Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Trồng cây anh túc làm cảnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Câu hỏi:

Hiện gia đình tôi sinh sống tại Hà Nội, trên tầng có trồng khoảng 10 cây anh túc để làm cảnh và lấy thuốc chữa bệnh. Nghe người thân nói việc trồng cây anh túc có thể bị xử lý hình sự. Tôi muốn hỏi ý kiến luật sư về vấn đề này?

Xin ám ơn luật sư!

Người gửi câu hỏi: Bác An (Hoàng Mai,Hà Nội)

800px-Slaapbol_R0017601

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau

“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
  2. a) Có tổ chức.
  3. b) Tái phạm tội này.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 192 BLHS năm 1999 thì hành vi trồng cây anh túc của bác đã phạm vào tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa ma túy . Tuy nhiên, căn cứ theo thông tư số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định :

“Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Như vậy theo quy định này, bác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị chính quyền địa phương áp dụng đầy đủ 03 biện pháp kể trên. Trong trường hợp đã áp dụng đủ 03 biện pháp kể trên mà vẫn tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức phạt tù cao nhất là bảy năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được quy định tại Điều 247 với nhiều sửa đổi:

-Quy định cụ thể về mức phạt theo số lượng cây;

-Nâng mức xử phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu;

-Thêm khoản 4 về việc miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội theo khoản 1 mà tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan trước khi thu hoạch.

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Bạch!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Vụ cháu bé chết vì xe chở tôn: “Nhân tai” phải khắc phục

Việc bé trai học lớp 4 va chạm vào chiếc xích lô chở tôn dùng để lợp mái đang chuẩn bị dỡ hàng gây tử vong là thực tế rất đáng báo động về tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô. Đây còn là sự cảnh báo với các cơ quan chức năng trong việc buông lỏng quản lý, xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa không đảm bảo an toàn, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.

cho-cong-kenh-read-only-1474765473-1858

Ảnh minh họa

Trước vụ việc nghiêm trọng này, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) nhận định:

Trước tiên, tôi xin chia buồn sâu sắc đối với những mất mát to lớn của gia đình nạn nhân. Cháu bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được sự vi phạm pháp luật của người lớn, tuy nhiên đã trở thành nạn nhân của nó. Giờ đây, mọi sự đền bù, khắc phục hậu quả, hình phạt …. sẽ chỉ còn mang tính thủ tục pháp lý và là trách nhiệm của những người còn sống đối với cái chết quá thương tâm của cháu.

Dưới góc độ pháp luật, người lái xích lô chở tôn là chủ thể duy nhất của hành vi vi phạm đến giờ phút này. Và cũng như những người vi phạm khác, người lái xích lô sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhận mức hình phạt tương ứng với lỗi cũng như hậu quả của hành vi mà mình gây ra. Có lẽ, trong trường hợp này, người lái xích lô sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Song, dưới góc độ xã hội, góc độ tình người, trong trường hợp này tôi có cảm giác rằng cả cháu bé và người lái xích lô đều là nạn nhân. Nạn nhân của một xã hội thiếu kỷ cương pháp luật, một xã hội mà sự vi phạm pháp luật luôn diễn ra một cách ngang nhiên, trắng trợn, kéo dài, có hệ thống và chưa bao giờ bị xử lý triệt để. Một xã hội mà sự bon chen, vô cảm, khó khăn, túng quẫn có trong mọi cá nhân và mọi người dường như đang làm tất cả chỉ để kiếm tiền nhằm tồn tại mà quên đi ngay cả những điều quan trọng nhất chính là tính mạng, sức khỏe của mình và người thân trong gia đình. Hay nhìn theo một cách khoa học thì chúng ta quá thiếu những kỹ năng sống cần thiết.

Về người lái xích lô, ông là một cựu chiến binh, một người đã hi sinh một phần tuổi thanh xuân, xương máu của mình để cống hiến cho tổ quốc, một người cũng đã từng ở ranh giới của sự sống và cái chết. Có lẽ rằng, ông là người thấu hiểu nhất về nỗi đau thương và sự mất mát này, ý thức sâu sắc lỗi lầm mà mình đã gây ra và bản án lương tâm ông mới là hình phạt nặng nề nhất. Tôi cho rằng, ông ý thức được việc làm của mình là vi phạm, song, vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống mưu sinh, ông vẫn phải còng lung, gồng mình đạp những chuyến xích lô như vậy để kiếm chút tiền công để duy trì cả gia đình hết ngày này qua ngày khác.

Sự việc đáng tiếc này có thể làm chúng ta giật mình nhìn lại và chợt nhận ra rằng, không chỉ có một ông Thạch ở Hoàng Mai mà trên toàn bộ dải đất hình chữ S này, có tới hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu “ông Thạch” đang vận hành những “cỗ quan tài bay” đi trên đường với gánh nặng mưu sinh chất đầy trên đó.

Nói như vậy để thấy rằng, lỗi thì đương nhiên là có lỗi, hình phạt rồi cũng sẽ phải có, nhưng chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng: Đảng, Chính phủ của chúng ta chưa chăm lo được đời sống của người dân, chưa bảo vệ được người dân trước những “nhân họa” như vậy. Rõ ràng, nếu chúng ta có chính sách phúc lợi xã hội tốt, thì những người cựu chiến binh như ông Thạnh không phải bất chấp pháp luật chỉ vì mưu sinh khi đã cống hiến một phần xương máu để bảo vệ cho cuộc sống yên bình của chính chúng ta.

Một sự kiện, một hành vi, một hậu quả, một niềm đau nhưng lại là cả vấn đề lớn đối với toàn xã hội, một thách thức đối với Chính phủ trong việc bảo vệ người dân trước những “nhân tai” mà chúng ta có thể hoàn toàn khắc phục được. Người dân đang hi vọng một “Chính phủ kiến tạo”, “Chính phủ phục vụ” có những hành động quyết liệt, thực tế để bảo vệ cho chính cuộc sống của họ. Còn cá nhân tôi tin rằng, sẽ không còn những vụ tai nạn đáng tiếc như trên nếu Chính phủ của chúng ta thực hiện được những điều đã cam kết.

 

Bình luận khoa học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hoại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điểm mới so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản, có nhiều điểm mới cụ thể:

Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.

Bổ sung các trường hợp phạm tội là người “đang chấp hành hình phạt tù”, “đang bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tách các trường hợp phạm tội gây thương tích ở các mức độ khác nhau với các tình tiết tăng nặng định khung tương ứng để quy định mức hình phạt cho phù hợp. Trong đó khoản 2 quy định mức hình phạt tù tối đa từ 07 năm giảm xuống còn 05 năm. Đồng thời bổ sung các tình tiết tăng nặg bổ sung: “Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 06/2017 so với BLHS năm 2015

Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 07 khoản thành 06 khoản.

Sửa khoản 1: Bỏ 03 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; Điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tù tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù và cao nhất đến tù chung thân; Quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, điều khiển để chó cắn nạn nhân, bị tra tấn,… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,…

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.

Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
  • Dung axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ kh ẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tổi nạn nhân. Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật ngeuyền, thương binh nặng,…
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,… Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình”, xem thêm mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
  • Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
  • Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

3. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Hình phạt

Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.

Khung 2: Quy định hình phạt từ từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này.

Khung 3: Quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này.

Khung 4: Quy định phạt tù từ 07 năm đến 17 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này.

Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:

Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là người ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.

Khung 6: Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 & trải lòng về nghề Luật sư

Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46 khai sinh ra nghề luật sư, tổ chức luật sư trong chế độ dân chủ nhân dân thì nay với quyết định công nhận ngày truyền thống, nghề luật sư đã chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố, giữ gìn.

Sắp tới đây, 10/10 ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, chúng ta cùng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của Luật sư Trần Tuấn Anh -Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vụ  “ ZONE 9 ”. Đã hơn 2 năm kể từ ngày phiên tòa diễn ra mà dường như, mọi chi tiết, mọi hình ảnh đều in rõ trong tâm trí Luật sư.

ls-tuan-anh

Luật sư Trần Tuấn Anh

Trái tim nóng của người luật sư

Đã hơn hai năm kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, một vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 6 người thợ tại khu vực được coi là “khu ăn chơi mới của giới trẻ Hà Nội”, Zone 9. Ngồi tại phiên tòa với vai trò là Luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ án, tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà không có bất kỳ luận cứ nào được viết trước.

Sau lời luận tội của đại diện VKS, tôi ngồi lặng đi, cả căn phòng gần như im phăng phắc. Vị luật sư đồng nghiệp (bào chữa cho một bị cáo khác trong vụ án) đứng lên trình bày phần bào chữa của mình. Lúc này, tâm trí tôi hỗn độn giữa những hình ảnh của quá khứ, của hậu quả từ hành vi phạm tội và cái lý – cái tình của cuộc sống này.

 

Khi luật sư thổn thức

Phiên tòa vẫn diễn ra với không khí trầm lắng, trong sự hối lỗi tột cùng từ hành vi cẩu thả của những người được gọi là “chủ đầu tư”, “chủ thầu”. Trong đó, người “đầu vụ” là anh thợ hàn, người mà đến trước thời điểm phạm tội chỉ mới cầm kìm hàn được 10 ngày.

Tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà giọng nghẹn lại, tôi hiểu rằng lúc này cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bào chữa cho thân chủ mình, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Tôi bắt đầu bài bào chữa bằng những hình ảnh kinh hoàng do chính tôi chứng kiến vào buổi chiều định mệnh đó.

dsc0362_bdia

Luật sư Tuấn Anh tại phiên tòa

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khoảng 14h, ngay tại địa điểm đó, cơ quan PCCC sẽ tổ chức diễn tập công tác PCCC. Thế nhưng chỉ sớm hơn có mấy phút, vụ cháy thật đã xảy ra. Nhiều người đã tưởng rằng đó chỉ là buổi diễn tập đã bắt đầu.

Đến khi những tiếng hô hoán thất thanh vang lên, còi xe cứu hỏa hú vang trời, xe cứu thương lần lượt đưa các chiến sỹ công an PCCC đi cấp cứu vì bị ngạt khói thì mọi người mới bắt đầu hoang mang tột độ. Khoảng khắc 6 thi thể được đưa ra khỏi đám cháy đúng là một thảm cảnh thực sự.

Có lẽ, chưa bao giờ tôi bắt đầu bài bào chữa của mình như vậy.

 

Bản án lương tâm nặng nề cho từng bị cáo

Hội trường xét xử im lặng, tiếng quạt trần vẫn đều đều như muốn xóa tan không khí nặng nề đó, thổi bớt cái nóng 40oC của tiết trời miền Bắc, nhưng lại không thể át đi tiếng thở dài của những người dự khán.

zone_9_2_tlgz

Ảnh chiến sĩ PCCC (internet)

Tôi tiếp tục nói về việc các bị cáo đã cùng toàn thể Zone 9 nỗ lực như thế nào để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nạn nhân để giảm bớt đau thương mất mát; Sự hối hận và bản án lương tâm đã dày vò bị cáo của tôi như thế nào.

Tôi biết, trong vụ án này, ngay cả những người tiến hành tố tụng cũng cảm thấy bối rối khi thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Vụ án đã thay đổi đến 3 Thẩm phán, 3 Kiểm sát viên, 3 thư ký, trả hồ sơ điều tra bổ sung 2 lần và hoãn đến lần thứ 5 mới đưa ra xét xử. Có lẽ tất cả đang cần thời gian để cân nhắc.

Gia đình bị hại đã liên tục phải dừng lại, nghẹn ngào khi nói lời xin miễn trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Họ biết rằng tất cả chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ phải đứng ở “phía đối lập” với các bị cáo.

Liên tục các từ “giá như” được vị Hội thẩm nêu ra trong tiếng thở dài.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Đây là lúc mà dường như mọi người không thể cầm được nước mắt khi những lời xin lỗi, những lời chia sẻ với đau thương, mất mát được chầm chậm cất lên. Bị cáo của tôi đã nghẹn ngào đến mức không thể nói được một câu nào rõ nghĩa. Nhưng có lẽ lúc này, sự im lặng mới là âm thanh vang vọng nhất.

 

Bào chữa giúp cho bị cáo không có luật sư

Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phiên tòa được giãn ra một cách từ tốn, mọi người bắt đầu nói chuyện, trao đổi, hỏi han nhau. Người nhà một bị cáo đã ra mua rất nhiều nước vào cho mọi người trong phòng xử án. Có lẽ trong thời khắc đó, chỉ có nước mới giúp giảm đi được vị đắng ngắt, nghèn nghẹn trong cổ họng của mỗi người.

Bị cáo duy nhất trong vụ án bị tạm giam, trong quá trình xét xử liên tục đảo mắt xung quanh phòng xử án để tìm người thân trong vô vọng. Như thấu hiểu được điều đó, vị thẩm phán đã hỏi bị cáo là “có ai là người nhà bị cáo có mặt tại phiên xử ngày hôm nay không”? Bị cáo đã cúi đầu trả lời: “Không ạ!”. Sau tiếng thở dài đầy thông cảm, vị thẩm phán đã ngay lập tức đề nghị bị cáo khi kết thúc phiên xử lên gặp thư ký tòa, ghi lại số điện thoại người thân để thông báo với gia đình.

Sau khi HĐXX quyết định sẽ nghị án kéo dài, tôi mới xin được phát biểu một vài quan điểm để bào chữa, nói đúng hơn là đề nghị HĐXX áp dụng thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho anh “thợ hàn” – Bị cáo không có luật sư và được HĐXX trân trọng lắng nghe. Tôi biết, như vậy là vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình trong vụ án, nhưng thực sự với phiên tòa này, tôi đã không làm theo lý trí.

zone-9

Ảnh (internet)

Phiên tòa kết thúc với những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật song không ai, kể cả phía người nhà nạn nhân, cảm thấy nhẹ nhõm. Cánh cửa xe “bịt bùng” mở ra, người vợ kịp trao cho bị cáo bị tạm giam một túi nylon đựng đầy sữa, bánh mỳ và thuốc lá, coi như có chút quà của những người “phạm đi xử” về cho anh em cả buồng liên hoan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Bị tai nạn do “hố tử thần”? Ai là người bồi thường và chịu trách nhiệm pháp lý?

Câu hỏi:

Trường hợp người dân bị tai nạn do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, ví dụ như trường hợp đơn vị thi công chậm chễ san lấp, trả lại bề mặt lòng đường như ban đầu và có người bị tai nạn chết hoặc trọng thương khi rơi vào những hố thi công ( hay còn gọi là hố tử thần) đó. Hẳn nhiều người chưa quên vụ việc mấy em nhỏ chết đuối do sa chân vào những hố công trình ngập nước tại một công trường đang xây dựng ở Hà Nội. Vậy theo luật sư, trong trường hợp này, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan là như thế nào? nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu cơ quan sai phạm bồi thường không, thưa luật sư?

Người gửi câu hỏi: N.V.T – Đông Anh – Hà Nội.

3337_hokhavancanjpg

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Những vụ tai nạn trong thời gian qua đây là một thực trạng rất đáng báo động và để lại những hậu quả hết sức đau lòng đối với gia đình người bị hại và toàn xã hội.

Vụ việc cháu Hào (11 tuổi) và cháu Đăng (10 tuổi) ở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội bị chết đuối do sa chân xuống hố công trình cầu Nhật Tân hôm 2/9 vừa qua là hết sức đau lòng nhưng không phải cá biệt.

Trước đây đã có nhiều cái chết tương tự xảy ra do các đơn vị thi công không cắm biển cảnh báo hay dựng rào, căng dây, lắp đèn tín hiệu… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và con người. Để xảy ra những cái chết như thế, những người có trách nhiệm đã có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật hình sự. Sự thiếu trách nhiệm này thể hiện ở chỗ họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao

Theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Tuy nhiên trên thực tế từ trước tới nay, gần như chưa có cơ quan nào khởi tố để điều tra, truy tố và xét xử đối với các hành vi thiếu trách nhiệm gây ra những cái chết oan khuất nêu trên.

Trong khi đó, ở phía các đơn vị thi công, chủ đầu tư công trình thì luôn trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau xuất phát từ sự vô cảm của các cơ quan tư pháp và cơ quan quản lý trong các vụ việc trên.

Bên cạnh đó, ngoài trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính đã bị “ngó lơ” thì ngay đến trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) cũng không được truy tới nơi (thường thì gia đình nạn nhân chỉ nhận được ít tiền gọi là “hỗ trợ” từ đơn vị thi công trong khi đúng ra phải là tiền bồi thường). Trong trường hợp này, về trách nhiệm dân sự thì gia đình nạn nhân có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị thi công, chủ đầu tư gây ra.

Trân trọng!

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

 

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

                                                                             NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục xin cấp giấy phép đưa người VN đi xuất khẩu lao động

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, phải được Bộ lao động thương binh và Xã hội cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề này công ty Luật Hiếu Gia xin giới thiệu thủ tục thành lập và xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW là chũng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW tư vấn trực tiếp và tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện để xin được giấy phép : 

1.Thành lập công ty xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2. Ngoài các giấy tờ trên còn cần : 

Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng;

– Văn bản xác nhận ký quỹ 1 tỷ đồng;

3. Điều kiện khác : 

– Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng

–  Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

–  Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 126 năm 2007 thì tiền ký quỹ là 1 tỷ VNĐ, Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

4. Thành phần hồ sơ xin cấp phép bao gồm : 

a)Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;  

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 

c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;

d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;

đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 

e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)  hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; 

h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

5. Cơ quan thực hiện : Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ thương binh lao động xã hội nhận hồ sơ và cấp phép

6. Thời gian thực hiện : 35 ngày từ khi thành lập mới doanh nghiệp đến khi hoàn thành thủ tục xin giấy phép đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Người dân được phép kiểm tra kế hoạch của CSGT?

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều Điều 12 của Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT thì CSGT chỉ được dừng xe người tham gia giao thông trong 02 nhóm trường hợp sau:

1-canhsatgiaothong

Hình ảnh minh họa

Một là, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;  tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Đây là nhóm trường hợp thực tế đã có sự vi phạm pháp luật giao thông của người tham gia giao thông.

Hai là, dừng xe theo mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản… của cơ quan công an theo quy định.

Đây là nhóm trường hợp chưa xác định được thực tế có vi phạm pháp luật giao thông của người tham gia giao thông hay không.

Thông tư 01/2016/TT-BCA liệt kê cụ thể các trường hợp CSGT được phép dừng xe như trên là nhằm tránh sự lạm quyền, gây khó khăn của một bộ phận CSGT đối với người dân nhưng cũng đảm bảo kỷ cương, sự phù hợp của pháp luật với thực tiễn.

CSGT được phép dừng xe trong những trường hợp trên là hoàn toàn hợp lý; nhưng giả sử nếu một bộ phận CSGT cố tình gây phiền hà cho người tham gia giao thông bằng cách không thuộc các trường hợp nêu trên vẫn dừng xe và bảo “Theo kế hoạch, mệnh lệnh, văn bản…” thì người dân phải làm sao?

Theo tinh thần của pháp luật thì “nói có sách, mách có chứng”; bởi vậy, nếu CSGT muốn dừng xe người tham gia giao thông trong nhóm trường hợp thứ hai buộc phải xuất trình cho người tham giao giao thông biết mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản…. Có như vậy mới đảm bảo sự minh bạch, hợp tác giữa người dân với CSGT và là sự giám sát trực tiếp hiệu quả của nhân dân đối với người có thẩm quyền.

Nếu mệnh lệnh, kế hoạch… của cơ quan công an chỉ có một bản thì CSGT có thể sao thành nhiều bản để đảm bảo mỗi tổ tuần tra, kiểm soát giao thông phải có một bản cho người dân xem.
Thế nào là sự kiện bất khả kháng trong vi phạm hợp đồng

Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

          Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

   Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự  kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…, ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy…

      Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu. Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được. (chiến tranh, bạo loạn, đình công… hay các thảm họa thiên nhiên khác)

      Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.

Luật sư Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn kênh truyền hình InfoTV về vấn đề gia tăng vi phạm trong hoạt động xây dựng

Liên quan đến vi phạm trong hoạt động của các dự án bất động sản đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Minh Bạch đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trên kênh truyền hình InfoTV.

https://youtu.be/zFHmUUaU-ss

Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hầu hết các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm của mình và muốn mình là chủ sở hữu riêng về sản phẩm đó. Mỗi sản phẩm sẽ có 1 mã số mã vạch riêng. Vậy để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình các bạn cần những giấy tờ gì và làm những công việc gì? MBLAW tư vấn và soạn thảo giấy tờ cần thiết cho các bạn khi đến với chúng tôi. 

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quét mã vạch sẽ lên được thông tin của sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm. Để sản phẩm của quý doanh nghiệp, công ty hiện lên phần mềm đó thì phải trải qua 2 bước

Bước 1 : Tiến hành đăng ký mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tổng cục đo lường chất lường chất lượng Việt Nam). MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng. Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị là 1 bản sao đăng ký kinh doanh chứng thực. 

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao đăng ký kinh doanh
  • Giấy biên nhận hồ sơ 
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm

Sau 1 ngày nhận đủ hồ sơ, ngày tiếp theo quý khách hàng sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng in cho sản phẩm của mình. Sau 1 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Bước 2 : Sau khi đăng ký mã số mã vạch với Tổng cục đo lường chất lượng thì quý khách hàng đã có mã vạch, lúc này người tiêu dùng sử dụng phần mềm quét mã vạch trên điện thoại (ICHECK) thì thông tin sản phẩm của quý khách hàng chưa có. Khách hàng phải đăng ký sử dụng phần mềm của bên thứ ba (Nhà cung cấp phần mềm icheck) Phải đăng ký mua gói sử dụng dịch vụ và đóng phí duy trì hằng năm. Khách hàng có thể liên hệ với MBLAW sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan nhà nước. MBLAW sẽ hỗ trợ khách hàng liên lạc và kết nối với nhà cung cấp phần mềm icheck. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần được giải đáp khách hàng vui lòng gọi hotline 19006232 để được MBLAW tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật