Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong việc gây tai nạn cho bên thứ ba

Câu hỏi:

Vụ việc chiếc xe tải BKS 29Y- 1740 do Nguyễn Minh Tuấn (SN 1979, ở Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) điều khiển,,chở theo một tức chứa chất lỏng được xác định là axit trên đường bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông đã làm văng dung dịch axit ra ngoài, gây bỏng cho hàng chục người đang tham gia giao thông ngày 9/6 tại ngã tư Trâu Quỳ- quốc lộ 5 thuộc địa phận huyện  thêm một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo những nguy cơ tai nạn bất ngờ mà mọi người có thể gặp phải do sự vô ý, thiếu trách nhiệm của những người khác. Thưa luật sư, với hành vi đó thì người lái xe có thể bị truy cứu theo những tội danh gì ? anh ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị xử lý hành chính về lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới?

Người gửi câu hỏi: Bác Y – Gia Lâm Hà Nội.

rủi ro mua xe

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trong trường hợp này, người điều kiển xe tải đã biết mình đang trở trên xe loại dung dịch nguy hiểm là axit, có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác và theo quy định của pháp luật thì ô tô tải là một nguồn nguy hiểm cao độ, có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với nhiều người. Và trên thực tế thì axit trên xe đã bị dò rỉ, đã có người bị bỏng do sự dò rỉ này và đã cảnh báo đối với lái xe, cùng với đó là lực lượng CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe để ngăn chặn hành vi tiếp tục gây thiệt hại. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện đã bất chấp mọi lời cảnh báo và hiệu lệnh của CSGT để điều khiển “nguồn nguy hiểm cao độ” chở theo những thùng chứa dung dịch axit rất nguy hiểm, chạy trên một đoạn đường tới 10 km và hậu quả là đã xâm phạm đến sức khỏe của hàng chục người.

Điều này thể hiện người điều khiển phương tiện giao thông “đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. Vậy, theo quan điểm của tôi thì trong trường hợp này người lái xe đã có lỗi cố ý gián tiếp đối với hành vi và hậu quả xảy ra.

Như vậy, nếu căn cứ vào yếu tố lỗi này, xem xét trong mối quan hệ với hậu quả mà hành vi này gây ra, trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được hành vi trên thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì rất có thể người điều khiển chiếc xe tải trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong số các tội như: Tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trong trường hợp hành vi trên thỏa mãn các dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Thậm chí trong trường hợp hậu quả của hành vi trên dẫn đến chết người thì người điều khiển phương tiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Với quan điểm của tôi thì vụ việc trên sẽ không chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như các hành vi vi phạm giao thông khác bởi mức độ vi phạm, yếu tố lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông và hậu quả đã xảy ra.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả

Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

A. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

1.Khách thể của tội phạm

  • Hành vi phạm tội xâm hại đến trật tự quản lý thị trường, xâm phạm đến các quy định về sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng
  • Đối tượng hàng giả trong tội phạm này là các loại hàng giả nói chung, trừ những loại hàng giả đã được quy định trong nội dung của các tội phạm quy định tại Điều 193, Điều 194, Điều 195 BLHS 2015

Vậy Cụ thể thế nào là hàng giả? Theo Bình Luận Khoa học BLHS 2015, có thể hiểu hàng giả là các loại hàng hóa khi đối chiếu với           hàng thật có thể có các vi phạm sau đây:

  • Hàng giả về hình thức, là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp về tên gọi, về nhãn hiệu, kiểu dáng, hay về xuất xứ, nguồn gốc, về chỉ dẫn địa lý với loại hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, nhãn hiệu…..gần giống dễ gây nhầm lần cho khách hàng. Loại hàng hóa giả về hình thức thì lợi ích người tiêu dung tuy có bị gây thiệt hại nhưng thiệt hại rõ rang và chủ yếu là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền được bảo vệ về nhãn hiệu hàng hóa, về chỉ dẫn địa lý của hàng hóa
  • Hàng giả về nội dung tức là giả về chất lượng hoặc công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng về hình thức như bao bì, nhãn hiệu ….là thật. Đây là loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với bản chất tự nhiên, công dụng và tên gọi của nó. Hay nói một cách khác, loại hàng này không có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tên hoặc tuy có nhưng mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng hay công dụng của loại hàng hóa thật có trên thị trường
  • Loại hàng giả cả về hình thức và nội dung: Đây là loại hàng vừa mang nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ…..không đúng, vừa không có chất lượng, công dụng hàng hóa hoặc chất lượng, công dụng hàng hóa thấp hơn của loại hàng thật

      Lưu ý:  Cần phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng trước hết là các loại hàng hóa do các công ty, các          doanh nghiệp được phép sản xuất với những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhất định đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có          thẩm quyền. Sản xuất và buôn bán hàng kém chất lượng hiện nay không bị coi là tội phạm.

2.Mặt khách quan của tội phạm

Điều 192 quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản                 xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Ví dụ: sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người  chuyên đóng nhãn mác giả,            có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán kiếm lời bất chính….Buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả

Cụ thể là: “ việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ,           bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản        xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường          hợp phạm tội

  • Hành vi sản xuất buôn bán hàng giả (không thuộc đối tượng hàng giả tại các Điều 193, 194, 195) bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ                                30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng

b)Hàng giả dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này                         hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong                         các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

c) Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định

Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ 16 trở lên

  • Pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS về tội sản xuất, buôn bán hàng giả khi có các dấu hiệu

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người sản xuất, buôn bán hàng giả phải nhận biết rõ đó là hàng giả mà vẫn sản xuất và buôn bán vì mục đích kiếm lợi bất chính

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa

B. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả 

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

a) Có tính chất chuyên nghiệp

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000            đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ              61% đến 121%;

f) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
g) Buôn bán qua biên giới;

  • Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000                 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này                 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

  • Phạm tội thuộc trường hợp: gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Hoặc Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Lưu ý: Tất cả các bài viết trên website: luatminhbach.vn chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch và người gửi yêu cầu tư vấn.

Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo BLHS 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nào

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào 

 

Dự kiến nghỉ tết âm lịch 2017

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.

Tết Dương lịch 2017: Nghỉ 3 ngày liên tiếp, từ ngày 31/12/2016 đến hết ngày 02/01/2017

Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.

phuong

Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/2017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.

phuongan

Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài.

Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4).

Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai.

Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động.

Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017).

Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017).

Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày.

Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24.

Điều 32 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 32, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 32 : Quyền cá nhân đối với hình ảnh 

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Trộm xong đòi hẹn hò với nạn nhân và cái kết “đắng”

dong-tinh-phunutodayvn-2311-6_1385180352

Câu chuyện:

“Vào buổi tối chủ nhật một ngày tháng 9/2009, Stephon Bennett, khi đó đang là một chàng trai tuổi 20 sống ở Columbus, bang Ohio, Mỹ đã cùng 2 người bạn của mình lên kế hoạch cướp bóc để lấy tiền tiêu xài.

Mọi công việc được phân chia tỉ mỉ cho từng người. Sau khi đi lại thám thính tình hình, 3 tên này quyết định đột nhập vào một ngôi nhà bên đường. Tại đây, khi bị vợ chồng chủ nhà phát hiện, chúng đã uy hiếp và đe dọa họ. Qúa sợ hãi,  Diana Martinez và chồng đành phải làm theo mọi yêu cầu của chúng.

Vụ cướp thành công vượt mong đợi và rất dễ dàng, không để lại chút dấu vết nào để cảnh sát có thể lần ra, 3 tên ung dung chia chác những gì vừa thu hoạch được.

Vụ việc có lẽ không bao giờ được lật lại một cách nhanh chóng đến như vậy nếu như không có chuyện tên cướp Stephon Bennett bỗng thấy… nhớ nhung nữ chủ nhà. Nghĩ là làm, chỉ sau 2 tiếng khi vụ cướp kết thúc trong êm đẹp, Stephon Bennett đã quay lại ngôi nhà đó và đề nghị hẹn hò với cô Diana. Martinez.Diana ngay lập tức nhận ra Bennett là một trong ba tên cướp và tức tốc gọi cho cảnh sát.

“Chúng tôi không hiểu hắn đã nghĩ gì khi thốt lên được những lời này vào thời điểm đó”, Sean Laird, một sĩ quan cảnh sát cho biết. “Trong hơn tám năm làm việc của mình, tôi chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự”.

Bennett đã bị bắt ở trước cửa nhà với tội danh chủ mưu vụ cướp và bị giam ở nhà tù Franklin County với khoản tiền 100.000 USD cướp được. Còn  với Martinez.Diana, có lẽ cô chỉ còn biết “câm nín” trước “chuyện tình ngang trái” này.”

untitled-2-3

Góc độ pháp lý

Từ tình huống hài hước “khó đỡ” trên, nếu xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật quy định ra sao về vấn đề trộm cắp tài sản và tên trộm sẽ bị xử lý như thế nào?

Về hành vi trộm cắp tài sản, Bộ luật Hình sự 1999 quy định rõ các trường hợp tùy theo mức độ thiệt hại, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có các chế tài xử phạt khác nhau:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Trong tình huống trên, tên trộm đi cùng hai tên nữa và trộm số tiền là $100.000, hành vi trộm đã thực hiện trót lọt. Như vậy, tên trộm phạm tội có tổ chức, đồng thời chiếm đoạt số tiền lớn hơn 500.000 đồng sẽ bị xử lý theo Điểm a Khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra hắn còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi.

Ngoài chế tài xử phạt tù, tên trộm cùng đồng bọn sẽ phải trả lại cho chủ nhân số tiền $100.000 đồng thời phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đã gây ra cho nạn nhân tương ứng với mức độ lỗi của mỗi cá nhân. Tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Công ty Luật Minh Bạch

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  • – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • – Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần

Hồ sơ bao gồm:

1. Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh ( Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

2. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc lập thêm địa điểm kinh doanh

3. Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc lập thêm địa điểm kinh doanh

4. Quyết định bổ nhiệm trưởng địa điểm kinh doanh

Hồ sơ: 1 bộ

Thời hạn giải quyết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội

Vụ cháu bé chết vì xe chở tôn: “Nhân tai” phải khắc phục

Việc bé trai học lớp 4 va chạm vào chiếc xích lô chở tôn dùng để lợp mái đang chuẩn bị dỡ hàng gây tử vong là thực tế rất đáng báo động về tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô. Đây còn là sự cảnh báo với các cơ quan chức năng trong việc buông lỏng quản lý, xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa không đảm bảo an toàn, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.

cho-cong-kenh-read-only-1474765473-1858

Ảnh minh họa

Trước vụ việc nghiêm trọng này, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) nhận định:

Trước tiên, tôi xin chia buồn sâu sắc đối với những mất mát to lớn của gia đình nạn nhân. Cháu bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được sự vi phạm pháp luật của người lớn, tuy nhiên đã trở thành nạn nhân của nó. Giờ đây, mọi sự đền bù, khắc phục hậu quả, hình phạt …. sẽ chỉ còn mang tính thủ tục pháp lý và là trách nhiệm của những người còn sống đối với cái chết quá thương tâm của cháu.

Dưới góc độ pháp luật, người lái xích lô chở tôn là chủ thể duy nhất của hành vi vi phạm đến giờ phút này. Và cũng như những người vi phạm khác, người lái xích lô sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhận mức hình phạt tương ứng với lỗi cũng như hậu quả của hành vi mà mình gây ra. Có lẽ, trong trường hợp này, người lái xích lô sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Song, dưới góc độ xã hội, góc độ tình người, trong trường hợp này tôi có cảm giác rằng cả cháu bé và người lái xích lô đều là nạn nhân. Nạn nhân của một xã hội thiếu kỷ cương pháp luật, một xã hội mà sự vi phạm pháp luật luôn diễn ra một cách ngang nhiên, trắng trợn, kéo dài, có hệ thống và chưa bao giờ bị xử lý triệt để. Một xã hội mà sự bon chen, vô cảm, khó khăn, túng quẫn có trong mọi cá nhân và mọi người dường như đang làm tất cả chỉ để kiếm tiền nhằm tồn tại mà quên đi ngay cả những điều quan trọng nhất chính là tính mạng, sức khỏe của mình và người thân trong gia đình. Hay nhìn theo một cách khoa học thì chúng ta quá thiếu những kỹ năng sống cần thiết.

Về người lái xích lô, ông là một cựu chiến binh, một người đã hi sinh một phần tuổi thanh xuân, xương máu của mình để cống hiến cho tổ quốc, một người cũng đã từng ở ranh giới của sự sống và cái chết. Có lẽ rằng, ông là người thấu hiểu nhất về nỗi đau thương và sự mất mát này, ý thức sâu sắc lỗi lầm mà mình đã gây ra và bản án lương tâm ông mới là hình phạt nặng nề nhất. Tôi cho rằng, ông ý thức được việc làm của mình là vi phạm, song, vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống mưu sinh, ông vẫn phải còng lung, gồng mình đạp những chuyến xích lô như vậy để kiếm chút tiền công để duy trì cả gia đình hết ngày này qua ngày khác.

Sự việc đáng tiếc này có thể làm chúng ta giật mình nhìn lại và chợt nhận ra rằng, không chỉ có một ông Thạch ở Hoàng Mai mà trên toàn bộ dải đất hình chữ S này, có tới hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu “ông Thạch” đang vận hành những “cỗ quan tài bay” đi trên đường với gánh nặng mưu sinh chất đầy trên đó.

Nói như vậy để thấy rằng, lỗi thì đương nhiên là có lỗi, hình phạt rồi cũng sẽ phải có, nhưng chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng: Đảng, Chính phủ của chúng ta chưa chăm lo được đời sống của người dân, chưa bảo vệ được người dân trước những “nhân họa” như vậy. Rõ ràng, nếu chúng ta có chính sách phúc lợi xã hội tốt, thì những người cựu chiến binh như ông Thạnh không phải bất chấp pháp luật chỉ vì mưu sinh khi đã cống hiến một phần xương máu để bảo vệ cho cuộc sống yên bình của chính chúng ta.

Một sự kiện, một hành vi, một hậu quả, một niềm đau nhưng lại là cả vấn đề lớn đối với toàn xã hội, một thách thức đối với Chính phủ trong việc bảo vệ người dân trước những “nhân tai” mà chúng ta có thể hoàn toàn khắc phục được. Người dân đang hi vọng một “Chính phủ kiến tạo”, “Chính phủ phục vụ” có những hành động quyết liệt, thực tế để bảo vệ cho chính cuộc sống của họ. Còn cá nhân tôi tin rằng, sẽ không còn những vụ tai nạn đáng tiếc như trên nếu Chính phủ của chúng ta thực hiện được những điều đã cam kết.

 

Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp các cặp đôi nam nữ (đa phần là trẻ tuổi) sống chung, sống thử  như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Khi có mâu thuẫn phát sinh thì rất nhiều trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con xảy ra. Vậy trong những trường hợp này thì trách nhiệm pháp lý như thế nào? Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

ly-hon-2

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“ Nam, nữ “chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Vì vậy, về mặt pháp luật, những cặp nam nữ “sống thử” không đăng ký kết hôn sẽ không được coi là vợ chồng.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định … về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”

Theo đó, Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

 “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trong những trường hợp như này, quyền nuôi con sẽ do thỏa thuận của các bên ( trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quy định tại khoản 3). Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con ( tinh thần, vật chất) hoặc nguyện vọng của bé trong trường hợp con trên 07 tuổi.

Ngoài ra, cha/mẹ không giành được quyền nuôi con có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

 “Điều 82 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

 Trân trọng!

Điều 144 Bộ luật dân sự 2015

Điều 144. Thời hạn

1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Phân tích:

Thời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai đầu. Một đầu gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn đầu kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn. Khoảng thời gian này có thể do các bên thỏa thuận, có thể do pháp luật quy định, có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định. Thông thường, thời hạn luôn gắn liền với một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, là một khoảng thời gian mà trong đó luôn có ít nhất một chủ thể mang một hoặc những nghĩa vụ nhất định vì lợi ích của chủ thể khác. Chẳng hạn thời hạn giao trong hợp đồng mua bán tài sản được xác định là 10 ngày kể từ khi bên mua trả đủ tiền cho bên bán và bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua. Dưới góc độ lý luận, thời hạn cũng được xác định là một trong những loại sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

căn cứ cơ sở xác định, thời hạn bao gồm 3 loại như sau 

  • Thời hạn do pháp luật quy định, ví dụ thời hạn một người biệt tích  khỏi nơi cư trú tối thiểu có thể tuyên bố mất tích là 2 năm kể từ ngày biết được thông tin cuối cùng về người đó
  • Thời hạn do các bên thỏa thuận, ví dụ thời hạn của hợp đồng vay tiền là một tháng
  • Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định, ví dụ Tòa án có thể ấn định một khoảng thời gian để các bên tranh chấp hoàn thành việc công chứng, chứng thực giao dịch đang tranh  chấp

Căn cứ đơn vị tính, thời hạn bao gồm 2 loại 

  • Thời hạn được xác định cụ thể ngay tại thời điểm xác lập. Đây là loại được tính bằng các đơn vị thời gian cụ thể như phút, giờ,ngày, tháng, năm. Ví dụ thời hạn của hợp đồng thuê nhà là 1 năm
  • Thời hạn được xác định cụ thể tại thời điểm kết thúc. Đây là loại thời hạn không được tính bằng một đơn vị thời gian cụ thể tại thời điểm xác lập mà chỉ được tính tại một thời điểm xảy ra sự kiện nhất định. Ví dụ các bên có thể thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thuê nhà từ thời điểm có hiệu lực cho đến khi bên thuê nhà xây nhà xong

Thời hạn có thể được xác định theo các đơn vị thời gian ( Chẳng hạn hợp đồng vay tài sản có hiệu lực là 3 tháng) hoặc có thể được xác định bằng 1 sự kiện có thể xảy ra. Sự kiện được coi là căn cứ để xác định thời hạn phải là những sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra vào thời điểm nào có thể nằm ngoài ý chí của con người. Ngoài ra tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên có liên quan đến thời hạn mà khi sự kiện xảy ra có thể làm căn cứ để xác định thời điểm bắt đầu của thời hạn, có thể là căn cứ để xác định thời điểm kết thúc của thời hạn. Chẳng hạn, thời hạn của hợp đồng thuê nhà được tính từ con của bên cho thuê được xuất cảnh và định cư ở nước ngoài hoặc hợp đồng thuê nhà hết thời hạn khi con của bên cho thuê nhập cảnh về Việt Nam sinh sống.

Từ năm 2020, bắt buộc dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy

Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Theo đó, nhóm phương tiện giao thông vận tải (GTVT) phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm:

– Xe mô tô, xe gắn máy;

– Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống (Hiện nay chỉ yêu cầu dán nhãn đối với ô tô con từ 7 chỗ trở xuống).

Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện GTVT (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới) được quy định như sau:

– Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với:

+ Xe mô tô, xe gắn máy đến hết 31/12/2019;

+ Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31/12/2017;

– Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với:

+ Xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01/01/2020;

+ Xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;

+ Xe ô tô con trên 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 01/01/2018.

Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 25/4/2017.

Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006
QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHÚ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Lluật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo  đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thương mại.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại.
  2. Các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 103, Điều 131 Luật Thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
  3. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định này như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này.

 

Điều 3. Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại

  1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này.
  2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại.
  3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.

 

Chương II
KHUYẾN MẠI

Mục 1

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI,
HẠN MỨC TỐI ĐA GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA,
DỊCH VỤ DÙNG ĐỂ KHUYẾN MẠI VÀ MỨC GIẢM GIÁ TỐI ĐA
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC KHUYẾN MẠI

 

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại

  1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
  2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
  3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
  4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng dùng để khuyến mại.
  5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
  6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
  7. Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại.

 

Điều 5. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại

  1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
  2. Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng đế khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.
  3. Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại đế mua hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  5. b) Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.

 

Điều 6. Mức giảm giá tối đa đối với bàng hoá, dịch vụ được khuyến mại

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vưọt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

 

Mục 2

CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI

 

Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền

  1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.
  2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
  3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.

 

Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó.

 

Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó

  1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
  2. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
  3. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiếu.
  4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười lăm) ngày.
  5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

 

Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ

  1. Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.
  2. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định này.
  3. Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.

 

Điều 11. Bán hàng, cung ứng địch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố

  1. Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.
  2. Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  3. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng.
  4. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố.

 

Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi

  1. Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  2. Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  3. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
  4. a) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước đế làm kết quả xác định trúng thưởng;
  5. b) Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
  6. c) Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.
  7. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
  8. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thường, giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy đinh tại khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại.
  9. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khoản 5 Điều này.

 

Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên

  1. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 Luật Thương mại; có trách nhiệm xác nhận kịp thời, chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
  2. Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu;
  4. b) Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;
  5. c) Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại.

 

Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác

Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được mua, bán hoặc cung ứng qua intemet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật Thương mại và Nghi đinh này.

 

Mục 3

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI

 

Điều 15. Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại

  1. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
  2. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
  3. a) Tên chương trình khuyến mại;
  4. b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  5. c) Hình thức khuyến mại;
  6. d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;

đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;

  1. e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;
  2. g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
  3. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:

ạ) Gửi báo cáo bằng vãn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết quả trúng thưởng;

  1. b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

 

Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi

  1. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mạng tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền sau đây:
  2. a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  3. b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
  4. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
  5. a) Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến.mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;
  6. b) Thể lệ chương trình khuyến mại;
  7. c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
  8. d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

đ) Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);

  1. e) Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
  2. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy đinh tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiên chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải bao gồm các nội dung sau đây:
  4. a) Tên chương trình khuyến mại;
  5. b) Hình thức khuyến mại;
  6. c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại;
  7. d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;

đ) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưửng;

  1. e) Thời gian khuyến mại;
  2. g) Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  3. h) Xử lý giải thưởng tồn đọng;
  4. i) Thể lệ chương trình khuyến mại;
  5. k) Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.
  6. Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.
  7. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trinh khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

 

Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng hình thức khác

  1. Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
  2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
  3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  4. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
  5. Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến mại.

 

Điều 18. Công bố kết quả và trao thưởng chương trình khuyến mại

Trong trường hợp chương trình khuyến mại có trao giải thưởng, thời hạn công bố kết quả và trao giải thưởng không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại.

 

Điều 19. Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại

Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:

  1. Trong trường hợp bất khả kháng, thương nhân có thể chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn nhưng phải thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
  2. Trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền buộc đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn theo quy định tại Điều 20 Nghi định này.

 

Điều 20. Đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nêu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định này;
  3. b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
  4. Thương nhân có chương trình khuyến mại bị đình chỉ có nghĩa vụ công bố công khai việc chấm dứt chương trình khuyến mại và thực hiên đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.
  5. Thương nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; thuốc chữa bệnh để khuyến mại dưới mọi hình thức, khi bị đình chỉ việc thực hiện chương trình khuyến mại phải chấm dứt toàn bộ việc thực hiện chương trình khuyến mại.

 

Chương III
QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Mục 1

NỘI DUNG CỦA SẢN PHẨM QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

Điều 21. Bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại

  1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó.
  2. Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.

 

Điều 23. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại

  1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.
  2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây:
  3. a) Làm giảm mềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;
  4. b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
  5. c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn những trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo,
  6. d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

 

Điều 24. Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến y tế

Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, văc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế.

 

Điều 25. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng

Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung sau:

  1. Khẳng định về tính an toàn, tính không độc hại nhưng không có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  2. Khẳng định về hiệu quả và tính năng của thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng nhưng không có cơ sở khoa học.
  3. Sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hình ảnh vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng an toàn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

 

Điều 26. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa

Ngoài những loại hàng hoá không thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hoá, thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn quy định kỹ thuật tương ứng sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng.

 

Mục 2

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

Điều 27. Trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại

  1. Thương nhân kinh doanh quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
  2. Người đứng đầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, báo điện tử và các loại xuất bản phẩm chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo thương mại được quảng cáo trên phương tiện quảng cáo mà mình quản lý.

 

Điều 28. Đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quy định của pháp luật.
  2. Trong trường hợp quảng cáo thương mại bị đình chỉ, thương nhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này.

 

Chương IV
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Mục 1

HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU
TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

 

Điều 29. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
  2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

 

Điều 30. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật

  1. Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền theo quy định của pháp luật.
  2. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh với hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  3. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

Điều 31. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại

  1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Trường hợp tên, chủ.đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
  3. a) Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký;
  4. b) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tố chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.

 

Điều 32. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hoá, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Điều 33. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Mục 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC, THAM GIA
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

 

Điều 34. Tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký tại Sở Thương mại, nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm.
  2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên.quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
  3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn; Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó.
  4. Trường hợp việc hiệp thương quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết đinh xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:
  5. a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;
  6. b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
  7. c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;
  8. d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
  9. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo Sở Thương mại về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký tại Sở Thương mại.

 

Điều 35. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tùy thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

 

Điều 36. Tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ỏ nước ngoài

  1. Việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải được đăng ký tại Bộ Thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức.
  2. Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
  3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tố chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
  4. Trường hợp việc hiệp thương theo quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
  5. a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực hiện;
  6. b) Năng lực tổ chức hội chợ, triền lãm thương mại ở nước ngoài;
  7. c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;
  8. d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
  9. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển.lãm thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài theo những nội dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.
  10. Thương nhân tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.

 

Điều 37. Thay đối, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

  1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Bộ thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

 

Điều 38. Nội dung đăng ký tố chức hội chợ, triển lãm thương mại

Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định lại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa.điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
  3. Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).

 

Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 39. Thanh tra, kiếm tra

  1. Trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân. tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt đông xúc tiến thương mại phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
  2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng việc kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động xúc tiến thương mại, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 40. Xử lý vi phạm

Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại vi phạm Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 41. Khiếu nại, tố cáo

  1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiên hà của cán bộ, công chức nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy đinh của pháp luật.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 42. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  2. Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

 

Điều 43. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghi định này.

 

Chính phủ

Thủ tướng

Phan Văn Khải

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền