Trộm xong đòi hẹn hò với nạn nhân và cái kết “đắng”

dong-tinh-phunutodayvn-2311-6_1385180352

Câu chuyện:

“Vào buổi tối chủ nhật một ngày tháng 9/2009, Stephon Bennett, khi đó đang là một chàng trai tuổi 20 sống ở Columbus, bang Ohio, Mỹ đã cùng 2 người bạn của mình lên kế hoạch cướp bóc để lấy tiền tiêu xài.

Mọi công việc được phân chia tỉ mỉ cho từng người. Sau khi đi lại thám thính tình hình, 3 tên này quyết định đột nhập vào một ngôi nhà bên đường. Tại đây, khi bị vợ chồng chủ nhà phát hiện, chúng đã uy hiếp và đe dọa họ. Qúa sợ hãi,  Diana Martinez và chồng đành phải làm theo mọi yêu cầu của chúng.

Vụ cướp thành công vượt mong đợi và rất dễ dàng, không để lại chút dấu vết nào để cảnh sát có thể lần ra, 3 tên ung dung chia chác những gì vừa thu hoạch được.

Vụ việc có lẽ không bao giờ được lật lại một cách nhanh chóng đến như vậy nếu như không có chuyện tên cướp Stephon Bennett bỗng thấy… nhớ nhung nữ chủ nhà. Nghĩ là làm, chỉ sau 2 tiếng khi vụ cướp kết thúc trong êm đẹp, Stephon Bennett đã quay lại ngôi nhà đó và đề nghị hẹn hò với cô Diana. Martinez.Diana ngay lập tức nhận ra Bennett là một trong ba tên cướp và tức tốc gọi cho cảnh sát.

“Chúng tôi không hiểu hắn đã nghĩ gì khi thốt lên được những lời này vào thời điểm đó”, Sean Laird, một sĩ quan cảnh sát cho biết. “Trong hơn tám năm làm việc của mình, tôi chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự”.

Bennett đã bị bắt ở trước cửa nhà với tội danh chủ mưu vụ cướp và bị giam ở nhà tù Franklin County với khoản tiền 100.000 USD cướp được. Còn  với Martinez.Diana, có lẽ cô chỉ còn biết “câm nín” trước “chuyện tình ngang trái” này.”

untitled-2-3

Góc độ pháp lý

Từ tình huống hài hước “khó đỡ” trên, nếu xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật quy định ra sao về vấn đề trộm cắp tài sản và tên trộm sẽ bị xử lý như thế nào?

Về hành vi trộm cắp tài sản, Bộ luật Hình sự 1999 quy định rõ các trường hợp tùy theo mức độ thiệt hại, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có các chế tài xử phạt khác nhau:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Trong tình huống trên, tên trộm đi cùng hai tên nữa và trộm số tiền là $100.000, hành vi trộm đã thực hiện trót lọt. Như vậy, tên trộm phạm tội có tổ chức, đồng thời chiếm đoạt số tiền lớn hơn 500.000 đồng sẽ bị xử lý theo Điểm a Khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra hắn còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi.

Ngoài chế tài xử phạt tù, tên trộm cùng đồng bọn sẽ phải trả lại cho chủ nhân số tiền $100.000 đồng thời phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đã gây ra cho nạn nhân tương ứng với mức độ lỗi của mỗi cá nhân. Tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Công ty Luật Minh Bạch

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Phân tích Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020

Phân tích Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020: Con dấu của doanh nghiệp

Chào mừng bạn đến với bài phân tích chi tiết về Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, một điều khoản quan trọng liên quan đến con dấu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh pháp luật doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, việc hiểu rõ các quy định về con dấu là vô cùng cần thiết cho mọi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt một cách dễ dàng và đầy đủ nhất những nội dung chính của Điều 43. (more…)

Sau khi kết hôn, tiền lương bản thân có thành trở thành tài sản chung hay không ?

Câu hỏi : 

Mong Luật sư giải đáp giúp ạ, tôi và người yêu chuẩn bị đăng ký kết hôn. Trước khi kết hôn, tôi bị mọi người dọa rất nhiều rằng sau khi kết hôn sẽ phải nộp hết tiền cho vợ vì đó là tài sản chung của hai vợ chồng. 

Xin hỏi Luật sư, điều đó có thật hay không, và nếu đúng thì làm thế nào để tôi có thể giữ lương của mình thuộc tài sản của riêng mình ?

Trả lời : 

Sau khi kết hôn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiền lương của bạn sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Cụ thể, theo  Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng  là tài sản được tạo ra, thu nhập từ :

– Lao động, sản xuất, kinh doanh;

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng (không phải tài sản riêng được hình thành từ việc phân chia tài sản chung);

– Tài sản được thừa kế, tặng cho chung;

– Tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;

– Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân như : Tiền thưởng; tiền trúng xổ số; tiền trợ cấp (không bao gồm các khoản trợ cấp, ưu đãi người có công với Cách mạng)…

Điều này có nghĩa là tiền lương, thu nhập từ công việc mà bạn kiếm được trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc về cả hai vợ chồng, dù nó có do cá nhân bạn trực tiếp làm ra.

Tuy nhiên, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản chung hoặc riêng, và điều đó sẽ được pháp luật công nhận nếu có cơ sở và thỏa thuận hợp lệ.

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty TNHH

MBLAW cung cấp mẫu tham khảo quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty TNHH như sau : 

 

TÊN DOANH NGHIỆP

—–

Số: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

 

 

Hà Nội , ngày ……  tháng ……. năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

(Về việc bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty)

CHỦ SỞ HỮU

                  Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 ;

                  Căn cứ nhu cầu hoạt động của công ty …………………………………………….

 

QUYẾT ĐỊNH:   

Điều 1: Bổ nhiệm

Bổ nhiệm  Ông/Bà :

Sinh ngày:                 Dân tộc:               Quốc tịch:     

Số chứng minh nhân dân :

Ngày cấp:

Nơi cấp:  

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 

Giữ chức vụ: Kế toán trưởng

Làm kế toán trưởng của công ty …………………………………………………….

 

Điều 2: Ông/Bà :  …………. người được bổ nhiệm là người giữ chức vụ kế toán trưởng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

CHỦ SỞ HỮU                             

 

 

 

 

 

 

 

Thủ tục xin cấp giấy phép đưa người VN đi xuất khẩu lao động

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, phải được Bộ lao động thương binh và Xã hội cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề này công ty Luật Hiếu Gia xin giới thiệu thủ tục thành lập và xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW là chũng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW tư vấn trực tiếp và tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện để xin được giấy phép : 

1.Thành lập công ty xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2. Ngoài các giấy tờ trên còn cần : 

Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng;

– Văn bản xác nhận ký quỹ 1 tỷ đồng;

3. Điều kiện khác : 

– Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng

–  Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

–  Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 126 năm 2007 thì tiền ký quỹ là 1 tỷ VNĐ, Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

4. Thành phần hồ sơ xin cấp phép bao gồm : 

a)Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;  

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 

c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;

d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;

đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 

e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)  hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; 

h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

5. Cơ quan thực hiện : Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ thương binh lao động xã hội nhận hồ sơ và cấp phép

6. Thời gian thực hiện : 35 ngày từ khi thành lập mới doanh nghiệp đến khi hoàn thành thủ tục xin giấy phép đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Từ 01/6/2017, không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh chỉ cần cung cấp số thẻ bảo hiểm y tế (không cần xuất trình thẻ) hoặc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Đối với trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

– Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực.

– Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội).

– Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực.

– Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân).

– Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế hoặc người được thủ trưởng cơ sở y tế ủy quyền và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến chỉ dẫn địa lý?

Câu hỏi: Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nhiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường. Hiệp hội muốn hỏi  hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?

Trả lời tư vấn: 

Theo Điều 5 về xác định hành vi xâm phạm của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì hành vi được xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Vậy để hiểu rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải đi tìm hiểu những căn cứ sau đây:

Thứ nhất: “đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ đó là chỉ dẫn địa lý”. Theo câu hỏi trên thì nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Khi nước mắm Phan Thiết được bảo hộ thì mọi người tiêu dùng hiểu là sản phẩm gia công, chế biến từ Phan Thiết, mang đâm hương vị của vùng đất nơi đó mà bất cứ sản phẩm nào khác không tạo nên tính chất đặc biệt của sản phẩm nước mắm như ở Phan Thiết.

Thứ hai: “có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét”

Theo quy định tại điểm b, Khỏan 3, Điều 12 nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ thì :

“b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;”

Theo câu hỏi mà hiệp hội đưa ra tư vấn, nước mắm Phan Thiết đã được chủ sở hữu đăng ký là chỉ dẫn địa lý và đã được cấp giấy chứng nhận, là hàng tiêu thụ quen thuộc với mọi người tiêu dùng, họ mặc định là nước mắm đó được sản xuất tại Phan Thiết trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có chất lượng sản phẩm đặc biệt mà chỉ có ở đó mới có được.Đến ngày 23/10/2010, hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng đây là nước mắm có xuất xứ từ Phan Thiết, có hương vị nguồn gốc từ vùng đó.Vậy doanh nghiệp X đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nước mắm Phan Thiết; tương tự ở đây được hiểu là khi nước mắm của doanh nghiệp X này tung ra thị trường thì mọi người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật có xuất xứ từ Phan Thiết và đâu là hàng giả.Như vậy, phần lớn người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với nguồn gốc xuất xứ của nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với nước mắm của doanh nghiệp X tại Nghệ An, mặc dù hình dáng, cách bố trí nhãn hiệu có khác nhau nhưng vẫn gây nhầm lẫn cho mọi người.

Thứ 3 là : “Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ”. Doanh nghiệp X tại Nghệ An không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó mà là hiệp hội nước mắm Phan Thiết, và cũng không phải chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

 Doanh nghiệp X tại Nghệ an thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng trai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” doanh nghiệp X không pải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Thay vào đó thì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó là Hiệp hội nước mắm Phan Thiết (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007). Như vậy doanh nghiệp X tại Nghệ An sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của hiệp hội là bất hợp pháp và trái với những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư là : “Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp X xay ra trên lãnh thổ Việt Nam

Từ những căn cứ nêu trên thì hành vi của doanh nghiệp X xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 129:

“Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Doanh nghiệp X cũng có mua nước mắm đóng thù tại Phan Thiết nhưng cũng mua ở nơi khác về pha chế và đóng chai để tung ra thị trường, sử dụng dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Phan Thiết.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất năm 2017

         Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật; tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cho mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Là ngành nghề có điều kiện .

MBLAW sẽ tư vấn , giải đáp trực tiếp cho khách hàng và soạn thảo hồ sơ cho quý khách hàng, và thay mặt quý khách hàng liên hệ làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để có thể kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam cần phải làm những công việc sau

Bước 1: Thực hiện thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1. Giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị:
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Giải trình việc đáp ứng các điều kiện đối với hoạt động tư vấn du học.
2. Thời hạn thực hiện dự kiến: 35 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
2. Thời hạn thực hiện dự kiến: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 hoặc 0987.892.333 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Điều 222 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” có đúng quy định pháp luật?

Quy định xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ trong Nghị định 46 nhiều người không hiểu luật, kể cả một số cơ quan báo chí, nên đã tuyên truyền sai về việc xử phạt. Thực chất quy định này không mới và đã có từ nhiều năm qua, chỉ có chút thay đổi về chế tài xử phạt.

vuot-den-vang

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định:

Tôi cho rằng, đang có đại đa số người đưa ra quan điểm không tán thành việc xử phạt khi “vượt đèn vàng” chưa nhận thức đúng về tín hiệu đèn giao thông. Trong hệ thống các văn bản pháp quy Việt Nam, không có khái niệm về “vượt đèn vàng” mà chỉ có hành vi vi phạm hành chính khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, cụ thể ở đây là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng.

Về quy chuẩn giao thông trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn tồn tại 3 tín hiệu đèn như vậy. Ý nghĩa và vị trí của đèn vàng là đèn “giải phóng ngã tư” (điểm giao cắt có đèn tín hiệu). Có thể hiểu nôm na là thế này: Khi đèn vàng bật sáng, nếu ai đã đi qua vạch dừng thì phải đi tiếp, trong trường hợp người tham gia giao thông chưa đi đến vạch dừng mà tín hiệu đèn vàng đã sáng thì buộc người đó phải dừng trước vạch dừng.

Tại mục 9.3 của bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/5/2012 (đang có hiệu lực tại thời điểm hiện nay) đã quy định rất chi tiết về ý nghĩa của đèn vàng: “9.3.2. Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn dừng lại, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.Vậy, việc người tham gia giao thông tiếp tục đi khi đèn vàng đã bật sáng (trước thời điểm người đó đến vạch dừng) là hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.

Hành vi này rõ ràng sẽ gây ra nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác cũng như chính người tham gia giao thông có hành vi “vượt đèn vàng” đó. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với Luật Giao thông đường bộ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành; và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác về giao thông đường bộ. Bởi theo nguyên tắc tham gia giao thông thì khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định để đảm bảo an toàn (Điều 24 Luật Giao thông đường bộ). Như vậy, khi đến các đoạn đường giao nhau (có hoặc không có đèn tín hiệu) thì nghĩa vụ của người điều khiển phương tiện là phải giảm tốc độ. Vậy, người tham gia giao thông hoàn toàn có điều kiện để có thể dừng trước vạch dừng khi đèn vàng bật sáng và không thực hiện hành vi vi phạm giao thông để bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Tư vấn tội vu khống

Câu hỏi: Gia đình tôi làm công chức, có tranh chấp đất với nhà hàng xóm đã lâu. Dạo gần đây, gia đình họ tung tin thất thiệt là chồng tôi “tham nhũng, có bồ…” gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của gia đình và tín nhiệm của chồng tôi. Xin hỏi luật sư, việc làm của họ đã phạm phải tội danh gì và chế tài xử lý như thế nào? Cám ơn Luật sư.

Người gửi câu hỏi: Chị H, thành phố Thái Nguyên

logo-mblaw

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Minh Bạch. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau

Các tình tiết mà bạn cung cấp thì hàng xóm của bạn đã có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của chồng bạn và gia đình bạn. Với hành vi này đã có dấu hiệu cấu thành tội vu khống theo điều 122 BLHS 1999 sửa đổi 2009

 

*        Dấu hiệu pháp lý

Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động là con người.

 

Khách quan:

+ Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Đay là trường hợp chử thể không phải là người tạo ra thông tin bịa đặt đó nhưng khi thu được thông tin họ cố ý làm cho người khác biết mặc dù họ biết rõ đó là thông tin bịa đặt.

+ Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Tội phạm hoàn thành ngay từ khi những hành vi nói trên được thực hiện không phụ thuộc vào việc quyền lợi của nạn nhân đã bị xâm hại hay chưa.

 

– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp

 

– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự  và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

 

*          Hình phạt

– Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với nhiều người;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

+ Đối với người thi hành công vụ;

+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

 

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

*        Trong Bộ luật hình sự 2015 sắp có hiệu lực sắp tới, tội vu khống được quy định cụ thể tại Điều 156:

“. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

  1. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với 02 người trở lên;
  6. d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

  1. e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  2. g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  3. h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  5. a) Vì động cơ đê hèn;
  6. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  7. c) Làm nạn nhân tự sát.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trân trọng!

 

Sửa ảnh nhằm xúc phạm danh dự người khác sẽ bị phạt nặng

Trong thời đại công nghệ hiện nay, ngoài việc học hỏi, tìm hiểu được “mọi thứ trên đời” thông qua mạng internet, con người còn có thể giao lưu, làm quen thông qua mạng xã hội, mở rộng mối quan hệ. Thậm chí ngay cả khi không quen biết, mọi người vẫn có thể sẵn sàng giúp đỡ những người mà mình không quen biết thông qua internet đối với những vấn đề mà mình biết. Điển hình của việc “nhờ vả” này đó là nhờ chỉnh sửa ảnh, ghép ảnh để có được một bức hình lung linh hơn.

Khi tìm kiếm từ khóa chỉnh sửa ảnh thông qua công cụ tìm kiếm Google chúng ta sẽ có được những kết quả cực kỳ “bất an”.

google-sua-anh

Dù được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ các “nhà hảo tâm” tuy nhiên kết quả nhận được lại không như kỳ vọng nhưng đem lại rất nhiều tiếng cười.

Đây là một ví dụ một bức ảnh gốc mà cô gái xinh đẹp nhờ cư dân mạng xóa giúp anh áo đỏ đằng sau:

20161014-022946-1_569x571

Còn đây là những kết quả “cạn lời” mà cô nhận được:

20161014-105425-10_600x602

20161014-023030-3_520x494

 20161014-105426-8_569x571

20161014-105518-155_600x872

Việc chỉnh sửa ảnh với mục đích giải trí sẽ đem lại rất nhiều tiếng cười và khoảng thời gian thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa, sửa chữa và ghép ảnh sẽ gây ra hậu quả hết sức tai hại nếu như có mục đích xấu.

Đây là nội dung mới nổi bật được đề cập tại Nghị định 28/2017 về việc sửa đổi một số quy định xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Nghị định 158/2013/NĐ-CP (ban hành ngày 20/3/2017). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/05/2017

Theo đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm thực hiện một trong các mục đích sau đây:

– Vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

– Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;

– Xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa.

Đồng thời, Nghị định 28/2017/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán tranh, ảnh có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy để rõ ràng hơn.

Công ty Luật Minh Bạch

Hướng dẫn khấu trừ 10% thuế TNCN của cán bộ, công chức

Ngày 13/9/2016, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4159/TCT-TNCN để giải đáp thắc mắc về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, cần chú ý nội dung sau đây:

(i) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế thuộc các Sở, Ngành được điều động làm việc theo hình thức chuyên trách, kiêm nhiệm tại các Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

(ii) Mức khấu trừ = 10% thu nhập.

(Nội dung trên được căn cứ vào Điểm i, Khoản 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP).

Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1.Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền