Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Trường hợp thì việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự?

Đối với những trường hợp nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân?

Người vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu việc vay mượn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, về chủ thể của tội phạm, người nào trên 16 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự vay tiền nhằm mục đích lừa đảo (Điều 174) hoặc làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

  1. Đối với trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yếu tố đầu tiên của tội phạm này về số tiền, số tiền tối thiểu là 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị phạt hành chính, kết án về tội này hoặc hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Yếu tố thứ hai là có hành vi gian dối trong việc thực hiện quan hệ vay mượn và gian dối là điều kiện và thủ đoạn để thực hiện hành vi này. Thủ đoạn gian dối có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào như lời nói, hành động, giấy tờ giả mạo, không đúng sự thật nhằm tạo lòng tin của người cho vay để từ đó họ giao tài sản cho người phạm tội.

Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng cho đến tù chung thân tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

  1. Đối trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, về số tiền tối thiểu là 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị phạt hành chính, kết án về tội này hoặc hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi chiếm đoạt ở đây là những hành vi không thực hiện đúng cam kết. Những hành vi đó là: Không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối (như giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản…); Không trả lại tài sản do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hành cấm hay đánh bạc…

Hành vi bao gồm các giai đoạn: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Hoặc thậm chí người vay mượn đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng cho đến 20 năm tù tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Nếu việc vay mượn không có một trong những yếu tố nêu trên thì người vay không phải chịu trách nhiệm hình sự.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hệ số lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật

banner1

Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định viên chức chuyên ngành mỹ thuật được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Cụ thể:

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I (mã số V.10.08.25) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II (mã số V.10.08.26) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III (mã số V.10.08.27) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV (mã số V.10.08.28) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Tại Điều 13 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, theo đó: Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Quy trình giải quyết vụ án hình sự có 4 giai đoạn cơ bản sau đây:

1. Giai đoạn 1: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

– Thẩm quyền giải quyết: cơ quan công an

– Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 100 Bộ Luật tố tụng hình sự thì cơ quan công an sẽ dựa vào các căn cứ sau đây để khởi tố vụ án:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú.

Nếu có các căn cứ trên và nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, khởi tối vụ án. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2. Giai đoạn 2: Truy tố

-Thẩm quyền giải quyết: Viện kiểm sát nhân dân

– Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

  • Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

3. Giai đoạn 3: Xét xử

  • Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân (theo quy định tại các Điều 170, Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự).
  • Việc xét xử vụ án hình sự sẽ được tiến hành một cách công khai qua 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm

4. Giai đoạn 4: Thi hành án

  • Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan thi hành án
  • Điều 255 Những bản án và quyết định được thi hành

1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

Công ty Luật Minh Bạch

Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT

 Có rất nhiều người tham gia bảo hiểm y tế luôn thắc mắc:  “Tôi có đóng BHYT đầy đủ, sao chỉ được thanh toán 80%, có bị nhầm không vậy?”…rồi có người còn hỏi “Vậy chứ đóng bao nhiêu tiền BHYT mới được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh?”

Sau đây là giải đáp Những trường hợp người đóng BHYT được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cho mọi người:

1.Nếu bạn là một trong những đối tượng sau đây:

– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ.

– Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, học viện Công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.

– Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

– Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.

– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.

– Trẻ em dưới 6 tuổi.

– Người thuộc diện hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.

– Người thuộc hộ gia đình nghèo.

– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

– Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

– Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

– Thân nhân người có công cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

2.Mức chi phí khám chữa bệnh 01 lần thấp hơn mức cho Chính phủ quy định và khám tại xã

Xem chi tiết mức khám chữa bệnh BHYT tại Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC

3.Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 7.260.000 đồng), trừ trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến

4.Điều trị nội trú (nằm viện) tại bệnh viện tỉnh trường hợp không đúng tuyến

5.Khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện huyện/quận

Điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, tình trạng giao thông ở Việt Nam đang khá căng thẳng và bất cập. Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt chính là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Trong nhiều trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi sai làn đường gây tai nạn thì ngoài trách nhiệm bồi thường thì còn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa(internet)

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

 

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng

Ngày 08/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng, nghị đinh có hiệu lực ngày 25/06/2017, cụ thể có các loại giấy tờ sau :

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất đlàm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

Triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2016.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 1883/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2016.

dacxa1

Ảnh minh họa

Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chỉ đạo:

– Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan báo chí ở địa phương tuyên truyền sâu rộng về công tác đặc xá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Các Sở: Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế và UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu,…liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

– Chính quyền các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, tổ chức kinh tế, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 80/2011/NĐ-CP .

– Giám đốc Công an cấp tỉnh phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người đặc xá; xử lý nghiêm người có hành vi tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Điều chỉnh ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư là cá nhân, hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh Long An chứng nhận lần đầu năm 2013, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 năm 2014.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm: In ấn và sản xuất chi tiết máy lụa. Hiện nay do nhu cầu mở rộng phát triển kinh doanh nên công ty chúng tôi có nhu cầu bổ sung các ngành nghề nhập khẩu, xuất khẩu, bán trực tiếp các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn.

Mong luật sư của Công ty Luật Minh Bạch tư vấn giúp những thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn đầu tư của Công ty Luật Minh Bạch

Trả lời:

Chào quý công ty, cảm ơn quý công ty đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Bạch. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1/ Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014

2/ Luật sư tư vấn:

Do ngành nghề kinh doanh của Công ty chỉ là In ấn và sản xuất chi tiết máy in lụa nên Công ty có quyền nhập khẩu, xuất khẩu và bán các mặt hàng cho Công ty sản xuất ra. Tuy nhiên, Công ty không có quyền nhập khẩu các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn không thông qua khâu sản xuất để phân phối trực tiếp ra thị trường. Nếu Công ty thực hiện việc này là trái phép bởi vì trái với ngành nghề đã đăng ký và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên Công ty phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh mới có thể tiếp tục thực hiện mở rộng mục tiêu và quy mô đầu tư.

Các thủ tục cần thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định hiện nay, ngành nghề kinh doanh là một thông tin được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư . Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do trước đó Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư cũ nên Công ty phải thực hiện thủ tục tách thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  2. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư
  5. Tài liệu quy định tại các điểm b,c,d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 liên quan đến các nội dung điều chỉnh

Thời gian thực hiện: Thông thường mất khoảng 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Sở kế hoạch đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới

Bước 2: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  3. Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần)
  4. Tài liệu khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp nộp kèm bản sao chứng chỉ hành nghề và giấy tờ tùy thân

Thời gian thực hiện:

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên thực tế tầm từ 5-10 ngày

Trường hợp áp dụng Kết quả nhận được
Trước khi thay đổi doanh nghiệp sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ trước 01/07/2015, ngành nghề kinh doanh chưa được mã hóa theo mã ngành cấp 4 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mẫu mới (không hiển thị ngành nghề)

– Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (hiển thị danh sách ngành nghề)

Trước khi thay đổi doanh nghiệp đang sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau ngày 01/07/2015 – Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (không hiển thị ngành nghề)

 

Bước 3: Xin Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bảng mã HS;
  3. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thuế;
  4. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;

Thời gian thực hiện: Luật quy định thời gian 10 ngày làm việc trong trường hợp không phải xin ý kiến Bộ Công Thương. Trường hợp xin ý kiến Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan thì thời gian là 28 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ giải quyết của cơ quan Nhà nước thường lâu hơn so với dự kiến

 

 

Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp các cặp đôi nam nữ (đa phần là trẻ tuổi) sống chung, sống thử  như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Khi có mâu thuẫn phát sinh thì rất nhiều trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con xảy ra. Vậy trong những trường hợp này thì trách nhiệm pháp lý như thế nào? Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

ly-hon-2

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“ Nam, nữ “chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Vì vậy, về mặt pháp luật, những cặp nam nữ “sống thử” không đăng ký kết hôn sẽ không được coi là vợ chồng.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định … về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”

Theo đó, Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

 “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trong những trường hợp như này, quyền nuôi con sẽ do thỏa thuận của các bên ( trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quy định tại khoản 3). Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con ( tinh thần, vật chất) hoặc nguyện vọng của bé trong trường hợp con trên 07 tuổi.

Ngoài ra, cha/mẹ không giành được quyền nuôi con có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

 “Điều 82 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

 Trân trọng!

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1. Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1.1. Vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 15 triệu đô la Mỹ;

1.2. Người quản lý, người điều hành có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:

1.2.1. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

– Có đạo đức nghề nghiệp;

– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

– Có ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làm

Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán;

– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hành nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài.

1.2.2. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

1.3. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

1.4. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

1.5. Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

1.6. Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

1.7. Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

1.8. Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng.

* Điều kiện đối với ngân hàng mẹ

1.9. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.10. Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

1.11. Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.12. Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.13. Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

*Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật

– Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12;

– Điều 18, 20, 21 và 50 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;

– Nghị định 141/2006/NĐ-CP;

– Nghị định số 10/2011/NĐ-CP;

– Điều 11 Mục 2 Chương II Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Công ty Luật Minh Bạch

Những chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 – 10/9/2016.

1.Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn

 Từ ngày 01/9/2016, Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, mức hỗ trợ mới đối với các đối tượng được hưởng chính sách nêu trên như sau:

– Hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh, tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh).

– Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh.

(Số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường được hưởng không quá 05 lần định mức/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm).

2.Quy định về kỳ thi thăng hạng của viên chức TNMT

Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BTNMT-BNV quy định về kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên – môi trường (TNMT) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Theo đó, viên chức chuyên ngành TNMT được miễn thi môn ngoại ngữ khi có 01 trong các điều kiện sau:

– Từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến thời điểm thông báo nộp hồ sơ dự thi;

– Đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;

– Là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

– Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;

– Có bằng tốt nghiệp theo trình độ đào tạo hoặc ở trình độ cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thi thăng hạng mà học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch 13 còn quy định viên chức được miễn thi môn tin học nếu đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

Thanh sắt từ tòa nhà cao tầng đè chết cô gái đi đường: Ai phải chịu trách nhiệm?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch kiến nghị cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ vi phạm của chủ đầu tư, xử lý trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc sắt từ tòa nhà cao tầng trên đường Lê Văn Lương rơi khiến 2 người thương vong.

Liên quan đến vụ việc trên, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, từ trước đến nay chúng ta thường coi đây là những “tai nạn” và đàm phán với nhau cho êm xuôi vụ việc. Nhưng, đây là vi phạm pháp luật và ngày càng xảy ra phổ biến, thường xuyên hơn.

“Rõ ràng đây là những hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và nếu trong trường hợp không chứng minh được hành vi này thì vẫn có hành vi vô ý làm chết người. Ngoài ra, đây là tội phạm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự chứ không phải các bên thỏa thuận “mua với nhau bằng tiền..

Chi tiết có thể tham khảo tại: https://www.tienphong.vn/phap-luat/vu-sat-roi-1-nguoi-tu-vong-can-khoi-to-vu-an-de-lam-ro-trach-nhiem-1328444.tpo 

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Hiện nay, Việt Nam đang mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập thị trường kinh doanh, việc giao lưu với các nước có nền kinh tế đã và đang phát triển là rất rộng, hàng hoa tiêu dùng không chỉ có xuất xứ từ trong nước mà còn từ nước ngoài du nhập vào, với giá cả hợp lý, tính năng phù hợp nên càng được người Việt ưa chuộng.

Tuy nhiên để hàng hóa có thể thông quan qua cửa khẩu thì doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục Hải quan.

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.

– Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

 Thời hạn giải quyết:         

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà