Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Trình tự, thủ tục khi Tòa án giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương ra sao? Ly hôn đơn phương mới nhất 2020

1. Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương 

Yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo đó, người có yêu cầu ly hôn đơn phương có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc gửi bộ hồ sơ này qua đường bưu điện.

Người nộp đơn cần lưu ý về việc yêu cầu Tòa án có giấy biên nhận hồ sơ (trong trường hợp nộp trực tiếp) hoặc phiếu báo phát (trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện) để làm căn cứ kiến nghị Tòa án giải quyết hồ sơ đúng thời hạn luật định (trong trường hợp Tòa án chậm giải quyết).

2. Tòa án xem xét hồ sơ ly hôn đơn phương

Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ tiến thông báo cho người có yêu cầu ly hôn đơn phương bằng văn bản.

3. Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Thông báo bằng văn bản được gửi đến người có yêu cầu ly hôn đơn phương là thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, trong đó sẽ ghi rõ số tiền tạm ứng án phí mà người có yêu cầu khởi kiện phải nộp. Mức tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án ly hôn hiện nay là 300.000 đồng. Trong trường hợp yêu cầu ly hôn đơn phương có đề nghị giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng thì số tiền tạm ứng án phí sẽ tính theo % căn cứ trên giá trị tài sản mà các bên tranh chấp. Giá trị tài sản tranh chấp càng nhiều thì số tiền tạm ứng án phí càng cao.

Quy định về việc nộp tiền tạm ứng án phí này nhằm mục đích khuyến khích tinh thần thỏa thuận của các bên trong ly hôn.

Khi nhận được thông báo này, người có yêu cầu ly hôn đơn phương bắt buộc phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Gọi là bắt buộc bởi việc nộp tiền tạm ứng án phí hết sức quan trọng, quyết định đến việc ly hôn đơn phương có được giải quyết hay không, nếu không nộp số tiền tạm ứng án phí này theo đúng thời hạn thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dẫn đến việc vụ án sẽ không được xem xét, giải quyết.

4. Tòa án thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Sau khi người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định, Tòa án sẽ thụ lý vụ án để xem xét, giải quyết, ra thông báo về việc thụ lý vụ án và tiến hành các công tác chuẩn bị xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp trong phiên hòa giải, các bên hòa giải được đoàn tụ thì tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải thành, trong vòng 7 ngày mà không có tranh chấp gì thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các được sự.

Nếu trong phiên hòa giải, các bên vẫn có tranh chấp hoặc mâu thuẫn thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trường hợp có trở ngại khách quan hoặc tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Có thể thấy từ thời điểm nộp hồ sơ, thụ lý vụ án đến thời điểm mở phiên tòa để giải quyết vụ án theo luật định có thể lên đến 8 tháng, tuy nhiên thực tế có những vụ án còn lâu hơn thế rất nhiều, thậm chí hàng năm trời vụ án cũng chưa được thụ lý, giải quyết. Không chỉ trong ly hôn mà trình tự, thủ tục nêu trên cũng được áp dụng đối với các vụ án dân sự ở nhiều lĩnh vực khác.

Vì vậy, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nếu trường hợp chẳng may mình trở thành diễn viên chính trong một bộ phim buồn như thế này.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình talk show “Đối thoại” trên đại truyền hình VITV về Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính  phát sóng 19:46 ngày 28/08/2016 trên truyền hình VITV.

Điều 42 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 42, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 42 : Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Thành phần hồ sơ:

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên;

2. Điều lệ công ty chuyển đổi;

3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;

4. Danh sách thành viên  và bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

5. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

6. Trường hợp không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ:

 

Vứt bỏ con mới đẻ có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Con gái tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng đình làng vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này con gái tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Con mới đẻ Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.

Hành vi giết con mới đẻ là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…

Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một hành vi khi hành vi đó thỏa mãn với một cấu thành tội phạm nhất định. Một người chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ luật Hình sự quy định.

Mặt khác, về nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, lý do người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, thần thánh hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sinh ra đứa con nhưng bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém…

Theo qui định trên thì con gái bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với con bạn.

Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên

 

 

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án kinh doanh thương mại

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN TOÀ

                                     Kính gửi:       TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Tên tôi là:      Đặng Thị Nhiễu                              Sinh năm: 1948

Thường trú tại: TT54, ngõ 12, tổ 3, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tôi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đống Á và Công ty Hải Dương Vina

Tôi được biết Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 08 tháng 06 năm 2018. Tôi tôn trọng và tự giác chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên vào ngày 08 tháng 06 gia đình tôi có việc bận, không thể đến tham gia phiên toà.

Vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý toà, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên Toà dự kiến vào ngày 08 tháng 06 năm 2018 và chuyển sang một ngày khác để tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.

Tôi cam kết, ngay sau khi xong xuôi công việc gia đình sẽ tuân thủ, chấp hành đầy đủ mọi quyết định của quý Toà.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                            Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

                                                                                                                                           Người làm đơn

 

                                                                                                                                          ĐẶNG THỊ NHIỄU

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 77 Bộ luật dân sự 2015

Điều 77. Điều lệ của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;

c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;

h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;

i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

Điều 41 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 41, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 41 : Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Người nước ngoài mất hộ chiếu ở Việt Nam làm như thế nào?

Việt Nam là đất nước rất đẹp, nét đẹp về thiên nhiên, con người, chính vì vậy mà có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam, trong quá trình di chuyển, ăn ở đi lại thì việc làm mất hộ chiếu là điều có thể xảy ra. Để khắc phục tình trạng trên việc đầu tiên người mất hộ chiếu cần làm là :

+ Làm ngay đơn trình bày mất hộ chiếu gửi đến công an địa phương nơi mất hộ chiếu hoặc nơi đăng ký tạm  trú. Trong đơn nêu rõ thông tin trên hộ chiếu như: tên tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp thị thực.

+ Sau đó người nước ngoài cần đến cơ quan đại diện của nước mình tại Việt Nam để xin cấp giấy thông hành hoặc cấp hộ chiếu mới và đồng thời đề nghị Cơ quan đại diện lãnh sự có công hàm thông báo hủy hộ chiếu đã mất, đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cấp lại thị thực xuất cảnh cho người bị mất

+ Nếu quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch không có cơ quan đại diện tại Việt Nam, người nước ngoài phải liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của của nước đó tại nước thứ ba để xin các giấy tờ cần thiết nói trên.

Cuối cùng thì người mất hộ chiếu phải nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an để xin thị thực

Hồ sơ bao gồm : 

+ Công hàm của cơ quan đại diện lãnh sự,

+ Đơn trình bày mất hộ chiếu có xác nhận của Công an địa phương 

+ Giấy thông hành hoặc hộ chiếu mới

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Ngân hàng Nhà nước “kiểm soát” hoạt động của tổ chức tín dụng như thế nào?

Kiểm soát đặc biệt là gì?

tcnh

Theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước 2010, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Thông tư 07/2013 cho biết “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.”

Kiểm soát đặc biệt xảy ra trong trường hợp nào?

Một tổ chức tín dụng khi không đáp ứng được khả năng hoạt động cụ thể khi mà tổ chức tín dụng đó:

– Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

– Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

– Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

– Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Như vậy có năm trường hợp mà tổ chức tín dụng có thể bị đặt dưới tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và khi một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt, sẽ có một đội ngũ được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát được gọi là Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm những cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng và cán bộ của tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đó, sẽ có các điều kiện yêu cầu đối với các cá nhân là Trưởng ban kiểm soát đặc biệt và cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt. về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát đặc biệt này sẽ giám sát, xem xét về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng,..

Các hình thức kiểm soát đặc biệt

Có hai hình thức kiểm soát đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đối với một tổ chức tín dụng, căn cứ tùy theo  thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật mà tổ chức tín dụng đó mà Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định biện pháp Giám sát đặc biệt là “mức kiểm soát thấp” hoặc Kiểm soát toàn diện là “mức kiểm soát cao”. Theo đó:

– Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

– Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

Về thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng này không có một mốc cố định sẵn mà tùy vào mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới các cơ quan tổ chức có liên quan.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt này có thể được gia hạn trong vòng 30 ngày trước khi hết thời hạn chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

Chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

giao-dich-vien-600x4001

Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

– Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

– Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;

– Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ có yêu cầu mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Hậu kiểm soát đặc biệt, hồi sinh hay biến mất?

ngan-hang

Trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, đã không ít trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào diện này. Nhiều ngân hàng đã trở lại sau giai đoạn khó. Điền hình là trường hợp của Eximbank, ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, đã có thời điểm ôm khối nợ xấu cả nghìn tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ do liên quan đến một vụ án kinh tế.

Năm 1997, Eximbank thực sự rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi đó NHNN đã phải đưa Vietcombank vào quản lý. Mặc dù trong thực tế, Nhà nước không bỏ một đồng nào vào Eximbank nhưng ngân hàng này đã hồi sinh, nhiều năm sau đó tăng trưởng vượt bậc.

Những cái tên khác cũng đã từng kinh qua một thời gian khó nhưng đã hồi sinh và “sống khỏe” như VPBank (2002), Maritime Bank (2001), thậm chí cả ngân hàng lớn như VietinBank (đầu năm 2001, Incombank, tên cũ của VietinBank đã rơi vào tình trạng phá sản về mặt kỹ thuật).

Dù vậy, trong quá trình tái cơ cấu cũng có những cái tên đã biến mất sau khi bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt” mà không thể khắc phục được hậu quả như Ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á Thái Bình Dương.

Công ty Luật Minh Bạch

12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng

Ngày 08/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng, nghị đinh có hiệu lực ngày 25/06/2017, cụ thể có các loại giấy tờ sau :

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất đlàm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

Người trúng số 92 tỷ có phải nộp thuế ?

Xoay quanh sự việc nổi cộm trong ngày hôm nay về người dân ở Trà Vinh trúng thưởng giải Jackpot 92 tỷ. Như vậy với số tiền lớn như thế thì người này có phải nộp thuế hay không? Và mức thuế nộp sẽ quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

so-so-vietlott_219447

Ảnh minh họa

Trúng số có phải nộp thuế?

Theo quy định tại Điểm a, khoản 6, Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

“thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ trúng thưởng xổ số.”

Có thể thấy thu nhập từ trúng thưởng xổ số được coi là một loại thu nhập cá nhân và phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế.

Cũng tại Luật này, quy định tại Điều 15 về thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng:

“. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.

. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.”

Như vậy với số tiền xấp xỉ 92 tỷ đồng mà người đó trúng thưởng thì hoàn toàn phải nộp thuế thu nhập cá nhân với phần vượt quá 10 triệu đồng.

Về mức thuế suất:

Theo thông tư 111/2013/TT-BTC  hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thì quà tặng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với mức thuế suất là 10%.

Cụ thể trong trường hợp này, người trúng số 92 tỷ sẽ phải nộp một khoản thuế theo công thức:

(92 tỷ – 10 triệu) x10% = xấp xỉ 9,2 tỷ đồng

Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

“Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theo quy định tại Điều 15 Luật thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Trường hợp tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino không xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân trúng thưởng để khấu trừ thuế thì thực hiện nộp thuế thay cho người trúng thưởng theo mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân.

Căn cứ quy định của pháp luật quản lý thuế, Bộ Tài chính quy định mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân quy định tại Điều này.”

Như vậy tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.

 

Các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

1. Miễn trách nhiệm trong trường hợp mà các bên đã thỏa thuận

          Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.Theo nguyên tắc chung, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, nếu không trái với pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Xuất phát từ đó, luật thương mại năm 2005 đã quy định “các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm” tại điểm a khoản 1 điều 294.

          Tuy nhiên, khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dun hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định.

          Về vấn đề này, pháp luật nhiều nước cũng có những quy định. Pháp luật Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên, những thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì được coi là không có hiệu lực pháp lý. Pháp luật dân sự Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng.

Pháp luật trong nước điều chỉnh về vấn đề này chỉ dừng lại ở mức độ chung, chưa đưa ra điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên. Rõ ràng đã có sự thiếu xót ở đây bởi quy định này của nước ta mới chỉ đơn giản là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trước mà không lưu ý tới trường hợp một trong các bên lợi dụng sự tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm để vi phạm hợp đồng, để họ không phải chịu biện pháp chế tài nào, hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng thương mại không thể tránh khỏi.

2. Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

          Theo quy định của điểm b khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

          Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

   Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự  kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…, ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy…

      Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu. Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được. (chiến tranh, bạo loạn, đình công… hay các thảm họa thiên nhiên khác)

      Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.

          Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng thõa mãn 3 điều kiện vừa nêu.

    Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ. Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

  • 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
  • 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

      Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày.

3. Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

           Trường hợp miễn trách nhiệm này được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 294 Luật thương mại năm 2005. Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm đó không phải do lỗi của bên vi phạm mà là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên bị vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm.

     Ngoài ra, điều 80 công ước viên 1980 cũng có quy định tương tự: “một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ xuất của chính họ”. Như vậy, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã đảm bảo sự tương thích với pháp luật thương mại quốc tế trong việc quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà việc vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên kia.

4. Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

          Điểm d khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định: trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

          Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.

Ví dụ: Công ty M chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty M bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, công ty M phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan bệnh dịch. Thực hiện quyết định này khiến cho công ty M không thể cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này, công ty M được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền