Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động của tòa án.

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. Do vậy, tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy.

          Theo báo cáo công tác ngành Toà án, từ nửa cuối năm 1997, tranh chấp lao động đưa đến Toà án nhân dân tối cao, số vụ việc tranh chấp lao động mà Toà án các cấp thụ lý giải quyết trong 6 năm gần đây (từ năm 2003 đến 2008) như sau:

– Năm 2003 Toà án các cấp đã thụ lý giải quyết 781 vụ, trong đó ở cấp sơ thẩm là 578 vụ, cấp phúc thẩm là 90 vụ và cấp giám đốc thẩm là 14 vụ.

– Năm 2004: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 766 vụ; trong đó: cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết là 603 vụ, cấp phúc thẩm 111 vụ, giám đốc thẩm 52 vụ.

– Năm 2005: 1.129 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 950 vụ, cấp phúc thẩm 174 vụ, giám đốc thẩm 97 vụ.

– Năm 2006: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1043 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 820 vụ, cấp phúc thẩm 205 vụ, giám đốc thẩm 109.

– Năm 2007: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.423 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.022 vụ, phúc thẩm 244 vụ, giám đốc thẩm 157 vụ.

– Năm 2008: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.734 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.430 vụ, phúc thẩm 155 vụ, giám đốc thẩm 149 vụ.

So với các loại vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh – thương mại, thì các tranh chấp lao động đưa đến Toà án chưa nhiều, nhưng có chiều hướng tăng dần. Tuyệt đại đa số các tranh chấp lao động đưa đến Toà án là tranh chấp lao động cá nhân. Trong 13 năm qua, chỉ có 02 vụ tranh chấp lao động tập thể đưa đến Toà án; 04 vụ đình công (Thái Nguyên 01. Vĩnh Phúc 01 và thành phố Hồ Chí Minh 02. Từ khi Bộ luật Lao động mới được ban hành (1995) đến năm 2003, tranh chấp lao động cá nhân chủ yếu là tranh chấp về sa thải, về chấm dứt hợp đồng lao động. Từ khoảng cuối năm 2003 đến nay, ngoài các loại việc tranh chấp chủ yếu như trên, thì xuất hiện nhiều loại tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, về phân phối thu nhập, về đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội, về bồi thường thiệt hại.

Tranh chấp lao động xảy ra tại khu các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu và luôn có chiều hướng tăng. Kết quả khảo sát tình hình tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tối cao và của các ngành liên quan cho thấy tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế là nhiều, nhưng số vụ việc đưa đến Toà án thì còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải vì việc hoà giải tại cơ sở tốt, mà ngược lại, chính thủ tục hoà giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động còn hạn chế; các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy mà nhiều vụ việc đưa đến Toà án, Toà án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì chưa qua hoà giải tại cơ sở. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động. Các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khi áp dụng vào thực tế còn nhiều vướng mắc.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Từ ngày 01/02/2017: Phạt nặng hành vi làm bẩn nơi công cộng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, tăng mức phạt tiền (tăng từ 10 đến 25 lần) từ ngày 01/02/2017 đối với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng, cụ thể như sau:

– Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ,  nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 0.5 đến 1 triệu đồng.

– Vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng.

– Vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng.

– Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ,  nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP sẽ thay thế cho Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.

Người lao động sắp được tăng lương

Đây là nội dung mà dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được công bố vào ngày 21/4/2017. Theo đó tại Điều 73 của dự thảo này quy định 2 phương án có thể áp dụng đối với người lao động khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm.

Quy định về việc tiền làm thêm giờ, ban đêm hiện có hiệu lực tại điều 97 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Phương án thứ nhất theo dự thảo với quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012. Phương án thứ nhất có tăng lương cho người lao động khi làm thêm giờ vào ban đêm từ ít nhất 20% lên 50%.

“Điều 73. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Phương án 1:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả tiền lương làm thêm giờ tính theo tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 30% tiền lương của giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 50% tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.”

Còn tại phương án thứ hai theo dự thảo Bộ luật Lao động thì việc tăng lương được tính theo giờ. Cụ thể:

“Phương án 2:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả tiền lương làm thêm giờ tính theo tiền lương giờ làm việc bình thường như sau:

a) Vào ngày thường: ít nhất bằng 150% cho giờ làm thêm đầu tiên, 200% cho các giờ làm thêm tiếp theo.

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất bằng 200% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 300% cho các giờ làm thêm tiếp theo;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 400% cho các giờ làm thêm tiếp theo.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 50% tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.”

Công ty Luật Minh Bạch

Thủ tục thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ và ngược lại

Căn cứ Điều 27 của Bộ luật dân sự 2005 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

–  Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

 – Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

Tuy nhiên việc sang tên phải có sự đồng ý của người còn lại ( vợ hoặc chồng)

Về thủ tục đăng ký : Căn cứ điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch thì việc thay đổi họ cho con nuôi được thực hiện như sau:

– Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Thông tư hướng dẫn phối hợp xét xử Vụ án hành chính

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC về việc phối hợp thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính (TTHC) giữa TAND và VKSND được ban hành ngày 31/8/2016.

vbmoi

Theo đó:

– Nếu Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì VKS gửi văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án chuyển hồ sơ cho VKS có văn bản yêu cầu;

– Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 213 Luật TTHC, VKS trả hồ sơ cho Toà án đã chuyển hồ sơ cho mình;

– Trường hợp đã quá thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 213 và Điều 251 của Luật TTHC thì Tòa án cấp sơ thẩm có văn bản yêu cầu VKS đã kháng nghị giải thích lý do kháng nghị quá hạn;

– Văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận yêu cầu.

 

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 18/10/2016.

Sửa đổi quy định bồi thường về oan sai

Thông tư liên tịch01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT về việc sửa đổi hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự có hiệu lực từ ngày 03/8/2016.

oan-sai-giadinhvnvn-1408

Ảnh minh họa (internet)

Có một số nội dung sửa đổi đáng chú ý như sau:

– Bỏ trường hợp người bị tạm giam có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó không phải là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự ra khỏi đối tượng được bồi thường thiệt hại.

– Quy định rõ hoạt động xin lỗi, cải chính công khai của cơ quan Nhà nước, theo đó:

+ Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải trực tiếp thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai người bị thiệt hại và phải thực hiện một cách nghiêm túc, trang trọng;

+ Người đại diện các cơ quan tư pháp đã tham gia giải quyết vụ việc quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT phải tham gia đầy đủ buổi xin lỗi, cải chính công khai;

+ Người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phải được đảm bảo thời gian phát biểu tiếp nhận lời xin lỗi và cải chính công khai.

 

Thông tư liên tịch01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT  được ban hành vào ngày 20/6/2016.

Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

Điều 28 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 28, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 28 : Quyền thay đổi tên 

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo

       Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta quy định: người nào có một trong các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

    Luật tố cáo, lần đầu tiên được quốc hội thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2012 đã dành hẳn 01 chương (Chương V: từ Điều 34 đến Điều 40) để quy định về bảo vệ người tố cáo. Trong đó, Điều 34 của Luật quy định việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Cũng theo quy định của Điều này, đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt…; thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo. Triển khai chế định này của Luật, ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành ngày 20/11/2012) quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm, các nội dung rất cụ thể như sau:

Thứ nhất, về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo:

     Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.

Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

Thứ hai, về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:

   Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

Thứ ba, về bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo:

     Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ) thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.

Thứ tư, về bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo:

Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sản của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.

Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ.

Thứ năm, về bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo:

      Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:

– Yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai;

– Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;

– Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.

Thứ sáu, về bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức:

     Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thẩm quyền quản lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định tại Khoản 4 Điều 37 của Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:

– Thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;

– Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Thứ bảy, về bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức:

      Người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bảo vệ, người có thẩm quyền bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp thấy yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất trong thời gian 03 ngày làm việc, người có thẩm quyền bảo vệ phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ sau đây:

– Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí công tác, việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

– Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Tuy nhiên, vì là quy định đặc biệt nên khi áp dụng vào thực tiễn không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.

 

1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó

2. Các trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

maxresdefault

Tại điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có liệt kê cụ thể các trường hợp:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

– Tội hiếp dâm

– Tội cưỡng dâm

– Tội làm nhục người khác

– Tội vu khống

– Tội xâm phạm quyền tác giả

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Cụ thể thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

– Cơ quan điều tra

Các cơ quan điều tra này năm trong các cơ quan nhà nước như cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát.

– Viện kiểm sát

– Tòa án

– Các đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quân, cơ quan kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

4. Thời hạn khởi tố vụ án hình sự

aa

Thời hạn khởi tố vụ án hình sự là 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra để xét xem có khởi tố vụ án hay không. Trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì có thể kéo dài thời hạn ra quyết định khởi tố hay không hơn, nhưng không được quá 60 ngày. Việc người phạm tội khắc phục hậu quả  và thời hạn để khắc phục hậu quả là kết quả của bản án, Tòa án sẽ quyết định mức thiệt hại, thời hạn để bị cáo thực hiện khắc phuc hậu quả trong bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Khi chưa có bản án, bị cáo hoặc gia đình bị cáo có thể thực hiện khắc phục hậu quả, Đây có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ khi đưa vụ án ra xét xử trước Tòa.

Công ty Luật Minh Bạch

Thủ tục Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngòai làm con nuôi

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ tư pháp 

Yêu cầu : 

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

4. Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

3. Đang chấp hành hình phạt tù;

4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trình tự thực hiện : 

Bước 1.Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp;

Bước 2.Bộ Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Bước 3.Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi nước ngoài thường trú ghi chú việc nuôi con nuôi. 

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

1.Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

3. Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

5. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Thời gian thực hiện : 15 ngày (nếu cần xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày).

 

Điều 155 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật