsdd

Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ sử dụng đất đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố sẽ có quy định cụ thể trình tự chuyển dịch quyền sử dụng đất cho phù hợp với từng địa phương.

Công ty Luật Minh Bạch

Hàng loạt tài khoản Facebook ‘bay màu’: Chủ tài khoản có ‘nguy cơ’ bị xử lý hình sự

Hàng loạt tài khoản Facebook bị khóa do chia sẻ các clip nhạy cảm, có nội dung khiêu dâm hoặc đồi trụy. Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng hành vi chia sẻ các nội dung này vi phạm thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam. Ông cảnh báo rằng việc phát tán các clip nhạy cảm, đặc biệt là liên quan đến trẻ em, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 288 và Điều 326 của Bộ luật Hình sự với mức phạt lên đến 15 năm tù.

Luật sư Tuấn Anh cũng lưu ý rằng người dùng mạng xã hội cần coi trọng trách nhiệm cá nhân, xem xét kỹ lưỡng các hành động trực tuyến như những hành động trong đời thực. Ông nhấn mạnh: “Hành vi ảo, hậu quả thật”, khuyến cáo mọi người cần cẩn trọng trong tương tác trực tuyến để tránh bị khóa tài khoản hoặc phải chịu hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Mời bạn đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật